A. MỤC TIÊU:
- Kiến thức:
+ Cảm nhận được những nét riêng đặc sắc của cảnh sắc tháng giêng mùa xuân Hà Nội qua nỗi lòng sầu xứ của một ngòi bút rất đỗi tài hoa và tinh tế – Vũ Bằng
- Tích hợp với phần Tiếng Việt và Tập làm văn:.
- Luyện kĩ năng đọc và tìm hiểu, phân tích tuỳ bút – hồi kí - áng văn xuôi giàu chất trữ tình, man mác như một bài thơ buồn, có phần còn da diết, khắc nghiệt, khắc khoải hơn Thạch Lam, Nguyễn Tuân, vì hoàn cảnh và tâm sự riêng biệt của tác giả.
B. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
4 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1659 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn 7 - Tiết 64: Văn bản Mùa xuân của tôi - Vũ Bằng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS:
NG: 7A
7B
Tiết: 64
Văn bản
Mùa xuân của tôi
- Vũ Bằng -
A. Mục tiêu:
- Kiến thức:
+ Cảm nhận được những nét riêng đặc sắc của cảnh sắc tháng giêng mùa xuân Hà Nội qua nỗi lòng sầu xứ của một ngòi bút rất đỗi tài hoa và tinh tế – Vũ Bằng
- Tích hợp với phần Tiếng Việt và Tập làm văn:...
- Luyện kĩ năng đọc và tìm hiểu, phân tích tuỳ bút – hồi kí - áng văn xuôi giàu chất trữ tình, man mác như một bài thơ buồn, có phần còn da diết, khắc nghiệt, khắc khoải hơn Thạch Lam, Nguyễn Tuân, vì hoàn cảnh và tâm sự riêng biệt của tác giả.
B. Phương tiện dạy học:
- Đồ dùng:
- Tư liệu tham khảo, Tranh ảnh chân dung Vũ Bằng.
C. Cách thức tiến hành:
- Phương pháp: giảng bình, phát vấn, phân tích, tổng hợp..
- Hình thức tổ chức..................
D. Tiến trình giờ dạy.
I. ổn định: KTSS: -7A.............
- 7B...........
II. Kiểm tra bài cũ:
? Thiên nhiên, thời tiết, khí hậu, con người ở Sài Gòn xó những điểm gì nổi bật qua tuỳ bút “Sài Gòn tôi yêu”?
? Tình cảm của tác giả đối với Sài Gòn như thế nào?
GV: - nhận xét...................................................................................
- Cho điểm.................................................................................
III. Bài mới:
“ Ai đi về Bắc ta theo với
Thăm lại non sông đất lạc Hồng
Từ thủơ mang gươm đi mở cõi
Ngàn năm thương nhớ đất Thăng Long”.
( Huỳnh Văn Nghệ)
Tâm sự và nguyện ước của nhà thơ - chiến sĩ Nam Tiến đã trở thành tiếng nói chung cho bao nhiêu con người “sầu xứ” nhớ thương miền Bắc, nhớ thương Hà Nội. Tác giả thương nhớ mười hai “ bắt đầu tập sách của mình bằng nỗi nhớ tháng giêng mùa xuân với” Trăng non”, “rét ngọt” giữa trời đất Sài Gòn nắng nóng và mưa rào.
Hoạt động của Thầy và Trò
? Em hãy nêu một vài nét về tác giả Vũ Bằng?
H:
G: Tác giả từng sống nhiều năm ở Hà Nội sau năm 1954 lại sống và viết ở Sài Gòn..
? Nêu xuất xứ của văn bản?
H:.......................................
G hướng dẫn H đọc: giọng đọc chậm rãi, sâu lắng, mềm mại, hơn buồn...
Giọng đọc phù hợp với các câu cảm " G đọc mẫu một đoạn " H đọc tiếp " G sửa sai ( nếu có)....
? Em hiểu thế nào là “ hoá vàng”?
H:.................
? Văn bản này được viết theo thể loại gì?
H:
? Văn bản có thể chia làm mấy phần? Nội dung của từng phần?
H: Đ1: từ đầu " mê luyến mùa xuân ( tình cảm của con người với mùa xuân là một quy luật tất yếu, tự nhiên).
Đ2: Tiêp " liên hoan( Cảnh sắc và không khí mùa xuân ở đất trời và lòng người).
