A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Qua tiết học, HS cần tiếp thu được:
- Hiểu được thế nào là từ đồng âm.
- Biết cách xác định gnhĩa của từ đồng âm.
- Có thái độ can thận, tránh nhầm lẫn từ gần âm với từ đồng âm.
B.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ
C. TÀI LIỆU THAM KHẢO: SGK, SGV, STK
D. TIẾN HÀNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
2 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 5757 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn 7 - Tuần 11 - Tiết 43: Từ đồng âm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 10/11/2005
Tuần 11 -Tiết 43
TỪ ĐỒNG ÂM
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Qua tiết học, HS cần tiếp thu được:
- Hiểu được thế nào là từ đồng âm.
- Biết cách xác định gnhĩa của từ đồng âm.
- Có thái độ can thận, tránh nhầm lẫn từ gần âm với từ đồng âm.
B.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ
C. TÀI LIỆU THAM KHẢO: SGK, SGV, STK
D. TIẾN HÀNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1/. Ổn định
Ngày
Tiết
Lớp
SS
VM
2/. Kiểm tra bài cũ
? Từ trái nghĩa là gì? Cho một cặp từ trái nghĩa?
? Từ đồng nghĩa là gì? Cho một cặp từ đồng nghĩa?
? Nêu cách sử dụng từ trái nghĩa?
3/. Bài mới
Giới thiệu bài mới: Các em đã hiểu, biết từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. Hôm nay, các em sẽ biết thêm một loại từ có nghĩa khác nhau nhưng phát âm lại giống nhau. Vậy loại từ đó là loại từ gì? Nhờ đâu xác định được nghĩa của nó. Đó là vấn đề chúng ta sẽ tìm hiểu qua tiết học hôm nay.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
BÀI HS GHI
HĐ1: Tìm hiểu thế nào là từ đồng âm.
GV treo bảng phụ -> Yêu cầu HS đọc VD.
? Giải nghĩa của mỗi từ “lồng” trong VD trên?
? Nghĩa của từ “lồng” có liên quan gì với nhau?
HĐ2: Sử dụng từ đồng âm.
? Nhờ đâu mà em phân biệt nghĩa của từ “lồng (1)” và “lồng (2)”?
? Câu “Đem cá về kho” có nghĩa gì?
? Thử thêm từ để trở thành nghĩa đơn?
? Để tránh hiểu lầm do hiện tượng đồng âm gây rat a cần chú ý điều gì khi giao tiếp?
=> HS đọc VD
=> - Lồng (1): chỉ hoạt động của con ngựa.
- Lồng (2): lồng nhốt chim.
=> Hình thức: phát âm giống -> nghĩa khác xa nhau.
=> Nhờ các từ xung quanh, hoàn cảnh giao tiếp.
=> Nhà chứa nhiều cá.
Bỏ vào nồi làm chín.
=> Đem cá về kho tiêu
=> HS đọc Ghi Nhớ SGK/136.
I. THẾ NÀO LÀ TỪ ĐỒNG ÂM?
1/. – Lồng (1): hoạt động của con ngựa (động từ)
- Lồng (2): lồng nhốt chim (danh từ).
2/. Hình thức: Phát âm giống nhau
Nội dung: nhưng nghĩa khác xa nhau.
=> Từ đồng âm.
II. SỬ DỤNG TỪ ĐỒNG ÂM.
1/. Nhờ các từ xung quanh mới phân biệt nghĩa của từ “lồng”.
2/. Có thể hiểu theo 2 nghĩa:
- Nhà chứa nhiều cá.
- Bỏ vào nồi làm chín.
* Đem cá về kho tiêu.
3/. Khi giao tiếp chú ý đầy đủ đến ngữ cảnh để tránh hiểu sai nghĩa hoặc dùng từ với nghĩa nước đôi do hiện tượng đồng âm.
4/. Củng cố
? Thế nào là từ đồng âm?
? Nêu cách sử dụng từ đồng âm?
LUYỆN TẬP
BT1/136:
- cao : cao đẹp, đạo cao đài.
- ba : ba gác, ba hoa
- tranh : tranh thủ, tranh truyện.
- sang : sang đoạt, sang giàu
- nam : miền Nam, nam nhi
- sức : sức mạnh, sức ép
- nhè : khóc nhè, nhè chỗ hiểm mà đánh
- tuốt : tuốt luốt, tuốt bông lúa
- môi : môi trường, môi giới
BT3/136: Đặt câu với mỗi cặp từ đồng âm sau:
- Bàn (danh từ).
VD: Cái bàn đã gãy chân.
- Bàn (động từ)
VD: Mọi người đang bàn tán xôn xao.
- Sâu ( tính từ)
VD: Sông sâu có nhiều hải sản.
- Năm (danh từ)
VD: Chú năm ở thành phố mới về.
- Năm (số từ)
VD: Nhà em có nuôi năm con bò.
5/. Dặn dò: Học bài và soạn bài mới: “Các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn bản biểu cảm”
+ Chỉ ra các yếu tố tự sự và miêu tả trong bài “Bài ca nhà tranh bị gió thu phá” của Đỗ Phủ.
+ Đọc trước đoạn văn trong SGK/137.
File đính kèm:
- TIET43.doc