A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
1. Kiến thức:
-Nhận thức được mối nguy hại khủng khiếp của việc chạy đua vũ trang, chiến tranh hạt nhân.
- Có nhận thức, hành động đúng để góp phần bảo vệ hoà bình.
- Tìm hiểu về những luận điểm, luận cứ chủ chốt của văn bản.
2. Kỹ năng: Đọc – hiểu văn bản nhật dụng bàn luận về một vấn đề liên quan đến nhiệm vụ đấu tranh vì hoà bình của nhân loại.
-Rèn kỹ năng phân tích và cảm thụ tác phẩm.
3. Thái độ: Tôn trọng hòa bình, biết đấu tranh để bảo vệ hòa bình cho toàn nhân loại.
B. CHUẨN BỊ:
Gv: tư liệu, tranh ảnh, một số mẩu chuyện chiến tranh hạt nhân và bảo vệ hòa bình.
Hs: tìm những tư liệu nói về chiến tranh hạt nhân và những việc làm bảo vệ hòa bình.
C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY –HỌC.
13 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1193 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tuần 2 - Trường THCS Nam Đà, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 2 Ngày soạn: 25/ 8 /2013
Tiết 6 Ngày dạy: 27/8/2013
ĐẤU TRANH CHO MỘT THẾ GIỚI HÒA BÌNH
Gác-xi-a Mác –két
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
1. Kiến thức:
-Nhận thức được mối nguy hại khủng khiếp của việc chạy đua vũ trang, chiến tranh hạt nhân.
- Có nhận thức, hành động đúng để góp phần bảo vệ hoà bình.
- Tìm hiểu về những luận điểm, luận cứ chủ chốt của văn bản.
2. Kỹ năng: Đọc – hiểu văn bản nhật dụng bàn luận về một vấn đề liên quan đến nhiệm vụ đấu tranh vì hoà bình của nhân loại.
-Rèn kỹ năng phân tích và cảm thụ tác phẩm.
3. Thái độ: Tôn trọng hòa bình, biết đấu tranh để bảo vệ hòa bình cho toàn nhân loại.
B. CHUẨN BỊ:
Gv: tư liệu, tranh ảnh, một số mẩu chuyện chiến tranh hạt nhân và bảo vệ hòa bình.
Hs: tìm những tư liệu nói về chiến tranh hạt nhân và những việc làm bảo vệ hòa bình.
C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY –HỌC.
1.Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài .
CH:Vốn tri thức văn hóa của Bác có được nhờ đâu?
TL: -Ghé nhiều cảng,thăm nhiều nước trên thế giới.
- Biết nhiều tiếng nước ngoài.
- Học hỏi, tìm hiểu văn hóa, NT, tiếp thu, phê phán.
3. Bài mới.
(Gtb) Trong chiến tranh thế giới lần 2,những ngày dầu tháng 8/1945,chỉ bằng hai quả bom nguyên tử đầu tiên ném xuống 2 thành phố Hi-rô-xi-ma và Na-ga-xa-ki đế quốc Mỹ đã làm 2 triệu người Nhật bị thiệt mạng và còn đe dọa đến bây giờ.Thế kỷ XX, thế giới phát minh ra nguyên tử hạt nhân,đồng thời cũng phát minh ra những vũ khí hủy diệt,giết người hàng loạt khủng khiếp.Từ đó đến nay,những năm đầu thế kỷ XXI và cả trong tương lai,nguy cơ về một cuộc chiến tranh hạt nhân tiêu diệt cả thế giớ luôn luôn tiềm ẩn và đe dọa nhân loại “ Đấu tranh cho một thế giới hòa bình” luôn là một trong những nhiệm vụ vẻ vang nhưng cũng khó khăn nhất của nhân dân các nước.Hôm nay chúng ta sẽ được nghe tiếng nói của một nhà văn nổi tiếng Nam Mỹ(Cô lôm bi a) giải thưởng Nô-ben văn học, tác giả của những tiểu thuyết hiện thực, huyền ảo lừng danh Ga-bri-en Gác-xi-a Mac-ket.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
Hoạt động 1.
Tìm hiểu và giải thích từ khó và xác định kiểu loại. Rèn luyện kỹ năng đọc.
- Y/c hs theo dõi phần chú thích Sgk. Nêu những thông tin chính về tác giả, tác phẩm.
-Giải thích ½ lượng từ trong 12 từ khó Sgk.
-Gv hướng dẫn đọc: rõ ràng, dứt khoát, đanh thép, chú ý các từ phiên âm, các từ viết tắt(UNICEF,PAO,MX), các con số.
