A-MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
-Rung cảm trước những tâm hồn tuổi thơ trong sáng, sống thiếu tình thương
-Hiểu rõ nghệ thuật kể chuyện của Go- rơ- ki trong đoạn tiểu thuyết tự thuận.
-Hướng dân học sinh cảm nhận.
-rèn kĩ năng đọc – tóm tắt- phân tích tác phẩn tự thuật.
B- CHUẨN BỊ
-GV: đọc tài liệu, soạn bài, tranh ảnh, đèn chiếu hướng dẫn học sinh vẽ tranh minh họa.
-HS: Đọc diễn cảm- tóm tắt- trả lời câu hỏi.
C- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
*Bài mới: Trong cấp THCS các em đã được làm quen với một số tác giả của nền văn học Nga: E- Ren- bua, Pus Kin. Hôm nay chúng ta sẽ đi làm quen với một tác giả mới có thẻ nói ông là trong mọtt trong nhà văn Nga có ảnh hưởng sâu rộng ở VN. Đó chính là M. Go- rơ- ki. Một đại văn hào Nga, người mở đầu cho văn học cách mạng Nga TK 20. Ông sánh tác nhiều thể loại: Truyện ngắn, truyện vừa, tiểu thuyết, bút kí, kịch nói. Hôm nay, chúng ta đi tìm hiểu đoạn trích thuộc thể loại tiểu thuyết tự thuật: “Những đứa trẻ” (Trích “Thời thơ ấu”).
7 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2633 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Tiết 84, 85: Những đứa trẻ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 84, 85: Những đứa trẻ
(Thời thơ ấu) - M. Go- rơ- ki-
A-Mục tiêu cần đạt
-Rung cảm trước những tâm hồn tuổi thơ trong sáng, sống thiếu tình thương
-Hiểu rõ nghệ thuật kể chuyện của Go- rơ- ki trong đoạn tiểu thuyết tự thuận.
-Hướng dân học sinh cảm nhận.
-rèn kĩ năng đọc – tóm tắt- phân tích tác phẩn tự thuật.
B- Chuẩn bị
-GV: đọc tài liệu, soạn bài, tranh ảnh, đèn chiếu hướng dẫn học sinh vẽ tranh minh họa.
-HS: Đọc diễn cảm- tóm tắt- trả lời câu hỏi.
C- hoạt động dạy học
*Bài mới: Trong cấp THCS các em đã được làm quen với một số tác giả của nền văn học Nga: E- Ren- bua, Pus Kin. Hôm nay chúng ta sẽ đi làm quen với một tác giả mới có thẻ nói ông là trong mọtt trong nhà văn Nga có ảnh hưởng sâu rộng ở VN. Đó chính là M. Go- rơ- ki. Một đại văn hào Nga, người mở đầu cho văn học cách mạng Nga TK 20. Ông sánh tác nhiều thể loại: Truyện ngắn, truyện vừa, tiểu thuyết, bút kí, kịch nói. Hôm nay, chúng ta đi tìm hiểu đoạn trích thuộc thể loại tiểu thuyết tự thuật: “Những đứa trẻ” (Trích “Thời thơ ấu”).
Hoạt động của thầy, trò
Nội dung bài dạy
H- Em hãy trình bày một vài nét về cuộc đời tác giả?
H- Gọi học sinh bổ xung, GV chốt đưa KT lên màn hình- ghi chép.
H- Em hãy trình bày những hiểu biết của em về đoạn trích “Những đứa trẻ” , tác phẩm “Thời thơ ấu”.
- Gọi học sinh bổ xung, GV chốt đưa lên màn hình- ghi chép.
GV: hướng dẫn đọc: đọc giọng phù hợp với các cuộc đối thoại, phát âm chính xác tên riêng từng nhân vật( GV giới thiệu đoạn trước. “Một lần tình cờ Aliôsa đã cứu đứa em ngã xuống giếng”-GVđọc đoạn văn SGK lớp 8 cũ Trang 110).
- GV gọi HS tóm tắt.
