Giáo án Ngữ Văn 9 Tuần 7 Trường THCS Lê Hồng Phong

A. Mức độ cần đạt

 Thấy được nghệ thuật miêu tả tâm trạng nhân vật và tấm lòng thương cảm của Nguyễn Du đối với con người.

B. Trọng tâm kiến thức,kĩ năng thái độ

 1. Kiến thức

 - Nỗi bẽ bàng, buồn tủi, cô đơn của Thúy Kiều khi bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích và tấm lòng thủy chung, hiếu thảo của nàng.

 - Ngôn ngữ độc thoại và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc của Nguyễn Du.

 2. Kĩ năng

 - Bổ sung kiến thức đọc - hiểu văn bản truyện thơ trung đại.

 - Nhận ra và thấy được tác dụng của ngôn ngữ độc thoại, của nghệ thuật tả cảnh ngụ tình.

 - Phân tích tâm trạng nhân vật qua một đoạn trích trong tác phẩm Truyện Kiều.

 - Cảm nhận được sự cảm thông sâu sắc của Nguyễn Du đối với nhân vật trong truyện.

 3. Thái độ: Cảm thương cho số phận của người phụ nữ bị chà đạp trong xã hội phong kiến.

C. Phương pháp

 Vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, thuyết trình

D. Tiến trình dạy học

 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số (Lớp 9A1., 9A5.)

 2. Bài cũ: Đọc thuộc lòng đoạn trích “Cảnh ngày xuân”. Hãy nêu nhận xét của em về tài năng tả cảnh của Nguyễn Du?

 3. Bài mới: Trong cuộc đời đầy truân chuyên của nàng Kiều, bắt đầu bằng việc nàng bị Mã Giám Sinh lừa đưa về lầu xanh. Quá nhục nhã, Kiều đã toan tự tử nhưng được cứu thoát. Tú Bà đã lừa Kiều ra Lầu Ngưng Bích nhưng thực ra để giam lỏng nàng ở đó chờ âm mưu mới. Tại đây, nàng Kiều đã nhận thức sâu xa về thân phận và số kiếp của mình cùng nỗi nhớ khôn nguôi về người yêu và cha mẹ. Hôm nay, cô trò chúng ta sẽ tìm hiểu đoạn trích này.

 