-Gv cùng 3,4 hs đọc 1 lần toàn v/b.
-Gv nhận xét cách đọc và đánh giá
- Theo em v/b có thể chia thành mấy phần và nội dung từng phần?
- Văn bản thuộc thể loại nào?
Hoạt động 2.
Tìm hiểu nội dung của văn bản
- Luận điểm chủ chốt mà tác giả nêu và tìm cách giải quyết trong v/b là gì?
- Tác giả đã sử dụng luận cứ, luận chứng nào để triển khai luận điểm?
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm và cử đại diện trình bày ý kiến.
- GV nhận xét, khái quát và đưa ra đáp án (trên bảng phụ).
- Hướng dẫn hs tìm hiểu hiểm họa của chiến tranh hạt nhân
-Gv y/c hs theo dõi đoạn 1.
- Tác giả đưa ra những thời điểm và con số như vậy nhằm mục đích gì/
- Tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì giúp chúng ta hình dung sự nguy hiểm của chiến tranh?
- Em có nhận xét gì về cách vào đề của tác giả,cách dùng những luận cứ trong việc diễn tả sự nguy hiểm của chiến tranh hật nhân?
Bình:Có thể nói nguy cơ chiến tranh hạt nhân cũng như động đất,sóng thần,trong một phút có thể biến những dải bờ mênh mông tươi đẹp của 5 quốc gia Nam Á thành đống hoang tàn,cướp đi 155.000 người trong khoảnh khắc.Điều đáng nói là ngành KHNTHN,người sáng tạo ra nó lại sử dụng vào mục đích chiến tranh chắc chắn sẽ dẫn đến hậu quả hủy diệt tất cả chỉ bằng một cái ấn nút trên bàn phím.
-Theo dõi chú thích.
- Trình bày về tác giả,tác phẩm.
- Giải thích từ khó Sgk.
-Nghe hướng dẫn của gv.
-Nghe gv đọc mẫu, hs đọc v/b.
-3 đoạn văn.
P1:Từ đầu…đẹp hơn.(Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đè nặng trên toàn trái đất).
P2:Tiếp…xuất phát của nó(chứng lí cho sự nguy hiểm phi nghĩa của chiến tranh hạt nhân).
P3; còn lại(Nhiệm vụ của chúng ta và đề nghị khiêm tốn của tác giả).
………………………………
- HS thảo luận nhóm và cử đại diện trình bày ý kiến
- Luận điểm:
+ Chiến tranh hạt nhân là hiểm họa đối với loài người đấu tranh là nhiệm vụ của toàn nhân loại.
- Luận cứ:
+ Nguy cơ của chiến tranh hạt nhân.
+ Cuộc chạy đua vũ trang ảnh hưởng đến xã hội, y tế, giáo dục…
+ Chiến tranh hạt nhân đi ngược lý trí loài người và tự nhiên.
+ Nhiệm vụ đấu tranh cho một thế giới hòa bình
-Theo dõi đoạn 1.
-Thảo luận ,giải thích.
+ Thời điểm 8/1986 kk tàng trữ vũ khí.
- Số liệu chính xác->c/tranh tàn phá.
-Phát hiện ( phép so sánh với thanh gươm, dịch hạch)
vào đề trực tiếp
Chứng cứ xác thực
=>vấn đề hệ trọng giúp người đọc thấy được đây là một hiểm họa khủng khiếp .
Lắng nghe.
I. Tìm hiểu chung
1.Tác giả:G.Mac-ket nhà văn Cô-lôm-bi-a sinh năm 1928 là nhà văn viết truyện theo khuynh hướng huyền ảo.
2. Tác phẩm: văn bản trích từ tham luận của ông trong cuộc họp lần 2 tại Mê-hi-cô tháng 8/1986.
3. Từ khó
3. Bố cục: 3 đoạn
Thể loại:Văn bản nhật dụng
II. Tìm hiểu văn bản
Luận điểm chủ chốt và các luận cứ của văn bản.
1 . Hiểm họa của chiến tranh hạt nhân.
-Những thời điểm và các số liệu chính xác cho thấy sức tàn phá khủng khiếp của vũ khí hạt nhân .
-Phép so sánh với thanh gươm ha-mô-clet và dịch hạch để thấy sự nguy hiểm của triến tranh hạt nhân đang đe dọa trực tiếp cuộc sống con người.
=> Cách vào đề trực tiếp, chứng cứ xác thực nhấn mạnh tính chất hệ trọng của vấn đề.