Đ3: Còn lại ( Cảnh sắc riêng của trời đất mùa xuân từ sau ngày rằm tháng giêng ở đất Bắc).
? đại ý của văn bản là gì?
H: Bài tuỳ bút đã tái hiện cảnh sắc thiên nhiên và không khí mùa xuân trong tháng giêng ở HN và miền Bắc qua nỗi thương nhớ của một người xa quê.
? quan sát hai câu đầu VB và cho biết trong lời bình luận này, các cụm từ “tự nhiên như thế, không có gì lạ hết” được tác giả sử dụng với ý gì?
H: Khẳng định tình cảm “ mê luyến mùa xuân” là tình cảm săc có và hết sức thông thường ở mỗi con người.
? Theo dõi câu văn thứ 3 và nhận xét về biện pháp ngôn từ, dấu câu? tác dụng?
H: Phép lặp từ ngữ; đường thương, ai cấm được, nhiều dấu phẩy, dấu chấm phẩy
" nhấn mạnh tình cảm con người dành cho mùa xuân, tạo nhịp điệu cho mùa xuân, lòi văn thêm tha thiết, mềm mại theo dòng cảm xúc.
? Tác giả liên hệ tình cảm mùa xuân của con người với các quan hệ gắn bó của các hiện tượng tự nhiên và xã hội nào?
H: non nước; bướm – hoa. trai – gái
? Theo em cách liên hệ này có tác dụng gì?
H: Khẳng định tình cảm với mùa xuân là quy luật, không thể khác, không thể cấm đoán.
? Đoạn văn trên thể hiện tình cảm, thái độ nào của tác giả với mùa xuân quê hương.
H: Nâng niu, trân trọng, thương nhớ, thuỷ chung với mùa xuân.
? Theo dõi những nội dung trong phần 2 của văn bản để tìm những câu văn gợi tả cảnh sắc và không khí mùa xuân HN - đất Bắc?
H:....
? Từ “ có” lặp lại và dấu chấm lửng ở cuối câu văn này có tác dụng gì?
H: Liệt kê để nhấn mạnh các dấu hiệu điển hình của mùa xuân đất Bắc. gợi ra những vẻ đẹp khác nhau của mùa xuân.
? Những dấu hiệu điển hình nào tạo cảnh sắc mùa xuân đất Bắc?
H: mưa riêu riêu, gió lạnh, đêm xanh..
? Những dấu hiệu đó gợi một bức tranh xuân đất Bắc như thế nào?
H:
? Theo dõi đoạn văn tiếp theo và cho biết tác giả gọi mùa xuân đất Bắc HN là mùa xuân thánh thần của tôi. điều đó có ý nghĩa gì?
H: cảm nhận múa xuân thiêng liêng, diệu kì.
? Câu văn “ nhựa sống ở trong người càng lên ...cặp uyên ương đứng cạnh” đã diễn tả sức mạnh nào của mùa xuân?
H: mùa xuân khơi dậy sinh lực cho muôn loại, trong đó có con người.
? Sức mạnh nào của mùa xuân được diễn tả trong câu văn “ Nhang trầm, đèn nến...mở hội liên hoan”?
H: Mùa xuân có sức mạnh khơi dậy và lưu giữ các tinh thần cao quý của con người như đạo lí, gia đình, tổ tiên...
? Em có nhận xét gì về nghệ thuật trong 2 câu văn trên? tác dụng?
H:................................
? Cách dùng giọng điệu, dấu câu có gì đặc biệt? Tác dụng?
H: Giọng điệu vừa sôi nổi vừa êm ái tha thiết, câu dài được ngắt = nhiều dấu phẩy " phản ánh cảm xúc bồng bột, mãnh liệt của tâm hồn, tạo nhạc cho lời văn, cuốn hút bạn đọc.
? Vậy qua đoạn văn này em cảm nhận được điều kì diệu nào của mùa xuân?
H: mùa xuân khơi dậy năng lực sống cho muôn loài.
- Khơi dậy nhiều năng lực tinh thần cao quý của con người; khơi dậy tình yêu cuộc sống, quê hương.
? Từ đây tình cảm nào của tác giả dành cho mùa xuân được bộc lộ?
H: biết ơn, hân hoan, thương nhớ mùa xuân.
