A. Mục tiêu cần đạt:
1. Nội dung: Cảm nhận được phong vị đặc sắc, nét đẹp văn hóa trong một thứ quà độc đáo và giản dị của dân tộc.
- Bước đầu làm quen với thể tùy bút, thấy được sự tinh tế, nhẹ nhàng và sâu sắc trong lối văn tùy bút của Thạch Lam.
2. Giáo dục: Niềm tự hào và trân trọng đối với những nét đẹp văn hóa truyền thống đặc sắc của dân tộc.
3. Rèn luyện : Bước đầu rèn luyện cách phân tích cảm nhận đặc sắc của thể văn tùy bút.
B. Chuẩn bị:
- Giáo viên: + Nghiên cứu tài liệu soạn giáo án
+ Máy chiếu đa năng.
- Học sinh: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn
6 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1462 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn 7 - Tiết 57 văn bản: Một món quà của lúa non: Cốm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết 57 Văn bản:
Một món quà của lúa non: Cốm
A. Mục tiêu cần đạt:
1. Nội dung: Cảm nhận được phong vị đặc sắc, nét đẹp văn hóa trong một thứ quà độc đáo và giản dị của dân tộc.
- Bước đầu làm quen với thể tùy bút, thấy được sự tinh tế, nhẹ nhàng và sâu sắc trong lối văn tùy bút của Thạch Lam.
2. Giáo dục: Niềm tự hào và trân trọng đối với những nét đẹp văn hóa truyền thống đặc sắc của dân tộc.
3. Rèn luyện : Bước đầu rèn luyện cách phân tích cảm nhận đặc sắc của thể văn tùy bút.
B. Chuẩn bị:
- Giáo viên: + Nghiên cứu tài liệu soạn giáo án
+ Máy chiếu đa năng.
- Học sinh: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn
C. Tiến trình lên lớp:
I. ổn định tổ chúc.
II. Kiểm tra bài cũ.
? Tiết trước các em đã được học văn bản “ Tiếng gà trưa” của nữ sĩ Xuân Quỳnh. Hãy tóm tắt một vài nét về tác giả và nêu những đặc điểm nổi bật về nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
III. Bài mới.
Các em ạ cốm là một món ăn truyền thống của dân tộc ta. Nó không chỉ là món ăn thông thường mà đã trở thành quốc hồn, quốc túy của đất nước. Vậy cốm có những giá trị đặc sắc gì cô trò chúng ta cùng tìm hiểu văn bản.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
GV: Nêu hướng dẫn cách đọc: là bài tùy bút giầu chột trữ tình nên cần đọc với giọng nhẹ nhàng tình cảm, thể hiện được tình cảm của tác giả vê cốm.
GV: Các em chú ý vào văn bản.
Gọi HS đọc phần 1: Từ đầu…thuyền rồng.
Gọi 1 HS nhận xét rồi yêu cầu em HS đó đọc luôn phần 2.
GV nhận xét đọc đoạn cuối.
* GiảI thích từ khó.
GV: Bằng sự chuẩn bị bài ở nhà. Hãy giảI thích cho cô các từ: An Nam, Sêu tết, tơ hồng.
HS giải thích
GV bấm máy
GV: Các từ còn lại về các em tìm hiểu kỹ
? Bằng việc chuẩn bị bài ở nhà kết hợp với phần chú thích trongSGK em hãy nêu những hiểu biết về tác giả Thạch Lam
HS nêu
GV bấm máy
? Hãy nêu xuất xứ của văn bản: “ Một thứ quà của lúa non: cốm”
- GV bật máy
Giới thiệu: Hà Nội ba sáu phố phường là tập bút nổi tiếng viết về cảnh sắc và phong vị Hà Nội. Tác phẩm ra đời năm 1942 trước khi nhà văn qua đời mấy tháng. Đến năm 1943 được nhà xuất bản đời nay, hà Nội cho ra mắt bạn đọc.
? Văn bản này được viết theo thể tùy bút. Tùy bút là thể văn như thế nào ?. Theo dõi SGK hãy cho biết tùy bút là gì ?
HS nêu
GV bấm máy
- Là một thể văn tuy có chỗ gần với các thể bút kí, kí sự ở yếu tố miêu tả, ghi chép những hình ảnh, sự việc mà nhà văn quan sát chứng kiến nhưng tùy bút thiên về biểu cảm.
