Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tiết 71 đến tiết 75

A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC :

1. Kiến thức

- Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong đoạn trích chiếc lược ngà.

- Tình cảm cha con sâu nặng trong hoàn cảnh éo le của cuộc kháng chiến.

- Sáng tạo nghệ thuật xây dựng tình huống truyện, miêu tả tâm lí nhân vật.

2. Kĩ năng

- Đọc - hiểu văn bản truyện hiện đại sáng tác trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước.

- Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm tự sự để cảm nhận một văn bản truyện hiện đại.

3. Thái độ.

- Hiểu được giá trị tình cảm gia đình.

- Thấy được sự mất mát trong chiến tranh đấu tranh chống lại chiến tranh.

B/ CHUẨN BỊ BÀI HỌC:

1. Giáo viên: Cho học sinh thảo luận

2. Học sinh: Vở bài soạn, đọc trước bài.

C/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

 

doc11 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1264 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tiết 71 đến tiết 75, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 15 Tiết: 71 A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC : 1. Kiến thức - Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong đoạn trích chiếc lược ngà. - Tình cảm cha con sâu nặng trong hoàn cảnh éo le của cuộc kháng chiến. - Sáng tạo nghệ thuật xây dựng tình huống truyện, miêu tả tâm lí nhân vật. 2. Kĩ năng - Đọc - hiểu văn bản truyện hiện đại sáng tác trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước. - Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm tự sự để cảm nhận một văn bản truyện hiện đại. 3. Thái độ. - Hiểu được giá trị tình cảm gia đình. - Thấy được sự mất mát trong chiến tranh đấu tranh chống lại chiến tranh. B/ CHUẨN BỊ BÀI HỌC: 1. Giáo viên: Cho học sinh thảo luận 2. Học sinh: Vở bài soạn, đọc trước bài. C/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. 1/ Ổn định : 2/ Bài cũ : H: Câu 1. Vẻ đẹp nào của anh thanh niên làm khí tượng đáng trân trọng ? Lao động và sáng tạo có ý nghĩa gì ? Những biểu hiện nào trong cách kể chuyện ? Câu 2. Sự xuất hiện của các nhân vật phụ có tác dụng gì đối với nhân vật chính ? Nêu nội dung của văn bản Lặng lẽ SaPa ? TL: Câu 1. + Vượt lên gian khổ, tận tụy với công việc, con người và cuộc đời . + Lao động đem lại niềm vui và ý nghĩa sống cho con người. + Một cốt truyện giản dị nhưng gợi nhiều suy nghĩ sâu xa về cách sống của mỗi con người. + Sử dụng nhuần nhuyễn ngôn ngữ độc thoại của nhân vật . . . Câu 2. Sự xuất hiện của các nhân vật khác làm nổi bật , khắc họa rõ nét nhân vật được soi rọi từ nhiều phía. Ca ngợi nét sống đẹp của người lao động mới: cống hiến cho đời một cách âm thầm lặng lẽ, những con người có lí tưởng sống đẹp chấp nhân vị trí công tác khó khăn và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. 