Giáo án môn ngữ văn 8 tuần 8 năm học 2007 -2008

A/ Mục tiêu : Sau tiết học , H/S có thể:

 - Nắm được những thông tin cơ bản nhất về tác giả O. Hen . ri và tác phẩm “ chiếc

 lá cuối cùng ”.

 - Thấy được lòng cảm thông của tác giả đối với những nỗi bất hạnh của người nghèo.

 - Rèn kĩ năng đọc, kể chuyện diễn cảm, phân tích các n/vật và tình huống truyện, kĩ

 năng tóm tắt văn bản .

 B/ Chuẩn bị: - H/S : Đọc , soạn bài và chuẩn bị bài trước ở nhà.

 Tìm đọc tr/ngắn “ chiếc là cuối cung ” ở SGK VH 8 (cũ).

 - G/V: - Ảnh chân dung nhà văn Mĩ O . Hen . ri.

 - Máy chiếu hoặc bảng phụ.

 - Đọc tham khảo mở rộng truyện ngắn của O . Hen . ri .

C/ Hoạt động trên lớp:

 1. Tổ chức lớp : Kiểm tra sĩ số :

 2.Kiểm tra bài cũ :

 ? Cho biết những ưu điểm và nhược điểm của n/vật giám mã Xan - Chô Pan - xa trong VB “ Đánh nhau với cối xay gió ” ? Qua đó , em có đánh giá gì về n/vật này ?

 - Ưu điểm : đầu óc tỉnh táo.

 - Nhược điểm : sợ hãi , hèn nhát trong suy nghĩo và hành động.

 Là người tỉnh táo nhưng thực dụng, tầm thường.

 3. Bài mới : Giới thiệu bài

 VH Mĩ là một nền VH trẻ nhưng đã xuất hiện nhiều nhà văn kiệt xuất như Giăc - Lơn - đơn , Hê ming uây . trong số đó tên tuổi của O . Hen . ri nổi bật lên như 1 tác giả truyện ngắn tài danh. “ Chiếc lá cuối cùng ” là 1 trong những truyện ngắn hướng vào cuộc sống nghèo khổ, bất hạnh của người dân Mĩ, vào sức mạnh của nghệ thuật chân chính đem lại niềm tin cho con người .

 

