Giáo án môn Ngữ văn 7 - Tiết 47: Trả bài tập làm văn số 2

I/ Mục tiêu cần đạt :

 Giúp HS :

- Thấy được năng lực của mình trong việc làm văn biểu cảm .

- Tự đánh giá được ưu , khuyết điểm của bài tập làm văn đầu tiên về văn biểu cảm trên các mặt : kiến thức , lập ý , bố cục , vận dụng các phép tu từ với sự hướng dẫn , phân tích của GV .

II/ Tiến trình lên lớp :

 1/ Ổn định lớp .

 2/ Kiểm tra bài cũ .

 3/ Tổ chức các hoạt động dạy – học .

 

 

doc9 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1324 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn 7 - Tiết 47: Trả bài tập làm văn số 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 47 : TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2 I/ Mục tiêu cần đạt : Giúp HS : Thấy được năng lực của mình trong việc làm văn biểu cảm . Tự đánh giá được ưu , khuyết điểm của bài tập làm văn đầu tiên về văn biểu cảm trên các mặt : kiến thức , lập ý , bố cục , vận dụng các phép tu từ … với sự hướng dẫn , phân tích của GV . II/ Tiến trình lên lớp : 1/ Ổn định lớp . 2/ Kiểm tra bài cũ . 3/ Tổ chức các hoạt động dạy – học . Hoạt động của GV – HS HĐ 1 : Nêu lại đề bài và yêu cầu về lập ý , bố cục : - Em có hiểu biết về loài cây em yêu chưa ? Tình cảm của em có chân thật không ? - Bài viết có các chi tiết thực sự gợi cảm không ? - Bố cục bài văn có đầy đủ , cân đối và hợp lí không ( kĩ năng mở bài , chuyển đoạn , kết bài ). - Em đã sử dụng được các biện pháp nghệ thuật nào ( kể chuyện , so sánh , liên tưởng ) - Sửa các lổi chính tả , dùng từ , ngữ pháp . HĐ 2 : Đánh giá tình hình bài làm của HS : Ưu điểm : - Tuy là bài làm đầu tiên về văn biểu cảm nhưng một số em làm bài khá tốt . - Nắm được thể loại biểu cảm và viết đúng thể loại . - Diễn đạt trôi chảy , lưu loát , có hình ảnh và cảm xúc . - Ý phong phú , dồi dào , ít trùng lặp . - Một số bài có ý sáng tạo – viết liên hệ nhiều với thực tế . - Phát biểu cảm nghĩ tốt . Khuyết điểm : - Có một số bài các em còn miêu tả nhiều chưa nhắc đến kỉ niệm hay ích lợi của cây . - Biểu cảm về cây chưa tự nhiên khéo léo , còn liệt kê những phẩm chất , đặc điểm . - Một số bài làm còn sai lỗi chính tả , dùng từ và dấu câu tuỳ tiện . HĐ 3 : Trả bài cho HS đọc lại và tự sửa chữa : Nội dung Đề bài : Trong thiên nhiên có rất nhiều loài cây có ích mà em đã từng trông thấy . Em hãy nêu lên cảm nghĩ của em về một loài cây mà em yêu thích nhất . I/ Định hướng : 1/ Thể loại : Văn biểu cảm 2/ Nội dung : Biểu cảm về loài cây em yêu . II/ Dàn ý : 1/ Mở bài : Nêu loài cây và lí do mà em yêu thích . 2/ Thân bài : - Miêu tả những nét nổi bật của cây , nêu cảm xúc của em . - Nêu những đặc điểm phẩm chất , tính chất của cây . - Ích lợi của cây trong cuộc sống con người , trong cuộc sống của em. - Mối quan hệ hoặc kỉ niệm của em đối với loài cây ấy . - Suy nghĩ , cảm xúc , mong muốn của em trong từng ý . 3/ Kết bài : Tình yêu của em đối với loài cây đó . 