Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Tiết 66 - 67: Lặng lẽ Sapa (Nguyễn Thành Long)

I/ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT :

- Có hiểu biết thêm về tác giả và tác phẩm truyện Việt Nam hiện đại viết về những người lao động mới trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước.

- Hiểu, cảm nhận được giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa.

II/ TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG :

1. Kiến thức :

- Vẻ đẹp của hình tượng con người thầm lặng cống hiến quên mình vì Tổ quốc trong tác phẩm.

- Nghệ thuật kể chuyện, miêu tả sinh động, hấp dẫn trong truyện.

2. Kĩ năng :

 - Nắm bắt diễn biến truyện và tóm tắt được truyện.

- Phân tích được nhân vật trong tác phẩm tự sự.

- Cảm nhận được một số chi tiết nghệ thuật độc đáo trong tác phẩm.

* KNS :

 

doc7 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 4717 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Tiết 66 - 67: Lặng lẽ Sapa (Nguyễn Thành Long), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy : 25/11/2013 Tiết 66- 67 Lớp dạy : 9A4 Tuần : 14 LẶNG LẼ SA PA (Nguyễn Thành Long) I/ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT : - Có hiểu biết thêm về tác giả và tác phẩm truyện Việt Nam hiện đại viết về những người lao động mới trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước. - Hiểu, cảm nhận được giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa. II/ TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG : 1. Kiến thức : - Vẻ đẹp của hình tượng con người thầm lặng cống hiến quên mình vì Tổ quốc trong tác phẩm. - Nghệ thuật kể chuyện, miêu tả sinh động, hấp dẫn trong truyện. 2. Kĩ năng : - Nắm bắt diễn biến truyện và tóm tắt được truyện. - Phân tích được nhân vật trong tác phẩm tự sự. - Cảm nhận được một số chi tiết nghệ thuật độc đáo trong tác phẩm. * KNS : - Giao tiếp : trình bày trao đổi về vẻ đẹp của những con người thầm lặng cống hiến cho đất nước. - Suy nghĩ sáng tạo ý thức được trách nhiệm của bản thân đối với quê hương trong thời kì đổi mới, sống biết cống hiến cho đất nước . 3. Thái độ : Tình yêu thiên nhiên, xác định ý thức trách nhiệm về nhiệm vụ học tập và rèn luyện của mình. III/ CHUẨN BỊ : - GV: SGV, SGK - HS: đọc văn bản và trả lời những câu hỏi chuẩn bị. * Phương pháp : Nêu và giải quyết vấn đề, vấn đáp, đối thoại. IV/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC : 1/ Kiểm tra bài cũ : Tình yêu làng, yêu nước của ông Hai được thể hiện như thế nào ? 2/ Bài mới : HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY, TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC * HOẠT ĐỘNG 1 : Hướng dẫn tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm , (5 phút) GV: cho HS đọc chú thích* ( 180) GV nhấn mạnh một vài nét cơ bản về tác giả, tác phẩm. NTL viết và công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc những năm 60- 70 với một phong cách văn xuôi nhẹ nhàng, tình cảm, giàu chất thơ nổi bật hình ảnh con người lao động, sống cống hiến cho đời, cho đất nước. Truyện ngắn LLSP ra đời trong hoàn cảnh nào, được trích từ tập truyện nào? GV :Hướng dẫn HS đọc HS đọc . ? Hãy tóm tắt cốt truyện. Câu chuyện xảy ra ở Lào Cai năm 1970 trên chuyến xe khách từ Lào Cai đi Lai Châu qua Sa pa có nhà họa sĩ và cô kỹ sư trẻ, xe qua thị trấn Sa pa đến đỉnh Yên Sơn nghỉ và ông họa sĩ, cô kĩ sư đó có dịp gặp chàng thanh niên và cuộc gặp gỡ đó để lại một ấn tượng sâu sắc. * HOẠT ĐỘNG 2: Đọc - hiểu văn bản - Truyện được kể theo ngôi thứ mấy? Điểm nhìn trần thuật được đặt vào nhân vật nào? Tác dụng? Truyện được trần thuật chủ yếu từ điểm nhìn và ý nghĩ của nhân vật ông hoạ sĩ. Cách kể và ngôi kể, cách chọn điểm nhìn này là 1 sáng tạo riêng của tác giả, nó có tác dụng giữ cho câu chuyện có vẻ đẹp chân thực và khách quan, đồng thời có điều kiện thuận lợi để làm nổi bật chất trữ tình, đào sâu suy tư của nhân vật, lại rất phù hợp với chính suy nghĩ của tác giả. - Truyện hiện lên bức chân dung của ai? Trong cái nhìn và suy nghĩ của nhân vật nào? - Hs: Truyện có nhiều nhân vật nhưng nhân vật chính là anh thanh niên. Truyện tập trung khắc hoạ hình ảnh nhân vật này qua cái nhìn và cảm nghĩ của các nhân vật khác. - Gv nhấn mạnh: Bức chân dung anh thanh niên hiện lên ở một số nét đẹp nhưng chưa được xây dựng thành 1 tính cách hoàn chỉnh và hầu như chưa có cá tính. Nhân vật này chỉ xuất hiện trong thoáng chốc, đủ để các nhân vật khác kịp ghi ấn tượng, 1 kí hoạ chân dung về anh, rồi anh lại khuất lấp trong mây núi bạt ngàn và cái lặng lẽ của Sa Pa. - Hỏi: Anh thanh niên xuất hiện trong tình huống nào? - Hs: Không xuất hiện từ đầu truyện mà chỉ xuất hiện trong cuộc gặp gỡ giữa các nhân vật với anh, khi xe dừng lại nghỉ. - Hỏi: Tác giả đã giới thiệu về ngoại hình của anh qua những chi tiết nào? GV cho HS đọc " Trong lúc mọi người-> khi đến" - Qua lời kể của bác lái xe, hoàn cảnh sống của anh thanh niên hiện lên qua chi tiết nào? - Qua đây em có nhận xét gì về hoàn cảnh sống của anh thanh niên? I. Tìm hiểu chung 1- Tác giả : Nguyễn Thành Long (1925- 1991) quê ở tỉnh Quảng Nam, ông viết văn từ thời kháng chiến chống Pháp là cây bút chuyên viết truyện ngắn và kí. Phong cách văn xuôi nhẹ nhàng, giàu chất thơ. 2- Tác phẩm : Lặng lẽ Sa Pa viết 1970 sau chuyến đi thực tế ở Lào Cai. Tác phẩm được trích trong tập “Giữa trong xanh”. * Phương thức biểu đạt: Tự sự + biểu cảm + miêu tả. II. Đọc - hiểu văn bản: 1/ Cốt truyện và nhân vật : - Ngôi kể : Ngôi thứ ba - Cốt truyện: đơn giản tập trung vào cuộc gặp gỡ tình cờ của mấy người khách trên xe - Nhân vật chính: anh thanh niên qua cái nhìn và suy nghĩ của ông hoạ sĩ. 2/ Nhân vật anh thanh niên + Ngoại hình: tầm vóc bé nhỏ, nét mặt rạng rỡ, 27 tuổi. Là một thanh niên rất bình thường. - Sống một mình trên đỉnh núi, cao 2600m, quanh năm bốn bề chỉ có cây cỏ và mây mù lạnh lẽo. - Hoàn cảnh sống khắc nghiệt, cô đơn, vắng vẻ. Tiết 2 Ho¹t ®éng cña thÇy vµ trß Néi dung - GV khái quát : Nhân vật anh thanh niên chỉ xuất hiện trong chốc lát trong cuộc gặp gỡ bất ngờ với các nhân vật khác nhưng đã để lại cho mọi người cảm nhận được rằng : “Trong cái lặng im của Sa Pa .... Sa Pa mà chỉ nghe tên, người ta đã nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi, có những con người làm