doc13 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1343 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn ngữ văn 8 tuần 8 năm học 2007 -2008, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 8 : & Bài 8 - Tiết 29 : Văn Bản Ngày dạy lớp 8b /10/2007 chiếc lá cuối cùng (tiết1) ( Trích ) - O . Hen . ri A/ Mục tiêu : Sau tiết học , H/S có thể: - Nắm được những thông tin cơ bản nhất về tác giả O. Hen . ri và tác phẩm “ chiếc lá cuối cùng ”. - Thấy được lòng cảm thông của tác giả đối với những nỗi bất hạnh của người nghèo. - Rèn kĩ năng đọc, kể chuyện diễn cảm, phân tích các n/vật và tình huống truyện, kĩ năng tóm tắt văn bản . B/ Chuẩn bị: - H/S : Đọc , soạn bài và chuẩn bị bài trước ở nhà. Tìm đọc tr/ngắn “ chiếc là cuối cung ” ở SGK VH 8 (cũ). - G/V: - ảnh chân dung nhà văn Mĩ O . Hen . ri. - Máy chiếu hoặc bảng phụ. - Đọc tham khảo mở rộng truyện ngắn của O . Hen . ri . C/ Hoạt động trên lớp: 1. Tổ chức lớp : Kiểm tra sĩ số : 2.Kiểm tra bài cũ : ? Cho biết những ưu điểm và nhược điểm của n/vật giám mã Xan - Chô Pan - xa trong VB “ Đánh nhau với cối xay gió ” ? Qua đó , em có đánh giá gì về n/vật này ? - Ưu điểm : đầu óc tỉnh táo. - Nhược điểm : sợ hãi , hèn nhát trong suy nghĩo và hành động. ’ Là người tỉnh táo nhưng thực dụng, tầm thường. 3. Bài mới : Giới thiệu bài VH Mĩ là một nền VH trẻ nhưng đã xuất hiện nhiều nhà văn kiệt xuất như Giăc - Lơn - đơn , Hê ming uây ... trong số đó tên tuổi của O . Hen . ri nổi bật lên như 1 tác giả truyện ngắn tài danh. “ Chiếc lá cuối cùng ” là 1 trong những truyện ngắn hướng vào cuộc sống nghèo khổ, bất hạnh của người dân Mĩ, vào sức mạnh của nghệ thuật chân chính đem lại niềm tin cho con người . Hoạt động của GV Hoạt động của HS I / Tìm hiểu chung : - GV gọi 1 HS đọc chú thích (ộ) . ? Em hãy trình bày những hiểu biết cơ bản về tác giả O . Hen . ri và VB “ chiếc lá cuối cùng ” ? - GV cho HS quan sát ảnh chân dung nhà văn đồng thời bổ sung thêm 1 số thông tin ngoài SGK. II / Đọc , hiểu văn bản : 1) Đọc , tìm hiểu chú thích : - GV hướng dẫn cách đọc và đọc mẫu 1 đoạn : phân biệt lời kể , tả của tác giả với lời nói trực tiếp của các n/vật đặt trong dấu ngoặc kép . Đoạn cuối truyện cần đọc giọng rưng rưng, cảm động, nghẹn ngào. - GV đọc tóm tắt đoạn lược bỏ ( SGK - 87 ) - GV hướng dẫn HS tìm hiểu các chú thích : 1 , 3 , 4 , 8 . 2) Tóm tắt văn bản : (3’) : ? Hãy tóm tắt VB “ chiếc lá cuối cùng ” bằng 1 đoạn văn ngắn ? ’ GV bổ sung và đưa bảng phụ có phần tóm tắt hoàn chỉnh : - Giôn - xi ốm nặng và nằm đợi chiếc lá cuối cùng của cây thường xuân bên cửa sổ rụng, khi đó cô sẽ chết. - Nhưng qua 1 buổi sáng và 1 đêm mưa gió phũ phàng, chiếc lá cuối cùng vẫn không rụng. Điều đó khiến Giôn - xi thoát khỏi ý nghĩ về cái chết. - Một người bạn gái đã cho Giôn - xi biết chiếc lá cuối cùng chính là bức tranh của hoạ sĩ già Bơ - men đã bí mật vẽ trong 1 đêm mưa gió để cứu Giôn - xi, trong khi chính cụ bị chết vì sưng phổi. 3) Bố cục : 3 phần. ? VB “ chiếc lá cuối cùng ” có thể tách ra làm mấy phần ? Nêu ND từng phần ? - GV gợi ý cho HS : Nhân vật chính là ai ? tách VB theo các ND liên quan đến nhân vật chính đó . 