-HS nhận xét bổ xung
-GV chốt trên máy.
H- Đoạn trích này có thể chia làm mấy phần? ý của từng phần?
H-Dựa vào cơ sở nào mà em chia đoạn như vậy?( Câu chuyện được hồi tưởng theo trình tự thời gian).
H- Em hãy tìm những chi tiết xuất hiện ở P1 được lặp lại ở P3 tạo nên sự kết nối chặt chẽ?
*Gọi hs bổ sung
H- Em hiểu thế nào là tiểu thuyết tự thuật?
H- ở Việt Nam đã có những tác phẩm nào được viết theo thể tự thuật và cũng viết về tuổi thơ của mình?
H- Tự truyện kể theo ngôi thứ mấy? Ngôi này có tác dụng gì?
H-Vì sao tác giả lấy nhan đề đoạn trích là “Những đưa trẻ”(Đoạn trích xoay quanh tình bạn của 4 đưa trẻ, đều sống thiếu tình thương)
H- Em có nhận xét gì về hoàn cảnh sống của Aliôsa và 3 đứa trẻ.
H- Aliôsa và 3 đứa trẻ có điểm gì giống nhau trong cuộc sống?
(Gọi 3 học sinh phát biểu bổ sung).
H- Theo em so với 3 đứa trẻ, Aliôsa hơn chúng điều gì? (Được bà che chở cũng là lí do để Aliôa thương bạn, muốn nâng đỡ, che chở bạn)
*Về tình bạn của bọn trẻ có được gia đình chấp nhận không? Chi tiết gì cho ta thấy điều đó?
(GV đọc đoạn trích SGK- 113)
H- Em có nhận xét gì về ông đại tá bố của ba đứa trẻ khi ông ta quát bọn trẻ: “Đứa nào đây? Đứa nào gọi nó sang? Cấm không được đến nhà tao”.
H- Hành động nào của Aliôsa khiến ba đứa trẻ có thiện cảm với chú.
H- Đây có phải là lí do duy nhất để chúng có tình bạn đẹp hay còn vì lí do nào khác.
H-Hành động đó cho ta thấy điều gì ở Aliôsa? Ba đứa trẻ có tháI độ ntn trước hành động của Aliôsa?
Giáo viên bình giảng
Gv dẫn dắt trước khi thân quen càm nhận của Aliôsa khi nhìn sang nhà hàng xóm chỉ thấy chúng mặc quần áo đội mũ như nhau giống đến nỗi tôI chỉ có thể phân biệt được chúng theo tầm vóc.
H- Khi chúng kể về dì ghẻ hình ảnh của chúng hiện lên như thế nào qua sự quan sát miêu tả của Aliôsa.
H- Hình ảnh “ Mặt chúng sầm lại”thể hiện nội tâm gì?(Đây là miêu tả nội tâm trực tiếp hay gián tiếp?)
H- ở đây tác giả đã sử dụng biện pháp NT gì? Qua đó khiến em liên tưởng đến điều gì về tình cảnh của lũ trẻ?
H- Thái độ của tác giả ntn?
H- Em có cảm nhận gì về lũ trẻ khi nghe kể chuyện cổ tích?
H- Khi ông bố xuất hiện mắng cấm đoán tác giả viết: “Tức thì cả mấy đứa trẻ lặng lẽ ra khỏi chiếc xe và đi vào nhà, khiến tôi lại nghĩ đến những con ngỗng ngoan ngoãn”.Tác giả sử dụng biện pháp NT gì và tác dụng của biện pháp NT trong việc thể hiện dáng vẻ bên ngoài và thế giới nội tâm của chúng?
H- Em cảm nhận gì về cuộc sống của những đứa trẻ qua câu chuyện chúng kể cho Ali ô sa? (C/s buồn tẻ của chúng chưa bao giờ chúng nói một lời về bố và dì ghẻ)
H- Qua cách miêu tả “Nó thường nói một cách buồn bã.....tôI còn nhớ nó có một đôI bàn tay nhở nhắn.....”Thể hiện tình cảm gì của tác giả đối với những đứa trẻ này?