3/ Bài mới: Hoạt động 1 GV: Gọi học sinh đọc phần chú thích sgk. HS: Thực hiện. GV: Giới thiệu đôi nét về tác giả - Năm sinh 1932 - Quê quán - Tham gia kháng chiến chống Pháp. - 1954 tập kết ra Bắc. Kháng chiến chống Mĩ ông về Nam kháng chiến và viết văn phục vụ cách mạng. . HS: Lắng nghe. GV: Dựa vào văn bản hãy tóm tắt đoạn trích ? HS: Thực hiện. Ong sáu ở chiến khu về thăm nhà với hi vọng gặp lại đứa con sau 8 năm trời xa cách, hai bố con chưa từng gặp nhau. Mấy ngày đầu, do vết thẹo trên mặt ông sáu khác với tấm hình chụp ở nhà, nên bé Thu không nhận bố. Đến hôm ông sáu lên đường, nghe bà ngoại giải thích về vết thẹo, bé Thu đã nhận ba mình. Ở chiến khu, người cha đã tự làm cho con gái chiếc lược chải tóc bằng ngà voi. Lúc hấp hối do bị trúng đạn máy bay) ông nhờ đồng đội chuyển chiếc lược cho con GV: Truyện có mấy tình huống? Đó là những tình huống nào ? Tình huống nào bộc lộ t.cảm sâu sắc nhất HS: Thảo luận. Tình huống 1: cuộc gặp gỡ giữa hai cha con sau 8 tám năm xa cách, không nhậ ra cha, khi nhận ra thì cha phải đi. Bộc lộ tình cảm mãnh liệt của bé Thu với cha. Tình huống 2: Ở khu căn cứ, người cha dồn hết tình cảm làm cây lược tặng con. Lúc sắp hy sinh, ông chỉ kịp trao đồng đội chiếc lược nhờ chuyển cho con gái. Bộc lộ tình cảm sâu sắc nhất của cha đối với con. GV: Đoạn trích chia làm my phần? Nêu ý mỗi phần? HS: Phần 1: Từ đầu bắt nó về - Tình trạng cha con anh Sáu trước buổi chia tay. Phần 2: Tiếp tuột xuống” – Buổi chia tay đầy nước mắt. Phần 3: còn lại: Anh Sáu ở chiến khu làm chiếc lược ngà và hi sinh. Hoạt động 2 GV: Nhân vật bé Thu được kể theo mối quan hệ nào ? trong khoảng thời gian cụ thể nào ? HS: Mối quan hệ là con ông sáu trong thời gian ông sáu về thăm nhà. GV: Nhữnng phản ứng nào của bé Thu khi ông Sáu gọi mình là con ? Em hãy nhận xét về những phản ứng đó HS: Nghe gọi, con bé giật mình, tròn mắt nhìn. Ngơ ngác lạ lùng. Con bé thấy lạ quá; mặt nó bỗng tái đi, rồi vụt chạy và kêu thét lên: “ Má! Má!” -> thể hiện sự cầu cứu của con bé GV: Những cử chỉ ấy biểu hiện cảm xúc nào ? HS: Lo lắng sợ hãi trước sự việc. GV: Phản ứng nào qua việc mẹ nó nói gọi bố vào ăn cơm ? HS: Nói trống không với ông Sáu ( vô ăn cơm !. cơm chín rồi !) GV: Cho biết cách xưng hô như thế nào ? và thái độ đó ra sao ? HS: Xưng hô ngang bằng thấy được sự không chấp nhận. . . GV: Còn trông bữa cơm bé Thu có phản ứng nào khi ông Sáu quan tâm đến nó ? chi tiết thể hiện điều đó ? HS: Thảo luận. - Khi ông Sáu bỏ trứng cá to vàng vào chén nó: - Khi bị ông Sáu đánh: GV: Qua đó cho thấy thái độ nào ? HS: Cự tuyệt quyết liệt trước tình cảm của ông sáu. GV: Nhận xét về sự cự tuyệt như vậy ? HS: Vì không thể chấp nhận một người cha khác với cha mình trong tấm ảnh. Nó còn nhỏ chưa hiểu nguyên nhân của vết thẹo khiến cha nó khác với người trong tấm ảnh. GV: Tác giả chú ý miêu tả bé Thu với những nét đặc trưng tiêu biểu nào ? qua đó phản ánh nội tâm nào ? HS: Với đôi mi dài cong, và như không bao giờ chớp, đôi mắt như to hơn, cái nhìn nó không ngơ ngác, không lạ lùng, nó nhìn với vẻ nghĩ ngợi sâu xa. -> trong sáng không còn e ngại lo sợ nữa . . I.Tìm hiểu chung. 