doc7 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1593 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn 9 Tuần 7 Trường THCS Lê Hồng Phong, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 07 Ngày soạn: 28/09/2013 Tiết: 31 - 32 Ngày dạy: 30/09/2013 Kieàu ôû laàu Ngöng Bích (trích: Truyeän Kieàu – Nguyeãn Du) A. Mức độ cần đạt Thấy được nghệ thuật miêu tả tâm trạng nhân vật và tấm lòng thương cảm của Nguyễn Du đối với con người. B. Trọng tâm kiến thức,kĩ năng thái độ 1. Kiến thức - Nỗi bẽ bàng, buồn tủi, cô đơn của Thúy Kiều khi bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích và tấm lòng thủy chung, hiếu thảo của nàng. - Ngôn ngữ độc thoại và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc của Nguyễn Du. 2. Kĩ năng - Bổ sung kiến thức đọc - hiểu văn bản truyện thơ trung đại. - Nhận ra và thấy được tác dụng của ngôn ngữ độc thoại, của nghệ thuật tả cảnh ngụ tình. - Phân tích tâm trạng nhân vật qua một đoạn trích trong tác phẩm Truyện Kiều. - Cảm nhận được sự cảm thông sâu sắc của Nguyễn Du đối với nhân vật trong truyện. 3. Thái độ: Cảm thương cho số phận của người phụ nữ bị chà đạp trong xã hội phong kiến. C. Phương pháp Vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, thuyết trình… D. Tiến trình dạy học 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số (Lớp 9A1.............................., 9A5.....................................................) 2. Bài cũ: Đọc thuộc lòng đoạn trích “Cảnh ngày xuân”. Hãy nêu nhận xét của em về tài năng tả cảnh của Nguyễn Du? 3. Bài mới: Trong cuộc đời đầy truân chuyên của nàng Kiều, bắt đầu bằng việc nàng bị Mã Giám Sinh lừa đưa về lầu xanh. Quá nhục nhã, Kiều đã toan tự tử nhưng được cứu thoát. Tú Bà đã lừa Kiều ra Lầu Ngưng Bích nhưng thực ra để giam lỏng nàng ở đó chờ âm mưu mới. Tại đây, nàng Kiều đã nhận thức sâu xa về thân phận và số kiếp của mình cùng nỗi nhớ khôn nguôi về người yêu và cha mẹ. Hôm nay, cô trò chúng ta sẽ tìm hiểu đoạn trích này. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài dạy Hoạt động 1: Giới thiệu chung Nêu vị trí đoạn trích? Hs căn cứ SGK trả lời. - Ngôn ngữ độc thoại: lời nói thầm bên trong, nhân vật tự nói với chính mình. - Tả cảnh ngụ tình: Mượn cảnh vật để gửi gắm tâm trạng. Cảnh không đơn thuần là bức tranh thiên nhiên mà còn là bức tranh tâm trạng con người. Cảnh là phương tiện miêu tả, tâm trạng là mục đích miêu tả. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS đọc - hiểu văn bản - GV hướng dẫn cách đọc: giọng chậm, buồn. Nhấn mạnh các từ bẽ bàng, điệp ngữ buồn trông. Giải thích từ khó: kết hợp với quá trình phân tích. Theo em, đoạn trích này có thể chia làm mấy phần? Nêu nội dung mỗi phần? -> 3 đoạn: - 6 câu đầu: Nỗi cô đơn, tội nghiệp của Thuý Kiều. - 8 câu tiếp: Kiều nhớ chàng Kim, nhớ cha mẹ. - 8 câu cuối: Nỗi lo lắng, buồn tủi của Kiều. Theo em đoạn trích được biểu đạt theo phương thức nào? Nêu đại ý của đoạn trích? Có thể xem đây là đoạn thơ tả cảnh hay tả tình? -> Vừa tả cảnh vừa tả tình. Tả cảnh ngụ tình. Gọi HS đọc lại 6 câu đầu - Em hình dung ntn về vị trí lầu Ngưng Bích? Em hiểu ntn là “khoá xuân”? -> Khoá xuân là khoá kín tuổi xuân, ý nói nếp sống gia giáo, khép kín của những tiểu thư khuê các. Nhưng ở đây, Kiều bị giam lỏng trong một lầu cao chênh vênh bên sườn núi, trơ trọi giữa trời đất. Trong không gian đó, nàng thấy gì? Ở thời gian nào? -> Thấy “non xa”, “tấm trăng gần”. “Tấm trăng” ở đây là một chi tiết nghệ thuật nói lên thời gian lúc trời đã sập tối, ánh trăng non hiện lên gợi nỗi nhớ quê nhà, khao khát đoàn