I. Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh :
- Hiểu được thế nào là điệp ngữ và giá trị của điệp ngữ.
- Biết sử dụng điệp ngữ khi cần thiết.
II. Chuẩn bị :
- GV : Giáo án, SGK, ĐDDH, SGV
- HS : Vở soạn, ĐDHT.
III. Tiến trình hoạt động dạy - học :
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ:
- Chọn và đọc thuộc lòng hai khổ thơ nà em thích nhất trong bài thơ “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh.
- Trong bài thơ “Tiếng gà trưa” hình ảnh nào, kỉ niệm nào của nhà thơ gây cho em ấn tượng sâu sắc? Hãy giải thích vì sao?
3. Bài mới:
Khi tiếp xúc với các tác phẩm văn học (bài văn, bài thơ, ca dao ). Ta thường gặp những từ ngữ được lặp lại với một dụng ý, một mục đích nào đấy gây chú ý cho người đọc một ấn tượng sâu sắc về nội dung biểu hiện của tác phẩm ấy. Đó là nội dung bài học hôm nay về phép “Điệp ngữ”.
5 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 7010 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn 7 - Tiết 55: Điệp ngữ - Trường THCS Hắc Dịch, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 14
Tiết 55
ĐIỆP NGỮ
I. Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh :
Hiểu được thế nào là điệp ngữ và giá trị của điệp ngữ.
Biết sử dụng điệp ngữ khi cần thiết.
II. Chuẩn bị :
GV : Giáo án, SGK, ĐDDH, SGV
HS : Vở soạn, ĐDHT.
III. Tiến trình hoạt động dạy - học :
Ổn định :
Kiểm tra bài cũ:
Chọn và đọc thuộc lòng hai khổ thơ nà em thích nhất trong bài thơ “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh.
Trong bài thơ “Tiếng gà trưa” hình ảnh nào, kỉ niệm nào của nhà thơ gây cho em ấn tượng sâu sắc? Hãy giải thích vì sao?
Bài mới:
Khi tiếp xúc với các tác phẩm văn học (bài văn, bài thơ, ca dao…). Ta thường gặp những từ ngữ được lặp lại với một dụng ý, một mục đích nào đấy " gây chú ý cho người đọc một ấn tượng sâu sắc về nội dung biểu hiện của tác phẩm ấy. Đó là nội dung bài học hôm nay về phép “Điệp ngữ”.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1 : Tìm hiểu thế nào là điệp ngữ và tác dụng của điệp ngữ?
GV treo bảng phụ khổ thơ đầu bài “Tiếng gà trưa”
HS đọc
I. Điệp ngữ và tác dụng của điệp ngữ :
?
Trong khổ thơ từ nào được lặp lại?
Nghe " 3 lần; tiếng gà trưa
?
GV đưa thêm vd :
a). Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre anh hùng lao động! Tre anh hùng chiến đấu
b). Khăn thương nhớ ai!
Khăn rơi xuống đất!
Khăn thương nhớ ai!
Khăn vắt trên vai.
Đèn thương nhớ ai
Mà đèn không tắt
Mắt thương nhớ ai
Mà mắt không ngủ.
?
Qua hai vd trên, những từ nào được lặp đi lặp lại?
Tre, giữ, anh hùng; khăn, thương nhớ ai, đèn mắt.
?
Việc lặp lại như vậy có tác dụng gì?
Nhấn mạnh cảm xúc của tác giả khi nghe tiếng gà trưa nhảy ổ gợi nhớ những kỉ niệm tuổi thơ " khắc sâu cảm xúc.
Nhấn mạnh ý nghĩa của tre : gắn bó và cùng con người lao động, chiến đấu.
GV cho HS tìm thêm một vài ví dụ.
?
Vậy những từ ngữ hoặc có khi cả một câu được lặp lại ta gọi đó là phép gì?
HS
Khi nói hoặc viết, ta có thểdùng biện pháp lặp đi lặp lại từ ngữ để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh. Cách lặp lại như vậy gọi là phép điệp ngữ; từ ngữ được lặp lại gọi là điệp ngữ.
?
Em hiểu thế nào là điệp ngữ?
Làm bài tập SGK/153
Ghi nhớ : SGK/152
Hoạt động 2 : Tìm hiểu các dạng điệp ngữ:
GV treo khổ thơ “Tiếng gà trưa” . HS đọc thầm
?
Trong khổ thơ từ nào được lặp lại, lặp bao nhiêu lần?
Từ “vì” " 4 lần.
?
Hãy cho biết vị trí của các từ “vì” trong mỗi câu?