việc và lo nghĩ như vậy cho đất nước”. Công việc của anh thanh niên được tác giả miêu tả qua những chi tiết nào? (Công tác khí tượng kiêm vật lí đại cầu đo gió đo mưa, đo nắng, đo mây, đo chấn động mặt đất phục vụ cho chiến đấu và sản xuất..) Công việc đó đòi hỏi người làm việc phải như thế nào? - Gv mở rộng: nửa đêm, đúng giờ ốp thì dù mưa tuyết, giá lạnh thế nào cũng phải trở dậy ra ngoài trời làm công việc đã quy định."Nửa đêm xách đèn ra vườn, gió tuyết và lặng im cứ chực mình ra là ào ào xô tới..". - Hỏi: Theo em, cái gian khổ nhất đối với anh ở đây là gì? - Hs: Gian khổ nhất đối với anh không phải là những đêm mưa tuyết giá lạnh phải đi ốp mà là anh phải sống trong hoàn cảnh cô độc, 1 mình trên núi cao hàng tháng, hàng năm. Điều ấy khiến anh trở thành 1 trong những người cô độc nhất thế gian, và thèm người đến nỗi phải lăn cây chặn đường để được gặp người. ( - đòi hỏi nghiêm ngặt về giờ giấc : 4h, 11h, 7h tối và 1h sáng.) -Hỏi:Vì sao anh có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ và vẫn sống vui, khoẻ trong hoàn cảnh ấy? - Hs: Lòng yêu nghề, ý thức trong công việc. - Gv giảng: Trước hết đó là ý thức về công việc của mình và lòng yêu nghề, thấy được công việc thầm lặng ấy là có ích cho cuộc sống, cho mọi người. Khi được biết là 1 lần do phát hiện kịp thời 1 đám mây khô mà anh đã góp phần vào chiến thắng của quân ta bắn rơi máy bay Mĩ, anh thấy thật hạnh phúc. - Hỏi: Tìm chi tiết thể hiện suy nghĩ của anh về công việc? - Gv: Chính vì những suy nghĩ ấy nên anh không cảm thấy mình cô đơn. Công việc của anh liên quan và gắn bó với bao người, hàng ngày anh vẫn phải 4 lần nói chuyện điện thoại với trung tâm. Huống chi còn bao người làm việc trong hoàn cảnh khó khăn, cô độc hơn, chẳng hạn như anh bạn ở trạm khí tượng trên đỉnh Hoàng Liên Sơn cao 3142 m mới là độ cao lí tưởng. Nếu không có công việc, không vì công việc thì đó là cuộc sống cô đơn thực sự, buồn đến chết. -Hỏi: Tìm chi tiết nói về cuộc sống sinh hoạt của anh thanh niên? - Ở người thanh niên ấy còn có những nét tính cách và phẩm chất rất đáng mến ?đối với mọi người anh có thái độ như thế nào? HS : -Lăn khúc cây chặn đường - Biếu bác lái xe củ tam thất -Mời 2 người lên nhà tặng cô gái bó hoa -Giới thiệu anh kĩ sư vườn rau và anh cán bộ nghiên cứu sét... - Bộc lộ phẩm chất gì qua cuộc trò truyện ngắn ngủi ? - Khi hoạ sĩ muốn vẽ bức chân dung anh, anh từ chối ? Tại sao? - Từ đó em có nhận xét gì về hình ảnh anh thanh niên? GV: chứng minh anh là người khiêm tốn. ( khi ông hoạ sĩ đòi vẽ anh, anh từ chối và giới thiệu người khác- Ông kĩ sư vườn rau, anh cán bộ lập bản đồ sét) GV : Chi tiết anh nhắc cô gái quên khăn và trả tận tay cho cô gái. Đây là chi tiết rất tinh tế. Anh tưởng cô bỏ quên. Đây là chút kỉ niệm cô gái muốn tặng anh cuộc gặp gỡ lần đầu tiên và cũng là lần cuối. Trong lần gặp gỡ đầu tiên ấy đã làm cô gái bàng hoàng xúc động. Thế nhưng anh đã không nhận ra cử chỉ kín đáo ấy để rồi cô gái phải đỏ mặt và nhận lại chiếc khăn... Anh thanh niên thật đáng yêu... Như vậy, anh thanh niên là một người ntn, em học được ở anh những gì? * HOẠT ĐỘNG 4: Phân tích các nhân vật