A. MỤC TIÊU:
Sau khi học xong chủ đề này, học sinh cần nắm được một số nội dung và kĩ năng sau:
- Nhận biết được các kiểu đoạn văn thường gặp trong việc tạo lập văn bản.
- Viết được các kiểu đoạn văn và vận dụng vào việc tạo lập văn bản trong các giờ làm văn.
B. THỜI GIAN: 6 tiết
C. TÀI LIỆU:
23 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 3289 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 tự chọn học kỳ II, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ đề1:
PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN
TRONG THỰC HÀNH VIẾT VĂN BẢN
Môn: Ngữ văn
Khối lớp: 9
A. MỤC TIÊU:
Sau khi học xong chủ đề này, học sinh cần nắm được một số nội dung và kĩ năng sau:
- Nhận biết được các kiểu đoạn văn thường gặp trong việc tạo lập văn bản.
- Viết được các kiểu đoạn văn và vận dụng vào việc tạo lập văn bản trong các giờ làm văn.
B. THỜI GIAN: 6 tiết
C. TÀI LIỆU:
- Sách giáo khoa Ngữ văn 6,7,8,9.
- Các loại sách bài tập tham khảo bộ môn Ngữ văn.
- C¸c ®o¹n v¨n ®îc tr×nh bµy theo c¸c c¸ch kh¸c nhau.
Ngµy th¸ng n¨m
Tiết 1, 2 (của chủ đề)
PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN
TRONG THỰC HÀNH VIẾT VĂN BẢN
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu đoạn văn.
Giáo viên cho học sinh đọc bất kì một đoạn văn nào trong phần văn bản và trả lời câu hỏi
GV: Qua việc đọc các đoạn văn đã cho, em thử cho biết: Về mặt hình thức, các đoạn văn có gì giống nhau?
HS: Trả lời
GV: Chốt và cho HS ghi
GV: Về mặt nội dung, các em thấy các đoạn văn đó có chức được một ý trọn vẹn hay chưa?
HS: Trả lời
GV Chốt
GV: Giảng: Câu mang ý chính, khái quát của đoạn văn thì gọi là câu chủ đề (còn gọi là câu chốt). Vậy, có phải là đoạn văn nào cũng có câu chốt hay không? Vì sao?
HS: Trả lời.
GV: Chỉnh sửa và chốt ý
Bước 1: Hướng dẫn tìm hiểu đoạn diễn dịch.
HS: Đọc đoạn văn 1
GV: Trong đoạn văn trên, câu nào mang ý nghĩa khái quát bao trùm toàn đoạn văn? Xét vị trí của nó so với những câu khác trong đoạn.
HS: Câu (1) là câu mang ý khái quát của cả đoạn văn. Nó đứng ở đầu đoạn văn.
GV: Các câu còn lại trong đoạn văn có yêu cầu gì?
HS: Các câu còn lại trong đoạn làm sáng tỏ thêm ý cho câu 1
GV: Chốt: Đoạn văn có cách trình bày như trên gọi là đoạn văn trình bày theo cách diễn dịch, còn gọi là đoạn diễn dịch.
GV: Vậy, cách trình bày diễn dịch là cách trình bày như thế nào?
HS: Trình bày.
GV: Chốt lại ý.
HS: Ghi nhớ.
GV: Mô hình của đoạn văn 1 có thể biểu diễn như sau:
(1)Câu chốt
(2.a) (2.b)… (2.c) (2.d)
GV: Ví dụ đoạn văn trình bày theo cách diễn dịch có số lượng là (n) câu thì mô hình cho đoạn văn đó sẽ như thế nào?
HS: Lên bảng thực hiện.
GV: Cho nhận xét và chỉnh sửa.
Bước 2: Hướng dẫn tìm hiểu đoạn quy nạp.
HS: Đọc đoạn văn 2.
GV: Trong đoạn văn trên, câu nào mang ý nghĩa khái quát bao trùm toàn đoạn văn? Xét vị trí của nó so với những câu khác trong đoạn.
HS: Ở đoạn văn 2, câu mang ý khái quát là câu số (2). Câu này nắm ở cuối đoạn văn.
GV: Vai trò của các câu ở trên làm gì trong đoạn đó?
HS: TRả lời.
GV: Chốt: Đoạn văn có cách trình bày như trên gọi là đoạn văn trình bày theo cách quy nạp, còn gọi là đoạn quy nạp.
GV: Vậy, cách trình bày quy nạp là cách trình bày như thế nào?
HS: Trình bày.
GV: Chốt lại ý.
HS: Ghi nhớ.
