Giáo án môn Ngữ văn 7 - Tuần 28 – Tiết 109, 110: Những trò lố hay là Va-Ren và Phan Bội Châu

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

Qua tiết học, HS cần tiếp thu được:

- Hiểu được giá trị của đoạn văn trong việc khắc hoạ sắc nét hai nhân vật Va-ren và Phan Bội Châu.

- Nắm được nghệ thuật của truyện ngắn hiện đại.

B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

C. TÀI LIỆU THAM KHẢO: SGK, SGV, STK

D. TIẾN HÀNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

1/. Ổn định

 

doc4 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1593 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn 7 - Tuần 28 – Tiết 109, 110: Những trò lố hay là Va-Ren và Phan Bội Châu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 15/03/2005 Tuần 28 – Tiết 109 – 110 NHỮNG TRÒ LỐ HAY LÀ VA-REN VÀ PHAN BỘI CHÂU A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT Qua tiết học, HS cần tiếp thu được: - Hiểu được giá trị của đoạn văn trong việc khắc hoạ sắc nét hai nhân vật Va-ren và Phan Bội Châu. - Nắm được nghệ thuật của truyện ngắn hiện đại. B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC C. TÀI LIỆU THAM KHẢO: SGK, SGV, STK D. TIẾN HÀNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1/. Ổn định Ngày : Tiết : Lớp : SS : VM : 2/. Kiểm tra bài cũ ? Em hãy khái quát giá trị hiện thực và nhân đạo của truyện ngắn “Sông 1chết mặc bay”? => Hiện thực: Phản ánh sự đối lập gay gắt và hoàn toàn giữa cuộc sống của nhân dân với cuộc sống của bọn quan lại tiêu biểu là tên quan phủ lòng lang dạ thú trước sinh mạng của dân. => Nhân đạo: Sự cảm thông sâu sắc của tác giả trước cảnh nhân dân hộ đê vô cùng vất vả và cảnh nhân dân điêu linh sau khi đê vỡ. ? Nghệ thuật, truyện hấp dẫn nhờ yếu tố nào? => Kết hợp biện pháp đối lập – tương phản và tăng cấp. Đối thoại ngắn, sinh động. Kể chuyện, miêu tả cụ thể, gọn gàng. 3/. Bài mới: Giới thiệu bài mới: Nguyễn Ái Quốc là tên của Chủ tịch Hồ Chí Minh (từ năm 1919 -> 1945). Trên đất Pháp, từ 1922 đến 1925, bút danh Nguyễn Ái Quốc đã gắn với tờ báo Người cùng khổ và nhiều tác phẩm xuất sắc khác trong đó có Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu viết năm 1925. HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS BÀI HS GHI Hoạt động 1: GV cho HS đọc chú thích. ? Cho biết vài nét về tác giả, tác phẩm? GV hướng dẫn HS đọc Hoạt động 2: Tìm hiểu văn bản. ? Theo em, đây là tác phẩm ghi chép sự thật hay là tưởng tượng hư cấu? ? Giải thích ý nghĩa cụm từ những trò lố. Nhan đề có tác dụng gì đối với người đọc? ? Vậy mục đích của tiểu phẩm này là gì? ? Nhân vật trung tâm của truyện ngắn này là ai? GV cho HS đọc “Do sức ép của công luận … Phan Bội Châu vẫn bị giam trong tù”. ? Va-ren đã hứa gì về vụ Phan Bội Châu? ? Thực chất của lời hứa đó là gì? ? Cụm từ “nửa chính thức hứa” và câu hỏi của tác giả “giả thử cứ cho rằng […] sẽ “chăm sóc” vụ ấy vào lúc nào và ra làm sao” có ý nghĩa gì trong việc bộc lộ thực chất lời hứa của Va-ren? ? Trong cảnh Va-ren đến Hà Nội để gặp Phan Bội Châu. Em hãy chỉ ra số lượng lời văn dành cho hai nhân vật nhiều ít như thế nào? Sự nhiều ít đó thể hiện dụng ý nghệ thuật gì của tác giả khi khắc hoạ tính cách của từng nhân vật? ? Lời lẽ của Va-ren mang hình thức ngôn ngữ gì? ? Qua ngôn ngữ gần như độc thoại của Va-ren, động cơ, tính cách của Va-ren được bộc lộ như thế nào? ? Phan Bôi Châu đã có cách ứng xử với Va-ren như thế nào? Qua hình thức ứng xử đó, thái độ, tính cách của Phan Bôi Châu được bộc lộ ra sao? ? Riêng lời bình của tác giả trước