D. Củng cố - Dặn dò:
* Củng cố
- Nắm được cách đọc diễn cảm các luận điểm, luận cứ, luận chứng
- Thấy được sự rùng rợn của VKHN.
* Dặn dò: Về nhà chuẩn bị tiếp phần 2 của văn bản.
* Rút kinh nghiệm
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………........
===================================================================
Tuần 2 Ngày soạn:25/8/2013
Tiết 7 Ngày dạy: 27/8/2013
ĐẤU TRANH CHO MỘT THẾ GIỚI HÒA BÌNH
(tt) Gác-xi-a Mác –két.
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
1. Kiến thức:
- Một số hiểu biết về tình hình thế giới những năm 1980 liên quan đến văn bản.
- Thấy được nghệ thuật nghị luận của tác giả: chứng cứ cụ thể, các thực, cách so sánh rõ ràng, giàu sức thuyết phục, lập luận chặt chẽ.
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng phân tích và cảm thụ tác phẩm.
3. Thái độ: Lên án cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân. Lên án sử dụng và tàng trữ vũ khí hạt nhân.
B. CHUẨN BỊ:
Gv: Ghi chép thời sự quan trọng hàng ngày qua ti vi,báo chí.
Hs: Sưu tầm hình ảnh bom hạt nhân.
C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY –HỌC.
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài .
CH:Hãy nêu các luận điểm chủ chốt của văn bản Đấu tranh cho một thế giới hòa bình.
TL: - Nguy cơ khủng khiếp của chiến tranh hạt nhân đe dọa toàn thế giới.
- Đấu tranh chống và xóa bỏ nguy cơ này là nhiệm vụ cấp bách của nhân loại.
+ Kho vũ khí hạt nhân tàng trữ có khả năng hủy diệt cả trái đất và các hành tinh khác.
+ Chạy đua vũ trang hạt nhân gây tốn kém và hết sức phi lí.
+ Phản lại sự tiến hóa của tự nhiên và lí trí của TN.
2. Bài mới.
(Gtb Chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu công việc của tiết trước về việc chạy đua vũ trang hạt nhân và hậu quả của nó. Nhiệm vụ khẩn thiết trước mắt của chúng ta cần phải làm gì để ngăn chặn cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân để đem lại hòa bình thế giới?
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
Hoạt động 1.
Hướng dẫn hs tìm hiểu việc chạy đua vũ trang,chuẩn bị chiến tranh hạt nhân và những hậu quả của nó.
-Gv gọi hs đọc doạn 2,q/sát và theo dõi các con số.
- G y/c hs lập bảng thống kê,so sánh trong các lĩnh vực của đời sống xã hội(gd, y tế, đ, cc s/xuất).
- Em có nhận xét gì về cách dẫn chứng và so sánh của tác giả?
-Từ đó,em có suy nghĩ gì về thái độ của tác giả?
- Em hiểu gì về lí trí của tự nhiên?
- H/ả so sánh: có ý nghĩa gì?
+380 triệu năm con bướm có thể bay.
+180 triệu năm bông hồng mới nở.
- Từ đó mong muốn nào của tác giả được bộc lộ?
Chuyển ý:Ý thức được hiểm họa của chiến tranh hạt nhân đang rình rập nhân loại trừ đó tác giả đề ra nhiệm vụ khẩn thiết nào
…………………………............
Hoạt động 2.
Hướng dẫn hs tìm hiểu nhiệm vụ khấn thiết của chúng ta.
-Gv y/c hs theo dõi phần cuối của văn bản.
-Thái độ của tác giả sau khi cảnh báo hiểm họa của c/t hạt nhân và đấu tranh vũ trang như thế nào?
* Liên hệ thực tế:Phản đối chiến tranh hạt nhân chúng ta cũng phản đối của Mỹ vin vào cớ này để xâm lược hoặc lạm quyền can thiệp sâu vào đất nước khác. Chẳng hạn như Irăc, Iran hoặc CHDCND Triều Tiên.
- Mac-ket có sáng kiến gì?
- Theo em sáng kiến ấy có hoàn toàn là không tưởng hay chỉ là một cách tỏ thái độ?
Giảng:S/kiến lập ngân hàng trí nhớ là cách kết thúc đầy ấn tượng.Bởi khi nổ ra c/t hạt nhân toàn cầu thì còn nhà băng nào chị nổi mà không tan biến. Đây là cách kết thúc có ý nghĩa khẳng định.
Hoạt động 4.
-Hướng dẫn hs tổng kết.
- Đọc bài viết này, em nhận thức thêm được điều gì sâu sắc về thảm họa c/t hạt nhân và nhiệm vụ cấp thiết của mỗi người và của toàn thể nhân loại?