khác - Gv: Trong truyện, có 1 người lặng lẽ quan sát, xúc cảm, suy nghĩ và ghi chép là nhân vật người hoạ sĩ. -Hỏi: Dưới cái nhìn của hoạ sĩ, cảnh đẹp Sa Pa hiện lên như thế nào? GV: Sa Pa không lặng lẽ như ông nghĩ mà ở đó có những con người âm thầm cống hiến cho đất nước. Như vậy, ông họa sĩ là người ntn và có vai trò gì đối với nv chính? (làm cho nv chính thêm sáng đẹp và chứa đựng chiều sâu tư tưởng). - Khi nghe anh kể chuyện ông bắt gặp một điều ông vẫn ao ước mà bấy lâu ngòi bút bất lực (Đối tượng của nghệ thuật) - Ông trăn trở : cho người xem hiểu được anh ta mà không phải hiểu như một ngôi sao xa và làm thế nào đặt được chính tấm lòng vào đó. Người con trai đáng yêu thật ! GV : Cuộc gặp gỡ này đã để lại cho cô những ấn tượng tình cảm gì? Đưa nhân vật cô kĩ sư vào truyện có tác dụng gì? - Đưa nhân vật cô kĩ sư vào truyện góp phần thể hiện vẻ đẹp của nhân vật chính.Vẻ đẹp của cuộc sống, của tâm hồn anh thanh niên đã khơi dậy trong cô những tình cảm đẹp lớn lao. - Hỏi: Trong tác phẩm, bác lái xe được hiện lên qua chi tiết nào? Từ đó cho thấy bác là người như thế nào? ? Nếu thiếu nhân vật bác lái xe câu chuyện sẽ ra sao. Hs: Kém hấp dẫn đi rất nhiều .Bởi qua lời kể của bác lái xe mà ta hồi hộp đón chờ sự xuất hịên của một người cô độc nhất thế gian,qua lời kể của bác ta mới hiểu được nỗi khát khao thèm người của anh khi mới sống trên đỉnh núi quanh năm chỉ có cây cỏ và mây mù. - Hỏi: Trong tác phẩm, còn có những nhân vật không xuất hiện trực tiếp mà chỉ được giới thiệu gián tiếp qua lời kể của anh thanh niên: ông kĩ sư vườn rau ở Sa Pa, anh bạn ở trạm khí tượng Phan-xi- păng, anh kĩ sư lập bản đồ sét… tất cả các nhân vật đều vô danh ( không có tên cụ thể). Em hiểu gì về dụng ý nghệ thuật của tác giả? - Hs thảo luận nhóm ( 4 phút). - Đại diện nhóm báo cáo, nhận xét, bổ sung. - GV NX,KL: Cùng với những nhân vật vô danh như thế, tác giả muốn xây dựng lên một thế giới những con người như anh thanh niên, những con người miệt mài nghiên cứu khoa học một cách lặng lẽ, khẩn trương vì lợi ích của đất nước, của nhân dân. * HOẠT ĐỘNG 5: Hướng dẫn tổng kết luyện tập Hỏi:Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật? HS đọc ghi nhớ trong sgk. GV yêu cầu HS khái quát nội dung ghi nhớ. * Nghệ thuật : - Tạo tình huống truyện tự nhiên, tình cờ, hấp dẫn. - Xây dựng đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm. - Nghệ thuật tả cảnh thiên nhiên đặc sắc ; miêu tả nhân vật với nhiều điểm nhìn. - Kết hợp giữa kể với tả và nghị luận. - Tạo tính chất trữ tình trong tác phẩm truyện. - Gv nêu yêu cầu bài tập. - Hs hoạt động cá nhân, trình bày miệng. - Gv nhận xét, kết luận *KL: GV đánh giá mức độ hiểu bài của HS. - Công việc : đo gió, đo mưa, đo nắng, đo mây, đo chấn động mặt đất phục vụ cho chiến đấu và sản xuất -> Công việc đòi hỏi tính chính xác, tỉ mỉ, đều đặn, có tinh thần trách nhiệm và tính tự giác cao và đầy khó khăn, gian khổ... - Gian khổ nhất : sự cô đơn vắng vẻ. - Anh ý thức được công việc và trách nhiệm của mình. “Khi ta làm việc, ta với công việc là đôi”. → Mỗi người mỗi việc để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. -> Có