tụ, gần gũi người thân yêu. Câu thơ “Bốn bề bát ngát xa trông” gợi lên khung cảnh ntn? -> Gợi lên khung cảnh rợn ngợp của không gian mênh mông vắng lặng. Càng rợn ngợp hơn nữa khi nàng chỉ nhìn thấy cát vàng cồn nọ (cồn cát nhấp nhô, nối tiếp nhau) trong ráng hồng của ánh hoàng hôn. Không gian rộng, gợi nỗi nhớ càng khắc sâu nỗi cô đơn của Kiều. Em có nhận xét gì về cảnh ở lầu Ngưng Bích? -> Các hình ảnh “non xa, trăng gần”, “cát vàng”, “bụi hồng” có thể là hình ảnh thực mà cũng có thể là hình ảnh mang tính ước lệ gợi lên sự mênh mông, rợp ngợp của không gian, diễn tả tâm trạng cô đơn của Kiều. Em hiểu ntn là “”bẽ bàng”? Vì sao Kiều cảm thấy “bẽ bàng”? -> Là từ láy có sức gợi cảm lớn. “Bẽ bàng” là xấu hổ, tủi thẹn. Nàng xấu hổ có lẽ vì nghĩ tới lúc bị ép làm vợ Mã Giám Sinh, bị Tú Bà đánh đập mắng nhếc không thương tiếc khi nàng mới bước chân đến lầu xanh của mụ. Nàng còn tủi thẹn bởi bao nhiêu ấm ức, bao nhiêu nỗi niềm nhưng lúc này không có ai chia sẻ ngoài “mây sớm, đèn khuya”. Cụm từ “mây sớm đèn khuya” có thể hiểu ntn? -> Gợi vòng tuần hoàn của thời gian, hết ngày nàng qua ngày khác, xung quanh Kiều chỉ có cảnh vật chứ không có ai để chia sẻ bao nỗi niềm đang chất chứa trong tâm hồn. Cho nên tác giả mới viết “Nửa tình nửa cảnh……..” Câu thơ cho ta biết điều gì? -> Dường như nàng đang rơi vào hoàn cảnh cô đơn dường như tuyệt đối. - HS đọc 8 câu tiếp theo - Thảo luận: Khi bị giam lỏng trong lầu cao trơ trọi Kiều đã nhớ tới ai trước? Nguyễn Du tả nỗi nhớ như vậy có hợp lý không? Vì sao? -> Nàng nhớ chàng Kim. Tác giả dùng từ “tưởng”. Tưởng là nhớ đến mức hình dung ra Kim trọng như đang ở trước mắt Kiều, đang trò chuyện cùng nàng. Hình ảnh rõ nhất đó là lúc nàng nhớ tới kỉ niệm khi hai người uống chén rượu, nguyện thề mãi mãi bên nhau: Vầng trăng vằng vặc giữa trời / Đinh ninh hai miệng một lời song song. Chính vì thế nàng đang tưởng tượng ra Kim Trọng đang mong chờ tin tức mà mình lại biệt vô âm tín. Rồi nàng băn khoăn tự hỏi: Tấm son gột rửa bao giờ cho phai. Em hiểu ntn về câu nói này? -> Có 2 cách hiểu: tấm lòng son sắc của nàng Kiều không bao giờ phai mờ dù có gặp nhiều trắc trở trên đường đời. Nhưng cũng có thể hiểu tấm lòng son của nàng bị dập vùi hoen ố biết bao giờ gột sạch đi được vết nhơ ấy để lại trong trắng gặp được chàng Kim. Em có nhận xét gì nt miêu tả? Khi nhớ chàng Kim nàng bộc lộ tâm trạng gì? Qua đó cho thấy nàng là người tình như thế nào? Hết tiết 31 chuyển tiết 32 Khi nhớ về cha mẹ Kiều luôn trong tâm trạng như thế nào? Thế nào là “xót”? -> “Xót” là thương đến mức độ như xót xa trong lòng. Không xót sao được khi nàng luôn tưởng cha mẹ đang tựa cửa mong ngóng nàng về mà nàng vẫn bật vô âm tín. Nàng còn lo lắng không có ai chăm sóc, kề cận cha mẹ khi cha mẹ đã già yếu. Nhận xét về nghệ thuật miêu tả? Em có nhận xét gì về Thúy Kiều qua nỗi nhớ cha mẹ? Qua đó cho thấy nàng là người con như thế nào? Thảo luận: Tại sao Kiều là đứa con hiếu thảo nhưng tác giả lại để cho nàng nhớ về Kim Trọng trước khi nhớ về cha mẹ? -> Đây không phải sự vô tình mà là dụng ý của nhà thơ. Vầng trăng đang từ từ nhô lên gợi nhớ kỉ niệm. KT là mối tình đầu của Kiều nên nàng luôn luôn tưởng nhớ, hình ảnh chàng Kim luôn thường trực trong tâm trí nàng. Hơn nữa, với cha mẹ, dù sao nàng cũng phần nào thanh thản vì đã chọn chữ hiếu bán mình để đền nghĩa nhưng với chàng Kim nàng luôn day dứt, mang mặc cảm vì phụ bạc chàng, bội ước chàng. Như vậy, rõ ràng tác giả là người rất am hiểu tâm lí nhân vật. Điều đó xuất phát từ tấm lòng yêu thương rất mực với cô gái trẻ như Thúy