A - Mục tiêu.
Giúp HS:
1. Về kiến thức:
- Các phép biến đổi câu; các phép tu từ cú pháp.
2. Về kỹ năng:
- Lập sơ đồ hệ thống hoá kiến thức về các phép biến đổi câu và các phép tu từ.
3. Về thái độ:
- Có ý thức giữ gìn, phát huy sự giàu đẹp, phong phú của Tiếng Việt
B - Chuẩn bị.
1. Giáo viên:
- Soạn bài, nghiên cứu tài liệu tham khảo; Chuẩn bị đồ dùng bảng phụ
2. Học sinh
7 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1051 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn 7 - Tuần 35 năm 2012 - 2013, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 35
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Bài 32. phần tiếng việt
Tiết 129: ôn tập phần tiếng việt(Tiếp)
A - Mục tiêu.
Giúp HS:
1. Về kiến thức:
- Các phép biến đổi câu; các phép tu từ cú pháp.
2. Về kỹ năng:
- Lập sơ đồ hệ thống hoá kiến thức về các phép biến đổi câu và các phép tu từ.
3. Về thái độ:
- Có ý thức giữ gìn, phát huy sự giàu đẹp, phong phú của Tiếng Việt
B - Chuẩn bị.
1. Giáo viên:
- Soạn bài, nghiên cứu tài liệu tham khảo; Chuẩn bị đồ dùng bảng phụ
2. Học sinh
- Đọc, tìm hiểu nội dung bài
C -Tiến trình.
1. ổn định lớp: Sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
3. Bài mới.
*1 Hoạt động 1: Giới thiệu bài ( 1 phút)
Tiếng Việt chúng ta giàu và đẹp bởi ta có một hệ thống các kiểu cấu tạo câu và các phép tu từ tạo ra âm thanh, màu sắc phong phú cho ngôn ngữ. Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau đi ôn tập, hệ thống lại các câu và các phép tu từ đó.
Hoạt động
Nội dung
*2 Hoạt động 2: Hướng dẫn HS ôn tập (40 phút)
H: Dựa vào mô hình trong sgk, em hãy cho biết có những phép biến đổi câu nào ?
H: Thêm bớt thành phần câu bằng cách nào ?
- Bằng cách rút gọn câu và mở rộng câu.
H: Thế nào là rút gọn câu ? Cho ví dụ ?
H: ở VD trên thành phần nào được rút gọn ?
H: Có mấy cách mở rộng câu, đó là những cách nào ?
H: Thêm trạng ngữ vào câu để làm gì ?
H: Thế nào là dùng cụm C-V để mở rộng câu ?
H: Ta có thể chuyển đổi kiểu câu bằng cách nào ?
H: Thế nào là câu chủ động ? Cho VD.
H: Thế nào là câu bị động ? Đặt một câu bị động.
H: Trong chương trình Ngữ Văn lớp 7 các em đã được học các biện pháp tu từ nào ?
H: Thế nào là điệp ngữ ? Đặt câu có sử dụng điệp ngữ ?
H: Có những loại điệp ngữ nào ?
- Nối tiếp, cách quãng, chuyển tiếp.
H: Thế nào là chơi chữ ? Lấy VD có sử dụng lối chơi chữ.
H: Thế nào là liệt kê ? Đặt câu trong đó có sử dụng liệt kê.
III - Các phép biến đổi câu.
1. Thêm bớt thành phần câu:
a. Rút gọn câu: Là lược bỏ bớt một số thành phần câu làm cho câu gọn hơn, tránh lặp những từ ngữ đã x.hiện trong câu đứng trước, thông tin nhanh hơn, ngụ ý hành động, đặc điểm nói trong câu là của chung mọi người (lược CN).
- VD:
- Bạn đi đâu đấy ?
- Đi học !
b. Mở rộng câu: có 2 cách.
- Thêm trạng ngữ vào câu: để xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích, phương tiện, cách thức diễn ra sự việc nêu trong câu.
- Dùng cụm C-V để mở rộng câu: là dùng những cụm từ h.thức giống câu đơn có cụm C-V làm thành phần của câu hoặc của cụm từ để mở rộng câu.
2. Chuyển đổi kiểu câu:
Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động và ngược lại chuyển đổi câu bị động thành câu chủ động:
- Câu chủ động: là câu có CN chỉ người, vật thực hiện một hành động hướng vào người, vật khác (chỉ chủ thể của hành động).
- VD: Các bạn yêu mến tôi.
- Câu bị động: là câu có CN chỉ người, vật được hành động của người khác, vật khác hướng vào (chỉ đối tượng của hành động).
- VD: Tôi được các bạn yêu mến.
IV. Các phép tu từ cú pháp.
1. Điệp ngữ: là biện pháp lặp lại từ ngữ hoặc cả một câu để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh mẽ đối với người đọc.
- VD: Học, học nữa, học mãi !