(Đoạn cuối văn bản T231)
H- Em hãy tìm những chi tiết để chứng tỏ một trong những NT của tác giả là sự đan xen giữa chuyện đời thường và truyện cổ tích.
H- Aliôsa kể chuyện cổ tích cho các bạn nghe để làm gì?
H-Em có cảm nhận gì về tâm hồn của những đứa trẻ và tình bạn của chúng?
H- Em thấy trong truyện cổ tích các nhân vật thường cố tên gọi cụ thể không? lấy ví dụ?
H-Trong đoạn trích, tác giả không gọi tên thật của ba đứa trẻ nhằm mục đích gì?
H- Cảm nhận gì về những đứa trẻ và tình bạn của chúng.
H- Em có nhận xét gì về phương thức biểu đạt và nghệ thuật của truyện?
I- Hướng dẫn đọc- tìm hiểu chung văn bản
1, Giới thiệu tác giả- tác phẩm.
-Tên thật: A- lếch- xây- Mac xi mô vích Pê- scốp (1868- 1936) bút danh Go- rơ- ki.
-Sinh trưởng trong một gia đình công dân nghèo- sớm mồ côi cha mẹ- sống với ông bà ngoại- sớm phải tự lập kiếm sống bằng nhiều nghề.
-Với nghị lực phi thường, Ông tự học, tự rèn luyện trở thành một nhà văn lớn của văn học cách mạng Nga TK 20.
* Tác phẩm:
- “Thời thơ ấu” là tập 1 của tiểu thuyết tự thuật bộ ba “Kiếm sống”(1916); “Những trường đại học của tôi”(1923).
- “Thời thơ ấu” gồm 13 chương: Kể laị quãng đời Aliôsa (tên của ông) từ khi bb mẹ mất -sống với ông bà ngoại. Aliôsa bị ông đuổi. Vào đời kiếm sống.
-Đoạn trích “Những đứa trẻ” thuộc chương IX: Kể về tình bạn của Aliôsa và ba đứa trẻ nhà lão đại tá ốp- xi- an- ni- cốp. Bất chấp sự cấm đoán.
2, Đọc- kể tóm tắt:
Sau gần một tuần, không thấy, sau đóa 3 anh em con đại tá ốp- xi- an- ni- cốp lại ra chơI với Aliôsa. Chúng trò chuyện về bắt chịm, về dì ghẻ... Aliôsa kể cho lũ trẻ nghe những truyện cổ tích mà bà ngoại đã kể cho chú. Viên đại tá già cấm các con chơi với Aliôsa, đuổi em ra khỏi sân nhà lão. Nhưng Aliôsa vẫn tiếp tục chơi với mấy đứa trẻ ấy. Cả bọn thấy rất vui thích.
3, Bố cục và các mối liên kết:
-Bố cục: 3 phần
P1: Từ đầu ố ấn em nó cúi xuống: Tình bạn tuổi ấu thơ hồn nhiện trong trắng.
P2: Trời bắt đầu tối ố cấm không được đến nhà tao: Tình bạn bị cấm đoán.
P3: Còn lại: Tình bạn vẫn tiếp diễn.
-Các mối liên kết: Chi tiết lặp lại dầu và cuối tạo nên sự kết nối: Những đứa trẻ, những con chim, truyện cổ tích, người dì ghẻ, người bà...
4,Thể loại:
-Tiểu thuyết tự thụât: Tự truyện: Nhà văn kể về cuộc đời mình hơn 30 năm về trước.
-“Thời thơ ấu”- Nguyên Hồng.
-Kể theo ngôi 1: Câu chuyện chân thực, người kể kể tất cả những gì mình đã trải qua để cảm nhận.
II. Hướng dẫn tình hiểu văn bản:
1. Những đứa trẻ sống thiếu tình thương
Aliôsa
Ba đứa trẻ
-Gia đình thường dân ngèo.
-Con sĩ quan quân đội giàu sang.