4) Tìm hiẻu văn bản : a) Giôn - xi đợi cái chết : ? Theo dõi vào phần thứ nhất của VB và cho biết : Tại sao Giôn - xi mở to cặp mắt Thẫn thờ nhìn tấm mành và thều thào ra lệnh kéo nó lên ? * GV chốt : - Nhìn chiếc lá thường xuân cuối cùng rụng để chờ đợi cái chết. ? Em hình dung về n/vật Giôn - xi qua dáng vẻ “ thẫn thờ ” và “ giọng nói thều thào ” ntn ? * GV chốt : Sức khoẻ yếu, sức sống gần như cạn kiệt. ? Em hiểu gì về trạng thái tinh thần của Giôn - xi từ câu nói của cô “ Đó là chiếc lá cuối cùng … em sẽ chết ” ? ? Việc Giôn - xi không đáp lại những lời lẽ yêu thương của bạn , cho em biết thêm điều gì về Giôn - xi ? * GV chốt: - Không tin vào sự sống, chờ đợi cái chết với tâm trạng chán nản. - Cô đơn, tuyệt vọng không còn muốn sống. ? Em nghĩ gì về n/vật Giôn - xi từ tất cả những biểu hiện đó ? ? Con người yếu đuối và tuyệt vọng của Giôn - xi gợi cho em cảm xúc gì ? ? Như vậy ở phần đầu đoạn trích, em thấy tác giả đã có đặc sắc gì về nghệ thuật ? tác dụng ? * GV chuyển ý: Vậy Giôn - xi có vượt qua được cái chết hay không - về nhà đọc tìm hiểu tiếp 2 phần còn lại . ’ giờ sau học tiếp. - 1 HS đọc phần chú thích (ộ) . - HS dựa vào chú thích (ộ) - trả lời : - HS quan sát, nghe và tự ghi những thông tin cần thiết vào vở. * 3 HS đọc nối nhau cho đến hết VB . * HS thực hiện y/cầu của GV. - 1 HS tóm tắt, HS khác nhận xét VB tóm tắt đã đảm bảo nội dung chính của VB được tóm tắt chưa .. * HS quan sát phần tóm tắt và ghi nhớ . * HS thảo luận - trả lời: ( 3 phần ) - Phần 1 : Từ đầu …’ “ kiểu Hà Lan ”. ’ Giôn - xi đợi cái chết. - Phần 2 : Tiếp …’ “ thế thôi ”. ’ Giôn - xi vượt qua cái chết. - Phần 3 : ( Còn lại ) ’ Bí mật về chiếc lá cuối cùng. - Cô muốn nhìn xem chiếc lá thường xuân cuối cùng bên cửa sổ đã rụng chưa. * HS tự trình bày cảm nhận : - Một cô gái sức khoẻ yếu ớt, gần như cạn kiệt sức sống. * HS thảo luận - trả lời : - Giôn - xi k0 còn tin vào sự sống của mình. - Có tâm trạng chán nản của kẻ chờ đợi phút chia tay với cuộc đời. - Cho thấy Giôn - xi vô cùng đau đớn, tuyệt vọng, không còn muốn sống. * HS thảo luận - phát biểu : - Là cô gái yếu đuối và tuyệt vọng. * HS tự bộc lộ tình cảm của mình : - Nghệ thuật XD tình huống đặc sắc : ( chiếc lá cuối cùng rụng ’ chết ). ’ Tạo nên sự hấp dẫn cho phần sau của truyện. 4. Củng cố : ? VB “ chiếc lá cuối cùng ” đã sử dụng các phương thức biểu đạt nào dưới đây ? A. Tự sự . C. Tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm. B. Miêu tả và biểu cảm. ’ Đáp án : ( C ) 5. Hướng dẫn về nhà: - Nắm chắc ND đã tìm hiểu ở tiết học. - Tìm hiểu tiếp 2 phần còn lại của VB để tiết sau học tiếp. --------------------------------------------- Tuần 8 : & Tiết 30 : Văn Bản Ngày dạy lớp 8b /10/2007 chiếc lá cuối cùng ( tiếp ) ( Trích ) - O . Hen . ri A/ Mục tiêu : Sau tiết học , H/S có thể hiểu và cảm nhận được : - Tình yêu thương cao cả giữa những người lao động nghèo khổ. - Nghệ thuật chân chính là nghệ thuật vì sự sống con người. - Cách kết thúc truyện theo kiểu đảo ngược tình huống 2 lần gây bất ngờ và hứng thú cho người đọc . B/ Chuẩn bị: - H/S : Đọc , soạn bài và chuẩn bị bài trước ở nhà. - G/V: Máy