-Tính thuyết phục và hấp dẫn của v/b nhật dụng nghị luận,c/trị XH này là ở yếu tố nào?
-Đọc,q/sát,theo dõi.
-Hs t/luận,lập bảng thống kê.
+ 10 tàu sân bay= kinh phí chương trình phòng b 14 năm.
+ S/x 149 tên lửa MX=K/p FAO cho 575 triệu người t dd.
+ S/x 27 tên lửa mx= k/p s/x nông cụ trong 4 năm.
+ Đóng tàu(2) mang VKHN= kinh phí xóa mũ chữ của thế giới.
-Suy luận(gây sự tốn kém khi sản xuất VKHN).
-Nhận xét. Điên rồ, phản đối, ngược lí trí con người.
-Trình bày hiểu biết
(q/luật,logic tự nhiên)
-Suy luận: - Trải qua hàng triệu năm của tự nhiên con người mới hình thành.
(để h/thành con người phải mất nhiều năm)
-Suy luận tổng hợp, phản đối chiến tranh hạt nhân, phản lại sự tiến hóa tự nhiên.
………………………
-Theo dõi bố cục
-Thảo luận nhận định.
+ Đoàn kết
+ Phản đối => nhiệm vụ
+ Ngăn chặn
-Lắng nghe.
-Phát hiện(s/lập ngân hàng trí nhớ để lưu giữ sau tai họa hạt nhân)
-Tự do bộc lộ
-Lắng nghe.
……………………………
-Tổng hợp,trình bày
-Gây sự tốn kém
- Cướp đi nhiều đ/k p/triển.
- Hs khá giỏi: Làm chủ bản thân: biết suy nghĩ, phê phán, sáng tạo, đánh giá, bình luận về hiện trạng nguy cơ chiến tranh hạt nhân hiện nay.
-LL chắt chẽ,phong phú,xác thực.
-D/c cụ thể,…
2. Chạy đua vũ trang,
chuẩn bị chiến tranh hạt nhân và những hậu quả của nó.
- Dẫn chứng và số liệu chính xác phản ánh những việc làm phi lí,
điên rồ, gây tốn kém vô ích, ngược lí trí con người.
- Nó sẽ hủy diệt nền văn minh, đưa Trái Đất trở lại điểm xuất phát.
=>Tác giả phản đối chiến tranh hạt nhân, phản lại sự tiến hóa của tự nhiên.
3. Nhiệm vụ khẩn thiết trước mắt của chúng ta.
- Mỗi người phải đoàn kết, phản đối, ngăn chặn chạy đua vũ trang, tàng trữ vũ khí hạt nhân.
- Sáng kiến sáng lập ngân hàng trí nhớ chỉ là khẳng định sự rùng rợn của thảm họa hạt nhân.
III.Tổng kết:
1:Nội dung:Nguy cơ chiến tranh hạt nhân và sự hủy diệt của nó. Kêu gọi mọi người hãy ngăn chặn nguy cơ đó, bảo vệ con người, bảovệ sự sống.
2.Nghệ thuật:Hệ thống luận điểm, luận cứ ngắn gọn, d/chứng xác thực,
giàu sức thuyết phục, gây được ấn tượng mạnh đối với người đọc.
D. Củng cố-Dặn dò:
* Củng cố:
- Nắm được cách đọc diến cảm các luận điểm, luận cứ, luận chứng.
- Thấy được sự rùng rợn của VKHN. Nhiệm vụ cấp bách của chúng ta.
* Dặn dò:
- Soạn v/b “Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển trẻ em”
* Rút kinh nghiệm
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
* Ghi chú: - Rèn thêm cách đọc cho một số em hs yếu, học sinh dân tộc.
- Với lớp giỏi nên hỏi câu hỏi cuối bài.
===============================================================
Tuần 2 Ngày soạn:25/8/2013
Tiết 8 Ngày dạy: 27/8/2013
CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
1. Kiến thức: - Nắm được những hiểu biết cốt yếu về ba phương châm hội thoại: phương châm quan hệ, phương châm cách thức, phương châm lịch sự.
2. Kỹ năng: - Vận dụng phương châm quan hệ, phương châm cách thức, phương châm lịch sự trong hoạt động giao tiếp.
3. Thái độ:
Nhận biết đúng các phương châm trong hội thoại và sử dụng các phương châm trong hội thoại trong một tình huống giao tiếp cụ thể.
B. CHUẨN BỊ:
Gv:bảng phụ,bút lông,giáo án.
