Giáo án môn Ngữ văn 7 - Tiết 48: Tiếng Việt Thành ngữ

A. MỤC TIÊU:

- Kiến thức:

+ Giúp H hiểu rõ đặc diểm cấu tạo và ý nghĩa của thành ngữ.

+ Mở rộng vốn thành ngữ của HS.

- Kĩ năng.

+ Giải thích nghĩa hàm ẩn của thành ngữ và biết cách sử dụng thành ngữ có hiệu quả trong nói, viết.

- Thái độ:

+ Tích hợp với phần văn ở 2 văn bản thơ Cảnh Khuya và Rằm tháng Giêng Với phần TLV ở bài: luyện nói về văn biểu cảm, đánh giá một tác phẩm văn học.

B. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

- Đồ dùng: Bảng phụ, Phiếu học tập.

- Tư liệu tham khảo, .

 

doc3 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1290 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn 7 - Tiết 48: Tiếng Việt Thành ngữ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS: . NG: 7A: 7B: Tiết 48 Tiếng Việt Thành ngữ A. Mục Tiêu: - Kiến thức: + Giúp H hiểu rõ đặc diểm cấu tạo và ý nghĩa của thành ngữ. + Mở rộng vốn thành ngữ của HS. - Kĩ năng. + Giải thích nghĩa hàm ẩn của thành ngữ và biết cách sử dụng thành ngữ có hiệu quả trong nói, viết. - Thái độ: + Tích hợp với phần văn ở 2 văn bản thơ Cảnh Khuya và Rằm tháng Giêng Với phần TLV ở bài: luyện nói về văn biểu cảm, đánh giá một tác phẩm văn học. B. Phương tiện dạy học: - Đồ dùng: Bảng phụ, Phiếu học tập................. - Tư liệu tham khảo, .................................................... C. Cách thức tiến hành: - Phương pháp: giảng bình, phát vấn, quy nạp thực hành...... - Hình thức tổ chức.................. D. Tiến trình giờ dạy. I. ổn định: KTSS: -7A............. - 7B.............. II. Kiểm tra bài cũ: ? Thế nào là từ đồng âm? Khi sử dụng từ đồng âm cần chú ý điều gì? H: * Yêu cầu nêu được: + Nêu được khái niệm từ đồng âm....... + cho được ví dụ đúng. G: - Nhận xét:............................................................................................. - Cho điểm:............................................................................................. III. Nội dung bài mới: G: ở bài từ trái nghĩa các em đã được làm quen với một số thành ngữ như: Chân cứng tay mềm, bên trọng bên khinh, chân ướt chân ráo...vậy thành ngữ là gì? sử dụng thành ngữ ntn? Có tác dụng ra sao? Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta tìm hiểu điều đó. Hoạt động của Thầy và Trò H: đọc to, rõ VD SGK T 143. ? Có thể thay cụm từ lên thác xuống ghềnh bằng các từ ngữ khác được không? tại sao? H: Không thể thay được vì ý nghĩa sẽ trở nên lỏng lẻo, nhạt nhẽo. ? Có thể hoán đổi các vị trí của các từ trong cụm từ trên được không? Tại sao? H: Không hoán đổi được vì đây là trật tự cố định. ? Từ nhận xét trên, rút ra kết luận về đặc điểm cấu tạo của cụm từ lên thác xuống ghềnh? H: Đặc điểm cấu tạo của cụm từ trên là chặt chẽ về thứ tự các từ và nội dung ý nghĩa. ? giải nghĩa các cụm từ: lên thác xuống ghềnh và nhanh như chớp? H: - Lên thác xuống ghềnh: có nghĩa là trôi nổi, lênh đênh phiêu bạt. - Nhanh như chớp: có nghĩa là hành động mau lẹ, rất nhanh, chính xác. ? Em hiểu thế nào là thành ngữ? H: Đọc to, rõ mục ghi nhơ SGK. * Bài tập nhanh: - Tìm các thành