ố Hai thành phân xã hội khác nhau à cấm đoán Aliôsa
-Mồ côi bố mẹ từ nhỏ. Ông ngoại khó tính nên hay bị ăn đòn oan.
-Bác tính nhỏ nhen, đố kị nhưng được bà ngoại che chở.
-Bị ngăn cản, xúi giục đánh 3 đứa trẻ nhằm chia rẽ tình bạn của chúng.
-Mẹ mất sớm, sống với bố và dì ghẻ.
-Ông bố lạnh lùng tàn nhẫn.
-Hay bị cấm đoán, đánh đòn.
-Cấm không cho chơi với Aliôsa: “Đứa nào gọi nó sang”; “Cấm được đến nhà tao”.
ốĐồng cảnh ngộ
-Là một người hách dịch, thô lỗ và độc đoán.
-Tình huống Aliôsa cứu 3 đứa trẻ à vô tư, hồn nhiên, tình cảm chân thật. Khiến cho ba đứa trẻ cảm phục à kết bạn.
-Aliôsa và 3 đứa trẻ đều sống trong cảnh thiếu thốn tình thương, chúng có một tình bạn hồn nhiên trong trắng, đánh quý và để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng nhân vật tôi.
*Gv chuyển ý: ở phần trên chúng ta đã hiểu phần nào về tình cảnh của ba đứa trẻ. Để cảm nhận một cách sâu sắc hơn về bọn trẻ, chúng ta sẽ chuyển sang phần 2.
2. Những quan sát và nhận xét tinh tế của Aliôsa.
-Khi kể về dì ghẻ: Mặt sầm lại, ngồi sát vào nhau giống như những chú gà con.
ốNhững đứa trẻ nhỏ bé, yếu ớt, cô độc, đáng thương, cần được che chở, yêu thương, đùm bọc.
-Thái độ: Đồng cảm, thông cảm, muốn được chia sẻ.
-Khi nghe chuyện cổ tích
“Hai em nó im lặng lắng nghe, thằng bé nhất mím chặt môi và phồng má lên, thằng kia chống khỉu tay lên đầu gối, cúi về phía tôi, tay kia quàng lên vai em nó, ấn em nó cúi xuống.”
ốNgoan ngoãn. đáng yêu, đáng thương. Câu chuyện cuốn hút, khiến chúng say mê.
-Khi ông bố xuất hiện: So sánh chính xác dáng dấp.
àNội tâm: Cuộc sống bị cấm đoán, áp chế, cam chịu, không có tình thường.
-Âm thầm, cô độc, thiếu vắng niềm vui và tình thương của người ruột thịt.
ố +Sự hiểu biết, cảm thương chân thành của tác giả.
+Những đứa trẻ thật yếu ớt, trong trắng, đáng thương và cần được che chở.
*Gv bình giảng
3. Chuyện đời thường và truyện cổ tích
Chuyện đời thường:
Truyện cổ tích:
- Dì ghẻ của 3 đứa trẻ.
- Mẹ của 3 đứa trẻ đã chết.
- Bà ngoại của Aliôsa là người nhân hậu.
- Mụ dì ghẻ độc ác trong chuyện cổ tích.?
- Mẹ sẽ về vì chết chỉ vì bị phù thủy phù phép.
-Bà tiên, hình ảnh bà nội, bà ngoại trong chuyện cổ tích là người nhân hậu.
ốTruyện cổ tích xoa dịu nỗi đau, sự trống trải, thiếu vắng tình thương của bạn.
àNhững đứa trẻ ngây thơ trong trắng, tình bạn thân thiết sẻ chia, chìm trong thể giới cổ tích.
-Tên gọi của 3 đứa trẻ không cụ thể tạo màu sắc cổ tích.
II- Tổng kết (SGK)
*Một số biện pháp NT:
-Tự sự kết hợp miêu tả, giàu hình ảnh so sánh.
-Ngôn ngữ đối thoại.
-Chi tiết đời thường đan xen cổ tích.
