A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Qua tiết học, HS cần tiếp thu được:
- Hiểu thế nào là từ trái nghĩa. Có khả năng nhận dạng từ trái nghĩa trong văn bản.
- Thấy được tác dụng của việc sử dụng từ trái nghĩa.
B.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ
C. TÀI LIỆU THAM KHẢO: SGK, SGV, STK
D. TIẾN HÀNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1/. Ổn định
3 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1562 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn 7 - Tuần 10 – Tiết 39: Từ trái nghĩa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 05/10/2005
Tuần 10 – Tiết 39
TỪ TRÁI NGHĨA
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Qua tiết học, HS cần tiếp thu được:
- Hiểu thế nào là từ trái nghĩa. Có khả năng nhận dạng từ trái nghĩa trong văn bản.
- Thấy được tác dụng của việc sử dụng từ trái nghĩa.
B.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ
C. TÀI LIỆU THAM KHẢO: SGK, SGV, STK
D. TIẾN HÀNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1/. Ổn định
Ngày
Tiết
Lớp
SS
VM
2/. Kiểm tra bài cũ
? Thế nào là từ đồng nghĩa? Cho VDø?
? Nêu cách sử dụng từ đồng nghĩa?
? Từ đồng nghĩa có mấy loại? Kể ra và cho VD?
3/. Bài mới
Giới thiệu bài mới: Tiếng Việt ta vốn giàu đẹp, phong hpú, đa dạng và sinh động.
Ví dụ như khi nói đến người nông dân có cuộc sống lầm than, cơ cực, lận đận thì nói “ba chìm bảy nổi” thì câu ca dao cũng có câu:
“Nước non lận đận một mình
Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay
Ai làm cho bể kia đầy
Cho ao kia cạn, cho gầy cò con”
Một câu nói bình dị, quen thuộc, tiện dụng. Các em có biết sử dụng từ loại nào không? Vậy tiết học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
BÀI HS GHI
HĐ1: Tìm hiểu thế nào là từ trái nghĩa?
GV cho HS đọc phần dịch thơ của 2 bài: “Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê”, “Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh”.
? Tìm những cặp từ trái nghĩa?
? Qua các cặp từ vừa tìm được, em biết chúng thuộc từ loại nào? Nghĩa của từng cặp đó?
? Vậy thế nào là từ trái nghĩa?
GV cho HS đọc mục 2 SGK/128.
? Tìm từ trái nghĩa với từ già trong “rau già, cau già”?
? Tại sao không dùng từ “trẻ” đối với “già” như VD1?
? Em hãy cho biết một từ nhiều nghĩa sẽ tìm ở những từ trái nghĩa nào?
HĐ2: Cách sử dụng từ trái nghĩa.
? Trong hai bài dịch thơ, viêc sử dụng từ trái nghĩa có tác dụng gì?
GV cho HS đọc Ghi nhớ .
? Tìm một số thành ngữ có sử dụng từ trái nghĩa?
? Trong câu “Lá lành đùm là rách”. Từ lành > < rách.
Em thấy được điều gì?
=> HS đọc bài thơ.
=> ngẩng > < cúi
Trẻ > < già
đi > < trở lại
=> Từ loại: động từ. Nghĩa trái ngược nhau -> dựa trên cơ sở chung cùng một ngữ cảnh.
=> HS đọc ghi nhớ
=> già > < non
=> trẻ -> con người (không kết hợp được)
=> Làm cho bài văn thêm sinh động, gây ấn tượng, nhấn mạnh bằng cách sử dụng phép đối trong bài thơ.
=> “Chân cứng đá mềm”
“Lên voi xuống chó”
=> Một từ có thể trái nghĩa với nhiều từ khác.
I. THẾ NÀO LÀ TỪ TRÁI NGHĨA?
1/. ngẩng > < cúi
trẻ > < già
đi > < trở lại
=> Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau.
2/. Từ “già” có các cặp từ trái nghĩa sau:
rau già > < cau non
rau già > < rau non
=> Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau.
II. SỬ DỤNG TỪ TRÁI NGHĨA.
VD: -Sông sâu bên lỡ bên bồi
Bên lỡ thì đục, bên bồi thì trong.
Ham sống sợ chết.
=> Làm cho bài văn sinh động, gây ấn tượng mạnh bằng cách sử dụng phép đối.
4/. Củng cố
? Thế nào là từ trái nghĩa?
? Cách sử dụng từ trái nghĩa?
HĐ2: LUYỆN TẬP
BT1/129: Tìm các từ trái nghĩa trong các câu ca dao, tục ngữ:
- Chị em như chuối nhiều tàu
Tấm lành che tấm rách, đừng nói nhau nặng lời.
- Số cô chẳng giàu thì nghèo
Ngày ba mươi Tết thịt treo trong nhà.
- Ba năm được một chuyến sai
Áo ngắn đi mượn, quần dài đi thuê.
- Đêm tháng năm chưa nằm thì sáng,
Ngày tháng mười chưa cười thì tối.
BT2/129: Tìm từ trái nghĩa với các từ in đậm.
Tươi: cá tươi > < hoa héo
Yếu : ăn yếu > < học lực khá
Xấu : chữ xấu > < đất tốt
BT3/129: Điền từ trái nghĩa thích hợp vào các thành ngữ sau:
Chân cứng đá mềm.
Có đi có lại.
Gần nhà xa ngõ.
Mắt nhắm mắt mở.
Chạy sắp chạy ngửa.
Vô thưởng vô phạt.
Bên trọng bên khinh.
Buổi đực buổi cái.
Bước thấp bước cao.
Chân ướt chân ráo.
5/. Dặn dò: Học bài và soạn bài mới: “Luyện nói: Văn biểu cảm về sự vật, con người”
+ Xem 4 đề trong SGK và tập làm dàn ý đề 1.
File đính kèm:
- TIET39.doc