Mục tiêu bài học: Giúp học sinh:
Cảm nhận được tình cha con sâu nặng trong hoàn cảnh éo le của cha con ông Sáu trong chuyện.
Nắm được nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật, đặc biệt là nhân vật bé Thu. Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện bất ngờ mà tự nhiên của tác giả.
Rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm, biết phát hiện những chi tiết nghệ thuật đáng chú ý trong một truyện ngắn.
Chuẩn bị:
Giáo viên: giáo án, sách giáo khoa, hình minh hoạ (nếu có).
Học sinh: soạn câu hỏi trong sách giáo khoa.
Lên lớp:
Ổn định.
Kiểm tra bài cũ:
Nêu tình huống của truyện “Lặng lẽ SaPa”. Sự có mặt của các nhân vật người hoạ sĩ, cô kĩ sư có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện chân dung nhân vật chính?
Phân tích nét đáng quý trong phẩm chất, tâm hồn, cách nghĩ, cách sống của anh thanh niên.
Bài mới: Tình mẫu tử là tình cảm cao đẹp trong tâm hồn của con người mà xưa nay văn học ca ngợi rất nhiều. Bên cạnh đó, văn học cũng dành những trang viết ca ngợi, đề cao tình cảm cha con, nhất là trong những năm chiến tranh chống Mĩ của dân tộc
7 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1363 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Tuần 15, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 15: Tiết 71 – 72
Chieác löôïc ngaø
Nguyễn Quang Sáng
Mục tiêu bài học: Giúp học sinh:
Cảm nhận được tình cha con sâu nặng trong hoàn cảnh éo le của cha con ông Sáu trong chuyện.
Nắm được nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật, đặc biệt là nhân vật bé Thu. Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện bất ngờ mà tự nhiên của tác giả.
Rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm, biết phát hiện những chi tiết nghệ thuật đáng chú ý trong một truyện ngắn.
Chuẩn bị:
Giáo viên: giáo án, sách giáo khoa, hình minh hoạ (nếu có).
Học sinh: soạn câu hỏi trong sách giáo khoa.
Lên lớp:
Ổn định.
Kiểm tra bài cũ:
Nêu tình huống của truyện “Lặng lẽ SaPa”. Sự có mặt của các nhân vật người hoạ sĩ, cô kĩ sư…có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện chân dung nhân vật chính?
Phân tích nét đáng quý trong phẩm chất, tâm hồn, cách nghĩ, cách sống…của anh thanh niên.
Bài mới: Tình mẫu tử là tình cảm cao đẹp trong tâm hồn của con người mà xưa nay văn học ca ngợi rất nhiều. Bên cạnh đó, văn học cũng dành những trang viết ca ngợi, đề cao tình cảm cha con, nhất là trong những năm chiến tranh chống Mĩ của dân tộc…
Hoạt động của thầy – trò
Nội dung
Hoạt động 1:
Đọc chú thích và tìm hiểu về tác giả, tác phẩm.
Hoàn cảnh sáng tác truyện.
Tác phẩm viết trong hoàn cảnh ác liệt nhưng tập trung vào đề tài nào?
Hoạt động 2:
Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc, chú ý đoạn diễn tả cảm xúc.
Tóm tắt đoạn trích (ngắn gọn).
(Học sinh tóm tắt).
Phương thức biểu đạt của văn bản?
(Tự sự + miêu tả + nghị luận).
Tên truyện có liên quan như thế nào đến nội dung?
(Chiếc lược ngà là kỉ vật…
Chiếc lược ngà là cầu nối tình cảm cha con ông Sáu).
Hoạt động 3:
Tình cảm sâu sắc của cha con ông Sáu được thể hiện trong tình huống nào?
Tình huống nào là cơ bản?
Tương ứng đoạn nào trong văn bản?
(Học sinh xác định).
Hoạt động 4:
Gặp lại con sau bao năm xa cách với nỗi nhớ thương nên ông Sáu không kìm được nỗi vui mừng trong phút đầu nhìn thấy con, ông “nhảy thót lên…”. Đáp lại điều ấy, em thấy thái độ và hành động của bé Thu như thế nào? Biểu hiện thái độ?
(Sợ hãi, lo lắng, cầu cứu).
Thời gian ở nhà, khi ông Sáu càng muốn gần bên con nhưng thái độ của bé Thu ra sao?