Hs:Xem trước bài mới.
C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY –HỌC.
1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số hs.
2. Kiểm tra bài .
CH:Chúng ta đã học những phương châm hội thoại nào, cho ví dụ?
TL: -Phương châm về lượng,chất
- Vd: hs tự lấy.
3. Bài mới.
(Gtb)Ở tiết học trước chúng ta đã được tìm hiểu về các phương châm hội thoại về chất, lượng. Tiết học này chúng ta tiếp tục tìm hiểu các phương châm còn lại.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
Hoạt động 1.
Hướng dẫn hs nắm và áp dụng trong giao tiếp về phương châm quan hệ.
-Gv gọi hs đọc ví dụ sgk và tìm hiểu ý nghĩa thành ngữ “Ông nói gà bà nói vịt” và hỏi:
- Thành ngữ dùng để chỉ tình huống hội thoại ntn?
- Hậu quả của thành ngữ trên là gì?
- Bài học rút ra từ tình huống trên là gì?
-Gv chốt, gọi hs đọc to ghi nhớ.
- Dùng bảng phụ ghi tình huống sau:
A: Nằm lùi vào.
B: Làm gì có hào nào.
A: Đồ điếc.
B: Tôi có tiếc gì đâu.
- Cuộc hội thoại trên có hiệu quả gì không? Vì sao?Tình huống trên ứng với câu thành ngữ nào?
-Gv y/c hs tự lấy tình huống.
Chuyển ý: Khi giao tiếp ,ngôn ngữ giao tiếp phải đạt y/c gì khác.Chúng ta tìm hiểu tiếp phần II.
Hoạt động 2.
Hướng dẫn hs tìm hiểu và áp dụng PCCT vào giao tiếp.
- Y/c hs tìm hiểu ý nghĩa 2 thành ngữ trong Sgk và trả lời câu hỏi.
- Hai thành ngữ trên dùng để chỉ cách nói ntn?
- Hậu quả của những cách nói ấy?
- Bài học rút ra từ hậu quả của những cách nói trên?
Mở rộng:Em hiểu ntn về câu “ Tôi đồng ý với những nhận định về truyện ngắn của ông ấy”?
-Gv chốt,gọi hs đọc ghi nhớ.
Chuyển ý:Bên cạnh phương châm cách thức,trong q/trình giao tiếp thì phải thể hiện sự chân thành và tôn trọng nhau.Ta sẽ tiếp tục tìm hiểu 1 p/c qua phần 3.
Hoạt động 3.
Hướng dẫn hs tìm hiểu và áp dụng PCLS vào giao tiếp.
-Gv y/c hs đọc v/b Sgk/22 và hỏi:
-Trong v/b tại sao cả ông lão và cậu bé đều cảm thấy như mình đã nhận từ người kia một điều gì đó?
- Em rút ra bài học gì cho bản thân từ câu chuyện trên?
-Gv chốt, gọi hs đọc ghi nhớ.
Chuyển ý Chúng ta sẽ tiếp tục rèn luyện sử dụng các phương châm hội thoại qua phần thứ 4-Luyện tập.
Hoạt động4 .
Rèn luyện kỹ năng sử dụng các PCHT.
-Gv y/c hs thảo luận từ BT1->5
-Gv y/c đại diện 4 nhóm lên bảng trình bày.
- Gv y/c đại diện 4 nhóm nhận xét.
-Gv đánh giá-ghi điểm.
-Gv y/c hs thảo luận từ BT1->5
-Gv y/c đại diện 4 nhóm lên bảng trình bày.
- Gv y/c đại diện 4 nhóm nhận xét.
-Gv đánh giá-ghi điểm.
-Tiếp tục đối với b/t 5.
-Yêu cầu hs TL,đại diện trình bày.
-Thảo luận.
-Đaị diện trình bày.
-Mỗi người nói về một tình huống hội thoại khác nhau,một đề tài khác nhau.
- Nhận xét: 1 người-một đề tài.
-Suy luận (người nói/người nghe không hiểu)
-Tự do bộc lộ.
-Đọc ghi nhớ.
- Theo dõi 2 t/ngữ Sgk.
-Thảo luận.
-T/ngữ “Dây cà…muống”nói dài dòng,rườm rà.
- T/ngữ “ Lúng…thị”nói ấp úng,không rành mạch,không thoát ý.
-Nhận xét,trình bày.
+ TN1:người nghe không hiểu hoặc hiểu sai.
+ TN2:Người nghe ức chế,không thiện cảm.
-Tự do trình bày.
-Thảo luận,trình bày.