ngữ đồng nghĩa với 2 thành ngữ nước đổ lá khoai và lòng lang dạ thú? H: - Nước đổ đầu vịt, nứơc đổ lá môn, như đấm bị bông, như nói với đầu gối, công dã tràng, nước lã ra sông... - Dã tràng xe cát biển đông. - Nhọc lòng mà chẳng nên công cán gì - Lòng chim dạ cá, lòng lang dạ sói... ? Xác định chức vụ ngữ pháp của 2 thành ngữ: bảy nổi ba chìm và tắt lửa tối đèn trong 2 ngữ cảnh ở SGK? H: - bảy nổi ba chìm làm vị ngữ, tắt lửa tối đèn làm phụ ngữ cho danh từ khi. ? Phân tích cái hay của các thành ngữ trên? H: Cái hay là ý nghĩa cô đọng, hàm súc, gợi liên tưởng cho người đọc, người nghe. * Bài tập nhanh: ? Nhận xét về nhóm từ: tráo trở, bội bạc, phản trắc và nhóm thành ngữ: ăn cháo đá bát, khỏi vòng cong đuôi, qua cầu rút ván? H: các từ tráo trở, bội bạc, phản trắc đồng nghĩa với nhau. - Các thành ngữ:ăn cháo đá bát, khỏi vòng cong đuôi, qua cầu rút ván?cũng đồng nghĩa với nhau. G: kết luận: - Nhóm từ và nhóm thành ngữ đồng nghĩa với nhau, có thể thay thế cho nhau trong câu sau: Nó là kẻ:...( ghép các câu và thành ngữ vào...). ? Vậy sử dụng thành ngữ có tác dụng gì? G: bổ sung. H: đọc to, rõ mục Ghi nhớ SGK. Bài 1: Hoạt động cá nhân: H: lên bảng trình bày G: Nhận xét, bổ sung.... Bài 2: HĐ cá nhân. Bài 3: Đặt câu với các thành ngữ: Con rồng cháu tiên, thầy bói xem voi, ếch ngồi đáy giếng. + Chúng ta đều là dòng dõi con rồng cháu tiên cả. + Tranh cãi làm gì với thằng: ếch ngồi đáy giếng ấy! + Cứ đánh giá bạn bè theo cái kiểu thầy bói xem voi đó thì chẳng chơi với ai được đâu! Bài 4: - Hình ảnh “ con chuột”. + chuột sa chĩnh gạo, chuột chạy cúng sào, ... - Hình ảnh “ con voi”. + Lên voi xuống chó, theo voi hít bã mía, đầu voi đuôi chuột. - Hình ảnh “con mèo”. + Mèo mù vớ cá rán, mèo mả gà đồng, mỡ để miệng mèo.... Nội dung I. Thế nào là Thành ngữ. 1. Ví dụ: SGK 2. Phân tích ví dụ. .......................................... .......................................... 3. Nhận xét: Lên thác xuống ghềnh - cuộc đời trôi nổi, lênh đênh, phiêu bạt. - có cấu tạo cố định. - biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh " Thành ngữ * Ghi nhớ: SGK II. Sử dụng thành ngữ: 1. Ví dụ: SGK 2. Phân tích ví dụ. .......................................... .......................................... 3. Nhận xét: " Tác dụng: có tính hình tượng, tính biểu cảm cao. * Ghi nhớ: SGK. III. Luyện tập Bài 1: - Sơn hào hải vị " các sản phẩm, các món ăn ngon. - Nem công chả phượng "quý hiếm. - Khoẻ như voi " Rất khỏe. - Tứ cố vô thân " Không có ai thân thích ruột thịt. Bài 2: Bài 3: - Lời ăn tiếng nói. - một nắng hai sương. -ngày lành thánh tốt. - no cơm ấm áo. - bách chiến bách thắng - sinh cơ lập nghiệp. IV. Củng cố: ? Em hãy nêu những đơn vị kiến thức cần ghi nhớ của bài học? ? Thế nào là thành ngữ? cần phải hiểu nghĩa của các thành ngữ ntn? ? Vai trò cú pháp của thành ngữ trong câu và tác dụng của thành ngữ trong giao tiếp? V. Hướng dẫn về nhà: - Học thuộc, kĩ nội dung bài học. - Làm bài tập còn lại, - chuẩn bị bài tiếp theo. E. Rút kinh nghiệm: .......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docT48.doc