GV: Mô hình của đoạn văn 2 có thể biểu diễn như sau:
(1.a) (1.b) (1.c )
(2) Câu chốt
GV: Ví dụ đoạn văn trình bày theo cách quy nạp có số lượng là (n) câu thì mô hình cho đoạn văn đó sẽ như thế nào?
HS: Lên bảng thực hiện.
GV: Cho nhận xét và chỉnh sửa.
Bước 3: Hướng dẫn tìm hiểu đoạn móc xích.
HS: Đọc đoạn văn 3.
GV: Trong đoạn văn trên, các câu có mối liên hệ như thế nào với nhau?
HS: Trong đoạn văn 3, ý của câu sau được lấy lại một phần đã có ở ý câu trước
GV: Em hãy chỉ ra sự lặp lại đó.
HS: Trả lời
GV: Chốt: Đoạn văn có cách trình bày như trên gọi là đoạn văn trình bày theo cách móc xích còn gọi là đoạn móc xích.
GV: Vậy, cách trình bày móc xích là cách trình bày như thế nào?
HS: Trình bày.
GV: Chốt lại ý.
HS: Ghi nhớ
GV: Mô hình của đoạn văn 3 có thể biểu diễn như sau:
(1)
(2)
(3)
I. Đoạn văn:
- Về hình thức: Đoạn văn được quy ước từ chỗ viết hoa lùi đầu dòng đến chỗ chấm xuống dòng.
- Về mặt nội dung: Đoạn văn diễn đạt một ý trọn vẹn.
- Đoạn văn có thể có câu chốt hoặc không có câu chốt.
II. Các cách xây dựng đoạn văn:
1. Trình bày đoạn văn theo cách diến dịch:
- Diễn dịch là cách trình bày đi từ ý chung khái quát đến các ý chi tiết, cụ thể, làm sáng tỏ ý chung, khái quát đó. Câu mang ý chung, khái quát đứng trước đoạn văn và có tư cách là câu chốt của đoạn văn.
- Ví dụ: Đoạn 1
- Mô hình:
(1) Câu chốt
(2) (3)…... (n)
2. Trình bày đoạn văn theo cách quy nạp:
- Quy nạp là cách trình bày đi từ các ý chi tiết cụ thể , rút ra ý chung, khái quát. Theo đó câu mang ý chung đứng sau câu kia và nó có tư cách là câu chốt của đoạn văn đó.
- Ví dụ: Đoạn 2.
- Mô hình:
(1) (2) (n-1)
(n) Câu chốt
3. Trình bày đoạn văn theo cách móc xích:
- Móc xích là cách sắp xếp ý nọ tiếp ý kia theo lối ý sau móc nối vào ý trước ( qua những từ cụ thể) để bổ sung, giải thích cho ý trứơc
- Ví dụ: Đoạn
- Mô hình:
(1)
(2)
... (n)
- Đoạn văn trình bày theo cách móc xích có thể có hoặc không có câu chốt.
* Híng dÉn vÒ nhµ: Nắm lại các nội dung của chủ đề vừa học, tìm đọc các đoạn văn có sử dụng các kiểu đoạn văn đã học.
Ngµy th¸ng n¨m
Tiết 3 + 4
PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN
TRONG THỰC HÀNH VIẾT VĂN BẢN
A. MỤC TIÊU:
Sau khi học xong chủ đề này, học sinh cần nắm được một số nội dung và kĩ năng sau:
- Nhận biết được các kiểu đoạn song hành, đoạn tổng - phân - hợp.
- Viết được các kiểu đoạn văn và vận dụng vào việc tạo lập văn bản trong các giờ làm văn.
B. TÀI LIỆU:
- Sách giáo khoa Ngữ văn 6,7,8,9.
- Các loại sách bài tập tham khảo bộ môn Ngữ văn.
- Thế nào là đoạn diễn dịch, đoạn qui nạp? Vẽ lược đồ.
C. QUÁ TRÌNH LÊN LỚP:
Bước 4: Hướng dẫn tìm hiểu đoạn song hành
HS: Đọc đoạn văn 4
GV: Đoạn văn trên có câu nào mang ý chung, khái quát của toàn đoạn văn không? Có chi tiết nào ở câu trước được lặp lại ở câu tiếp theo không?
HS: Trả lời: Đoạn văn tren không có câu nào mang ý chung, khái quát.
GV: Chốt: Đoạn văn có cách trình bày như trên gọi là đoạn văn trình bày theo cách song hành còn gọi là đoạn song hành.
GV: Vậy, cách trình bày song hành là cách trình bày như thế nào?
HS: Trình bày.
GV: Chốt lại ý.
HS: Ghi nhớ.