C1”Tôi đồng ý với những nhận định của ông ấy.
C2”Tôi đồng ý với những nhận định của ông ấy về truyện ngắn.
-Đọc ghi nhớ.
………………………….
-Đọc v/b
-Trao đổi,bàn bạc.
-2 Nhân vật đều nhận sự chân thành và tôn trọng nhau.
-Tự do bộc lộ.
-Đọc ghi nhớ.
…………………………..
-Thảo luận .
-Đại diện 4 nhóm lên bảng
trình bày.
-Nhóm khác nhận xét.
-Lắng nghe.
-làm tiếp b/t 5.
- hs giải thích.
- Mồm loa mép giải:Lắm lời,đanh đá,nói át người khác(PCLS)
- Đánh trống lảng:lảng ra, né tránh không muốn tham dự vào một việc gì đó(PCQH)
- Nửa úp,nửa mở:nói mập mờ,ỡm ờ,không nói ra hết ý(PCCT)
- HSTL , đại diện trình bày.
(PCCT)
I.Phương châm quan hệ.
1. Ví dụ:
2.Nhận xét.
-T/ngữ “Ông nói gà bà nói vịt’
- Mỗi người-một đề tài.
-Người nói và người nghe không hiểu nhau.
- Khi tham gia hội thoại phải nói đúng vào đề tài.
* Ghi nhớ/Sgk/21
II. Phương châm cách thức.
1. Ví dụ: Giải thích nghĩa 2 thành ngữ - “Dây cà ra dây muống”
“Lúng túng như ngậm hột thị”
2. Nhận xét.
-T/ngữ“Dây cà…muống”nói dài rườm rà =>người nghe không hiểu hoặc hiểu sai.
-T/ngữ“ Lúng…thị” ấp úng,không rành mạch,không thoát ý
=>Người nghe ức chế, không thiện cảm.
* Trong giao tiếp phải nói rõ ràng, rành mạch và chú ý tạo được mối quan hệ tốt với người nghe.
* Ghi nhớ Sgk/22.
III. Phương châm lịch sự.
a.Vd (Sgk/22) V/b Người ăn xin.
b.Nhận xét.
-Cả 2 nhân vật trong v/b đều nhận được sự chân thành và tôn trọng của nhau.
* Khi giao tiếp cần tôn trọng người đối thoại,không phân biệt sang-hèn,giàu-nghèo.
2.Ghi nhớ (Sgk/22).
IV. Luyện tập
Bt1: Qua những câu tục ngữ, ca dao , ông cha ta khuyên dạy chúng ta:
Suy nghĩ, lựa chọn ngôn ngữ khi giao tiếp.
Có thái độ tôn trọng,lịch sự đối với nhau.
Bt2: Phép tu từ có liên quan đến phương châm lịch sự là nói giảm,nói tránh.
Vd: Chị cũng có duyên (thực ra chị xấu).
Em không đến nỗi đen lắm! (em rất đen)
Ông không được khỏe lắm (ông đang ốm)
Cháu cũng tạm được đấy chứ (chưa đạt yêu cầu).
Bt3: a. Nói mát b.Nói hớt. c. Nói móc. D.Nói leo. e. Nói ra đầu ra đũa.
Bt4: a. Tôn trọng phương châm quan hệ.
b,c. Tôn trong phương châm lịch sự.
Bt5: - Nói băm nói bổ:Nói bốp chát,xỉa xói,thô bạo(PCLS)
- Nói như đấm vào tai:nói mạnh,trái ý người khác,khó tiếp thu(PCLS)
- Mồm loa mép giải:Lắm lời,đanh đá,nói át người khác(PCLS)
- Đánh trống lảng:lảng ra,né tránh không muốn tham dự vào một việc gì đó(PCQH)
- Nửa úp, nửa mở: nói mập mờ,ỡm ờ, không nói ra hết ý
D. Củng cố-Dặn dò:
* Củng cố: Nắm được các phương châm hội thoại: phương châm quan hệ, cách thức, lịch sự
* Dặn dò - Vận dụng làm các bài tập còn lại.
- Học thuộc 3 mục ghi nhớ . Làm b/t còn lại.
* Rút kinh nghiệm
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….......
===================================================================
Tuần 2 Ngày soạn: 26/8/2013
Tiết 9 Ngày dạy: 28/8/2013
SỬ DỤNG YẾU TỐ MIÊU TẢ TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH.
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
- Tác dụng của yếu tố miêu trả trong văn thuyết minh: làm cho đối tượng thuyết minh hiện lên cụ thể, gần gũi, dễ cảm nhận hoặc nổi bật, gây ấn tượng.
