A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Qua tiết học, HS cần tiếp thu được:
- Nắm được đặc điểm của văn bản báo cáo : mục đích, yêu cầu, nội dung và cách làm loại văn bản này.
- Biết cách viết một văn bản báo cáo đúng quy định.
- Nhận ra được những sai sót thường gặp khi viết văn bản báo cáo.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
C. TÀI LIỆU THAM KHẢO: SGK, SGV, STK
D. TIẾN HÀNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
2 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2547 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn 7 - Tuần 31 – Tiết 124: Văn bản báo cáo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 05/04/2006
Tuần 31 – Tiết 124
VĂN BẢN BÁO CÁO
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Qua tiết học, HS cần tiếp thu được:
- Nắm được đặc điểm của văn bản báo cáo : mục đích, yêu cầu, nội dung và cách làm loại văn bản này.
- Biết cách viết một văn bản báo cáo đúng quy định.
- Nhận ra được những sai sót thường gặp khi viết văn bản báo cáo.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
C. TÀI LIỆU THAM KHẢO: SGK, SGV, STK
D. TIẾN HÀNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1/. Ổn định
Ngày :
Tiết :
Lớp :
SS :
VM :
2/. Kiểm tra bài cũ
? Khi nào người ta viết văn bản đề nghị?
=> Khi xuất hiện một nhu cầu, quyền lợi chính đáng nào đó của cá nhân hay một tập thể thì người ta viết văn bản đề nghị gửi lên các cá nhân hay tổ chức có thẩm quyền để nêu ý kiến của mình.
? Nội dung nào không thể thiếu trong văn bản đề nghị?
=> Ai đề nghị? Đề nghị ai (nơi nào)? Đề nghị điều gì?
3/. Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
BÀI HS GHI
Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm của văn bản báo cáo.
GV yêu cầu HS tìm hiểu 2 văn bản ở mục I.1 trong SGK.
? Về mục đích, viết báo cáo để làm gì?
? Về yêu cầu, các văn bản có gì đáng chú ý về nội dung và hình thức trình bày?
? Về tình huống, khi nào viết báo cáo?
? Em có viết báo cáo lần nào chưa? Hãy dẫn ra một trường hợp cần viết báo cáo trong sinh hoạt và học tập ở trường, ở lớp?
GV yêu cầu HS đọc mục I.3 trong SGK.
? Em hãy cho biết tình huống nào phải viết báo cáo? Tại sao?
Hoạt động 2: Tìm hiểu cách làm một văn bản báo cáo.
GV cho HS dựa vào 2 mẫu văn bản mục I.1 để xác định thứ tự các mục trong một văn bản.
=> Để trình bày về tình hình, sự việc và kết quả đã làm được của một cá nhân hay của một tập thể.
=> - Về nội dung : phải nêu rõ (Ai viết, ai nhận, nhận việc gì và kết quả ra sao).
- Về hình thức : phải đúng mẫu, sáng sủa, rõ ràng.
=> Khi cần phải sơ kết, tổng kết một phong trào thi đua hoặc một đợt hoạt động, công tác nào đó.
=> HS thảo luận.
=> Tình huống (b) cần phải viết báo cáo. Vì:
- Cô giáo chủ nhiệm cần biết tình hình học tập, sinh hoạt của lớp trong 2 tháng cuối năm.
- Tập thể lớp phải tập hợp các kết quả phấn đấu về 3 mặt trên thành văn bản để cô giáo biết.
-> Tính huống (a) viết đề nghị, tình huống (c) viết đơn xin nhập học.
I. ĐẶC ĐIỂM CỦA VĂN BẢN BÁO CÁO.
- Mục đích : Để trình bày về tình hình, sự việc và các kết quả đạt được của một cá nhân hay một tập thể.
- Nội dung : phải nêu rõ (ai viết, ai nhận, nhận việc gì và kết quả ra sao)
- Hình thức : phải đúng mẫu, sáng sủa, rõ ràng.
II. CÁCH LÀM VĂN BẢN BÁO CÁO.
- Quốc hiệu, tiêu ngữ
- Địa điểm, ngày … tháng … năm…
- Tên văn bản : Báo cáo về …
- Nơi nhận báo cáo.
- Người (tổ chức) báo cáo.
- Nêu lí do, sự việc và kết quả đã làm được .
- Kí tên
4/. Củng cố
? Khi nào viết báo cáo?
? Nội dung và hính thức khi viết như thế nào?
? Cách làm văn bản báo cáo?
5/. Dặn dò: Học bài và soạn bài mới : “Luyện tập làm văn bản đề nghị và báo cáo”
+ Ôn lai lí thuyết của 2 loại văn bản này.
File đính kèm:
- TIET124.doc