GV: Cho thêm ví dụ
GV: Mô hình của đoạn văn 4 có thể biểu diễn như sau:
(1) (2) (3) (4) (5) (6)
GV: Ví dụ đoạn văn trình bày theo cách song hành có số lượng là (n) câu thì mô hình cho đoạn văn đó sẽ như thế nào?
HS: Lên bảng thực hiện.
GV: Cho nhận xét và chỉnh sửa.
GV: Theo em, đoạn văn trình bày theo cách song hành có câu chốt hay không?
HS: Phát biểu
GV: Chốt: Đoạn văn song hành không có câu chốt.
Bước 5: Hướng dẫn tìm hiểu đoạn tổng - phân -hợp.
HS: Đọc đoạn văn 5
GV: Em hãy cho biết trong đoạn văn đó, có câu nào mang ý chúng, khái quát của đoạn văn hay không?
HS: Câu đầu và câu cuối đều là câu mang ý chung, khái quát.
GV: Em hãy xét vị trí các câu còn lại so với 2 câu đó.
HS: Nhận xét.
GV: Nhận xét: Các câu còn lại làm sáng tỏ thêm cho ý của câu đầu và câu cuối đoạn.
GV: Kiểu xây dựng đoạn văn trên là sự kết hợp của cách xây dựng đoạn diễn dịch và quy nạp. Đó là đoạn văn tổng - phân - hợp.
GV: Vậy, cách trình bày tổng - phân - hợp là cách trình bày như thế nào?
HS: Trình bày.
GV: Chốt lại ý.
HS: Ghi nhớ.
GV: Cho thêm ví dụ
HS: Phân tích ví dụ.
GV: Theo em, đoạn văn trình bày theo cách này câu chốt nằm ở vị trí nào trong đoạn văn?
HS: Phát biểu
GV: Chốt: Đoạn văn tông - phân - hợp có 2 câu chốt nằm ở đầu và cuối đoạn văn.
GV: Mô hình của đoạn văn 5 có thể biểu diễn như sau:
(1) Câu chốt 1
(2) (3) (4)
(5) Câu chốt 2
GV: Ví dụ đoạn văn trình bày tổng - phân - hợp có số lượng là (n) câu thì mô hình cho đoạn văn đó sẽ như thế nào?
HS: Lên bảng thực hiện.
GV: Cho nhận xét và chỉnh sửa.
@ Bước 6: Hướng dẫn lưu ý.
GV: Có phải khi trình bày một đoạn văn chúng ta chỉ được pháep dùng một trong các cách trên hay không?
HS: Trả lời.
GV: Lưu ý. Khi viết đoạn văn có thể kết hợp nhiều cách trình bày nội dung trong cùng một đoạn văn, chứ không nhất thiết là mỗi đoạn văn có một cách trình bày riêng lẽ.
4. Trình bày đoạn văn theo cách song hành.
- Song hành là cách trình bày đoạn văn sắp xếp các ý ngang nhau, không có hiện tượng ý này bao quát ý kia hoặc ý này móc nối vào ý kia.
- Ví dụ: đoạn 4
- Mô hình:
(1) (2) ... (n)
- Đoạn song hành không có câu chốt.
5. Trình bày đoạn văn tổng - phân - hợp:
- Đoạn văn tổng - phân - hợp là cách trình bày nội dung đoạn văn đi từ ý chung, khái quát rồi đến các ý chi tiết, cụ thể, sau đó tổng hợp thành ý khái quát cao hơn.
- Đoạn văn trình bày theo cách này có 2 câu chốt là câu đầu đoạn văn và câu cuối đoạn văn.
- Mô hình
(1) Câu chốt 1
(2) (3) ... (n-1)
(n) Câu chốt 2
@ Lưu ý. Khi viết đoạn văn có thể kết hợp nhiều cách trình bày nội dung trong cùng một đoạn văn, chứ không nhất thiết là mỗi đoạn văn có một cách trình bày riêng lẽ.
* Híng dÉn häc bµi:
- Nắm lại các nội dung của chủ đề vừa học, tìm đọc các đoạn văn có sử dụng các kiểu đoạn văn đã học.
- Chuẩn bị phần tiếp theo luyện tập.
Ngµy th¸ng n¨m
Tiết 5 + 6
PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN
TRONG THỰC HÀNH VIẾT VĂN BẢN
A. MỤC TIÊU:
Sau khi học xong chủ đề này, học sinh cần nắm được một số nội dung và kĩ năng sau:
- Nhận biết được các kiểu đoạn văn và biết cách xây dựng các kiểu đoạn văn theo nội dung cần biểu đạt.