Qua hành động và thái độ trên, em thấy bé Thu là đứa trẻ như thế nào?
(Ương ngạnh).
Thái độ này có đáng trách không? Vì sao? (Vì nó quá bé nhỏ, không hiểu tình thế khắc nghiệt và éo le của con người trong hoàn cảnh chiến tranh, không ai nói trước cho nó biết, ông Sáu không giống hình chụp).
Nhận xét về tính cách, tình cảm của bé Thu trong tình huống trên.
(Chỉ dành tình cảm cho người mà em tin chắc là cha).
Bé Thu đã có sự thay đổi thái độ và tình cảm trong tình huống nào?
(Trước lúc ông Sáu lên đường).
Tình cảm đó thay đổi như thế nào? Vì sao?
Em cảm nhận như thế nào về tiếng kêu này?
(Biểu lộ tiếng nói của tình yêu thương ruột thịt).
Nhận xét về sự thay đổi thái độ, tình cảm?
Cảm xúc của chúng ta khi chứng kiến cảnh này? (Xúc động, không cầm được… ngay cả người kể chuyện cũng cảm thấy như có…)
Qua những diễn biến tâm lí của bé Thu, em có nhận xét gì về cách miêu tả của tác giả?
(Am hiểu tâm lí trẻ em, diễn tả cảm động tình yêu của người con đối với cha, trân trọng yêu mến những tình cảm tuổi thơ).
Tìm những chi tiết trong văn bản nói lên tình cảm của ông Sáu đối với con sau nhiều năm xa cách nay mới trở về.
(Không kìm được nỗi vui mừng trong phút đầu nhìn thấy con).
“Anh nhìn với đôi mắt…buồn rầu”? (giàu tình thương, độ lượng).
Tình cảm được biểu hiện tập trung và sâu sắc nhất ở phần sau của truyện, khi ông Sáu ở rừng tại khu căn cứ. Ở khu căn cứ nỗi ám ảnh day dứt trong ông là gì?
(Nóng giận đánh con và lời dặn của đứa con).
Từ đó đã thúc đẩy ông thực hiện công việc gì? (làm một cây lược ngà…)
Đọc lại đoạn cuối và nhận xét về công việc ông Sáu làm (cố công, tỉ mỉ, chăm chút thận trọng).
Theo em chiếc lược ngà có tác dụng như thế nào đến tình cảm của ông?
(…nhưng ông Sáu đã hi sinh khi chưa kịp trao…)
“Chiếc lược ngà” nói lên được điều gì? (tình cảm cha con…, thấm thía về những đau thương mất mát, éo le…)
Ngôi kể trong truyện? (Người kể trong vai một người bạn thân thiết, chứng kiến…)
Dùng ngôi kể đó có tác dụng gì?
(Khách quan → câu chuyện thuyết phục).
Tình huống bé Thu không nhận cha… tình huống cuộc gặp gỡ giữa người kể chuyện và cô giao liên…
I. Giới thiệu tác giả , tác phẩm
* Tác giả: Nguyễn Quang Sáng sinh năm 1932, quê ở An Giang. Ông từng tham gia hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ. Sáng tác nhiều thể loại văn học, viết về cuộc sống và con người Nam Bộ.
* Tác phẩm: “Chiếc lược ngà” được viết năm 1966 khi tác giả hoạt động ở chiến trường Nam Bộ thời kì cuộc kháng chiến chống Mĩ đang diễn ra ác liệt.
Tình cha con cảm động và sâu sắc trong hoàn cảnh chiến tranh.
II. Đọc và tóm tắt đoạn trích
Đọc.
Tóm tắt: ông Sáu xa nhà đi kháng chiến. Mãi đến khi con gái lên 8 tuổi ông mới có dịp về thăm nhà, thăm con. Bé Thu không nhận cha vì vết sẹo trên mặt…em đối xử như người xa lạ. Đến lúc em nhận ra cha cũng là lúc ông Sáu phải ra đi. Ở khu căn cứ, ông dồn hết tình cảm, lòng nhớ thương con vào việc làm một cây lược bằng ngà voi để tặng con gái bé bỏng. Trong một trận càn, ông đã hi sinh, trước khi nhắm mắt…
III. Tình huống truyện
Hai cha con gặp nhau sau 8 năm xa cách, bé Thu không nhận cha. Đến lúc em nhận ra và biểu lộ tình cảm → ông Sáu phải ra đi.
