Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tiết 36: Kiều ở lầu Ngưng Bích

A. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh:

 - Qua tâm trạng cô đơn, buồn tủi và nỗi niềm thương nhớ của Kiều, cảm nhận được tấm lòng thuỷ chung hiếu thảo của nàng.

 - Thấy được nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật của Nguyễn Du: Diễn biến tâm trạng được thể hiện qua ngôn ngữ độc thoại và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình.

B- Trọng tâm: Tâm trạng Kiều khi ở lầu Ngưng Bích

C. Chuẩn bị: - Giáo viên: Một số bài bình luận về đoạn trích.

 - Học sinh: Đọc và soạn theo yêu cầu SGK.

D. Tiến trình tiết dạy

 

doc6 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2047 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tiết 36: Kiều ở lầu Ngưng Bích, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS: 21-9-2011 Tiết 36 ND: KIỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH A. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh: - Qua tâm trạng cô đơn, buồn tủi và nỗi niềm thương nhớ của Kiều, cảm nhận được tấm lòng thuỷ chung hiếu thảo của nàng. - Thấy được nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật của Nguyễn Du: Diễn biến tâm trạng được thể hiện qua ngôn ngữ độc thoại và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình. B- Trọng tâm: Tâm trạng Kiều khi ở lầu Ngưng Bích C. Chuẩn bị: - Giáo viên: Một số bài bình luận về đoạn trích. - Học sinh: Đọc và soạn theo yêu cầu SGK. D. Tiến trình tiết dạy I / Kiểm tra bài cũ: ( 5’)Phân tích bức họa mùa xuân trong bốn dòng thơ đầu đ/ trích ” Cảnh ngày xuân”? II/ Bài mới: 1/ Giới thiệu bài: (1’) - Sau khi bị Mã Giám Sinh lừa gạt, làm nhục, Tú Bà mắng nhiếc, Kiều định tự vẫn. Tú Bà sợ mất vốn bèn lựa lời khuyên giải và đưa nàng ra sống riêng ở lầu Ngưng Bích. Đoạn trích ghi lại tâm trạng của Kiều trong những ngày ở đó 2/ Nội dung. TG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN-HS NỘI DUNG BÀI HỌC 10’ 20’ HĐI: Nêu vị trí đ/ trích - HĐ2 Gọi học sinh đọc bài( Giọng chậm buồn, nhấn mạnh các từ bẽ bàng... ? Em hãy cho biết vị trí của đoạn trích trong tác phẩm. ? Đoạn trích có kết cấu như thế nào? Vậy đoạn trích có thể xem vừa tả cảnh vừa tả tình. - Gọi học sinh đọc sáu câu đầu. ? Em hiểu gì về hai chữ “khoá xuân"? ? Cảnh thiên nhiên ở lầu Ngưng Bích được miêu tả như thế nào? Giáo viên: Đây là một bức tranh thiên nhiên đẹp, nên thơ nhưng vắng lặng, heo hút, không một bóng người. ? Không gian hoang vắng ấy gợi cho ta suy nghĩ gì về cuộc sống của Kiều. ? Hình ảnh “mây sớm, đèn khuya" gợi tính chất gì của thời gian? Nhận xét cách sử dụng của tác giả , tác dụng? ? Cảnh ở lầu Ngưng Bích gợi cho em hiểu gì về cảnh ngộ của Kiều. Qua khung cảnh thiên nhiên có thể cảm nhận Thuý Kiều đang ở trong tâm trạng như thế nào? Từ ngữ nào góp phần diễn tả tâm trạng ấy? nó là loại từ gì? - Gọi học sinh đọc sáu câu tiếp. ? Trong cảnh ngộ ấy Kiều nhớ đến những ai?Cũng là nỗi nhớ nàng nhớ ai trước?nhớ ai sau?như vậy có hợp với đạo lý thông thường không/vì sao? ? Với Kim Trọng, nàng đã nhớ những gì? GV: trước sau gì Kiều vẫn cho mình là kẻ lỗi hẹn bạc tình... ? Với cha mẹ, nỗi nhớ của Kiều như thế nào? ? Trình tự nỗi nhớ đó có phù hợp không ? vì sao? Với Kim Trongk "tưởng",với cha mẹ "xót"->tạo nên sự hấp dẫn riêng. ? Em có nhận xét gì về tấm lòng Thuý Kiều qua nỗi nhớ thương của nàng? - Gọi học sinh đọc tám câu cuối. ? Tâm trạng của nàng Kiều được bộc lộ qua điều gì? ? Mỗi cảnh vật có một nét riêng đồng thời lại có nét chung để diễn tả tâm trạng Thuý Kiều. Em hãy phân tích. ? Cảnh ở lầu Ngưng Bích được nhìn qua tâm trạng nàng Kiều từ góc độ nào. ? Nêu biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn thơ cuối. 3’ ? Em có nhận xét gì về nghệ thuật miêu tả của Nguyễn Du trong doạn trích này. ? Nếu hỏi nghệ thuật đặc sắc nhất của đoạn trích này em sẽ trả lời sao. ? Ý nghĩa của đoạn trích. I-Vị trí đoạn trích Đoạn trích ở phần 2 tác phẩm từ câu 1033- 1054 II- Tìm hiểu chi tiết 1/ Đọc- chú thích 2/ Đại ý; Tâm rạng buồn thương của Kiều khi ở lầu Ngưng Bích 3/ Bố cục: 3 phần - Sáu câu đầu: Cảnh lầu Ngưng Bích - Tám câu tiếp: Nổi nhớ của Thuý Kiều - Tám câu cuối: Tâm trạng buồn đau... 4).Tìm hiểu chi tiết: a). Cảnh lầu Ngưng Bích: - HS đọc. - Khoá xuân: Khoá kín tuổi xuân=> Cấm cung, thực chất là bị giam hãm quản thúc. - Non xa, trăng gần. Bốn bề bát ngát... Cát vàng, cồn nọ...dặm kia. => Không gian mênh mông, rợn ngợp, hoang vắng. Lầu Ngưng Bích trơ trọi giữa trời mây non nước. - HS nghe. - Kiều sống một mình trơ trọi giữa trời mây non nước không một bóng người => cô đơn buồn tẻ. Từ ngữ giàu sức gợi tả. - Mây sớm, đèn khuya: Thời khắc của một ngày, đêm => Gợi sự tuần hoàn khép kín của thời gian: sớm - khuya, ngày - đêm Kiều thui thủi một mình. => Kiều bị giam hãm, bị cô đơn tuyệt đối, bị tách ra khỏi cuộc sống con người. - Bẽ bàng->từ láy thể hiện tâm trạng chán ngán tủi buồn bơ vơ,hoàn cảnh cô đơn buồn tủi của nàng. b). Nỗi nhớ thương Kim Trọng và cha mẹ của nàng Kiều: - HS đọc. - Nhớ Kim Trọng, nhớ cha mẹ. Tưởng người dưới nguyệt chén đồng Tin sương luống những rày trông mai chờ. => Nhớ chén rượu thề dưới trăng, nhớ kỉ niệm của 2 người và tưởng tượng sự đợi chờ trông ngóng…, nàng nghĩ về hiện tại của đời mình: Bên trời góc bể bơ vơ Tấm son gột rửa bao giờ cho phai. - Nhớ cha mẹ: Xót người tựa cửa hôm mai Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ => Nỗi nhớ-> nỗi đau đớn xót xa khi bố mẹ già yếu mà không người đỡ đần chăm sóc. Nỗi nhớ pha chút ân hận vì đã phụ công sinh thành nuôi dưỡng của cha mẹ. - Học sinh thảo luận trả lời=> - Kiều vốn là người con hiếu thảo, nhưng việc Nguyễn Du để cho Kiều nhớ về chàng Kim trước là một dụng ý, bởi cho đến giờ phút này Kiều chưa có chút ân tình để đền đáp cho Kim Trọng sau khi hai người đã thề hứa, nên nhà thơ đã để cho nàng nhớ về chàng Kim trước như một chút ân tình đền đáp. Còn với gia đình, cha mẹ… => Kiều là người đáng thương nhất, bất hạnh nhất nhưng nàng đã quên cảnh ngộ của bản thân để nghĩ về cha mẹ, nghĩ về người yêu. Kiều là người tình thuỷ chung, người con hiếu thảo, người có tấm lòng vị tha đánh trọng. c). Tâm trạng của nàng Kiều: - HS đọc. - Tâm trạng của nàng Kiều được bộc lộ qua việc miêu tả cảnh vật ở lầu Ngưng Bích. Tả cảnh => ngụ tình. “Buồn trông cửa bể chiều hôm Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa" => Nổi nhớ cha mẹ, quê hương Buồn trông ngọn nước mới sa Hoa trôi man mác biết là về đâu. => Buồn nhớ người yêu, xót xa duyên phận Buồn trông