- Viết được các kiểu đoạn văn và vận dụng vào việc tạo lập văn bản trong các giờ làm văn.
B TÀI LIỆU:
- Sách giáo khoa Ngữ văn 6,7,8,9.
- Các loại sách bài tập tham khảo bộ môn Ngữ văn.
C. QUÁ TRÌNH LÊN LỚP:
* Ôn định
* Kiểm tra
? Thế nào là đoạn song hành, đoạn tổng – phân - hợp ? Vẽ lược đồ.
* Bài mới:
* Bài tập 1: Nhận diện đoạn văn.
Đọc các đoạn văn từ đoạn 6 đến đoạn 16 và cho biết chúng được trình bày theo cách nào? Vẽ mô hình cho các đoạn văn đó.
Bài tập 2: Nối các câu để trở thành đoạn văn theo yêu cầu.
1. Nối các câu ở Phần II - Câu 1, để thành đoạn văn diễn dịch.
2. Nối các câu ở Phần II - Câu 2, để thành đoạn văn quy nạp.
3. Nối các câu ở Phần II - Câu 3, để thành đoạn văn quy nạp.
4. Nối các câu sau để thành đoạn văn song hành:
a. Gió nam thổi nhẹ.
b. Hằng hà sa số những vì sao lấp lánh trên trời cao.
c. Phông màn rực rỡ trong ánh điện sáng trưng.
d. Đúng bảy rưỡi, đêm biểu diễn bắt đầu.
Bài tập 3: Xây dựng các kiểu đoạn văn theo các câu cho sẵn.
1. Cho một số ý sau, hãy viết thành câu và sắp xếp chúng trong một đoạn văn. Cho biết cách trình bày đoạn văn đó.
- Chiều mùa đông
- Bầu trời u ám
- Người đi làm (việc gì đó ) về nhà
- Gió rét
- Không khí ấm cúng của gia đình
2. Hãy viết một đoạn văn lấy câu sau đây làm câu chốt và trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch hoặc quy nạp.
a. Lịch sử đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
b. Học tập là việc cần thiết trong cuộc đời mỗi con người.
3. Xây dựng đoạn văn theo kiểu song hành hoặc móc xích với chủ đề mùa xuân
Bài tập 4: Luyện tập tổng hợp.
1.Hãy tìm trong sách giáo khoa hoặc trong sách báo tham khảo những đoạn văn được xây dựng theo các kiểu đã học, chỉ ra đoạn văn đó được xây dựng theo kiểu nào.
2.Với chủ đề về mái trường, hãy xây dựng đoạn văn theo các kiểu đã học.
3.Viết đoạn văn theo kiểu diễn dịch hoặc quy nạp bình về cái hay trong hai câu thơ:
Lá đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu.
( Ông đồ - Vũ Đình Liên )
4. Vận dụng các kiểu xây dựng đoạn văn đã học, hãy viết một văn bản về chủ đề : Cây lúa trong đời sống con người Việt Nam.
* Híng dÉn häc bµi:
III. Bài tập:
Bài tập 1: Nhận diện đoạn văn.
Đoạn 6:
(1) (2) (3)
Câu chốt 1 Câu chốt 2
à Đoạn tổng-phân-hợp.
Đoạn 7:
(1) Câu chốt
(2) (3)
à Đoạn diễn dịch
Đoạn 8:
(1) (2) (3)
(4) Câu chốt
à Đoạn quy nạp
Đoạn 9:
(1) (2) (3) (4)
à Đoạn song hành
Đoạn 10:
(1)
(2)
(3)
à Đoạn móc xích
Đoạn 11:
(1)Câu chốt
(2) (3)…(4) (5) (6)
à Đoạn diễn dịch
Đoạn 12:
(1)Câu chốt
(2) (3)… (4)
à Đoạn diễn dịch
Đoạn 13:
(1)
(2)
(3)
à Đoạn móc xích
Đoạn 14:
(1) (2) (3) (4)
à Đoạn song hành
Đoạn 15:
(1) Câu chốt
(2) (3)
à Đoạn diễn dịch
Đoạn 16:
(1) (2) (3) (4)
à Đoạn song hành
Bài tập 2: Nối các câu để trở thành đoạn văn theo yêu cầu.
Câu 1, đoạn văn diễn dịch.
d-a-c-b
Câu 2, đoạn văn quy nạp.
a-c-b-d
Câu 3, đoạn văn quy nạp.
b-c-d-e-a
Câu 4, đoạn văn song hành.
a-b-c-d
Bài tập 3+4:
HS làm dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
- Nắm lại các nội dung của chủ đề vừa học.