2. Chơi chữ: là lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước, ... làm cho câu văn hấp dẫn, thú vị.
- VD: Khi đi cưa ngọn, khi về cũng cưa ngọn. (Con ngựa).
3. Liệt kê: là sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay của tư tưởng, tình cảm.
- VD: Đồ dùng học tập gồm có: Thước kẻ, thước đo độ, ê ke, bút chì, bút mực.
*3 Hoạt động 3: (3 phút )
4. Củng cố.
- Gọi HS hệ thống lại nội dung bài.
5. Dặn: HS về học bài, làm bt chuẩn bị bài sau
D - Rút kinh nghiệm giờ dạy.
* Ưu điểm:....................................................................................................................
......................................................................................................................................
* Tồn tại:.......................................................................................................................
......................................................................................................................................
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Bài 32. phần văn, tlv, tiếng việt
Tiết 130: hươngns dẫn làm bài kiểm tra
A - Mục tiêu.
Giúp HS:
1. Về kiến thức:
- Ôn tập hệ thống các kiến thức đã học về các phần tiếng Việt, Văn, TLV.
2. Về kỹ năng:
- Hệ thống hóa kiến thức, kỹ năng vận dụng làm bài kiểm tra.
3. Về thái độ:
- Có ý thức học tập nghiêm túc môn Ngữ Văn
B - Chuẩn bị.
1. Giáo viên:
- Soạn bài, nghiên cứu tài liệu tham khảo; Chuẩn bị đồ dùng bảng phụ
2. Học sinh
- Đọc, tìm hiểu nội dung bài
C -Tiến trình.
1. ổn định lớp: Sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
3. Bài mới.
*1 Hoạt động 1: Giới thiệu bài ( 1 phút)
Việc học tập đúng phương pháp là một yếu tố quan trọng để tiếp thu kiến thức nhưng vận dụng kiến thức đó ntn để làm được đạt yêu cầu của bài kiểm tra là một vấn đề. Qua giờ học hôm nay thầy sẽ giúp các em một số các kĩ năng đó.
Hoạt động
Nội dung
*2 Hoạt động 2: Hướng dẫn HS ôn tập ( 40 phút)
H: Về phần văn, ở học kì II, em đã được học những loại văn bản nào ? Kể tên các văn bản đã học ?
H: Phần tiếng Việt em đã được học các nội dung, bài học nào ?
H: Về phần tập làm văn, cần chú ý thể loại nào ?
- Hướng dẫn HS đọc phần nội dung tham khảo trong sgk.
I - Về phần văn.
1. Văn bản nghị luận: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, Sự giàu đẹp của TiếngViệt, Đức tính giản dị của Bác Hồ, ý nghĩa văn chương.
2. Văn bản tự sự: Sống chết mặc bay, Những trò lố hay là Va ren và Phan Bội Châu.
3. Văn bản nhật dụng: Ca Huế trên sông Hương (bút kí kết hợp nghị luận, miêu tả với biểu cảm).
4. Văn bản chèo: Quan âm Thị Kính.
II - Về phần tiếng Việt.
- Câu rút gọn, câu chủ động, câu bị động, câu đặc biệt.
- Phép tu từ liệt kê.
- Mở rộng câu bằng cụm C-V và trạng ngữ.
- Dấu câu: dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy, dấu gạch ngang.
III - Về tập làm văn.
- Văn nghị luận chứng minh.
- Văn nghị luận giải thích.
*3 Hoạt động 3: (2 phút )
4. Củng cố.
- GV hệ thống lại nội dung bài
5. Dặn: HS về , ôn tập, xem lại bài kiểm tra học kỳ I.
D - Rút kinh nghiệm giờ dạy.
* Ưu điểm:....................................................................................................................
.......................................................................................................................................
* Tồn tại:.......................................................................................................................
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết 131 - 132: kiểm tra cuối năm học kì ii
(Ra đề nộp về nhà trường)
A - Mục tiêu.
Giúp HS:
1. Về kiến thức:
- Ôn tập vận dụng các kiến thức đã học về các phân môn Văn, TLV, TV để làm được bài kiểm tra theo yêu cầu của đề.
2. Về kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng hệ thống hóa kiến thức.
3. Về thái độ:
- Có ý thức nghiêm túc trong thi cử, học tập.
B - Chuẩn bị.
1. Giáo viên:
- Xây dựng ma trận đề, ra đề - đáp án - thang điểm
I - Ma trận đề:
Tên chủ đề
( Nội dung,
chương )
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
Chủ đề 1.
Tiếng Việt
- Câu chủ động và câu bị động.
- Nhớ lại được khái niệm về câu chủ động và câu bị động.
- Xác định được câu chủ động và câu bị động.
Số câu
Số điểm Tỉ Lệ%
Số câu: 1
Số điểm a: 0,5
Số điểm b: 0,5
Số câu: 1
1 điểm
10%
Chủ đề 2.