Tình cảm ông Sáu dành cho con – chiếc lược ngà.
IV. Phân tích
1. Diễn biến tâm lí và tình cảm của bé Thu trong lần cha về thăm nhà
a. Thái độ và hành động của bé Thu trước khi nhận cha
“Giật mình, ngơ ngác, mặt tái đi, vụt chạy, thét lên” → ngờ vực, lảng tránh.
Gọi trống không, không chịu nhờ ông chắt nước nồi cơm, hất trứng cá, bỏ về bên ngoại cố ý khua dây xuồng.
→ Lạnh lùng, xa cách, cự tuyệt trước tình cảm của ông Sáu.
* Bé Thu là đứa trẻ ngây thơ, có cá tính mạnh mẽ, tình cảm sâu sắc, chân thật, yêu ba.
b. Thái độ và hành động của bé Thu khi nhận cha
Lần đầu tiên gọi “ba”, tiếng kêu như xé.
“Vừa kêu vừa chạy xô tới, ôm chặt cổ ba, nói trong tiếng khóc, hôn tóc…
→ Đột ngột thay đổi hoàn toàn, tình cảm nỗi mong nhớ cha đã bị dồn nén bấy lâu nay bùng lên mạnh mẽ, cuống quýt xen lẫn hối hận.
2. Tình cảm của ông Sáu đối với con
Gặp lại con sau nhiều năm xa cách: “cái tình của người cha cứ nôn nao…
“nhón chân nhảy thót lên
“vội vàng…kêu to”
→ Vồ vập, vui mừng.
Buồn bã, thất vọng khi bị con từ chối.
Vui mừng, sung sướng khi tìm khúc ngà, dồn hết tâm trí vào việc làm chiếc lược.
Chiếc lược làm dịu nỗi ân hận, chứa đựng bao tình cảm thương nhớ, mong đợi, yêu mến của ông đối với con → vật thiêng liêng, quý giá.
3. Nghệ thuật của truyện
Ngôi kể thứ 3 (trong vai người bạn thân thiết của ông Sáu) vừa chứng kiến khách quan vừa bày tỏ ý nghĩ, cảm xúc…
Tạo tình huống bất ngờ, hợp lí.
* Ghi nhớ: (sách giáo khoa)
Củng cố, dặn dò:
Soạn bài “Cố hương”.
Tiết 73: TIẾNG VIỆT
OÂn taäp Tieáng Vieät
Mục tiêu bài học:
Giúp học sinh nắm vững một số nội dung phần tiếng Việt đã học ở Học kì I.
Chuẩn bị:
Giáo viên: giáo án, sách giáo khoa, lược đồ.
Học sinh: xem nội dung bài học.
Lên lớp:
Ổn định.
Kiểm tra bài cũ: kết hợp bài mới.
Bài mới: Tổng kết lại toàn bộ kiến thức phân môn tiếng Việt từ đầu năm.
Hoạt động của thầy – trò
Nội dung
Hoạt động 1:
Nhắc lại các phương châm hội thoại đã học.
Học sinh tìm ví dụ: tình huống giao tiếp trong đó có phương châm hội thoại không được tuân thủ.
Hoạt động 2:
Xưng hô là gì?
(Xưng: khiêm – xưng mình một cách
khiêm nhường.
Hô: tôn – gọi người đối thoại một
cách tôn kính).
(thảo dân).
Trong trường hợp “xưng khiêm hô tôn”, em hãy cho ví dụ.
Giáo viên cho học sinh thảo luận vấn đề theo câu hỏi 3 (trang 190).
+ Tính chất của tình huống giao tiếp (thân mật, xã giao…)
+ Mối quan hệ giữa người nói – nghe: thân – sơ, khinh – trọng…
+ Không có từ ngữ xưng hô trung hoà.
Hoạt động 3:
Yêu cầu học sinh phân biệt giữa lời dẫn trực tiếp và gián tiếp.
Thực hành bài tập.
+ Tìm từ xưng hô.
+ Từ chỉ địa điểm, thời gian.
I. Các phương châm hội thoại
Phương châm về lượng.
Phương châm về chất.
Phương châm quan hệ.
Phương châm cách thức.
Phương châm lịch sự.
II. Xưng hô trong hội thoại
1. Một số cách xưng hô thông dụng trong tiếng Việt
Xưa: nhà vua: bệ hạ (tôn kính).