- Tìm đọc các đoạn văn có sử dụng các kiểu đoạn văn đã học.
Ngµy th¸ng n¨m
Chủ đề 2 :
PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG
VĂN BẢN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
A. Mục tiêu cần đạt : GV giúp HS
- Qua tiết học củng cố, nắm lại nghị luận về một sự việc hiện tượng trong đời sống xã hội
- Rèn kĩ năng viết văn nghị luận xã hội về sự việc hiện tượng đời sống
B. Thời gian : 45 phút
C Tài liệu : SGV ngữ văn 9 tập II
D Tổ chức các hoạt động :
Tiết 7:
RÌN KÜ N¡NG LµM BµI NGHỊ LUẬN
VỀ MỘT SỰ VIỆC, HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG
- GV cho HS nắm khái niệm.
- GV nêu lại yêu cầu bài nghị luận về nội dung và hình thức.
- Hướng dẫn làm bài tập
BT1: Hãy chọn sự việc, hiện tượng sau để viết bài nghị luận . Cho biết vì sao em chọn sự việc hiện tượng ấy ?
a Anh Nguyễn Ngọc Kí vì bệnh tật mà bị liệt tay. Anh không thể làm bất kì việc gì bằng đôi tay. Nhưng anh đã không gục ngã. Anh đã tập làm mọi việc bằng đôi chân . Hiện anh Kí đã học xong đại học và là cán bộ giảng dạy ở trường đại học
b Anh Hoa Xuân Tứ cũng cụt tay và dùng vai để viết chữ
c Anh Trần Văn Thước lúc sinh ra anh cũng bình thường như bao đứa trẻ khác, anh đã gặp tai nạn, bị liệt toàn thân nhưng anh đã tự học để trở thành nhà văn . Giơ đây, danh tiếng của anh đã được nhiều người biết đến
BT2 : Có thể một trong các hiện tượng sau thường thấy ở học sinh THCS để viết thành bài văn nghị luận : không giữ lời hứa , sai hẹn , nói tục , chửi bậy, lười biếng , quay cóp trong giờ kiểm tra
HĐ4 : GV hướng dẫn cách làm bài nghị luận về hiện tượng đời sống
GV nêu lại các đề bài nghị luận
GV cho HS nhắc lại dàn bi
GV hướng dẫn HS làm bài tập
BT1 :Hãy bàn luận về vấn đề được nêu ra trong câu :
Ai ơi bưng bát cơm đầy
DÎo thơm một hạt, đắng cay muôn phần
- Tìm hiểu đề
- Lập dàn ý
- Viết bài văn hoàn chỉnh
BT2 : Hãy trình bày và nêu suy nghĩ của em về một tấm gương HS nghèo vượt khó, học giỏi mà em biết
BT3 : Trò chơi điện tử là món tiêu khiển hấp dẫn. Nhiều bạn vì mãi chơi mà xao nhãng học tập và còn phạm nhiều sai lầm khác . Hãy nêu ý kiến của em về hiện tượng đó
BT4 : Chất độc màu da cam mà đế quốc Mĩ đã gieo rắc xuống các cánh đồng miền Nam thời chiến tranh đã để lại di hoạ nặng nề cho hàng chục vạn gia đình. Hàng chục vạn người chết, hàng vạn trẻ em dưới 15 tuổi bị tật nguyền suốt đời . Cả nước đã lập quĩ giúp đỡ các nạn nhân nhằm phần nào cải thiện cuộc sống và xoa dịu nỗi đau của họ. Em hãy nêu suy nghĩ của mình về sự kiện đó
- Ba đề văn ở BT 2,3,4 có gì giống nhau? Hãy chỉ ra điểm giống nhau đó
I. Khái niệm
- Nghị luận về một sự viếc hiện tượng trong đời sống xã hội là bàn về các sự việc hiện tượng có ý nghĩa đối với xã hội, đáng khen, đáng chê, có vấn đề đang suy nghĩ
II. Yêu cầu đề bài nghị luận
1. Nội dung :
- Phải nêu ra được sự việc hiện tượng có vấn đề
- Phân tích mặt đúng, sai, lợi, hại của nó
- Chỉ ra nguyên nhân và bày tỏ thái độ ý kiến của người viết
2. Hình thức :
Bố cục 3 phần mạch lạc, có luận điểm rõ ràng, luận cứ xác thực, lập luận chặt chẽ.