chiếu hoặc bảng phụ, phiếu học tập. C/ Hoạt động trên lớp: 1. Tổ chức lớp : 2.Kiểm tra bài cũ : ’ GV dùng bngr phụ có câu hỏi trắc nghiệm : ? Đối với Giôn - xi , chiếc lá thường xuân cuối cùng rụng hay không rụng có ý nghĩa như thế nào ? A. Nếu chiếc lá ấy rụng thì cô sẽ rất đau khổ. B. Nếu chiếc lá ấy rụng thì cô sẽ không tiếp tục vẽ nữa. C. Cô không còn muốn quan tâm đến chiếc lá cuối cùng nữa. D. Chiếc lá rụng hay không sẽ quyết định số phận cô. ’ Đáp án : ( D ) 3. Bài mới : GV giới thiệu chuyển tiếp vào bài Hoạt động của GV Hoạt động của HS 4) Tìm hiẻu văn bản : ( tiếp ) b) Giôn - xi vượt qua cái chết : ? Theo dõi tiếp vào phần 2 của VB và cho biết : Sau 1 đêm mưa gió dữ dội trời vừa hửng sáng, khi chiếc mành được kéo lên, Giôn - xi phát hiẹn điều gì ? * GV chốt : - Chiếc lá thường xuân vẫn còn sau 1 đêm mưa dữ dội. ? Tại sao sau khi nằm nhìn chiếc lá hồi lâu, Giôn - xi tự thấy mình “ là một cô bé hư ” ? ? Theo em , Giôn - xi đã cảm nhận được điều gì từ chiếc lá cuối cùng vẫn còn đó ? * GV chốt : - Chiếc lá mỏng manh nhỏ nhoi chứa đựng 1 sức sống mãnh liệt bền bỉ. ? Chi tiết “ Giôn - xi xin cháo , sữa , đòi gương soi, muốn ngồi dậy và nói với Xiu về hi vọng được vẽ vịnh Na - plơ ” báo hiệu những đổi thay nào ? * GV chốt: - Nhu cấu sống, tình yêu hội hoạ đã trở lại với Giôn - xi. - Giôn - xi đã vượt qua được cái chết. ? Theo em, vì sao 1 con người có thể vượt lên cái chết chỉ vì chiếc lá mỏng manh còn sống ở trên cây ? c) Bí mật của chiếc lá cuối cùng : ? Theo dõi phần cuối của VB và cho biết: sự thật về chiếc lá cuối cùng vẫn còn đó liên quan đến n/vật nào ? ? Bơ - men là 1 hoạ sĩ nghèo, mong muốn vẽ được 1 kiệt tác nghệ thuật. ở đây cụ Bơ - men đã vẽ chiếc lá cuối cùng với mục đích gì ? * GV chốt: - Chiếc lá cuối cùng do cụ Bơ - men vẽ để cứu sống Giôn - xi. ? Hoạ sĩ già Bơ - men đã vẽ bức tranh chiếc lá cuối cùng ntn ? ? Cụ đã phải trả giá ntn cho bức vẽ chiếc lá cuối cùng ? ? Tại sao Xiu - người bạn của Giôn - xi lại gọi bức vẽ đó là 1 kiệt tác ? * GV chốt: - Đó là 1 “ kiệt tác ” ’ vì được tạo ra từ tình yêu thương con người, vì con người. ’ GV nhấn mạnh : Bức tranh của hạo sĩ Bơ - men k0 phải là thần dược , mà nó là tác phẩm nghệ thuật được tạo nên bởi t/yêu thương con người. ? Qua đó, em hiểu thêm ý nghĩa nào của truyện ? - GV mở rộng, dẫn quan điểm về nghệ thuật của Nam Cao trong truyện “ trăng sáng ”. 5) Tổng kết : (ghi nhớ : SGK - 90 ) ? Kết thúc bất ngờ của truyện cho em thấy nét đặc sắc nào về nghệ thuật của O - Hen - ri ? ’ GV gợi ý : Giôn - xi từ chết ’ sống Bơ - men từ sống ’ chết. ? Đọc VB “chiếc lá cuối cùng ” em cảm nhận được những gì về : t/cảm con người; vai trò của nghệ thuật chân chính ? ’ GV gọi 1 HS đọc ( ghi nhớ ) * HS phát hiện qua SGK : - Chiếc lá thường xuân vẫn còn đó . * HS thảo luận - trả lời: - Giôn - xi cảm nhận được có 1 cái gì đó đã làm cho chiếc lá cuối cùng vẫn còn đó để thấy mình đã tệ như thế nào. - Chiếc lá mỏng manh nhỏ nhoi có 1 sức sống thật mãnh liệt bền bỉ. * HS thảo luận - trả lời : - Nhu cầu sống đã trở lại với Giôn - xi. - Tình yêu hội hoạ đã trở lại. - Giôn - xi đã vượt qua được cái chết. * HS