suy nghĩ đúng đắn về công việc, nhiệt tình gắn bó với công việc, yêu nghề. - Một gian nhà sạch sẽ, ngăn nắp… trồng nhiều hoa… đọc sách, … nuôi gà. -> Cuộc sống ngăn nắp, gọn gàng, luôn tìm tòi khám phá nguồn vui trong cuộc sống. - Thái độ, tình cảm của anh đối với mọi người + Củ tam thất cháu vừa đào thấy. + trao bó hoa đã cắt… + bác đừng mất công… cháu giới thiệu… + cái này để ăn trưa cho bác. -> Anh rất chân thành, cởi mở, chu đáo, ân cần, lòng hiếu khách, quan tâm đến mọi người và rất khiêm tốn. - Anh thanh niên là người có cách sống và cách nghĩ rất cao đẹp, tiêu biểu cho lớp thanh niên lao động mới có lí tưởng, hoài bảo và hết lòng vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. 2. Các nhân vật khác. a. Ông họa sĩ. - Là người yêu nghề, yêu cuộc sống, yêu nghệ thuật chân chính đi tìm cái đẹp đích thực hữu ích trong cuộc sống. b. Cô kĩ sư. - Bàng hoàng... hiểu thêm cuộc sống của mình... về con đường cô đang đi . - Cái "bàng hoàng" của cô kĩ sư là sự bừng dậy của những tình cảm lớn lao, cao đẹp khi gặp được ánh sáng đẹp toả ra từ cuộc sống, tâm hồn người khác. - Là người giàu cảm xúc, trân trọng và tin tưởng vào vẻ đẹp của người lao động chân chính. Bác lái xe. Cởi mở, vui tính người lao động bình thường luôn quan tâm đến mọi người. III- Tổng kết : * Nghệ thuật : - Tạo tình huống truyện tự nhiên, tình cờ, hấp dẫn. - Xây dựng đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm. - Nghệ thuật tả cảnh thiên nhiên đặc sắc ; miêu tả nhân vật với nhiều điểm nhìn. - Kết hợp giữa kể với tả và nghị luận. - Tạo tính chất trữ tình trong tác phẩm truyện. * Ý nghĩa văn bản: Lặng lẽ Sa Pa là câu chuyện về cuộc gặp gỡ với những con người trong một chuyến đi thực tế của nhân vật ông họa sĩ, qua đó, tác giả thể hiện niềm tin yêu mến đối với những con người có lẽ sống cao đẹp đang lặng lẽ quên mình cống hiến cho Tổ Quốc. IV/ Luyện tập. Phát biểu cảm nghĩ của em về một trong hai nhân vật: anh thanh niên, ông hoạ sĩ. Củng cố: -Tìm những câu văn mang tính bình luận trong văn bản ? HS: + Trong cái im lặng của Sapa…cho đất nước. + Khi ta làm việc ta với công việc là đôi… - Em cảm nhận như thế nào về nhan đề của truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa ? HS : Những con người âm thầm lao động, lặng lẽ cống hiến cho đất nước -Tại sao các nhân vật trong truyện đều không có tên ? HS : Tự bộc lộ. 3. Hướng dẫn tự học : - Đọc diễn cảm tác phẩm. - Viết một đoạn văn ghi lại cảm nhận về một vài chi tiết nghệ thuật mà bản thân thích nhất. 4. Hướng dẫn về nhà - Đọc lại tác phẩm nắm được những nét chính của nhân vật anh thanh niên. _ Đọc trước văn bản Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng. _ Tìm hiểu tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác … _ Tự tóm tắt văn bản trước ở nhà vào vở bài soạn . _ Tự tìm hiểu tính cách của nhân vật bé Thu . ? Vì sao bé Thu nhất định không chịu gọi anh Sáu là ba. Thái độ ương ngạnh của bé Thu theo em có đáng trách không ? Vì sao ? -----------------------------------------------------------

File đính kèm:

  • docTiet 66 67 Lang le Sa Pa Nguyen Thanh Long.doc
Giáo án liên quan