Giáo án môn Ngữ văn 7 - Tuần 15 – Tiết 59, 60: Làm thơ lục bát

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

Qua tiết học, HS cần tiếp thu được:

- Phân biệt thơ lục bát với văn vần 6/8, câu lục bát với vần thơ.

- Tập làm thơ lcụ bát để hiểu luật của nó.

B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ.

C. TÀI LIỆU THAM KHẢO: SGK, SGV, STK.

D. TIẾN HÀNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

 1/. Ổn định

 

doc2 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2970 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn 7 - Tuần 15 – Tiết 59, 60: Làm thơ lục bát, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 02/12/2005 Tuần 15 – Tiết 59-60 LÀM THƠ LỤC BÁT A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT Qua tiết học, HS cần tiếp thu được: - Phân biệt thơ lục bát với văn vần 6/8, câu lục bát với vần thơ. - Tập làm thơ lcụ bát để hiểu luật của nó. B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ. C. TÀI LIỆU THAM KHẢO: SGK, SGV, STK. D. TIẾN HÀNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1/. Ổn định Ngày : Tiết : Lớp : SS : VM : 2/. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS 3/. Bài mới Giới thiệu bài mới: Lục bát là thể thơ độc đáo của văn học Việt Nam, nó là thể thơ rất thông dụng trong văn chương và trong đời sống. Trong thực tế có nhiều học sinh chưa nắm được thể thơ này. Vì vật tập làm thơ lục bát là một yêu cầu chính đáng. Tiết học hôm nay sẽ giúp các em tìm hiểu và làm thành thạo thể thơ này. HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS BÀI HS GHI HĐ1: Tìm hiểu luật thơ lục bát. GV cho HS đọc bài ca dao. ? Câu ca dao có mấy dòng? Mỗi dòng có mấy tiếng? Vì sao gọi là thơ lục bát? ? Vẽ sơ đồ điền kí hiệu? GV lưu ý học sinh về kí hiệu. \ ; không dấu -> thanh bằng (Kí hiệu B) / ; ? ; ~ -> thanh trắc (Kí hiệu T) Vần (Kí hiệu V) ? Em hãy nhận xét về thể thơ lục bát? => 4 dòng, 6 tiếng, 8 tiếng -> Vì câu 1 có 6 tiếng, câu 2 có 8 tiếng. => Các tiếng ở vị trí 1, 3, 5, 7 không bắt buộc theo luật bằng trắc, tiếng thứ hai thường là thanh bằng, tiếng thứ tư thanh trắc (ngược lại) -> Các tiếng thứ 6 và thứ 8 đều là thanh bằng nhưng không trùng dấu. I. LUẬT THƠ LỤC BÁT VD: Anh đi anh nhớ quê nhà B / B / B / T / B / B Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương T / B / B / T / T / B / B / B Nhớ ai dãi nắng dầm sương T / B / T / T /B / B Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao. T / B / T / T / B / B / B / B * GHI NHỚ (SGK/156) VD: Con mèo, con chó có lông Bụi tre có mắt, nồi đồng có quai. 4/. Củng cố ? Thế nào là thơ lục bát? ? Cho biết cách gieo vần? LUYỆN TẬP BT2/157: Làm thơ lục bát theo mô hình ca dao. - Em ơi đi học trường xa Cố học cho giỏi kẻo bà mẹ mong. - Anh ơi phấn đấu cho bền Mỗi năm, mỗi lớp cố lên thành người. - Ngoài vườn ríu rít tiếng chim Muôn hoa khoe sắc, bướm tìm vờn hoa. BT2/157: Sửa lại các câu thơ lục bát cho đúng luật: - Vườn em cây quý đủ loài Có cam, có quýt, có xoài, có na. - Thiếu nhi là tuổi học hành Chúng em phấn đấu tiến nhanh hàng đầu. 5/. Dặn dò: Học bài và soạn bài mới: “Chuẩn mực dùng từ” + Sử dụng từ đúng âm, đúng chính tả. + Sử dụng từ đúng nghĩa. + Sử dụng từ đúng tính chất ngữ pháp.

File đính kèm:

  • docTIET59-60.doc