Nhà sư nghèo: bần tăng.
Nhà nho nghèo: kẻ sĩ.
Nay: quý ông, bà…(tỏ ý lịch sự).
2. Tiếng Việt xưng hô thường tuân thủ theo phương châm “Xưng khiêm, hô tôn”
Trường hợp bằng tuổi, hơn tuổi người nói xưng em – gọi người nghe: anh hoặc bác (thay con).
Ví dụ: cách xưng hô của chị Dậu, nhà thơ Nguyễn Khuyến.
3. Thảo luận
Không lựa chọn từ ngữ xưng hô → không đạt hiệu quả giao tiếp.
Ngược lại.
III. Cách dẫn trực tiếp và gián tiếp
1. Phân biệt
Cách dẫn trực tiếp.
Cách dẫn gián tiếp.
2. Thực hành
Từ xưng hô:
Trong đối thoại Trong lời dẫn trực tiếp
+ Tôi (ngôi 1) + Nhà vua (ngôi 3)
+ Chúa công (2) + Vua Quang Trung(3)
Từ chỉ địa điểm
đây (tỉnh lược)
Từ chỉ thời gian
bây giờ bấy giờ
Củng cố, dặn dò:
Nhắc lại kiến thức bài học.
Chuẩn bị kiểm tra 1 tiết.
Tiết 74:
Kieåm tra: Tieáng Vieät
Mục tiêu bài học:
Kiểm tra kiến thức và kĩ năng tiếng Việt của học sinh.
Đánh giá kết quả học tập của học sinh qua bài kiểm tra.
Chuẩn bị:
Giáo viên: soạn câu hỏi kiểm tra.
Học sinh: học kĩ kiến thức.
Lên lớp:
Ổn định lớp.
Câu hỏi kiểm tra:
A. Trắc nghiệm : 8 câu (4 điểm).
B. Tự luận:
1. Phân tích phép tu từ được sử dụng trong đoạn thơ sau:(2 đ)
“Sớm mai mây ghé chòi canh,
Trưa vàng mây đến lượn quanh đàn gà.
Xế chiều, mây đậu vườn hoa,
Đêm trăng mây lại vào nhà vấn vương”.
(Lưu Trùng Dương)
2. Cho ý sau, em hãy viết thành những đoạn văn có cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp (2 đ)
“Con đọc trăm bài…
…bát ngát tình”
(“Đọc Nhật kí trong tù” – Hoàng Trung Thông).
3. Vận dụng kiến thức đã học về từ láy để phân tích nét nổi bật của việc dùng từ trong những câu thơ sau: (2đ)
“Tà tà…bắc ngang”.
(Cảnh ngày xuân)
Biểu điểm:
Câu tự luận 1: 2đ.
2: 2đ.
3: 2đ.
Trắc nghiệm đúng 0.5đ/ 1 câu.
Ký duyệt
Tiết 75:
Kieåm tra veà thô vaø truyeän trung ñaïi
Mục tiêu bài học:
Trên cơ sở tự ôn tập, học sinh nắm vững các bài thơ, truyện trung đại đã học (từ bài 10 → 15), làm tốt bài kiểm tra 1 tiết.
Qua bài kiểm tra, giáo viên đánh giá kết quả học tập của học sinh, giúp học sinh khắc phục những điểm còn hạn chế.
Chuẩn bị:
Giáo viên: câu hỏi kiểm tra.
Học sinh: xem lại kiến thức đã học.
Lên lớp:
Ổn định lớp.
Câu hỏi kiểm tra:
A. Trắc nghiệm : 8 câu (4 điểm).
B. Tự luận:
1. Tóm tắt cốt truyện, tình huống, chủ đề của truyện ngắn “Làng” – Kim Lân (3đ).
2. Chép theo trí nhớ khổ thơ 3 trong bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” (1đ).
3. Tình cảm yêu con gắn liền với tình yêu nước, cách mạng của người mẹ Tà ôi thể hiện trong bài thơ “Khúc hát những em bé lớn trên lưng mẹ” (2đ).
Biểu điểm:
Trắc nghiệm: trả lời đúng 0.5đ/ 1 câu.
Tự luận: Câu 1 tóm tắt: 1
tình huống: 1
chủ đề: 1
Câu 2: chép đúng 1đ.
Câu 3: trả lời đúng 2đ.
Ký duyệt
File đính kèm:
- giao an TUAN 15.doc