nội cỏ rầu rầu Chân mây mặt đất một màu xanh xanh. => Buồn cho cảnh ngộ chính mình Buồn trông gió cuốn mặt duềnh Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi => Cảnh tượng hãi hùng, ghê sợ đang ập xuống cuộc đời. => Cảnh từ xa đến gần, màu sắc từ nhạt đến đậm, âm thanh từ tĩnh đến động, nỗi buồn từ man mác đến mênh mông đến lo âu kinh sợ. - Điệp ngữ: Buồng trông: Tạo âm hưởng buồn thương tiếp nối, dai dẳng thường trực => Tô đậm nỗi cô đơn, buồn tủi trống trải của Kiều. - Từ láy giàu sắc thái biểu cảm: Thấp thoáng, xa xa, man mác, …ầm ầm. => Miêu tả tâm trạng qua ngôn ngữ độc thoại và tả cảnh ngụ tình. - Đó là nghệ thuật tả cảnh ngụ tình. * ghi nhớ. 5- Tổng kết a/ Nghệ thuật b/ Nội dung C. Luyện tập: Đọc thuộc đoạn trích ( 3’) D. Củng cố: Gv hệ thống nội dung tiết học (2’) E. HDVN: học bài, soạn “ Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” (2’) --------------------------------------- NS: 25-9-2012 ND: TIẾT : 37, 38 VĂN BẢN : LỤC VÂN TIÊN CỨU KIỀU NGUYỆT NGA ( Trích Truyện Lục Vân Tiên - Nguyễn Đình Chiểu) I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT. - Kiến thức : Học sinh nắm được những nét chủ yếu về cuộc đời sự nghiệp của Nguyễn Đình Chiểu, nội dung cốt truyện Lục Vân Tiên. Qua đoạn trích, học sinh thấy được khát vọng nhân nghĩa của tác giả, cũng như phẩm chất cao đẹp của hai nhân vật Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga. - Rèn luyện kĩ năng : đọc truyện thơ Nôm, phân tích nhân vật qua ngôn ngữ đối thoại. - Giáo dục : Tư tưởng nhân văn. II.TRỌNG TÂM: Hình tượng nh/ vật LVT III. CHUẨN BỊ : 1. Thày : Nghiên cứu, soạn bài, tranh ảnh về Nguyễn Đình Chiểu. 2. Trò : Đọc soạn bài. IV. TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY . A. Kiểm tra bài cũ. Tóm tắt truyện LVT ( 5’) B.Bài mới. GV : Giới thiệu : HS quan sát tranh Nguyễn Đình Chiểu. TTG HOẠT ĐỘNG CỦA THÀY VÀ TRÒ NỘI DUNG BÀI HỌC 15’ 15’ 30’ 5’ GV: Dựa vào chú thích SGK em hãy tóm tắt những nét chính về cuộc đời sự nghiệp của Nguyễn Đình Chiểu? - Về quê quán ? Về sự nghiệp ? Những phẩm chất, tính cách, bàI học từ cuộc đời và sự nghiệp của tác giả ? GV: Học sinh thảo luận theo nhóm? GV: Đại diện nhóm trình bày ? GV: Đại diện nhóm nhận xét ? GV: Nhận xét, củng cố, kết luận. GV: Giới thiệu về tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên? GV: Tóm tắt tác phẩm. GV: Học sinh thảo luận theo nhóm? GV: Đại diện nhóm trình bày ? GV: Đại diện nhóm nhận xét ? GV: Nhận xét, củng cố, kết luận bằng các hình ảnh thơ góp phần làm cho câu chuyện thêm sinh động. GV : HS đọc văn bản. . GV : Chú ý thể hiện đúng lời của từng nhân vật. Tiết 38 GV : Dựa vào văn bản. hãy cho biết văn bản. trên được chia làm mấy phần? Xác định nội dung và giới hạn của từng phần . GV: Học sinh đọc phần 1. GV : Hình ảnh Lục Vân Tiên đánh tan bọn cướp được tác giả miêu tả tập trung qua những hình ảnh thơ nào ? GV : Qua cách miêu tả cho ta liên tưởng tới nhân vật nào trong tác phẩm Tam quốc chía của Trung Quốc ? GV : Tác giả đã sử dụng nghệ thuật nào khi miêu tả? Hãy nêu tác dụng của thủ pháp nghệ thuật đó? GV : Sau khi đánh tan bọn cướp đường chàng trai Lục Vân Tiên đã có lời lẽ như thế nào? GV : Qua đây em nhận xét gì về chàng trai họ Lục? GV : Thông qua Lục Vân Tiên tác giả đã đưa ra