- Vai trò của miêu tả trong văn bản thuyết minh: phụ trợ cho việc giới thiệu nhằm gợi lên hình ảnh cụ thể của đối tượng cần thuyết minh.
2. Kỹ năng:
- Quan sát các sự vật, hiện tượng.
- Sử dụng ngôn ngữ miêu tả phùhợp trong việc tạo lập văn bản thuyết minh.
3. Thái độ:
Có ý thức sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh để bài thuyết minh hay, hấp dẫn hơn.
B. CHUẨN BỊ:
Gv:Chuẩn bị bảng phụ, út lông.
Hs: soạn bài, xem lại yếu tố miêu tả đã học ở lớp 6.
C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY –HỌC.
1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài.
CH: Các yếu tố nghệ thuật trong văn bản thuyết minh có tác dụng gì?Lấy ví dụ.
TL: -Gây sự chú ý đến người đọc/người nghe.
Sức thuyết phục của v/b cao hơn.
Tự lấy ví dụ.
3. Bài mới.
(Gtb) Tiết học trước chúng ta đã nắm được tác dụng của các yếu tố nghệ thuật trong v/b thuyết minh.Vậy vận dụng và sử dụng các yếu tố ấy trong văn bản ntn. Chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu ở bài học hôm nay.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
Hoạt động 1.
Hướng dẫn hs tìm hiểu các yếu tố miêu tả trong v/b thuyết minh.
-Gv gọi hs đọc v/b Cây chuối sgk/24 và trả lời câu hỏi.
- Nhan đề v/b có ý nghĩa gì?
- Gv yêu cầu hs xác định những câu văn thuyết minh,miêu tả về cây chuối.?
Gọi hs đọc ghi nhớ 1/Sgk.
Chuyển ý Chúng ta sẽ tiếp tục rèn luyện cách sử dụng các yếu tố miêu tả trong v/b thuyết minh qua phần II.
Hoạt động 2.
Vận dụng kiến thức để giải quyết các bài tập trong Sgk.
-Y/c hs thảo luận Bt1,2 Sgk.
-Gv gọi đại diện lần lượt từng nhóm lên bảng trình bày.
-Gv gọi nhóm khác nhận xét.
-Gv nhận xét-đ/giá-ghi điểm.
-Đọc v/b.
-Thảo luận câu hỏi Sgk.
-Đại diện trình bày:
+ Nhấn mạnh: -vai trò
-thái độ.
-Thảo luận –trình bày.
a. T/m phân loại chuối:chuối tay(thân cao,màu trắng,quả ngắn)…chuối rừng(thân to cao,màu sẫm,quả to).
-Thân gồm nhiều lớp bẹ…lấy sợi.
-Lá(tàu)gồm cuống và cọng lá.
-Nõn chuối(xanh).
-Hoa chuối(bắp chuối)…lớp bẹ.
-Gốc có cả rễ.
b. Miêu tả.Thân,tàu lá,củ chuối.
-Tiếp tục thảo luận.
Thân, sợi, quả, lá, nõn, cọng, củ.
…………………………………
-Thảo luận.
-Đại diện lên bảng trình bày.
- Nhận xét bài của bạn.
-Lắng nghe.
I.Tìm hiểu yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh
1. Văn bản Cây chuối đới với người Việt Nam.
2. Nhận xét.
* Nhan đề của v/b nhấn mạnh
-Vai trò của cây chuối trong đời sống vật chất,tinh thần của người Việt Nam từ xưa đến nay.
- Thái độ đúng đắn của người Việt Nam trong việc nuôi trồng,chăm sóc và sử dụng có hiệu quả các giá trị của cây chuối.
b. Ghi nhớ1. Sgk/24.
II. Luyện tập.
Bt1: Thuyết minh có sử dụng yếu tố miêu tả.
- Thân cây chuối có hình dáng…
- Lá chuối tươi…
- Lá chuối khô…
- Nõn chuối…
- Bắp chuối…
- Quả chuối…
Bt2:Yếu tố miêu tả trong đoạn văn.
-Tách…,nó có tai.
-Chén của ta không có tai.
- Khi mời ai…uống rất nóng.
Bt3/Hs tự làm.
D. Củng cố - Dặn dò:
* Củng cố: Tìm hiểu việc sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh.
* Dặn dò: - Học thuộc ghi nhớ,làm bài tập còn lại
- Chuẩn bị lập dàn ý một số đề bài.
* Rút kinh nghiệm
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………........