? Dựa vào mạch cảm xúc của văn bản, em có thể chia văn bản thành mấy phần:
- HS nêu
- GV bấm máy
GV: Các em chú ý vào đoạn văn đầu của văn bản
? Tác giả đã mở đầu bài viết về cốm bằng những hình ảnh và chi tiết nào ?
HS nêu
GV: à đúng rồi từ hương thơm của lá sen màu hạ tác động vào khứu giác con người một cách tính tế. Đánh thức và nhớ hương vị của cốm- mottj thứ quà của lúa non.( bấm máy). Em có nhận xét gì về cách dẫn dắt vào bài của tác giả
- Cảnh dẫn dắt khéo léo tự nhiên gợi cảm
? Các em chú ý vào đoạn văn( bấm máy) cho biết để miêu tả hương vị và cảm nhận của mình về cốm tác giả đã sử dụng những tính từ nào ?
- Nhuần thấm, thanh nhã, tinh khiết, thơm mát. trắng thơm, trong sạch.
? Việc sử dụng hàng loạt các tính từ trên để miêu tả hương vị và cảm xúc của tác giả về cốm . Em có nhận xét gì về cách sử dụng từ ngữ của tác giả /
- Sử dụng từ ngữ chọn lọc, tinh tế, gợi hìn gợi cảm.
GV: Bình; Có thể nói rằng phải có ấn tượng sâu sắc về cốm thì tác giả mới cảm nhận về nó một cách nhạy cảm và tinh tế đến như vậy. Từ đó tác giả hình dung tưởng tượng về sự hình thành hạt cốm.
? Theo cảm nhận của tác giả thì hạt cốm được hình thành từ đâu
- Từ hạt lúa nếp non
? Nhưng để từ hạt lúa nếp trở thành dẻo thơm còn cần yêu tố nào nữa.
- Bàn tay khéo léo của con người.
? Em hãy đọc lên đoạn văn đó
HS đọc “ Đợi đến…
? Nói đến Cốm ngưởi ta nghĩ ngay đại danh nổi tiếng nào ?
Làng Vòng
Bật máy: Quan sát lên bảng. Đây là những hình ảnh về làng vòng và nghề làm cốm là vùng xã dịch vọng, từ Liêm. Nay thuộc quận Cầu Giấy. Làng Vòng từ lâu đã nổi tiếng về nghề làm Cốm.
GV: Tất nhiên nhiều nơI cũng làm ra cốm nhưng không đâu làm được như ra hạt cốm dẻo thơm và có giá trị như Cốm Vòng. Vậy cốm Vòng có những giá trị nào cô trò chúng ta cùng sang phần 2
? Theo dõi vào đoạn văn “ Cốm là thứ…nhũn nhặn”. Cho biết câu văn mở đầu đã khái quát giá trị nào của côm.
- Cốm là đặc sản của dân tộc.
? Với giá trị đó cốm được dùng vào giá trị gì ?
- Làm quà siêu tết.
GV: Giá trị của cốm đã vượt lên trên thứ quà bánh hằng ngày để trở thành một thứ lễ vật rất thanh quý , rất sang trọng, rất Việt Nam”
Hồng cốm tốt đôi…và không bao giờ có hai mầu lại hòa hợp hơn được nữa. Mầu xanh tươi của cốm như mầu thạch quý, mầu đỏ thắm của hồng như ngọ lựu già. Một thứ thanh đạm, một thứ ngọt sắc hai vị nâng đỡ nhau để hạnh phúc lâu bền.”
? Sự hòa hợp tương xứng của hồng cốm được thể hiện trên những phương diện nào.
- Màu sắc:
+ Màu xanh tươI của cốm như ngọc thạch quý.
+ Màu đỏ thắm của hồng như ngọc lựu già.
- Hương vị:
+ Cốm: Thanh đạm
+ Hồng: Ngọt sắc.
Hồng-cốm có sự hòa hợp tuyệt vời của màu sắc, của hương vị.
? Cốm không chỉ có giá trị về mặt vật chất mà còn có giá trị nào nữa ?
- Giá trị tinh thần. Góp phần làm cho nhân duyên của con người tốt đẹp hơn.
GV Cốm là thứ quà riêng biệt của đất nước. Cốm như một nhân chứng, một sứ giả của tình yêu, la,f cho tình yêu lứa đôi thêm bền đẹp.
? Nhân việc nói về giá trị của cốm ở cuối đoạn văn tác giả còn bộc lộ thái độ nào của mình ?
- Phê phán thói chuộng ngoại, bắt chước người ngoài của những kẻ không biết thưởng thức món quà quý giá của dân tộc.