1. Tác giả, tác phẩm a. Tác giả b. Tác phẩm: 2. Kết cấu. II. Phân tích. 1. Nhận vật bé Thu – người con. a. Trước khi nhận cha. Nghe gọi, con bé giật mình, tròn mắt nhìn. Ngơ ngác lạ lùng. Con bé thấy lạ quá; mặt nó bỗng tái đi, rồi vụt chạy và kêu thét lên: “ Má! Má!” Ngạc nhiên khi ông Sáu gọi con =>Bé Thu lo lắng và sợ hãi. - Vô ăn cơm - Cơm chín rồi =>Nói trống không- không chấp nhận ông Sáu là cha. -Khi ông Sáu bỏ trứng cávào chén nó, nó hất cái trứng ra, cơm văng tung toé cả mâm. Ông Sáu đánh nó, nó sang bà ngoại, khóc. =>Nó cự tuyệt một cách quyết liệt hơn trước tình cảm của ông Sáu. -Không phải là đứa bé hư vì bé Thu không chấp nhận một người khác với cha mình trong tấm ảnh =>Chứng tỏ tình cảm thương yêu của nó với cha. 4/ Củng cố : 5/ Dặn dò: - Kể tóm tắt nội dung truyện. +Về nhà: Nhóm 1(dãy 1): Tìm các chi tiết :trong hai ngày tiếp theo thái độ và tình cảm của bé Thu đối với anh Sáu diễn biến như thế nào? Nhóm 2(dãy 2): Tìm hiểu về thái độ và hành động của bé Thu trong buổi chia tay. Nhóm 3(dãy 3): Tìm hiểu các chi tiết về ông Sáu. Tuần: 15 Tiết: 72 A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC : 1. Kiến thức 2. Kĩ năng B/ CHUẨN BỊ BÀI HỌC: 1. Giáo viên: Cho học sinh thảo luận 2. Học sinh: Vở bài soạn, đọc trước bài. C/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. 1/ Ổn định : 2/ Bài cũ : H: TL: 3/ Bài mới: Hoạt động 2 GV: Bé Thu phản ứng như thế nào ? khi ông Sáu nói : Thôi! Ba đi nghe con!” ? HS: Thảo luận. - Nó bỗng kêu thét lên . . . - Nhanh như một con sóc . . . - Nó hôn ba nó cùng khắp . . . - Con bé lại ôm chầm lấy ba nó . . . GV: Tiếng gọi lúc này không phải gọi mẹ mà là gọi ba. Em cảm nhận được gì ? HS: Không còn là tiếng kêu bộc lộ sự sợ hãi mà là tiếng nói của tình yêu thương ruột thịt. GV: Cảm nghĩ của em như thế nào qua lời bình luận: Tiếng kêu của nó như tiếng xé, . . . như vỡ tung ra từ đáy lòng ? HS: Đó là tâm trạng của bé Thu đồng thời cho thấy sự am hiểu và đồng cảm sâu sắc của t.g đối với nhân vật. GV: Ta đọc được gì trong lời nói của bé Thu: - Không cho ba đi nữa! Ba ở nhà với con ! - Ba về! Ba mua cho con một cây lược ba nghe ! HS: Muốn được người cha chăm sóc, mong ước chính đáng của đứa con yêu quý và tin tưởng tình yêu thương của cha. GV: Tính cách nào của bé Thu hiện lên qua sự cảm nhận của em ? HS: Hồn nhiên chân thật trong tình cảm, mãnh liệt trong tình yêu thương . . . GV: Bé Thu không nhận cha vì do vết thẹo trên mặt ông Sáu, nhưng cũng từ vết thẹo ấy, Thu đã nhận ra người cha yêu quý của mình. có thể hiểu vậy được không ? vì sao ? HS: Thu sợ vết thẹo do chưa biết ông Sáu là cha mình. ,khi biết là cha nình Thu đã hôn lên vết thẹo đó cũng chính là sự phản ứng của tình cảm. GV: Sực việc nào làm em xúc động nhất ? vì sao ? HS: Tự bộc lộ tình cảm, cảm xúc GV: Vì sao người thân mà ông Sáu khao khát được gặp nhất là đứa con ? thể hiện qua chi tiết nào ? HS: Tám năm nay, ông chưa một lần gặp mặt đứa con gái đầu lòng mà ông vô cùng thương nhớ . GV: Tình cảm của ông như thế nào khi gặp con ? thể hiện qua chi tiết nào ? HS: Vui sướng chờ đợi bằng cách gọi Thu! Con . GV: Hình ảnh nào đặc tả ông Sáu khi bị con từ chối ? qua đó phản ánh tâm trạng nào ? HS: Anh đứng sững lại đó . . . GV: Qua đó phản ánh một tâm trạng như thế nào ? HS: Buồn bã, thất vọng trước thái độ của con bé . . . GV: Những biểu hiện nào của