III. Bài tập
BT1,2 : HS tự làm
IV. Cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống :
1. Đề bài :
- Có sự việc, hiện tượng tốt cần ca ngợi biểu dương
- Có sự việc, hiện tượng không tốt cần phê bình nhắc nhở
- Có đề dưới dạng truyện kể, mẫu tin
- Có đề không cung cấp nội dung sẵn, chỉ gọi tên
- Mệnh lệnh “nêu suy nghĩ” , “nêu nhận xét”
2. Dàn bài : SGK
3. Bài tập :
BT 1,2,3,4 : HS tự làm
* Hướng dẫn về nhà:
- Nắm nội dung bài
- Lµm c¸c bµi tËp vÒ nhµ.
Ngày th¸ng n¨m
Tiết 8 + 9
RÌN KÜ N¡NG LµM BµI NGHỊ LUẬN
VỀ MỘT VẤN ĐỀ TƯ TƯỞNG ĐẠO LÝ
A. Mục tiêu cần đạt: GV giúp hs:
-Nắm lại khái niệm, nội dung, hình thức nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lý.
- LuyÖn tËp xây dựng được đoạn văn nghị luận về tư tưởng đạo lý.
B.Thời gian: 90 phút.
C. Tài liệu : SGV ngữ văn 9 tập II và tài liệu tổ CM.
D. Tổ chức các hoạt động:
H: Thế nào là nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lý?
HS: Trả lời.
GV: Chốt ghi bảng.
H: Phân biệt điểm giống và khác nhau giữa văn bản NL về một sự việc hiện tượng đời sống và văn bản NL về vấn đề tư tưởng, đạo lí?
HS: Thảo luận –trả lời.
GV: Chốt ghi bảng.
GV hướng dẫn luyện tập:
Bài tập 1: Nhà giáo Trần Thị Ngọc Hồng đã viết câu chuyện như sau:
“ Mẹ Tú mua về cho ông một cái tay bằng nhựa, cái nắm đấm bằng dạ để ông tự gãi và đấm lưng. Mẹ nghĩ, người già thường nhức mỏi và hay bị dị ứng thời tiết.
Ông thích lắm, nói:
- Ừ, tiện thật!
Nhưng một thời gian ngắn sau, Tú thấy ông không dùng nó nữa. Trưa, ông gọi Tú đến, bảo:
- Cháu gãi lưng dùm ông nội nhé!
Nó mãi chơi nên thoái thác:
- Nhưng ông có cái tay nhựa gãi lưng rồi cơ mà!
Ông im lặng, buồn buồn.
Tối, ông than mỏi, kêu Tú:
- Cháu đấm bóp dùm ông nội nhé!
- Nhưng ông có cái nắm đấm dạ rồi!
Ông buồn buồn, im lặng.
Hôm sau, mẹ đem cất cái tay nhựa và cái nắm đấm dạ đi. gọi Tú lại, mẹ bảo:
- Mỗi trưa, con đến hỏi ông nội có muốn gãi lưng không thì con gãi lưng cho ông. Tối, nhớ đấm bóp cho ông nghen!
Tú tròn mắt nhìn mẹ, nó hỏi:
- Vậy, cái tay nhựa và cái nắm đấm bằng dạ mẹ mua về cho ông để làm gì?
Mẹ ôm Tú vào lòng, nói:
- Những thứ đồ nhựa, đồ dạ ấy không có hơi người, lạnh léo lắm!
Tú ngẫm nghĩ một lúc, rồi vụt chạy khỏi tay mẹ, vào với ông.
- Ông ơi! Ông ngứa đi, để Tú gãi cho ông. Ngứa râu trước ông nhé. Gãi râu thích hơn gãi lưng.
Ông nội cười khà khà, gãi gãi lên mái tóc xanh mướt của Tú.”
Câu hỏi:
1. Chủ đề câu chuyện trên là gì? Em có thể nhan đề cho truyện giúp tác giả được không? Chủ đề câu chuyện có nằm trong vấn đề tư tưởng, đạo lí không?
2 .Em hãy viết một đoạn văn nghị luận từ 12 đến 15 câu bàn về vấn đề tư tưởng, đạo lí mà câu chuyện trên đã nêu ra.
Bài tập 3: Hãy viết một bài nghị luận ngắn bàn về vấn đề “Thời gian là vàng” ( SGK Ngữ văn 9 – tập 2- Trang 36 )
GV đọc mẫu chuyện nhà giáo Trần Thị Ngọc Hồng cho hs nghe.
H:Chủ đề câu chuyện là gì? Em có thể đặt cho truyện nhan đề được không? Chủ đề câu chuyện có nằm trong vấn đề tư tưởng đạo lý không?
HS: Suy nghĩ –trả lời.
H: Em hãy viết một đoạn văn nghị luận từ 12 đến 15 câu bàn về vấn đề tư tưởng, đạo lý mà câu chuyện trên đã nêu ?
