A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Qua tiết học, HS cần tiếp thu được:
- Thấy được vẻ đẹp của một sinh hoạt văn hoá ở cố đô Huế, một vùng dân ca với những con người rất đỗi tài hoa.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Tranh ảnh
C. TÀI LIỆU THAM KHẢO: SGK, SGV, STK
D. TIẾN HÀNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
3 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1440 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn 7 - Tuần 29 – Tiết 113: Ca huế trên sông hương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 20.03/2006
Tuần 29 – Tiết 113
CA HUẾ TRÊN SÔNG HƯƠNG
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Qua tiết học, HS cần tiếp thu được:
- Thấy được vẻ đẹp của một sinh hoạt văn hoá ở cố đô Huế, một vùng dân ca với những con người rất đỗi tài hoa.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Tranh ảnh
C. TÀI LIỆU THAM KHẢO: SGK, SGV, STK
D. TIẾN HÀNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1/. Ổn định
Ngày :
Tiết :
Lớp :
SS :
VM :
2/. Kiểm tra bài cũ
? Kể tóm tắt trò lố trong truyện ngắn Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu vừa học? Tại sao tác giả đặt tên cho tiểu phẩm châm biếm của mình như vậy?
=> Tác giả như vậy là muốn chúng ta thấy được đây là cuộc đụng độ giữa hai nhân vật đại diện cho hai phía. Tác giả của cuộc diễn trò này Va-ren kiêm đạo diễn, nhà biên soạn, diễn viên chính.
? Nếu lược bỏ đi chi tiết cái nhếch râu mép thoáng qua của cụ Phan Bội Châu thì có ảnh hưởng gì đến nghệ thuật, đến ấn tượng và cảm xúc của người đọc không?
=> Nếu bỏ qua chi tiết này thì truyện ngắn không nêu hết ý nghĩa của truyện.
3/. Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
BÀI HS GHI
GV hỏi:
? Trước khi học bài này, em biết gì về cố đô Huế?
? Hãy nêu một vài đặc điểm tiêu biểu về cố đô Huế mà em biết?
? Hãy kể tên một số vùng dân ca mà em biết?
GV bổ sung : Xứ Huế vốn rất nổi tiếng với nhiều đặc điểm như chúng ta vừa nói tới. Xứ Huế còn nổi tiếng với những sản phẩm văn hoá độc đáo, đa dạng và phong phú mà ca Huế là một sản phẩm rất nổi tiếng. Hôm nay học bài văn này, chúng ta sẽ hiểu thêm nhiều vẻ đẹp của xứ Huế qua một đêm ca Huế trên sông Hương.
Hoạt động 1: GV cho HS đọc bài văn và một số từ khó trong SGK.
Hoạt động 2: Tìm hiểu văn bản.
GV treo bảng phụ -> Yêu cầu HS thống kê các làn điệu ca Huế được nhắc đến trong bài.
? Em hãy kể tên tất cả các điệu dân ca Huế?
? Kể tên các loại dụng cụ dùng để biểu diễn ca Huế?
? Kể tên bản đàn trong văn bản?
? Các em hãy tìm trong bài viết một số làn điệu ca Huế có đặc điểm nổi bật?
? Tìm đoạn văn miêu tả nghệ thuật chơi đàn của ca công và âm thanh phong phú của nhạc cụ?
? Cách nghe ca Huế trong bài văn có gì độc đáo(khác với cách nghe băng ghi âm hoặc xem băng hình)?
? Ca Huế dược hình thành từ đâu?
? Tại sao thể điệu ca Huế vừa sôi nổi, tươi vui vừa trang trọng, uy nghi?
? Tại sao nói ca Huế là một thú tao nhã?
? Sau khi học bài này, em biết thêm gì về vùng đất kinh thành này?
? Qua ca Huế, em hiểu gì về tâm hồn con người ở đây?
? Huế có phải chỉ nổi tiếng về những danh lam thắng cảnh và những di tích lịch sử hay còn nổi tiếng vì những sản phẩm gì nữa?
HS trình bày những gì mình hiểu, sau đó GV dẫn vào bài.
HS đọc hết văn bản trước khi tìm hiểu.
=> Điệu hò, điệu lí, các điệu nam.
=> Đàn tranh, nguyệt, tì bà, đàn bầu, sáo, …
=> Lưu thuỷ, kim tiền, xuân phong, long hổ, tứ đại cảnh, …
=> Chèo cạn, bài thai, hò đưa linh : buồn bã.
- Hò giã gạo, ru em, giã vôi, giã điệp: náo nức, nồng hậu tình người.
- Nam ai, nam bình, quả phụ, tương tư khúc, hành vân: buồn man mác, thương cảm, bi ai, vương vấn, …
- Tứ đại cảnh: không vui, không buồn.
=> “Không gian yên tĩnh … tận đáy hồn người.”
=> Quang cảnh sông nước đẹp, huyền ảo và thơ mộng.
- Nghe và nhìn trực tiếp các ca công: cách ăn mặc, cách chơi đàn.
=> Bắt nguồn từ nhạc dân gian và nhạc cung đình.(Nhạc dân gian là các làn điệu dân ca như hò, lý – Nhạc cung đình dùng trong những buổi lễ tôn nghiêm trong cung đình của vua chúa.)
=> Lí do chủ yếu là do nguồn gốc hình thành ca Huế nói trên.
=> Ca Huế thanh cao, lịch sự, nhã nhặn, sang trọng và duyên dáng từ nội dung đến hình thức, từ cách biểu diễn đến cách thưởng thức, từ ca công đến nhạc công, từ giọng ca đền trang điểm, ăn mặc, … Chính vì thế ca Huế là một thú tao nhã.
I. TÌM HIỂU VĂN BẢN.
1/. Sự phong phú và đa dạng của nghệ thuật ca Huế.
- Tên các làn điệu ca Huế: các điệu hò (đánh cá, cấy trồng, đưa linh, chèo cạn, xay lúa,…); các điệu lý (con sáo, hoài xuân, hoài nam, …)
- Tên các loại nhạc cụ: đàn tranh, đàn bầu, sáo, nguyệt, tì bà, …
- Tên bản đàn: Lưu thuỷ, kim tiền, xuân phong, tứ đại cảnh, …
2/. Nội dung, ý nghĩa của lời ca, bản nhạc và đặc sắc nghệ thuật biểu diễn.
- Các điệu hò, lí: gửi gắm ý tình trọn vẹn (buồn bã, náo nức nồng hậu, lòng khát khao, …)
- Các bản đàn đánh đơn hay song tấu, hoà tấu:du dương, trầm bổng làm nên tiết tấu xao động đáy tâm hồn người.
- Thể điệu ca Huế: lời ca thong thả, trang trọng, trong sáng gợi lên tình người, tình đất nước.
3/. Nghệ thuật biểu diễn – cách hát, cách chơi đàn.
- Nhạc công dùng những ngón tay trau chuốt.
- Ca công : rất đẹp.
4/. Cảnh – tình trong một đêm nghe ca Huế trên sông Hương.
- Đêm, thành phố lên đèn.
- Màn sương dày dần lên.
- Thuyền rồng.
5/. Nguồn gốc ca Huế: bắt nguồn từ nhạc dân gian và nhạc cung đình.
II. GHI NHỚ SGK/104.
4/. Dặn dò: Học bài và soạn bài mới : “Liệt kê”
+ Thế nào là phép liệt kê?
+ Các kiểu liệt kê?
File đính kèm:
- TIET113.doc