III- Luyện tập:
Họ và tên…………………………….lớp bài trắc nghiệm Điểm …..
Câu 1: “Thời thơ ấu của” M. Go- rơ- ki được viết theo thể loại nào?A- Truyện ngắn trữ tình C- Tiểu thuyết tự thụân:
B- Tiểu thuyết lịch sử D- Hồi kí
Câu 2: Vì sao nói, “Thời thơ ấu” được viết theo thể loại đó?
A- Các sv, chi tiết trong tác phẩm do nhà văn hư cấu, tưởng tượng nên.
B- Tác phẩm dùng ngôi thứ nhất (tôi) kể lại những chuyện đời mình.
C- Tác phẩm kể lại những sự việc có thật, xảy ra trong lịch sử dân tộc Nga.
D- Tác phẩm ghi chép lại các sự việc xẩy ra trong chuyến đi thực tế của nhà văn.
Câu 3: Nội dung của đoạn trích “Những đứa trẻ” là gì?
Kể lại những lần nhân vật “tôi” kể chuyện cổ tích cho bọn trẻ hàng xóm nghe.
Kể lại sự việc nhân vật “tôi” cứu một đứa trẻ hàng xóm khi nó bị rơI xuống giếng.
Kể về tình bạn thân thiết nảy sinh giữa nhân vật “tôi” và bọn trẻ sống thiếu tình thương bên hàng xóm, bất chấp sự ngăn cản của bố chúng.
Kể về cuộc đời của những đứa trẻ nghèo khổ sống cùng làng với nhân vật “tôi”.
Câu 4: Câu văn “Chúng tôi ngồi sát vào nhau, giống như những chú gà con” sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
A- Hoán dụ C- Nói quá
B- So sánh D- Nhân hóa
Câu 5: Nhận định nào nói đúng nhất tác dụng của biện pháp tu từ đó?
Nói lên sự sợ hãi của những đứa trẻ.
Nói lên sự ngây thơ non nớt của những đứa trẻ.
Nói lên lòng thương cảm của nhân vật “tôi” với nỗi bất hạnh của các bạn.
Cả A, B, C đều đúng.
Câu 6: Khi nhìn “mấy đứa trẻ lặng lẽ bước ra khỏi chiếc xe và đi vào nhà”, nhân vật “tôi” lại nghĩ đến những con vật nào?
Những chú gà con.
Những chú thỏ con.
Những chú ngỗng ngoan ngoãn.
Những con dế.
Câu 7: Nhận định nào nói đúng nhất tác dụng của sự liên tưởng ấy?
Thể hiện được dáng dấp của những đứa trẻ.
Thể hiện được thế giới nội tâm của những đứa trẻ.
Thể hiện được sự cảm thông của nhân vật “tôi” với những đứa trẻ.
Cả A, B, C đều đúng.
Câu 8: Trong con mắt của nhân vật “tôi”, đại tá ốp- xi- an- ni- cốp hiện lên là một người như thế nào?
Nghiêm khắc với các con.
Tàn nhẫn và thiếu tình thương.
Hiểu rõ tâm lí của trẻ con.
Nhân hậu, hiền từ.
Câu 9: Vì sao nhà văn không đặt tên cho những đứa trẻ
Vì bản thân chúng không có tên.
Vì nhận vật “tôi” đã quên mất tên của những đứa trẻ.
Vì những đứa trẻ phải giấu tên của chúng.
Để làm cho câu chuyện về những đứa trẻ trở lên khái quát và đậm đà chất cổ tích nhiều hơn.
Câu 10: Nhận định nào không phù hợp với nghệ thuật kể chuyện của tác giả trong đoạn trích “Những đứa trẻ”?
Ngôn ngữ giản dị, tự nhiên, giàu hình ảnh.
Giọng điệu tự nhiên, thân mật.
Đan xen chuyện đời thường với chuyện cổ tích.
Xây đựng tình huống độc đáo, bất ngờ.
File đính kèm:
- Tiet 8485Hai dua tre.doc