Bài tập2: Hãy viết một bài nghị luận ngắn bàn về vấn đề “Thời gian là vàng”
TIẾT 2
Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lý.
GV: Cho hs nhận dạng đề có lệnh, không có lệnh.
GV: Cho hs trình bày các bước làm bài (có 4 bước)
GV cho HS iµm bài tập:
Đề1: Đạo lý “uống nước nhớ nguồn”
Đề2: Suy nghĩ từ chuyện ngụ ngôn “Chân, tay ,tai,mắt miệng”.
Đề3: Bàn về ích kỷ cá nhân và quan tâm đến mọi người.
Đề4: Suy nghĩ từ câu ca dao:
Ai ơi giỡ chí cho bền,
Dù ai xoay hướng đổi nền mặt ai,
H: các đề trên có gì giống nhau và khác nhau? Thử lập dàn ý chi tiết các đề trên.
I. Khái niệm:
NL về vấn đề tư tưởng đạo lý là bàn về tư tưởng, văn hoá, đạo đức, lối sống … của con người.
- Các tư tưởng đó thường được đúc kết trong những câu tục ngữ, danh ngôn, ngụ ngơn, khẩu hiệu, khái niệm.
VD: Học đi đôi với hành, có chí thì nên, khiêm tốn, khoan dung, …
II. Phân biệt điểm giống và khác của văn bản NL về 1 HTĐS và mét vÊn ®Ò TT Đ L:
1. Giống: Đều là văn bản nghị luận.
2. Khác:
- NL về HTĐS: Xuất phát từ sự thực đời sống mà nêu ra tư tưởng, bày tỏ thái độ.
- NLVTTĐLý: Xuất phát từ tương tưởng đạo lý, được giải thích, phân tích thì vận dụng các sự việc, thực tế của đời sống để chứng minh, nhằm khẳng định hoặc phủ định một tư tưởng nào đó.
HS viết 12 đến 15 câu.
III. Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lý
1. Dạng đề:
-Dạng có lệnh: Suy nghĩ từ chuyện ngụ ngôn: “Đẽo cày giữa đường”
-Dạng mở không có mệnh lệnh: Đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”
2. Cách làm:
B1: Tìm hiểu đề, tìm ý
-Nội dung ,nghĩa đen, nghĩa bóng.
-Hiểu biết về vấn đề tư tưởng, đạo lý.
B2: Lập dàn ý
a. MB: Giới thiệu vấn đề tư tưởng đạo lý cần tìm.
b. TB:
- Giải thích nội dung vấn đề tư tưởng,đạo lý, nghĩa đen, nghĩa bóng (nếu có)
- Nhận định đánh giá câu tục ngữ trong bối cảnh cuộc sống riêng, chung (bình luận)
- Mớ rộng vấn đề.
c. KB: Tổng kết, nêu nhận định mới.
- Tỏ ý khuyên bảo, tỏ ý hành động.
- Đưa ra ý kiến riêng của người viết.
B3: Viết bài
B4: Đọc bài và sửa bài
IV. Bài tập
- Các đề trên đều là đề văn nghị luận.
- Có đề có lệnh,có đề không có lệnh.
- Có đề NLV một HTĐS (Đ3)
* Hướng dẫn về nhà:
- Ôn lại PP cách làm NLVTTĐL.
- Luyện tập xây dựng văn bản XH.
Ngày th¸ng n¨m
Tiết 11
RÌN KÜ N¡NG LµM BµI NGHỊ LUẬN
VỀ TÁC PHẨM TRUYỆN
A.Mục tiêu cần đat: GV giúp hs:
- Nắm vững thế nào là nghị luận về TP truyện (đoạn trích), nhận diện chính xác một bài nghị luận về Tp truyện (đoạn trích).
- Nắm vững các yêu câu làm bài, kỹ năng viết bài nghị luận TP truyện (đoạn trích).
B. Chuẩn bị: Tài liệu bài soạn, đoạn văn mẫu NL TP truyện (đoạn trích)
C.Kiểm tra bài cũ: Nêu dàn bài NL TP truyện (đoạn trích)
D.Các hoạt động dạy –học:
? Thế nào là nghÞ luËn vÒ 1 TP truyện (đoạn trích)?
HS: Trả lời.
GV: Chốt về ghi nhớ sgk
? Nêu các bước làm bài NL TP truyện (đoạn trích)
Đề 1: Trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long có hai nhân vật không xuất hiện mà chỉ được nhắc đến qua lời nói của anh thanh niên với người hoạ sĩ già. Đó là hai nhân vật nào?