Tuần 2 Ngày soạn: 27/8/213
Tiết 10 Ngày dạy: 29/8/2013
LUYỆN TẬP SỬ DỤNG YẾU TỐ MIÊU TẢ TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
1. Kiến thức: - Có ý thức và biết sử dụng tốt yếu tố miêu tả trong việc tạo lập văn bản thuyết minh.
- Những yếu tố miêu tả trong bài văn thuyết minh.
- Vai trò của yếu tố miêu tả trong bài văn thuyết minh.
2. Kỹ năng: Viết đoạn văn, bài văn thuyết minh sinh động, hấp dẫn.
3. Thái độ: Có ý thức sử dụng yếu tố miêu tả trong bài văn thuyết minh
B. CHUẨN BỊ:
Gv: Chuẩn bị bảng phụ,bút lông..
Hs: vxem trước bài mới.
C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY –HỌC.
1. Ổn định tổ chức: Kểm tra sĩ số hs
2 . Kiểm tra bài.
CH: Các yếu tố nghệ thuật trong văn bản thuyết minh có tác dụng gì?Lấy ví dụ.
TL: -Gây sự chú ý đến người đọc/người nghe.
Sức thuyết phục của v/b cao hơn. Tự lấy ví dụ.
3. Bài mới.
(Gtb) Tiết học trước chúng ta đã nắm được tác dụng của các yếu tố nghệ thuật trong văn bản thuyết minh. Vậy vận dụng và sử dụng các yếu tố ấy trong văn bản ntn. Chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu ở bài học hôm nay.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
Hoạt động 1.
Hướng dẫn hs chuẩn bị những kiến thức cơ bản cho bài văn t/m.
-Gv y/c hs tìm hiểu mục 1,2,3 Sgk
- Phạm vi của đề bài này ntn?
- Vấn đề cần trình bày là gì?
- Với vấn đề này cần trình bày những gì?
- Có thể sử dụng những ý nào trong bài t/m khoa học?
Chuyển ý Chúng ta sẽ tiếp tục rèn luyện kỹ năng này qua phần II.
Hoạt động 2
Rèn luyện kỹ năng viết đ/v t/m có yếu tố miêu tả.
-Gv y/c hs thảo luận viết các đoạn văn có kết hợp t/m với miêu tả.
-Gv gọi nhóm khác lên trình bày.
-Gv y/c hs nhận xét,đánh giá.
-Gv đánh giá-ghi điểm và đọc đ/văn mẫu.
-TL,xác định phạm vi của đề bài.
(T/m về con trâu ở làng quê V/Nam).
-T/t xác định:v/trò,vị trí của con trâu trong đời sống của người dân VN.
-Xác định những ý trình bày.
-Tri thức hiểu biết về con trâu.
……………………………….
-Hs thảo luận.
-Đại diện trình bày.
- Nhận xét bài của bạn.
-Lắng nghe.
I. Chuẩn bị.
-Giới thiệu (thuyết minh về con trâu ở làng quê Việt Nam.
-Vai trò và vị trí của con trâu trong đ/sống của con người (nông dân)VN(trong k/tế sản xuất nông nghiệp,sức kéo là một trong những yếu tố quan trọng hành đầu.
-Con trâu là đầu cơ nghiệp.
-Tậu trâu,lấy vợ,làm nhà!
Cả 3 việc ấy thực là gian nan.
* Trình bày các ý.
a. Con trâu là sức kéo chủ yếu.
b.Con trâu là tài sản lớn nhất.
c. Con trâu trong lễ hội,đình đám t/thống.
d. Con trâu đối với tuổi thơ.
e. Con trâu đ/v việc cung cấp thực phẩm và chế biến đồ mỹ nghệ.
* Sử dụng những tri thức mới về sức kéo của con trâu.
II. Luyện tập.
Bt1: Viết đ/v t/m có yếu tố miêu tả.
Hs viết phần MB.
Một đoạn phần tB.
Viết phần KB.
* Vận dụng yếu tố miêu tả trong việc giới thiệu:
Bao đời nay, hình ảnh con trâu lầm lũi kéo cày trên đồng ruộng là hình ảnh rất quen thuộc, gần gũi đối với người nông dân Việt Nam. Vì thế, đôi khi con trâu đã trở thành người bạn tâm tình của người nông dân:
“Trâu ơi, ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng, trâu cày với ta”
* Gv giới thiệu đoạn văn mẫu:
“ Con trâu là đầu cơ nghiệp” . Thật vậy, người nông dân Việt Nam sống
File đính kèm:
- Van 9 Tuan 2.doc