4/ Củng cố : Đọc bài của các em khá giỏi của lớp . 5/ - Dặn dò: Xem trước bài : Thành ngữ ………………………………………………….o0o…………………………………………………. Tiết 48 : THÀNH NGỮ I/ Mục tiêu bài học : Giúp HS : Hiểu được đặc điểm về cấu tạo và ý nghĩa của thành ngữ . Tăng thêm vốn thành ngữ , có ý thức sử dụng thành ngữ trong giao tiếp . II/ Tiến trình lên lớp : 1/ Ổn định lớp : 2/ Kiểm tra bài cũ : - Đọc thuộc lòng hai bài thơ “ Cảnh khuya “ và “ Rằm tháng giêng”, giới thiệu về tác giả Hồ Chí Minh . - Cho biết nội dung và nghệ thuật của hai bài thơ “ Cảnh khuya “ và “ Rằm tháng giêng” . 3/ Tổ chức các hoạt động dạy – học : Hoạt động của GV – HS HĐ 1 : Tìm hiểu đăc điểm cấu tạo của thành ngữ : Nhận xét về cấu tạo của cụm từ “lên thác xuống ghềnh” trong câu ca dao : Nước non lận đận một mình Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay . a/ Có thể thay một vài từ hay cụm từ này bằng những từ ngữ khác được không ? Có thể chêm xen một vài từ khác vào cụm từ được không? Có thể thay đổi vị trí của các từ trong cụm từ được không ? - HS trả lời : b/ Từ nhận xét trên , em rút ra được kết luận gì về đặc điểm cấu tạo của cụm từ lên thác xuống ghềnh. à Đặc điểm cấu tạo của cụm từ trên là chặt chẽ về thứ tự các từ và nội dung ý nghĩa. HĐ 2: Tìm hiểu về nghĩa của thành ngữ . Lập bảng có hai nhóm: Nhóm 1: gồm các thành ngữ có thể trực tiếp suy ra từ nghĩa đen của các từ tạo nên nó . Tham sống sợ chết . Mưa to gió lớn Bùn lầy nước đọng Nhóm 2 : Gồm các thành ngữ có nghĩa hàm ẩn ( nghĩa bóng) . Lên thác xuống ghềnh Ruột để ngoài da. Rán sành ra mở. Tổng kết lại đặc điểm về ý nghĩa của thành ngữ à Ghi nhớ SGK/ 144. HĐ 3: Tìm hiểu việc sử dụng thành ngữ . 1/ - Xác định vai trò ngữ pháp của thành ngữ trong các câu sau : - Thân em vừa trắng lại vừa tròn. Bảy nổi ba chìm với nước non . ( Hồ Xuân Hương ). - Anh đã nghĩ thương em …………., Phòng khi tắt lửa tối đèn ……… Thì em chạy sang . ( Tô Hoài) 1/ Phân tích cái hay của các thành ngữ trên . Cho HS thay thế các thành ngữ đã cho bằng một cụm từ đồng nghĩa rồi so sánh 2 cách diễn đạt xem cách nào hay hơn . HĐ 4: Luyện tập: Hướng dẫn HS làm bài tập 1,2,3 ở lớp , bài tập 4 ở nhà Nội dung I/ Thế nào là thành ngữ : 1/ Đặc điểm cấu tạo của thành ngữ : Nước non lận đận một mình Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay . => Các từ trong thành ngữ khó thay đổi , thêm bớt, vị trí các từ cũng không thay đổià có tính cố định , biểu thị ý nghĩa hoàn chỉnh . 2/- Nghĩa của thành ngữ: Nhóm 1:- Tham sống sợ chết . - Mưa to gió lớn . à các thành ngữ có thể trực tiếp suy ra nghĩa từ nghĩa đen của các từ cấu tạo nên nó. Nhóm 2 : Lên thác xuống ghềnh trải qua nhiều vất vả gian truân , nguy hiểm Ruột để ngoài da. Ngườ vô tâm, tính tình bộp chộp , không dấu diếm ai, cũng không giận ai lâu. => Các thành ngữ có nghĩa hàm ẩn ( nghĩa bóng ) , thông qua chuyển nghĩa ( ẩn dụ, so sánh) * Ghi nhớ : SGK II/ Sử