Em hãy viết đoạn văn ngắn từ 12 đến 15 câu phân tích vẻ đẹp của hai nhân vật đó trong lao động vì nhân dân, vì đất nước.
Đề 2: Nhân vật ông Hai trong truyện Làng của Kim Lân gợi cho em suy nghĩ gì về những chuyển biến mới trong tình cảm của người nông dân Việt Nam thời kháng chiến chống Pháp?
a) Dự kiến hướng làm bài của em?
b) Lập dàn bài.
c) Viết bài hòan chỉnh.
I. Khái niệm: Sgk
II. Nêu các bước làm bài NL TP truyện (đoạn trích)
- Có bốn bước
- Dàn bài:
a) Mở bài: GT TP và nêu ý kiến đánh giá sơ bộ của mình.
b)Thân bài: Nêu luận điểm chính về ND NT của TP; phân tích, chứng minh, đánh giá chung về tác phẩm truyện (đoạn trích.
c) Kết luận:
Nêu nhận định đánh giá chung của mình về TP truyện (đoạn trích)
III. Bài tập
Bài 1: HS viết đoạn văn từ 12 đến 15 câu.
+Ý thức công vịệc việc, lòng yêu nghề:
- Hòan cảnh sống và làm việc thật khắc nghiệt.
- Phẩm chất ở chung là lòng yêu nghề, ý thức về công việc.
- Cuộc sống đối với anh là không cô đơn, buồn tẻ, anh có niềm vui khác ngoài công việc.
+ Sự cởi mở, chân thành, khiêm tốn.
- Anh là người đáng mến, cởi mở chân thành, biết quí trọng tình cảm của mọi người, khao khát gặp gở, trò chuyện với mọi người.
- Biết quan tâm mình và quan tâm tới người khác, đức tính khiêm nhường.
* Nghệ thuật: Chất trữ tình thể hiện ở ND, câu chuyện, thiên nhiên đẹp, thơ mộng, đồng thời thể hiện qua cái nhìn của csc nhân vật.
Bài 2: Phân tích nhân vật ông Hai trong truyện Làng của Kim Lân.
* Tình huống truyện và diễn biến tâm trạng của ông Hai:
- Đặt nhân vật vào tình huống gay cấn. Tính nết ông ít nói, ít cười, lầm lì, cấu gắt … ông đau khổ.
- Khi nghe làng Chợ Dầu theo giặc.
Tình yêu làng của ông Hai trở thành niềm say mê ,sự hãnh diện …
* Tình yêu làng và lòng yêu nước của ông Hai:
- Khi nghe làng theo giặc ông Hai lâm vào cuộc xung đột lớn tưởng chừng không thể giải quyết nổi.(Lòng yêu làng - yêu nước )
- Tâm trạng ông khi nhìn lũ con đang chơi ngoài sân.
- Mụ chủ nhà muốn đuổi ông đi
- Tâm trạng ông khi trò chuyện với đứa con út.
- Tấm lòng thuỷ chung với kháng chiến, CM bằng cách nhắc đến biểu tượng cụ Hồ.
* Nghệ thuật miêu tả tâm lý và ngôn ngữ truyện. (NN đối thoại, độc thoại, hành động nhân vật)
* HDVN : - Học thuộc dàn bài TP truyện (đoạn trích)
- Viết bài hoàn chỉnh ở nhà.
Ngµy th¸ng n¨m
Tiết 12
RÌN KÜ N¡NG LµM BµI NGHỊ LUẬN
VỀ ĐäAN THƠ, BÀI THƠ
A.Mục tiêu cần đạt: GV giúp hs:
- Cách làm bài nghị luận về đoạn thơ bài thơ: Đề bài NL, dàn bài.
- Rèn kỹ nghị luận về đoạn thơ, bài thơ.
B.Chuẩn bị:
- GV: Đề - hướng dẫn cách làm.
- HS: Ôn lại thể loại, cách làm.
C.Tổ chức các hoạt động:
*Bước1: GV yêu cầu hs nêu các bước làm bài.
HS: Nêu (4 bước)
GV: Yêu cầu hs: Nêu việc tìm hiểu đề về đoạn thơ – bài thơ.
HS: Trả lời (Đề có lệnh, đề không có lệnh)
*Bước 2: Hướng dẫn hs làm bài tập.
Yêu cầu:
-Tìm hiểu đề, tìm ý.
- Lập dàn bài cho các đề.
- Viết từng phần theo luận điểm
Bài 1: Đề: Phân tích ý nghĩa sâu sắc của đoạn t
File đính kèm:
- Tu chon Văn 9 ki 2.doc