ông sáu khi bé Thu phản ứng trước và trong bữa ăn ? HS: Thảo luận. + Khi nghe con nói trống không với mình ( anh quay lại nhìn con vừa khe khẽ lắc đầu vừa cười.) + Khi con hất miếng trứng cá làm cơm văng tung tóe, anh vung tay đánh vào mông nó và hét lên (sao mày cứng đầu quá vậy, hả?) GV: Cử chỉ nhìn con vừa khe khẽ lắc đầu vừa cười cho ta biết tình cảm nào của người cha ? HS: Buồn nhưng sẵn lòng tha thứ cho con . . . GV: Vì sao ông Sáu lại đánh con ? qua đó những nỗi lòng nào của ông Sáu được bộc lộ ? HS: Tình yêu thương của người cha dành cho con trở nên bất lực -> nỗi lòng thương do tình yêu thương của người cha chưa được con đền đáp. GV: Em có suy nghĩ gì về cách nhìn con qua chi tiết : nhìn với đôi mắt trìu mến lẫn buồn rầu ? HS: Là đôi mắt giàu tình thương yêu và độ lượng . . . GV: Cảm nhận nào được thể hiện qua: anh Sáu một tay ôm con, một tay rút khăn lau nước mắt, rồi hôn lên mái tóc con HS: Đó là nước mắt sung sứơng, hạnh phúc của người cha cảm nhận được tình ruột thịt từ con. GV: Em hiểu gì về ánh mắt và giọt nước mắt ấy ? HS: Nâng niu và giữ gìn tình mẫu tử GV: Những chi tiết tự làm chiếc lược và khắc những dòng chữ tặng con, qua đó ta hiểu gì về người cha ? HS: Chiều con và giữ lời hứa với con -> biểu hiện của tình cảm trong sáng và sâu nặng của người cha. GV: Ngoài việc ông Sáu làm chiếc lược cho con từ khúc ngà voi còn từ điều gì nữa không ? HS: Từ yêu thương và hi vọng dành cho con. GV: Chi tiết cuối cùng trước khi chết anh móc cây lược và nhìn tôi có ý nghĩa gì ? HS: Nhớ đến mong ước của con, gửi gắm đồng đội thay mình thực hiện mong ước -> là người cha thương con đến tận cùng . . . GV: Từ những biểu hiện của ông sáu ta thấy bé Thu có một người cha ntn ? HS: Chịu nhiều thiệt thòi nhưng vô cùng độ lượng và tận tụy vì tình yêu thương con. Một người cha để suốt đời yêu quí và tự hào. Hoạt động 3 Tên truyện : Chiếc lược ngà có liên quan như thế nào đến nội dung câu truyện này? (Chiếc lược ngà là cầu nối tình cảm cha con ông Sáu. Nó là kỉ vật của người cha vô cùng yêu con để lại cho con trước lúc hi sinh) Chi tiết chiếc lược ngà có vai trò gì trong truyện ? Nối kết các nhân vật trong tác phẩm, vừa là biểu hiện tình cảm cụ thể của người cha dành cho con – vừa là biểu hiện tình cha con sâu nặng. Đọc đoạn trích em cảm nhận được vẻ đẹp nào của tình cha con của bé Thu? Từ đó giá trị tình cảm nào của con người được khẳng định trong chiến tranh? Để thể hiện các nhân vật và thái độ của mình nhà văn đã có cách kể chuyện như thế nào? Hoạt động 4 Thái độ của Bé Thu : Phản ứng gay gắt. Cự tuyệt quyết liệt trước tình cảm của ông sáu. Cảm nhận được tình cha con khi ông Sáu chuẩn bị đi. => Hồn nhiên chân thật trong tình cảm, mãnh liệt trong tình yêu thương II. Phân tích. 1. Nhận vật bé Thu – người con. a. Trước khi nhận cha. b. Sau khi nhận cha. - Cái nhìn không ngơ ngác, không lạnh lùng, nó nhìn với vẻ nghĩ ngợi sâu xa =>Tâm lí thăng bằng, không còn lo lắng sợ hãi nữa. - Nó bỗng kêu thét lên : “Ba..a..ba..a” ,nhanh như sóc, nó thót lên và dang tay ôm chặt lấy cổ ba nó, nói trong tiếng khóc. - Nó hôn ba nó… - Ôm chầm lấy ba nó, mếu máo… =>Tình yêu nỗi nhớ, niềm ân hận, nuối tiếc của bé Thu bị dồn nén lâu nay bùng ra mạnh mẽ, hối hả, cuống quýt, mãnh liệt ào ạt. * Miêu tả dáng vẻ, lời nói cử chỉ. để bộc lộ nội tâm kết hợp bình luận về nhân vật =>Bé Thu: hồn nhiên chân thật trong tình cảm, mãnh liệt trong tình yêu thương. 