dụng thành ngữ : - Vai trò ngữ pháp của các thành ngữ : Bảy nổi ba chìm : Vị ngữ tắt lửa tối đèn : phụ ngữ của danh từ khi . - So sánh thành ngữ với cụm từ đồng nghĩa . Bảy nổi ba chìm – long đong phiêu bạt . tắt lửa tối đèn – khó khăn hoạn nạn =>thành ngữ có ý nghĩa cô đọng, hàm xúc , tính biểu cảm cao . * Ghi nhớ : SGK/ 144. III/ Luyện tập : 1/ Tìm và giải nghĩa các thành ngữ . a- Sơn hào hải vị : Các sản phẩm, các món ăn ngon và lạ . - Nem công chả phượng : những món ăn ngon, sang và quí hiếm . b/ - Khoẻ như voi : Rất khoẻ. - Tứ cố vô thân : Cô độc lẻ loi , không người thân thích không nơi nương tựa . - c/ Da mồi tóc sương : Người già tuổi cao . 3/ - Điền thêm yếu tố để thành ngữ được trọn vẹn . Lời ăn tiếng nói Một nắng hai sương Ngày lành thang tốt 4/ Củng cố : Thành ngữ và tục ngữ khác nhau như thế nào ? 5/ - Dặn dò: - Học thuộc ghi nhớ. - Chuẩn bị bài : Cách làm bài làm vă biểu cảmvề tác phẩm văn học ………………………………..o0o……………………………… Tiết 49 `TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN VÀ TIẾNG VIỆT I/ Mục tiêu cần đạt: Ôn tập, củng cố kiến thức phần văn : Ca dao và các tác phẩm thơ trung đại. Củng cố kiến thức về từ loại và câu trần thuật đơn , từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm. Luyện kĩ năng phát hiện lỗi và sửa lỗi về từ , câu. II/ Tiến trình lên lớp : 1/ Ổn định lớp : 2/ Kiểm tra bài cũ : 3/ Tổ chức trả bài : GV nhận xét chung về những ưu điểm, hạn chế chung của bài kiểm tra, sau đó cho cả lớp cùng sửa một số bài phổ biến . - Đánh giá mức độ tiến bộ của HS trong học tập ngữ văn . - GV trả bài cho HS - GV kết luận : + Những kiến thức đã học ở lớp 6 và lớp 7 luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. + Phân tích được các hiện tượng ngôn ngữ trong văn bản sẽ giúp cho việc hiểu ý nghĩa của văn bản đầy đủ và sâu sắc hơn . Đáp án của bài kiểm tra văn : I / Phần trắc nghiệm : 1 - C 5 - B 2 - A 6 - D 3 - D 7 - D 4 - D 8 - B II/ Phần tự luận : Hai câu hát than thân bắt đầu bằng cụm từ “Thân em” . - Thân em như hạt mưa sa Hạt vào đài các hạt ra ruộng cày. - Thân em như tấm lụa đào . Phất phơ giữ chợ biết vào tay ai. Bản phiên âm bài thơ “Sông núi nước Nam” ( Nam quốc sơn hà ) – Lí Thường Liệt. Nam quốc sơn hà Nam đế cư Tiệt nhiên định phận tại thiên thư Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư . Câu thơ “ Bác đến chơi đây ta với ta” trong bài thơ “Bạn đến chơi nhà” ø ( Nguyễn Khuyến ) có vai trò quyết định trong việc bộc lộ tình cảm của Nguyễn Khuyến với bạn mình - Một tình bạn đậm đà, hồn nhiên , thắm thiết , dân dã . Đáp án bài kiểm tra Tiếng Việt . I/ Phần trắc nghiệm : 1 - B 5 - C 2 - C 6 - D 3 - A 7 - B 4 - C 8 – A. II/ Phần tự luận : Những từ láy trong đoạn văn : Lắc lư , lơ lửng, lác đác, thơm thơ, nhè nhẹ. Từ trái nghĩa với các từ sau: Dài – ngắn Thẳng – cong . Rộng – hẹp Đúng – sai Cao – thấp Thong thả – Vội vàng . Ngang – dọc Lặnglẽ – ồn ào. 3 – Giải