GV: Theo dõi vào đoạn văn; “Cốm…nhũn nhặn”. Cho biết câu văn mở đầu đã khái quát giá trị nào của cốm.
- là đặc sản của dận tộc
GV: Bấm máy bức tranh
Theo dõi lên màn hìn và quan sát bức tranh mô tả cảnh gì rm nhỉ ?
HS tả
GV bình: Đúng rồi đáy các em ạ. Bức tranh với hình ảnh của cô hàng cốm xinh xinh áo quần gọn ghẽ với dấu hiệu đặc biệt chiếc đòn gánh hai đầu cong vút. Xunh quanh là các em, các mẹ, các chị đang xúm xít mua và thưởng thức món quà riêng biệt của mùa thu. Cốm đã trở thành nhu cầu thưởng thuwcscuar người Việt Nam nói chung và người Hà Nội nói riêng. Vậy thưởng thức cốm có cách thức như thế nào cô trò ta cùng vào phần 3.
GV: Theo sõi vào phần cuối văn bản
? Theo tác giả những thức cốm phải thưởng thức như thế nào ?
- Ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ
? Với cách thưởng thức như thế chúng ta sẽ cảm nhận được điều gì ?
- HS đọc…nếu HS chưa nói đến vai trò lá sen ta gợi ý. Để tạo nên hương vị cốm còn cần yếu tố nào khác ?
GV: Có thể nói cốm và lá sen là hai thứ không thể tách rời giống như nhà văn Thạch Lam đã viết. Trời sinh ra lá sen để bao bọc cốm cũng như trời sinh ra cốm để nằm ủ trong lá sen.
? văn bản kết thúc bằng lời đề nghị nào với những người mua cốm.
HS: Hỡi các bà…
? Em có suy nghĩ gì từ những lời đề nghị trên ?
- HS: Phải biết nâng niu.
Với đề nghị của tác giả với những người mua cốm thật chí lí chí tình xuất phát từ một trái tim, một tấm lòng của người Hà Nội luôn thiết tha với việc giữ gìn giá trị văn hóa của dân tộc.
Bài tập: Khoanh tròn vào ý đúng cho các câu trả lời sau.
Đắc sâc về nghệ thuật của các văn bản trên là
A. Ngôn ngữ trong sáng, ngòi bút….
B. Kết hợp.
C. Giọng văn nhẹ
D. Cả 3 ý A,B,C.
2. Nội dung chính của văn bản…
A. Cốm là đặc sắc của đan tộc, là nét đẹp văn háo ẩm thực Việt Nam.
B. Ca ngợi phong cảnh đồng quê
C. Ca ngợi cô gái Vòng xinh đẹp gọn ghẽ
Vậy từ đó em rút ra được những giá trị gì về nội dung và nghệ thuật của văn bản.
Đó cũng là nội dung phần ghi nhớ trong SGK cô mời 1 em đọc
I. Đọc và tìm hiểu chung
1. Đọc
2. Tìm hiểu chung
a. Tác giả.
- Thạch Lam ( 1910-1942)
- Tại Hà Nội
- Là nhà văn nổi tiếng thành viên nhóm tự lực văn đoàn
- Là cây bút sở trường truyện ngắn cũng thành công về tùy bút.
b, Tác phẩm
* Xuất xứ
+ Rút từ tập tùy bút: Hà Nội ba sáu phố phường( 1943)
* Thể loại
* Bố cục
- Chia làm ba phần:
+ Phần 1: Từ đầu…thuyền rồng. Sự hình thành hạt cốm.
+ Phần 2: Cốm…nhũn nhặn: Giá trị của cốm
+ Phần 3: Còn lại; thưởng thức cốm
II. Đọc và tìm hiểu chi tiết.
1. Sự hình thành của cốm
-Từ hạt lúa nếp non.
- Từ bàn tay khéo léo của con người.
2. Giá trị của Cốm.
- Góp phần làm cho nhân duyên tốt đẹp
- Là đặc sản của dân tộc.
- Góp phần làm cho nhân duyên tốt đẹp.
3. Thưởng thức cốm.
Từng chút ít thong thả và ngẫm nghĩ.
Phải biết nâng niu chân trọng và giữ gìn.
III. Tổng kết
-Nội dung
-Nghệ thuật
IV. Củng cố - Dăn dò.
-Nắm chắc nội dung bài dạy.
-Chuẩn bị bài mới.
File đính kèm:
- Tiet 57 Mot thu qua cua lua non.doc