2. Nhân vật ông Sáu – người cha. + Cái tình cha con cứ nôn nao. + Không thể chờ xuồng cập bến . . nhanh chân, nhảy tót lên. + Buớc vội vàng . . . kêu to..Thu! con. + Vết thẹo đỏ ửng, giần giật =>Vui và tin đứa con sẽ đến với mình + Anh đứng sững lại nhìn theo con … buông xuống như bị gãy. => Buồn bã, thất vọng trước thái độ của con bé . . - Khi nghe con nói trống không với mình - Khi con hất miếng trứng cá làm cơm văng tung tóe, anh vung tay đánh vào mông nó và hét lên -> nỗi lòng thương do tình yêu thương của người cha chưa được con đền đáp. + Khi ra đi hối hận khi đánh con + Làm chiếc lược cho con + Hi sinh nhờ người trao con gái chiếc lược. => Tình cảm gắn bó thiêng liêng. . III. Tổng kết Tình cha con sâu nặng, bền chặt dù trong hoàn cảnh éo le.Trong chiến tranh, những giá trị tình cảm của con người càng trở nên thắm thiết , bền chặt. - Cách kể tự nhiên, giản dị, kết hợp nhiều phương thức biểu đạt. IV. Luyện tập: 4/ Củng cố : Qua văn bản ta thấy vẻ đẹp nào được hiện lên ? Và giá trị nào về tình cảm được khẳng định trong chiến tranh ? TL: - Tình cha con sâu nặng, bền chặt cho dù trong hoàn cảnh éo le - Trong chiến tranh, tình cảm con người càng trở nên thắm thiết, bền bỉ. 5/ Dặn dò: - Hệ thống lại nội dung bài. - Chuẩn bị bài : Ôn tập Tiếng Việt. - Chuẩn bị kiểm tra Tiếng Việt, kiểm tra về thơ và truyện hiện đại. Tuần: Tiết: 73 A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC : 1. Kiến thức - Các phương châm hội thoại. - Xưng hô hội thoại. - Lời dẫn trực tiếp, gián tiếp 2. Kĩ năng. - Khái quát một số kiến thức Tiếng Việt đã học về Các phương châm hội thoại, xưng hô hội thoại, lời dẫn trực tiếp, gián tiếp 3. Thái độ - Hứng thú trong tạo lập văn bản. B/ CHUẨN BỊ BÀI HỌC: 1. Giáo viên: Cho học sinh thảo luận 2. Học sinh: Vở bài soạn, đọc trước các khái niệm. C/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. 1/ Ổn định : 2/ Bài cũ : H: Đọc đoạn trích sau: Trời xanh đây là của chúng ta Núi rừng đây là của chúng ta Những cánh đồng thơm mát Những ngả đường bát ngát Những dòng sông đỏ nặng phù sa. ( Trích Đất nước - Nguyễn Đình Thi ) Phân tích biện pháp nghệ thuật trong đoạn trích. TL: Điệp ngữ 3/ Bài mới: Hoạt động 1 GV: Hãy kể ra các phương châm hội thoại đã được học HS: Có 5 phương châm hội thoại - Phương châm về lượng : cần nói cho đúng nộidung.Nội dung của lời nói phải đúng yêu cầu của giao tiếp, không thừa không thiếu. - Phương châm về chất: đừn nói những điều mà mình tin là không đúng hay không có bằng chứng xác thực. - Phương châm về quan hệ: cần nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh lạc đề. - Phương châm về cách thức : cần chú ý ngắn gọn, rành mạch, tránh cách nói mơ hồ. - Phương châm về lịch sự :cần chú ý đến sự tế nhị, khiêm tốn và tôn trọng người khác. GV: Tại sao gọi là qui tắc hội