thảo luận - trả lời : - Chiếc lá dù mỏng manh, nhỏ nhoi nhưng vẫn là 1 sự sống. -Sự sống dẻo dai, bền bỉ của chiếc lá có thể kích thích t/yêu sự sống của con người. * HS phát hiện qua SGK : - Liên quan đến cụ Bơ - men . - Mục đích : cứu sống Giôn - xi. Bức tranh vẽ chiếc lá mãi còn trên cây có thể kéo dài sự sống cho 1 tâm hồn yếu đuối đang đếm lá rụng chờ chết. * HS phát hiện qua SGK : - Vẽ âm thầm, bí mật trong đêm mưa gió lạnh buốt ngoài trời. ’ Cụ bị viêm phổi và đã chết vì sưng phổi. * HS thảo luận nhóm - phát biểu : - Vì nó sinh động giống như thật. - Vì nó có sức mạnh, cứu sống 1 con người đang tuyệt vọng. - Vì nó được vẽ bởi 1 hạo sĩ lao động quên mình. * HS thoả luận nhóm - trả lời : - Nghệ thuật chân chính được tạo ra từ t/yêu thương con người, vì con người. - Nghệ thuật đảo ngược tình huống 2 lần gây bất ngờ và hấp dẫn người đọc. - Tình yêu thương cao cả giữa những con người nghèo khổ. - Nghệ thuật chân chính là nghệ thuật được tạo ra từ t/yêu thương con người, vì sự sống con người. * 1 HS đọc ( ghi nhớ ) 4. Củng cố : ? Có người cho rằng : “ Chiếc lá cuối cùng ” là truyện có kết thúc mở, để lại nhiều dư âm và suy nghĩ trong lòng người đọc. Điều đó đúng hay sai ? Vì sao ? 5. Hướng dẫn về nhà: ( 2 ' ) - Học thuộc ( ghi nhớ ) để nắm chắc giá trị nghệ thuật và nội dung của VB. - Làm bài tập 1 , 2 ( SBT ). ’ Soạn văn bản : Hai cây phong ----------------------------------------------------------- Tuần 8 : & Tiết 31 : Tiếng việt Ngày dạy lớp 8b /10/2007 chương trình địa phương ( phần tiếng Việt ) A/ Mục tiêu: Sau tiết học, HS có thể : - Hiểu được từ ngữ chỉ quan hệ ruột thịt, thân thích được dùng ở địa phương các em sinh sống . - Bước đầu so sánh các từ ngữ địa phương với các từ ngữ tương ứng trong ngôn ngữ toàn dân để thấy rõ những từ ngữ nào trùng với từ ngữ toàn dân , những từ nào không trùng. B/ Chuẩn bị : - H/S : - Đọc , soạn bài và chuẩn bị bài trước ở nhà . ( chuẩn bị theo 3 y/cầu của tiết học - làm trước ra vở nháp ) - G/V : - Bảng phụ - kẻ bảng cho HS điền. C/ Hoạt động trên lớp : 1. Tổ chức lớp : Kiểm tra sĩ số: 2. Kiểm tra bài cũ : ( Kiểm tra 15 ‘ ) * Đề bài : Câu 1 : Thế nào là trường từ vựng ? Câu 2 : Các từ gạch chân trong câu văn sau thuộc trường từ vựng nào ? Giá những cổ tục đã đầy đoạ mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thuỷ tinh , đầu mẩu gỗ , tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn , mà nhai , mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi . ( Trong lòng mẹ ) Hoạt động của miệng. C. Hoạt động của lưỡi. Hoạt động của răng. D. Cả A , B , C đều sai. * Đáp án - biểu điểm : Câu 1 : ( 5 điểm ) Trường từ vựng là tập hợp của những từ có ít nhất 1 nét chung về nghĩa. Câu 2 : ( 5 điểm ) : Đáp án : ( B ) 3. Bài mới : Giới thiệu bài Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1/ Thảo luận ở tổ : (10 ' ) - GV giao nhiệm vụ cho các tổ. Mỗi tổ làm chung 1 bảng điều tra theo các yêu cầu 1, 2 , 3 ( SGK ) . Cuối bảng điều tra cần rút ra những từ ngữ không trùng với từ ngữ toàn dân ( nếu có ) . Tập hợp các sưu tầm của các tổ viên về vấn đề thứ hai và vấn đề thứ 3. 