nghĩa từ Hán Việt. - Cường quốc : Nước lớn mạnh - Thi nhân: Nhà thơ - Bảo mật : Giữ bí mật của nhà nước , của tổ chức . Mĩ lệ: Đẹp. 3/ Củng cố: 4/ Dặn dò: …………………bài : Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học . Chuẩn bị viết bài tậïp làm văn ssó 3 ……………………………………..o0o……………………………………………. Tiết 50 : Bài 12 (tuần 13) CÁCH LÀM BÀI VĂN BIỂU CẢM VỀ TÁC PHẨM VĂN HỌC I/ Mục tiêu bài học : Giúp HS Biết trình bày cảm nghĩ về tác phẩm văn học Tập trình bày cảm nghĩ về một số tác phẩm đã học trong chương trình . II/ Tiến trình lên lớp : 1/ Ổn định lớp : 2/ Kiểm tra bài cũ : 3/ Tổ chức các hoạt động dạy – học : Hoạt động của GV – HS HĐ 1: Cho HS đọc bài văn của Ng.Hồng: HĐ 2 : Tìm hiểu phương pháp phát biểu cảm xúc : Đây là bài văn hồi tưởng . Nhà văn hồi tưởng lại cảm xúc của mình khi đọc bài ca dao và những ấn tượng do bài ca dao gợi ra . Bài cảm nghĩ có 4 đoạn , mỗi đoạn nói về 2 câu lục bát trong bài . Bước 1 : Tác giả đã cảm nhận thế nào về 2 câu đầu ? Một người đàn ông , thậm chí là người quen nhớ quê . Đây là cách giả định cụ thể hoá , đặt mình vào trong cảnh để thể nghiệm , bày tỏ cảm xúc . Bước 2 : Tưởng tượng cảnh ngóng trông và tiếng kêu , tiếng nấc của người trông ngóng . Bước 3 : Cảm nghĩ về sông Ngân Hà , con sông chia cắt , con sông nhớ thương đối với Ngưu Lang , Chức Nữ . Bước 4 : Cảm nghĩ về hai câu cuối về sông Tào Khê . a/ Bài văn viết về bài ca dao nào . Hãy đọc liền mạch bài ca dao đó . Đêm qua ra đứng bờ ao Trông cá cá lặng trông sao sao mờ Buồn trông con nhện giăng tơ Nhện ơi nhện hỡi nhện chờ mối ai? Buồn trông chênh chếch sao mai. Sao ơi , sao hỡi , nhớ ai sao mờ ? Đêm đêm tưởng dải Ngân Hà Chuôi sao Tinh Đẩu đã ba năm tròn Đá mòn nhưng dạ chẳng mòn Tào khê nước chảy vẫn còn trơ trơ . b/ Tác giả phát biểu cảm nghĩ của mình về bài ca dao bằng cách tưởng tượng , liên tưởng hồi tưởng , suy ngẫm về hình ảnh , chi tiết của nó . Hãy chỉ ra các yếu tố đó trong bài văn Bài cảm nghĩ về tác phẩm văn học cũng có ba phần : mở bài , thân bài , kết bài . HĐ 3 : Tổng kết về các biện pháp tưởng tượng , liên tưởng , suy luận trong khi phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm VH vàcho HS đọc ghi nhớ HĐ 4 : Luyện tập : 1/ HS chuẩn bị theo yêu cầu sau đối với 2 tác phẩm đã học : Cảnh khuya và Rằm tháng giêng . - Em có cảm nghĩ gì về một trong hai bài thơ đó . - Hãy kể lại và miêu tả những gì đã làm cho em có những cảm nghĩ trên . - HS phải biết tưởng tượng , liên tưởng và trình bày cảm xúc của mình . 