thoại mà không gọi là phương châm hội thoại ? HS: Goïi là phương châm mà không gọi là qui tắc vì phương châm chỉ có tính định hướng, không có tính bắt buộc phải tuân thủ. Nếu qui tắc thì có tính chặt chẽ, yêu cầu bắt buộc phải cao hơn. Trong giao tiếp, vì các lí do khác nhau, không phải lúc nào các phương châm nêu ra cũng được tuân thủ. Đích cuối cùng của giao tiếp là đạt hiệu quả cao nhất. GV: Những từ ngữ nào xưng hô thông dụng nhất trong Tiếng Việt ? HS: Thảo luận. Nhóm từ xưng hô Từ ngữ cụ thể Cách dùng Đại từ Tôi, tớ, chúng tôi Nó, hắn, chúng nó Ngôi 1 -2 – 3 Dùng chỉ qhệ Em , anh, chị , cô… Thủ trưởng, . . . Theo qhệ vai Danh từ riêng Mai, Lan, Cúc … Dùng gọi tên.. GV: Khi giao tiếp chúng ta cần chú ý gì ? HS: Thảo luận. - Phải lựa chọn từ ngữ xưng hô vì. + Thể hiện quan hệ người nói và người nghe ( thân tộc, chức vụ, nghề nghiệp, tên riêng ) + Thể hiện tình chất của tình huống giao tiếp, thân mật hay xã giao, thân sơ, khinh hay kính trọng ) GV giảng: Trong tiếng Việt có sự phân biệt giữa phương tiện xưng hô chỉ “ngôi gộp” và “ngôi trừ”. - “Ngôi gộp” chỉ một nhóm người ( ít nhất hai người) bao gồm cả người nói và người nghe( chúng ta). - “Ngôi trừ” chỉ nhóm người ( ít nhất hai người) có người nói mà không có người nghe ( chúng em; chúng tôi) Nhưng phương tiện giao tiếp đôi khi dùng cả ngôi “ngôi gộp” và “ngôi trừ” như chúng mình. GV: Thế nào là lời dẫn gián tiếp và trực tiếp. HS: Thảo luận. - Lời dẫn trực tiếp là nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật; lời dẫn trực tiếp được đặt trong dấu ngoặc kép. - Lời dẫn gián tiếp là thuật lại lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật, có điều chỉnh cho thích hợp; lời dẫn gián tiếp được đặt trong dấu ngoặc kép. Hoạt động 2 Bài tập 1 ( Các phương châm hội thoại.) Trong giờ Vật lí, thầy giáo hỏi một học sinh : - Em cho thầy biết sóng là gì? Học sinh giật mình , trả lời: - Thưa thầy "Sóng "là bài thơ của Xuân Quỳnh ạ! Bài tập 2 ( Xưng hô trong hội thoại) - Khi xưng hô ,người nói tự xưng mình một cách khiêm nhường là "xưng khiêm "và gọi người đối thoại một cách tôn kính gọi là " hô tôn ". Ví dụ: - Vua tự xưng là "quả nhân "(người kém cỏi ) để thể hiện sự khiêm tốn và gọi các nhà sư là "cao tăng "để thể hiện sự tôn kính. - Các nhà nho tự xưng là "hàn sĩ ", "kẻ hậu sinh " và gọi người khác là "tiên sinh ". Bài tập 3. ( Cách dẫn trực – gián tiếp.) * Chuyển thành lời dẫn gián tiếp Vua Quang Trung hỏi Nguyễn Thiếp là quân Thanh sang đánh, nếu nhà vua đem binh ra chống cự thì khả năng thắng thua như thế nào. Nguyễn Thiếp trả lời rằng bấy giờ trong nước trống không, lòng người tan rã, quân Thanh ở xa tới ,không biết tình hình quân ta yếu hay mạnh, không hiểu rõ nên đánh hay nên giữ ra sao, vua Quang Trung ra Bắc không quá mười ngày quân Thanh sẽ bị dẹp tan. * Nhận xét - Trong lời thoại ở đoạn trích nguyên văn: vua Quang Trung xưng "Tôi " (ngôi thứ nhất ), Nguyễn Thiếp gọi vua là "Chúa công "(ngôi thứ hai ) - Trong lờidẫn gián tiếp :Người kể gọi vua Quang Trung là "nhà vua ", "vua Quang Trung " (ngôi thứ ba ) I. Ôn tập lí thuyết 1. Các phương châm hội thoại. 