2/ Trình bày kết quả điểu tra, sưu tầm : (14' ) - GV sử dụng bảng phụ hoặc giấy khổ lớn kẻ bảng cho yêu cầu (1) để đại diện các tổ lên điền. - GV nhận xét bài làm của các tổ. Nếu hầu hết các từ HS điền trùng với từ ngữ toàn dân thì có thể kết luận nơi các em ở nói theo chuẩn ngôn ngữ chung. * HS làm việc theo tổ - thực hiện các yêu cầu của tiết học và của GV. * Đại diện tổ trình bày kết quả điều tra, sưu tầm . 4. Củng cố: - GV tổng kết, nhận xét chung về tiết học: ( tinh thần, thái độ, ý thức tham gia trên lớp ; sự chuẩn bị ở nhà ). 5. Hướng dẫn về nhà: - Thực hiện ( ghi chép ) 3 vấn đề của tiết học vào vở. - Tự sưu tầm 1 số bài thơ ca có sử dụng từ ngữ địa phương chỉ quan hệ ruột thịt. ’ Đọc và tìm hiểu trước bài : Nói giảm , nói tránh . ’ Tiết sau học : Lập dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp với m/tả và biểu cảm . ----------------------------------------------------- Tuần 8 : & Tiết 32 : Tập làm văn Ngày dạy lớp 8b /10/2007 lập dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm A/ Mục tiêu: Sau tiết học, HS có thể : - Nhận diện được bố cục các phần mở bài , thân bài , kết bài của 1 văn bản tự sự kết hợp với m/tả và biểu cảm. - Biết cách tìm, lựa chọn và sắp xếp các ý trong bài văn ấy . B/ Chuẩn bị : - H/S : - Đọc và chuẩn bị trả lời câu hỏi mục I.1 trước ở nhà. - G/V : - Máy chiếu hoặc bảng phụ . C/ Hoạt động trên lớp : 1. Tổ chức lớp : Kiểm tra sĩ số: 8 : 8 : 2. Kiểm tra bài cũ : ( GV dùng bảng phụ ) ( kiểm tra việc chuẩn bị ở nhà của HS ) 3. Bài mới: Giới thiệu bài Hoạt động của GV Hoạt động của HS I/ Dàn ý của bài văn tự sự : ) Tìm hiểu dàn ý của bài văn tự sự : a) Đọc bài văn “ món quà sinh nhật ” SGK - 92. b) Nhận xét : ? Xác định 3 phàn mở bài, thân bài, kết bài và nêu ND chính của mỗi phần ? ? Xác định các yếu tố : - Truyện kể về việc gì ? ( sự việc chính ) ? ? Ai là người kể chuyện ? ở ngôi thứ mấy ? ? Câu chuyện xảy ra ở đâu ? vào lúc nào ? trong hoàn cảnh nào ? ? Chuyện xảy ra với ai ? có những n/vật nào? ai là n/vật chính ? tính cách của mỗi n/vật ra sao ? Câu chuyện diễn ra ntn ? ( Mở đầu nêu vấn đề gì ? Đỉnh điểm câu chuyện ở đâu ? Kết thúc ntn ? Điều gì đã tạo nên sự bất ngờ ? ? Các yếu tố m/tả và biểu cảm được kết hợp và thể hiện ở những chỗ nào trong truyện ? Nêu tác dụng của những yếu tố m/tả và biểu cảm đó ? 2) Dàn ý của một bài văn tự sự : ? Qua tìm hiểu bài văn trên, em cho biết dàn ý của bài văn tự sự kết hợp với m/tả và biểu cảm thường gồm mấy phần, là những phần nào ? ? Qua bài văn trên, cho biết nhiệm vụ chính của mỗi phần ? * GV chốt : Gồm 3 phần : a) Mở bài : thường giới thiệu sự việc, nhân vật và tình huống xảy ra câu chuyện. b) Thân bài : Kể lại diễn biến câu chuyện theo 1 trình tự nhất định, kết hợp m/tả sự việc, con người và bày tỏ thái độ t/cảm trước sự việc, con người. ( Thực chất là trả lời câu hỏi : câu chuyện đã diễn ra ntn ? ) c) Kết bài : Thường nêu kết cục và cảm nghĩ của người trong cuộc. ( người kể chuyện hay của 1 n/vật nào đó ). 3) Kết luận : ( ghi nhớ : SGK - 95 ) ? Quy trình XD đoạn văn tự sự gồm mấy bước ? nhiệm vụ của từng bước là gì ? II / Luyện tập : ( 15 ' ) 1) Bài tập 1 : ( SGK - 95 ) ? Lập dàn ý cơ bản từ VB “Cô bé bán diêm ” ? ’ GV yêu cầu HS trả lời theo các câu hỏi gợi ý ở mỗi phần . ’ GV nhận xét , bổ sung ’ cho điểm . 