2/ Lập dàn bài 3 phần , phần thân bài phải nêu được ấn tượng sâu đậm nhất về bài thơ. Nội dung I/ Tìm hiểu cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm VH : 1/ Bài văn “ Cảm nghĩ về một bài ca dao “ : - Những hình ảnh tưởng tượng : “bóng một người đội khăn ….tối mờ mờ “ - Những hình ảnh liên tưởng “ … một người quen thật của tôi … đang hướng về cố hương “ - Những hình ảnh có tính chất hồi tưởng : “Tôi chỉ lơ mơ nghe thầy giáo giảng … đang nấc lên mà gọi trời , gọi sao , gọi nhện “ - Suy ngẫm về các hình ảnh : “thì ra cái vùng sao là dãy Ngân Hà … vừa buâng khuâng , vừa da diết vô cùng “Lại con sông Tào Khê … nhiều bạn tôi xưa cũng thấy thế “ => Phát biểu cảm nghĩ về một tác phẩm văn học là trình bày những cảm xúc , tưởng tượng , liên tưởng , suy ngẫm của mình về nội dung và hình thức của tác phẩm đó . 2/ Bài cảm nghĩ về tác phẩm văn học cũng phải có ba phần : - Mở bài : Giới thiệu tác phẩm và hoàn cảnh tiếp xúc với tác phẩm - Thân bài : Những cảm xúc , suy nghĩ do tác phẩm gợi lên . - Kết bài : Aán tượng chung về tác phẩm . * Ghi nhớ : SGK /147 II/ Luyện tập : 1/ Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ “Cảnh khuya “ (Hồ Chí Minh ) Cảm xúc của người viết bắt nguồn từ cái gì ? - Từ một sự so sánh mới mẽ , hấp dẫn (câu 1) - Từ những hình ảnh quấn quít , sinh động (câu 2) - Từ sự hài hoà giữa cảnh và người (câu 3) - Từ tâm hồn cao cả của Bác Hồ (câu 4) 2/ Lập dàn ý cho bài phát biểu cảm nghĩ về bài thơ “Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê “ của Hạ Tri Chương . - Giới thiệu ngắn gọn hoàn cảnh sáng tác bài thơ . - Cảm xúc chủ đạo của bài thơ : Nỗi ngạc nhiên , buồn , cô đơn của nhà thơ già sau bao nhiêu năm xa quê nay mới lại trở về thăm nhà . - Đồng cảm với tình yêu quê hương được biểu hiện trong một hoàn cảnh đặc biệt : ngay giữa quê hương mà thành người xa lạ . 4/ Củng cố : Nhắc lại phương pháp phát biểu cảm xúc về một tác phẩm văn học . 5/ Dặn dò : Học phần ghi nhớ Chuẩn bị viết bài tập làm văn số 3 Soạn bài : Tiếng gà trưa (Xuân Quỳnh ). ……………………………o0o………………………………….. Tiết 51 , 52 : VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3 – VĂN BIỂU CẢM I/ Mục tiêu cần đạt HS viết được bài văn biểu cảm thể hiện tình cảm chân thật đối với con người và năng lực tự sự , miêu tả cùng cách viết văn biểu cảm . II/ Tiến trình lên lớp : 1/ ổn định lớp . 2/ Kiểm tra bài cũ . 3/ Tổ chức các hoạt động dạy – học . Đề bài : Em hãy nêu cảm nghĩ của em về một người thân ( ông , bà , cha , mẹ , anh , chị , bạn , thầy , cô , …) Nêu yêu cầu của bài làm . Văn biểu cảm về con người đòi hỏi phải chú ý tới con người một cách đầy đủ – phải có con người làm nền cho những tình cảm , cảm xúc ,suy nghĩ – HS phải chú ý yếu tố tự sự và miêu tả . Thông qua việc miêu tả một số chi tiết , có thể kể một vài sự việc … nhằm phát biểu cảm nghĩ về đối tượng – cần vận dụng yếu tố hồi tưởng , tưởng tượng , liên tưởng để biểu cảm . Tập vận dụng những hình thức biểu cảm như : so sánh , lối trùng điệp , hình thức cảm thán . Cần thực hiện các bước : Tìm hiểu đề bài Tìm ý Lập dàn ý Viết thành bài văn , chú ý liên kết , mạch lạc . Tự kiểm tra sửa chữa . Củng cố : Cho HS đọc lại bài làm trước khi nộp bài . Dặn dò: Soạn bài : “Tiếng gà trưa” – Xuân Quỳnh .

File đính kèm:

  • docTiet 47 Tra bai viet tap lam van.doc