2. Xưng hô trong hội thoại. 3. Cách dẫn trực – gián tiếp. II. Luyện tập 4/ Củng cố: Bài tập 1.(Tr. 204 ) Vận dụng kiến thức về từ láy hãy làm nỗi bật việc dùng từ trong các câu: Nao nao dòng nước uốn quanh Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang Sè sè nấm đất bên đường, Rầu rầu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh. Gợi ý: Nao nao của dòng nước, cái nho nhỏ của nhịp cầu gọi đường nét cảnh vật, nhưng nao nao cũng là cảm giác bâng khuâng xao xuyến Sè sè , Rầu rầu miêu tả nấm mồ của Đạm Tiên -> Miêu tả tâm trạng Kiều => dự báo số phận của nàng Bài tập 4. (Tr. 205 – 206) Phân tích nghệ thuật trong các đoạn trích. a. Tác giả sử dụng biện pháp so sánh tu từ. b. Thạch Lam sử dụng biện pháp ẩn dụ ( sợi dây đàn để chỉ tâm hồn con người. c. ThépMới sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa. Bài tập 5. (Tr. 205 – 206) Những cụm từ sử dụng cách nói quá. - Chưa ăn đã hết; một tấc đến trời; một chữ bẻ đôi không biết; cười vỡ bụng; rụng rời tay chân; tức lộn ruột; tức đứt ruột; ngáy như sấm; nghĩ nát óc; đứt từng khúc ruột. 5/ Dặn dò: Tuần: Tiết: 74 A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC : 1. Kiến thức 2. Kĩ năng. 3. Thái độ - Hứng thú trong tạo lập văn bản. B/ CHUẨN BỊ BÀI HỌC: 1. Giáo viên: Cho học sinh thảo luận 2. Học sinh: Vở bài soạn, đọc trước các khái niệm. C/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. 1/ Ổn định : 2/ Bài cũ : 4/ Củng cố: 5/ Dặn dò: Tuần: Tiết: 75 A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC : 1. Kiến thức - Những đóng góp của Lỗ Tấn vào nền văn học Trung Quốc và văn học nhân loại - Tinh thần phê phán sâu sắc xã hội cũ và niềm tin vào sự xuất hiện tất yếu của cuộc sống mới, con người mới. - Màu sắc trữ tình đậm đà trong tác phẩm. - Có những sáng tạo về nghệ thuật của nhà văn trong tác phẩm. 2. Kĩ năng. - Đọc - hiểu văn bản truyện hiện đại nước ngoài. - Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm tự sự để cảm nhận một văn bản truyện hiện đại. - Kể tóm tắt được truyện. 3. Thái độ - Hứng thú trong học tập và hiểu được giá trị của tác phẩm tác động đến với nhân loại B/ CHUẨN BỊ BÀI HỌC: 1. Giáo viên: Cho học sinh thảo luận 2. Học sinh: Vở bài soạn, đọc trước đoạn trích. C/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. 1/ Ổn định : 2/ Bài cũ : H: Em bình luận như thế nào qua lời của bác Ba : “ chỉ có tình cha con là không thể chết được” TL: 3/ Bài mới: Hoạt động 1 GV: Gọi hs đọc phần chú thích sgk. HS: Thực hiện. GV: Dựa vào phần chú thích, em hãy cho biết đôi nét về tác giả Lỗ Tấn. HS: Thực hiện. 1. Tác giả. Lỗ Tấn ( 1881 – 1936 ) là nhà văn nổi tiếng của Trung Quốc + Sinh ra trong một đất nước loạn lạc, trì trệ, nghèo khổ. Ong tìm cách cứu nước cứu dân, lúc đầu ông nghĩ khoa học chính là con đường tốt nhất để cứu nước. Vì thế ông theo học các ngành hàng hải, địa chất, y học . Nhưng càng ngày Lỗ Tấn càng thấy rõ thực tế một mình khoa học không thể làm thay đổi xã hội như ông hằng mong muốn . Đó là lí do khiến ông chuyển sang hoạt động trong lĩnh vực văn học. 2. Sự nghiệp sáng tác. + AQ chính truyện + Hai tập