Câu 1, 2, 4 từ “vì” đứng đầu câu. Câu 3 từ “vì” đứng giữa. Khoảng cách giữa các từ “vì” có xen các từ khác.
1. Điệp ngữ cách quãng:
?
Em có nhận xét gì về cách lặp lại các từ “vì” trong khổ thơ?
Cách quãng một số từ.
GV treo thêm các ví dụ SGK. HS đọc và nhận xét so sánh giữa các ví dụ về vị trí, cách lặp của các từ ngữ.
Vd : Anh đã tìm em rất lâu, rất lâu
…Khăn xanh, khăn xanh phơi đầy lán…
Sách giấy mở tung trắng cả rừng chiều.
[…]
Chuyện kể từ nỗi nhớ sâu xa
Thương em, thương em, thương em biết mấy.
?
Nhận xét các từ ngữ được lặp lại ntn so với câu trên?
2. Điệp ngữ nối tiếp.
?
Hãy cho biết tác dụng của các điệp ngữ trong những đoạn thơ trên?
HS làm trắc nghiệm : kiểu điệp ngữ nào được dùng trong đoạn thơ sau?
Lưu ý : Trong một đoạn văn, thơ có thể sử dụng các dạng điệp ngữ.
Hoa dãi nguyệt, nguyệt in một tấm
Nguyệt lồng hoa, hoa thắm từng bông
Nguyệt hoa, hoa nguyệt trùng trùng
Trước hoa dưới nguyệt trong lòng xiết đâu.
(Chinh phụ ngâm).
Điệp ngữ cách quãng
Điệp ngữ chuyển tiếp
Điệp ngữ nối tiếp
Hai kiểu A và B
HS làm bài tập 2 SGK/153
Xét vd b SGK/152
?
Các từ ngữ lặp lại khổ thơ ntn?
Cuối câu trước và đầu câu sau
3. Điệp ngữ chuyển tiếp (điệp ngữ vòng)
?
Tác dụng của việc điệp ngữ trong đoạn thơ ntn?
Nhấn mạnh đối tượng chú ý “thấy” và sự xa cách “ngàn dâu”
HS làm trắc nghiệm : Điệp ngữ “Tiếng gà trưa” được sử dụng trong bài thơ theo dạng nào?
Điệp ngữ nối tiếp.
Điệp ngữ cách quãng.
C. Điệp ngữ chuyển tiếp (vòng)
?
Có mấy dạng điệp ngữ?
Ghi nhớ : SGK/152
GV treo hai vd để HS phân biệt trường hợp lỗi lặp từ và điệp ngữ.
Lưu ý : : phân biệt điệp ngữ và lỗi lặp từ.
Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu Tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi! Cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác …
Truyện dân gian thường có nhiều chi tiết kì ảo nên em rất thích đọc truyện dân gian.
HS làm bài tập 3, 4 SGK/153
Hoạt động 3 : Luyện tập
III. Luyện tập :
Nhóm 1 : lên bảng trình bày phần chuẩn bị bài tập.
1). Bài tập 1/153
a). Một dân tộc gan góc [ làm nổi bật bản chất kiên cường của dân tộc ta trong sự nghiệp chiến đấu giành độc lập tự do.
Dân tộc đó phải được [ khẳng định một cách hùng hồn quyền được hưởng tự do độc lập.
b). Đi cấy/ trông [ nỗi lo lắng, trông mong của người nông dân trong việc cấy cày
Nhóm 2 : trình bày phần chuẩn bị của nhóm cả lớp theo dõi
2). Bài tập 2/153 Tìm điệp ngữ.
" GV nhận xét đánh giá.
Xa nhau … xa nhau [ cách quãng.
Một giấc mơ … một giấc mơ [ nối tiếp.
Nhóm 3 : Cả nhóm đưa ra ý kiến nhận xét, đánh giá riêng của nhóm.
3).Bài tập 3/153
a/.Việc lặp lại một số từ không có tác dụng biểu cảm mà chỉ làm cho câu văn thêm rườm rà.
b/. Chữa lại đoạn văn :
Phía sau nhà em có một mảnh vườn. Ở đó, em trồng rất nhiều loài hoa : hoa cú, thược dược, đồng tiền, hoa hồng và cả lay ơn nữa. Ngày quốc tế phụ nữ em hái hoa tặng mẹ, tặng chị.
IV. Củng cố – dặn dò :
- Viết một đoạn văn ngắn có sử dụng điệp ừ.
Học bài phần ghi nhớ.
Viết các đoạn văn với các dạng điệp ngữ (mỗi đoạn một dạng hoặc kết hợp).
Soạn bài : Luyện nói “Phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học”.
File đính kèm:
- T142.doc