Văn học.
- Văn bản nghị luận và văn tự sự.
- Nêu được giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của văn bản “ý nghĩa văn chương”
- Làm rõ được giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo qua văn bản “ Sống chết mặc bay”
Số câu
Số điểm Tỉ lệ %
Số câu: 1
Số điểm: 1
Số câu: 1
Số điểm: 2
Số câu: 2
3 điểm
30%
Chủ đề 3.
Tập làm văn
- Nghị luận giải thích.
Viết được một bài văn nghị luận giải thích.
Số câu:
Số điểm Tỉ lệ %
Số câu: 1
Số điểm: 6
Số câu: 1
6 điểm
60%
Số câu
Số điểm Tỉ lệ %
Số câu: 2
Số điểm: 1,5
Số điểm: 0,5
Số câu: 1
Số điểm: 2
Số câu: 1
Số điểm: 6
Số câu: 4
10 điểm
100%
II - Đề kiểm tra
(Đề ra theo hình thức tự luận)
Câu 1: Thế nào là câu bị động? Xác định câu bị động trong các câu sau:
Mọi người yêu mến em.
Em được mọi người yêu mến.
Câu 2: Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản “ ý nghĩa văn chương”?
Câu 3: Trình bày giá trị nhân đạo qua văn bản “ Sống chết mặc bay” của Phạm Duy Tốn.
Câu 4: Giải thích câu tục ngữ “ Uống nước nhớ nguồn”
III - Đáp án - Thang điểm.
Câu 1: ( 1 điểm)
- Yêu cầu học sinh nêu được khái niệm về câu bị động.
Câu bị động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật được hoạt động của người, vật khác hướng vào. ( 0,5 điểm)
- Xác định được câu chủ động: ( 0,5 điểm)
Em được mọi người yêu mến.
Câu 2: ( 1 điểm)
- Yêu cầu học sinh xác định giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản “ ý nghĩa văn chương”
+ Nội dung: bài văn đã khẳng định: nguồn gốc cốt yếu của văn chương là tình cảm, là lòng vị tha. Văn chương là hình ảnh của sự sống muôn hình vạn trạng và sáng tạo ra sự sống, gây những tình cảm không có, luyện những tình cảm ta sẵn có. Đời sống tinh thần của nhân loại nếu thiếu văn chương thì sẽ rất ngèo nàn. ( 0,5 điểm)
+ Nghệ thuật: Lối văn nghị luận vừa có lí lẽ, vừa giàu cảm xúc, hình ảnh. ( 0,5 điểm)
Câu 3: ( 2 điểm)
- Học sinh làm rõ được giá trị nhân đạo của tác phẩm:
+ Thể hiện được niềm cảm thương của tác giả trước cuộc sống lầm than cơ cực của người dân do thiên tai . ( 1 điểm)
+ Lên án kẻ cầm quyền thờ ơ vô trách nhiệm với tính mạng người dân. ( 1 điểm)
Câu 4: ( 6 điểm):
* Yêu cầu về kĩ năng.
- Học sinh biết cách làm một bài văn nghị luận giải thích .
- Bài viết chặt chẽ, hợp lý. Bố cục rõ ba phần: Mở bài, thân bài, kết bài.
- Diễn đạt chính xác, trôi chảy.
- Mắc ít lỗi chính tả, dùng từ ngữ và ngữ pháp.
* Các yêu cầu về nội dung và cho điểm.
- Mở bài: Giới thiệu được vấn đề cần giải thích.( 1 điểm)
Khi được hưởng một thành quả nào đó ta phải nhớ ơn người tạo ra thành quả cho chúng ta được hưởng.
- Thân bài: Cần làm rõ các ý sau: ( 4 điểm)
+ Uống nước là gì ? (0,75 điểm)
+ Nhớ nguồn là gì ? ( 0,75 điểm)
+ Uống nước nhớ nguồn là như thế nào ? ( 1,5 điểm)
+ Vậy uống nước nhớ nguồn ta phải làm gì ? ( 1 điểm)
- Kết bài: Khẳng định lại ý nghĩa của câu tục ngữ .( 1 điểm)
III - Tiến trình.
1. ổn định tổ chức: Sí số
2. Kiểm tra sự chuẩn bị của HS:
3. Kiểm tra:
- GV phát đề, đọc cho HS soát lại đề.
*4 Hoạt động 4: (3 phút )
4. Củng cố.
- GV nhận xét giờ KT, ý thức chuẩn bị của HS
5. Dặn: HS về xem lại bài kiểm tra, chuẩn bị bài sau.
D - Rút kinh nghiệm giờ dạy.
* Ưu điểm:..................................................................................................................
....................................................................................................................................
* Tồn tại:.....................................................................................................................
....................................................................................................................................
======================== Hết tuần 35 ========================
File đính kèm:
- Giao an Ngu Van 7 Tuan 35CKTKN.doc