quan niệm như thế nào? về người anh hùng ? GV : Học sinh đọc phần 2. GV : Qua lời dãi bày của Kiều Nguyệt Nga giúp ta hiểu được đó là một cô gái như thế nào? GV: Học sinh thảo luận theo nhóm? GV: Đại diện nhóm trình bày ? GV: Đại diện nhóm nhận xét ? GV: Nhận xét, củng cố, kết luận . GV : Qua phân tích em có nhận xét gì về cách sử dụng ngôn ngữ của tác giả ? GV : Trình tự kể chuyện ở đây như thế nào? GV : Hãy nêu ý nghĩa của đoạn trích? GV : Tác giả ngợi ca điều gì? Phê phán điều gì ? I. Tìm hiểu chung: 1. Nguyễn Đình Chiểu (1822-1878) - Quê nội : Huế. - Cuộc đời gặp nhiều bất hạnh: + Trên đường đi thi mẹ qua đời. + ốm đau, bệnh tật, bị bội hon mù loà. - Về quê: dạy học, tham gia kháng chiến. - Ông để lại sự nghiệp thơ văn đồ sộ mà tiêu biểu là Truyện thơ Lục Vân Tiên. - Ông là tấm gương sáng về nghị lực sống và cống hiến.. 2. Tác phẩm : Truyện thơ Nôm Lục Vân Tiên. - Sáng tác vào những năm 50 thế kỉ XIX. - Truyện gồm 2082 câu thơ lục bát. * Tóm tắt: (SGK). - Lục Vân Tiên đánh tan bọn cướp đường cứu Kiều Nguyện Nga, chàng trai 16 tuổi quê ở Đông Thành, theo thày học văn, luyện võ trên núi. - Lục Vân Tiên gặp nạn được thần và lão tiều phu cứu giúp. - Khi Kiều Nguyệ Nga gặp nạn được phật bà Quan Âm cứu giúp. - Kết thúc câu chuyện chàng Lục Vân Tiên và Kiều Nguyện Nga được đoàn tụ. Þ Lục Vân Tiên là tác phẩm có nhiều yếu tố tự truyện, nhiều chi tiết sự việc trong truyện trùng với cuộc đời của tác giả. Þ Truyện kết thúc có hậu, Lục Vân Tiên sáng mắt, thi đỗ, thắng giặc, gặp lại Kiều Nguyện Nga và hưởng hạnh phúc. Þ Truyện tập trung xây dựng hình tượng nhân vật lí tưởng, thể hiện khát vọng về người anh hùng trung quân, hiếu, tiết nghĩa.II- Đọc- tìm hiểu chi tiết II. Tìm hiểu chi tiết 1. Đọc. 2. Bố cục văn bản. P1: 14 câu đâu Þ Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga. P2. Phần còn lại Þ Cuộc trò chuyện giữa Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga. 3. Tìm hiểu chi tiết văn bản. a. Nhân vật Lục Vân Tiên. - Chàng trai dũng cảm, sẵn sàng hi sinh bản thân, chủ động đánh tan bọn cướp đường : Vân Tiên tả đột …. Khác nào Triệu Tử… - Nghệ thuật so sánh Þ Ví Lục Vân Tiên như Triệu Tử Long, một nhân vật trong Tam Quốc Chí diễn nghĩa của Trung Quốc. - Hành động : + Hỏi ai than khóc… + Đáp rằng ta đã trừ …. Þ Một con người hào hiệp, trọng nghĩa khinh tàì, nhân hậu, chân thành. - Quan niệm về người anh hùng: : Nhớ câu kiến ngãi bất vi Làm người thế ấy cũng phi anh hùng. Þ Lí tưởng sống của người anh hùng trong Xã hội phong kiến . b. Kiều Nguyệt Nga. -Một tiểu thư có học thức văn hoá, nết na, khiêm nhường. - Khi được chàng họ Lục ra tay cứu thì băn khoăn tìm cách trả ơn. 5. Tổng kết. a. Nghệ thuật . - Ngôn ngữ thơ mộc mach giản dị, giầu sắc thái Nam Bộ. - Trình tự kể theo thời gian. b. Nội dung . - Ngợi ca phẩm chất cao đep của con người, đồng thời phê phán các ác, cái xấu trong Xã hội. - Thể hiện quan niệm về người anh hùng. D- CÙNG CỐ: (3’) - Học sinh đọc phần Ghi nhớ. - Bằng ngôn ngữ của mình em hãy thuật lại cảnh Lục Vân Tiên đánh tan bọn cướp đường đẻ cứu Kiều Nguỵêt Nga. E- HƯỚNG DẪN HỌC BÀI: (2’) - Nắm được nội dung cốt truyện cũng như giá trị của tác phẩm Lục Vân Tiên . ---------------------------------------- NS: 26-9-2012 ND: TIẾT 39-40. MIÊU TẢ NỘI TÂM TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ. I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS: - Kiến thức : Hiểu được vai trò cảu miêu tả nội tâm và mối quan hệ giữa nội tâm và ngoại hình trong khi kể chuyện. - Rèn luyện kĩ năng : kết hợp kể chuyện với miêu tả nội tâm nhân vật khi viết văn bản tự sự. II- Trọng tâm: Luyện tập III. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên:Nghiên cứu, soạn giáo án. 2. Học sinh:học bài cũ, trả lời trước các câu hỏi. IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: A . Kiểm tra bài cũ: (2’) Sự chuẩn bị của học sinh. B. Bài mới: + Giới thiệu bài: GV nêu được vai trò, ý nghĩa của miêu tả nội tâm trong van bản tự sự. TG HỌAT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC 10’ 25’ HS đọc đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”. GV: Tìm những câu thơ miêu tả ngoại cảnh và những câu thơ miêu tả tâm trạng Thuý Kiều? HS đọc, thảo luận, trình bày. HS nhận xét, bổ sung. GV: Dấu hiệu nào cho thấy đoạn đầu miêu tả cảnh và đoạn sáu miêu tả nội tâm? GV: Những câu thơ tả cảnh có mối quan hệ như thế nào với việc miêu tả nội tâm nhân vật. GV : Liên hệ với văn học dân gian không miêu tả tâm trạng, nội tâm. GV: Miêu tả nội tâm có tác dụng như thế nào đối với việc miêu tả nhân vật trong văn bản tự sự? HS đọc to Ghi nhớ. HS thuật lại đoạn trích, chú ý những câu miêu tả nội tâm của Thuý Kiều. HS chuyển thành văn xuôi theo ngôi 1 hoặc ngôi 3. HS đọc, nhận xét. GV nhận xét, đánh giá. GV đọc đoạ tham khảo trong TKBG. - Cố găng miêu tả tâm trạng Thuý Kiều lúc gặp Hoạn Thư. + Đóng vai Thuý Kiều. + Xưng tôi kể lại vụ án. + Chú ý dẫn lời, dẫn ý. - GV lưu ý HS: việc không hay mà mình gây ra cho bạn là việc gì, diễn ra như thế nào, đặc biệt lưu ý tâm trạng sau khi gây ra việc không hay đó… HS về nhà viết. GV cho HS nghe đoạn văn tham khảo. I. Tìm hiểu yếu tố miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự. + Tả cảnh: - Trước lầu… dặm kia. - Buồn trông… ghế ngồi. + Miêu tả nội tâm: Tấm son… vưa người ôm. + Biết được điều đó nhờ các dấu hiệu: - miêu tả bên gnoài bao gồm cảnh sắc thiên nhiên, và ngoại hình của con người, sự vật có thể quan sát được. - Miêu tả nội tâm bao gồm những suy nghĩ của nàng Kiều: nghĩ về thân phận cô đơn, bơ vơ nơi đất khách, nghĩ về cha mẹ chốn quê nhà ai chăm sóc, phụng dước lúc tuổi già… - Giữa miêu tả hoàn cảnh , ngoại hình và miêu tả nội tâmcó mối quan hệ với nhau. nhiều khi từ sự việc miêu tả hoàn cảnh, ngoại hìnhmà người viết cho ta thấy được tâm trạng bên trong của nhân vật. Và ngược lại, từ việc miêu tả tâm trạng, người đọc hiểu được hình thức bề ngoài. - Nhân vật là yếu tố quan trọng nhất của tác phẩm tự sự. Để xây dựng nhân vật, nhà văn thường miêu tả ngoại hình, nội tâm nhằm khắc hoạ chân dung tinh thần của nhân vật, tái hiện lại những trăn trở, dằn vặt, những rung động tinh vi trong tình cảm, tư tưởng của nhan vật( nhiều khi không tái hiện được bằng miêu tả ngoại hình) vù thế miêu tả nội tâm có tác dụng to lớn trong việc khắc hoạ đặc diểm, tính cách nhân vật. II. Luyện tập: *Bài tập 1: *Bài tập 2. *Bài tập 3. D. CỦNG CỐ: (5’) HS đọc lại ghi nhớ; GV nhấn mạnh các ý. E. HƯỚNG DẪN HỌC BÀI: (2’)

File đính kèm:

  • docVan 9 tuan 8.doc
Giáo án liên quan