hiện tượng Phan Bội Châu im lặng, dửng dưng đã thể hiện giọng điệu như thế nào và điều đó có ý nghĩa gì? GV lấy câu hỏi 4 SGK/94. GV cho HS đọc đoạn TB. ? Cho biết giá trị của lời TB này là gì? Có điều gì thú vị trong sự phối hợp giữa lời kết và lời TB? ? Qua phân tích, em hãy cho biết tính cách của hai nhân vật Va-ren và Phân Bội Châu như thế nào? => Đây là truyện ngắn, hình thức có vẻ như một bài kí sự nhưng thực tế là một câu chuyện hư cấu. Truyện viết tước khi Va-ren sang nhận chức Toàn quyền Đông Dương và thực tế sau khi y sang Đông Dương cũng không có chuyện gặp Phan Bội Châu ở Hoả Lò, Hà Nội. => Những trò lố có nghĩa là những trò hề nhảm nhí, tồi tệ mà người làm trò càng diễn càng bộc lộ sự vô duyên, lố bịch và tức cười. Nhan đề phụ Va-ren và Phan Bội Châu muốn hé trước người đọc đây là trò cuối cùng và hấp dẫn mà Va-ren kiêm cả mấy vai: biên kịch, đạo diễn và kép chính. => Mục đích của tiểu phẩm này là : + Vạch rõ chủ trương bịp bợm của nhà cầm quyền Pháp. + Góp một tiếng nói vào phong trào đấu tranh đòi thả Phan Bội Châu. + Ca ngợi nhà yêu nước, nhà cách mạng, vị anh hùng dân tộc Phan Bội Châu. => Va –ren. => Hứa sẽ chăm sóc vụ Phan Bội Châu trước khi sang nhậm chức Toàn quyền Đông Dương. => Thực chất lời hứa đó là một trò lố. => Cụm từ “nửa chính thức hứa” và câu hỏi mang tính chất nghi ngờ của tác giả đã thể hiện : Va-ren vẫn là Va-ren, một tên đứng đầu trong việc cai trị Đông Dương; còn Phan Bội Châu vẫn là người cách mạng bị cầm tù. => Tác giả đã dành số lượng từ ngữ lớn, hình thức ngôn ngữ trần thuật để khắc hoạ tính cách của Va-ren. Còn Phan Bội Châu, tác giả dùng sự im lặng làm phương thức đối lập. -> Đây là bút pháp, một cách viết vừa tả vừa gợi, rất thâm thuý, sinh động, lí thú. => Hình thức đối thoại đơn phương, gần như độc thoại, tự nói một mình, vì Phan Bội Châu không hề nói lại điều gì. => Thể hiện sự vuốt ve, dụ dỗ, bịp bợm một cách rất trắng trợn của Va-ren. => Dùng hình thức im lặng, phớt lờ, coi như không có Va-ren trước mặt. Qua đó bộc lộ thái độ khinh bỉ và bản lỉnh kiên cường trước kẻ thù. => Giọng điệu hóm hỉnh, mỉa mai, góp phần làm rõ thêm thái độ, tính cách của Phan Bội Châu. => Việc thêm đoạn kết để nâng cấp tính cách, thái độ của Phan Bội Châu trước kẻ thù. => Nếu lời kết ở trên Phan Bội Châu chỉ im lặng, dửng dưng thì chưa đủ, còn phải nhổ vào mặt nó. => Cách dẫn chuyện như thế thật là hóm, thật thú vị và quan trọng là làm tăng thêm ý nghĩa của vấn đề. I. TÁC GIẢ – TÁC PHẨM. - Nguyễn Ái Quốc (1890 – 1969) là tên gọi rất nổi tiếng của Chủ tịch Hồ Ch1i Minh. - Trích từ tờ báo Người cùng khổ, tác phẩm viết ngay sau khi nhà cách mạng Phan Bội Châu bị bắt cóc. II. TÌM HIỂU VĂN BẢN. 1/. Nhân vật Va-ren. - Y hứa nửa chính thức chăm sóc vụ Phan Bội Châu trước khi sanh nhậm chức Toàn quyền Đông Dương. => Thủ đoạn xảo trá và tính chất cơ hội của nhà chính khách. 2/. Phan Bội Châu. - Hình thức : im lặng, dửng dưng trước mặt Va-ren. => Thái độ khinh bỉ và bản lỉnh kiên cường trước kẻ thù. - Phan Bội châu nhổ vào mặt Va-ren. III. (GHI NHỚ SGK/95) 4/. Củng cố ? Giải thích cụm từ “những trò lố” trong nhan đề tác phẩm? => Những trò hài hước, bịp bợm, lố bịch, vô duyên. ? Em hãy nhận xét tính cách của Va- ren và Phan Bội Châu? => Va-ren: gian trá, lố bịch. Phan Bội Châu : kiên cường, bất khuất tiêu biểu cho khí phách dân tộc. 5/. Dặn dò: Học bài và soạn bài mới: “Dùng cụm chủ – vị để mở rộng câu – Luyện tập (tt) + Xem trước những yêu cầu trong SGK/96-97.

File đính kèm:

  • docTIET109-110.doc
Giáo án liên quan