2) Bài tập 2 : ( SGK - 95 ) ? Lập dàn ý cho đề bài cho sẵn ? ’ GV gợi ý cho HS : a) Mở bài : - Giới thiệu bạn mình là ai ? -Kỉ niệm xúc động nhất là kỉ niệm về cái gì ? b) Thân bài : * Thời gian , không gian , hoàn cảnh … của kỉ niệm. * Nhân vật chính và các n/vật khác. * Sự việc chính và các chi tiết ( mở đầu, diễn biến, kết quả ). * Điều gì khiến em xúc động nhất, xúc động ntn ? c) Kết bài : - Nêu cảm nghĩ về kỉ niệm đó . * 1 HS đọc bài văn “ Món quà sinh nhật ” . * HS thảo luận và trả lời: a) Mở bài : ( từ : nhân kỉ niệm ngày sinh … đến bao nhiêu thứ bày la liệt trên bàn ) ’ ND : kể và tả lại quang cảnh chung của buổi sinh nhật. b) Thân bài : ( từ : vui thì vui thật đến chỉ gật đầu k0 nói ) ’ND : kể về món quà sinh nhật độc đáo của người bạn. c) Kết bài : ( từ : cảm ơn Trinh quá đến chùm quả vàng tươi thơm mát này… ) ’ ND : Nêu cảm nghĩ về món quà sinh nhật . * Sự việc chính : Diễn biến của buổi sinh nhật. - Trang là người kể chuyện - ở ngôi thứ nhất ( tôi ) ’ ngôi kể. * Thời gian : buổi sáng. - Không gian : trong nhà Trang. - Hoàn cảnh : ngày sinh của Trang có các bạn đến chúc mừng. * Sự việc xoay quanh n/vật Trang ( n/vật chính ). Ngoài ra còn có Trinh, Thanh và các bạn khác. - Trang : hồn nhiên, vui mừng, sốt ruột. - Trinh : kín đáo, đằm thắm, chân thành. - Thanh : hồn nhiên, nhanh nhẹn, tinh ý. * Mở đầu : Buổi sinh nhật vui vẻ đã sắp đến hồi kết. Trang sốt ruột vì người bạn thân nhất chưa đến. - Diễn biến : Trinh đến và giải toả những băn khoăn của Trang, đỉnh điểm là món quà độc đáo: một chùm ổi được Trinh chăm sóc từ khi còn là những cái nụ. - Kết thúc : cảm nghĩ của Trang về món quà độc đáo . * Các yếu tố miêu tả và biểu cảm : - Miêu tả : Suốt cả buổi sáng, nhà tôi tấp lập kẻ ra người vào … các bạn ngồi chật cả nhà … nhìn thấy Trinh đang tươi cười … Trinh dẫn tôi ra vườn … Trinh lom khom … Trinh vẫn lặng lẽ cười, chỉ gật đầu không nói … ’ Tác dụng : Miêu tả tỉ mỉ các diễn biến của buổi sinh nhật giúp cho người đọc có thể hình dung ra không khí của nó và cảm nhận được tình bạn thắm thiết giữa Trang và Trinh. - Biểu cảm : Tôi vẫn cứ bồn chồn k0 yên … bắt đầu lo … tủi thân và giận Trinh … giận mình quá … tôi run run … Cảm ơn Trinh quá … quý giá làm sao … ’ Tác dụng : Bộc lộ t/cảm bạn bè chân thành và sâu sắc giúp cho người đọc hiểu rằng tặng cái gì k0 quan trọng bằng tặng ntn . * Gồm 3 phần : MB - TB - KB . * HS thảo luận và nêu nhiệm vụ chính của các phần : MB - TB - KB . * 1 HS đọc phần ( ghi nhớ ). * HS lập dàn ý dựa theo yêu cầu và gợi ý ở mỗi phần. ’ 1 - 2 HS trình bày dàn ý của mình . * HS ghi nhớ về nhà hoàn thiện. 4. Củng cố: ( 2 ' ) ? Nêu dàn ý của bài văn tự sự kết hợp với m/tả, biểu cảm ? n/vụ chính của mỗi phần ? 5. Hướng dẫn về nhà: ( 1 ' ) - Học thuộc ( ghi nhớ ) - để nắm chắc kĩ năng lập dàn ý. - Làm bài tập 2 (SGK ). - Ôn các kiến thức và nắm chắc các kĩ năng để chuẩn bị viết bài TLV số 2 vào tuần sau . -----------------------------------------------------

File đính kèm:

  • docTuan 8.doc