? Em cảm nhận được gì về mùa xuân từ hình ảnh minh hoạ trong SGK?
? Theo dõi phần cuối văn bản và cho biết mùa xuân của nửa sau tháng giêng được đặc trưng bởi cái gì?
H: Bầu trời, bữa cơm gia đình sau tết.
? Điều đó được gợi tả bằng những chi tiết nào?
H:...........................
? Những chi tiết ấy cho thấy sự tinh tế nào trong cách cảm thụ đời sống của nhà văn ?
H: Cảm giác được cả những cái vô hình.
? Những chi tiết đó cho thấy cảnh tượng riêng nào của mùa xuân đất Bắc vào độ tháng giêng?
H: không gian rộng rãi, sáng sủa..
- Không khí đời thường giản dị, ấm cúng, chân thật.
? Cảnh tượng ấy mang lại cảm xúc đặc biệt nào cho con người?
H: vui vẻ, phấn chấn.
- cảm thấy rạo rực một niềm vui sáng sủa.
? Cảm nhận của em về mùa xuân đất Bắc từ văn bản này?
H:......................
? Tình cảm nhà văn dành cho mùa xuân đất Bắc ntn?
? Em học tập được gì về nghệ thuật biểu cảm từ tuỳ bút này?
H: đọc to, rõ mục ghi nhớ SGK.
G: Hướng dẫn H luyện tập.
Nội dung
I. Tìm hiểu tác giả và tác phẩm:
1. Tác giả:
- Vũ Bằng ( 1913 – 1984)
- Là nhà văn, nhà báo nổi tiếng về truyện ngắn, bút kí, tuỳ bút,
2. Tác phẩm:
- Trích trong “ Thương nhớ mười hai”( 1960 – 1971).
" Một tác phẩm xuất sắc của Vũ Bằng.
II. Tiếp xúc văn bản:
1. Đọc
...........................................
2. Tìm hiểu chú thích.
3. Thể loại.
Tuỳ bút
4. Bố cục: 3 phần:
III. Phân tích:
1. Cảm nhận về quy luật tình cảm của con người đối với mùa xuân.
- Tự nhiên( như) thế
- Không có gì lạ hết
- đừng thương, ai cấm được...
a Lặp từ ngữ, nhiều dấu phẩy dấu chấm phẩy " nhấn mạnh tình cảm của con người dành cho mùa xuân là tất yếu.
2. Cảm nhận về cảnh sắc không khí mùa xuân đất Bắc.
“ Mùa xuâ của tôi....là mùa xuân có mưa riêu riêu gió lành lạnh...có câu hát huế tình...đẹp như thơ, như mộng...”.
a Không khí hài hoà với cảnh sắc tạo thành một sự sống riêng của mùa xuân đất Bắc.
“ nhựa sông....cây cói...”
“ Trong lòng...liên hoan”.
" Tạo hình ảnh so sánh mới mẻ " diễn tả sinh động và hấp dẫn sức sống của mùa xuân.
" Giọng điệu vừa sôi nổi vừa tha thiết " tạo nên sức truyền cảm của đoạn văn.
3. Cảm nhận về mùa xuân đất Bắc sau ngày rằm tháng giêng.
- “ những vệt xanh tươi...
- “ Bữa cơm giản dị....vào long”.
a Không gian rộng rãi, sáng sủa, không khí đời thường giản, dị ấm cúng.
IV. Tổng kết:
1. Nội dung:
.....................
2: Nghệ thuật:
* Ghi nhớ – ( SGK).
V. Luyện tập
IV. Củng cố:
G hệ thống lại nội dung kiến thức cần ghi nhớ
? Nét đặc sắc về nội dung , nghệ thuật của văn bản này là gì?
? Nêu cảm nhận nổi bật của mình về cảnh mùa xuân, tình cảm của tác giả và ngòi bút tài hoa tinh tế của tác giả thể hiện trong văn bản này?
v. Hướng dẫn về nhà:
- Học kĩ nội dung bài học, đọc lại văn bản, thuộc ghi nhớ
- Soạn bài : Ôn tập tác phẩm trữ tình.
- Chuẩn bị trước bài: luyện tập sử dụng từ.
E. Rút kinh nghiệm:
.....................................................................................................................................................................................................................................................................
File đính kèm:
- T64.doc