truyện ngắn Gào thét và Bàng hoàng 3. Tác phẩm . Cố Hương ( in trong tập Gào thét ) cho thấy thái độ của Lỗ Tấn: phê phán xã hội phong kiến, sự bạc ngược của con người, từ đó đặt ra con đường giải thoát nông dân, giải phóng xã hội để mọi người cùng suy ngẫm. GV: Đọc văn bản Cố Hương, dựa vào văn bản tóm tắt cốt truyện. HS: Sau 20 năm xa quê, nhân vật tôi trở về làng quê cũ. So với ngày trước, cảnh vật và con người quê thật tàn tạ, nghèo hèn. Mang nỗi buồn thương, nhân vật tôi rời cố hưông ra đi với mong ước cuộc sống làng quê mình sẽ thay đổi. GV: Xác định bố cục văn bản và cho biết nội dung ? HS: Thảo luận. Phần 1: từ đầu . . . làm ăn sinh sống -> nhân vật tôi trên đường trở về quê. Phần 2: tiếp theo . . . sạch trơn như quét -> nhân vật tôi trong những ngày ở quê. Phần 3: còn lại -> nhân vật tôi trên đường rời quê. GV: Văn bản sử dụng các phương thức biểu đạt nào ? phương thức nào chính ? HS: Tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm và nghị luận. GV giảng chốt : Cố hương là truyện ngắn mang yếu tố tự truyện và hồi kí nhưng không phải là hồi kí. Vì thế, không nên đồng nhất ngà văn và nhân vật “Tôi” Hoạt động 2 GV: Cảnh làng quê sau 20 năm trở về hiện lên như thế nào trong nhân vật Tôi ? qua đó cho thấy điều gì ? HS: Đang độ vào giữa đông . . . vòm trời màu úa vàng -> cảnh tựơng nghèo khổ và tàn tạ . . . GV: Tiếng nói nào vọng về trong tâm hồn người trở về ? và cảm giác nào vọng lại ? HS: A, đây có phải là làng cũ . . . trong kí ức không ? -> ngạc nhiên chua xót . . . GV: Nhận xét về cách dùng từ của tác giả ? HS: Sử dụng câu cảm thán đặc biệt và câu hỏi tu từ. GV: Từ đó, tình cảm nào được bộc lộ trong tâm hồn người trở về HS: Yêu quê đến độ xót xa cho sự nghèo khổ của làng quê mình. GV: Nhận xét về chuyến về quê lần này có gì đặc biệt ? qua đó gợi lên hiện thực sống ở quê như thế nào ? HS: Sau 20 năm xa cách ( ý định lần này . . . tôi đang làm ăn sinh sống) -> cuộc sống ngày một nghèo khó khiến nhiều gia đình phải rời làng quê để đi nơi khác tìm kế sinh nhai. GV: Nhận xét về nghệ thuật xây dựng truyện ở đoạn này ? Qua đó hình ảnh cố hương hiện lên như thế nào trong con mắt và tấm lòng của người về ? HS: Sự tăng tiến về yếu tố miêu tả và biểu cảm nhằm tái hiện hình ảnh của làng quê, và gây xúc động lòng người -> tiêu điều, xơ xác và đáng thương, thất vọng . . . I.Tìm hiểu chung. 1. Tác giả, tác phẩm a. Tác giả b. Tác phẩm: 2. Kết cấu. II. Phân tích. 1. Nhân vật tôi trên đường trở về quê. Đang độ vào giữa đông . . . vòm trời màu úa vàng A, đây có phải là làng cũ . . . trong kí ức không ? -> nghèo khổ và tàn tạ, ngạc nhiên chua xót . Ý định lần này . . . tôi đang làm ăn sinh sống -> cuộc sống ngày một nghèo khó khiến nhiều gia đình phải rời làng quê để đi nơi khác tìm kế sinh nhai 4/ Củng cố: Cho biết Cố hương được tổ chức như thế nào ? Tổ chức theo thời gian tuyến tính --> thể hiện qua cách xây dựng bố cục : trên đường về quê - ở quê - rời quê ra đi Kết cấu tương ứng : trên đường về cũng là ra đi vì đó là suy nghĩ lúc nào cũng hiện hữu trong nhân vật “ tôi” 5/ Dặn dò:

File đính kèm:

  • docVan 9 tuan 15.doc