Kiều. Việc Kiều thương Kim Trọng, lo cho cha mẹ cho ta thấy một vẻ đẹp khác trong tâm hồn nàng là luôn nghĩ đến người khác trước khi nghĩ đến bản thân mình. - HS đọc 8 câu cuối - Nhận xét về những bức tranh tâm cảnh mà tác giả miêu tả ở 8 câu thơ cuối? -> Mỗi cảnh đều có nét riêng, đồng thời lại có nét chung để diễn tả tâm trạng Kiều. Nguyễn Du đã chọn cách biểu hiện tình trong cảnh ấy, cảnh trong tình này. Mỗi biểu hiện của cảnh chiều tà bên bờ biển, từ cánh buồm thấp thoáng, cánh hoa trôi,…. đều thể hiện tâm trạng và cảnh ngộ của Kiều: Sự cô đơn, thân phận vô định. Nghệ thuật Nguyễn Du sử dụng khi miêu tả nỗi lo lắng, buồn tủi của Thúy Kiều có gì đặc sắc? Vài hs nêu. Gv chốt ý. Qua đó, em có nhận xét gì về cảnh và tình ở đoạn thơ này? Hướng dẫn tổng kết Qua đoạn thơ, em nhận thức được thêm gì về tâm hồn của Thúy Kiều và nghệ thuật tả tâm trạng nhân vật của nhà thơ? Đoạn trích thể hiện điều gì? Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học Gv hướng dẫn – HS chú ý lắng nghe. I. Giới thiệu chung - Vị trí đoạn trích: Nằm ở phần 2 của Truyện Kiều (Gia biến và lưu lạc) gồm 22 câu thơ, từ câu 1033 đến câu 1054. II. Đọc - hiểu văn bản 1. Đọc - tìm hiểu từ khó 2. Tìm hiểu văn bản 2.1. Bố cục: 3 phần 2.2. Phương thức biểu đạt: Kết hợp miêu tả, biểu cảm 2.3. Đại ý: Tâm trạng của nàng Kiều khi ở lầu Ngưng Bích. 2.4. Phân tích a. Hoàn cảnh cô đơn, tội nghiệp - Khóa xuân - Non xa, trăng gần - Bốn bề bát ngát xa trông - Cát vàng cồn nọ, bụi hồng dặm kia -> Từ ngữ, hình ảnh chọn lọc, gợi tả. => Bức tranh cảnh trước lầu Ngưng Bích đẹp, nên thơ nhưng chơi vơi, hoang vắng => Cảnh khơi gợi tâm tình con người. Bẽ bàng mây sớm đèn khuya, Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng. -> Từ ngữ giàu sức biểu cảm. => Nỗi cô đơn, tủi thẹn, xấu hổ của nàng Kiều trước cảnh lầu Ngưng Bích. b. Nỗi thương nhớ * Nhớ Kim Trọng: Tưởng người dưới nguyệt chén đồng, Tin sương luống những rày trông mai chờ. Bên trời góc bể bơ vơ, Tấm son gột rửa bao giờ cho phai. -> Từ ngữ chọn lọc, từ láy gợi cảm, gợi hình ảnh, ngôn ngữ độc thoại, nghệ thuật miêu tả tâm lí. => Nỗi nhớ Kim Trọng với bao day dứt sầu khổ. => Thúy Kiều là một người tình thủy chung. Hết tiết 31 chuyển tiết 32 * Nhớ cha mẹ: Xót người tựa cửa hôm mai Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ Sân Lai cách mấy nắng mưa Có khi gốc tử đã vừa người ôm -> Từ ngữ chính xác, tinh tế, thành ngữ, điển tích, điển cố, ẩn dụ. => Thể hiện rõ tâm trạng nhớ nhung cũng như nỗi xót thương, lo lắng cho cha mẹ. => Nàng là người con hiếu thảo, đáng trọng. c. Nỗi lo lắng, buồn tủi - Buồn trông : + Cửa bể chiều hôm……xa xa… + Ngọn nước mới sa…….. + Nội cỏ rầu rầu…….xanh xanh + … gió cuốn mặt duềnh Ầm ầm tiếng sóng… -> Hình ảnh chọn lọc, từ láy gợi cảm, mức độ tăng tiến; điệp ngữ, câu hỏi tu từ, tả cảnh ngụ tình. => Bức tranh sinh động về ngoại cảnh và tâm cảnh, trong đó nổi lên tâm trạng Thúy Kiều bề bộn bao nỗi buồn đau, chua xót, lo sợ, vô vọng. 3. Tổng kết a. Nghệ thuật - Miêu tả nội tâm nhân vật, ngôn ngữ độc thoại nội tâm và tả cảnh ngụ tình. - Từ ngữ gợi tả, gợi cảm, sử dụng các biện pháp tu từ. b. Nội dung * Ý nghĩa văn bản: Đoạn trích thể hiện tâm trạng cô đơn, buồn tủi và tấm lòng thủy chung, hiếu thảo của Thúy Kiều. III. Hướng dẫn tự học - Học thuộc đoạn trích, ghi nhớ. - Chuẩn bị bài tiết sau: Miêu tả trong văn bản tự sự E. Rút kinh nghiệm Tuần: 07 Ngày soạn: 28/09/2013 Tiết: 33 Ngày dạy: 01/10/2013 Mieâu taû trong vaên baûn töï söï - Höôùng daãn baøi vieát soá 2 - A. Mức độ cần đạt - Hiểu được vai trò của miêu tả trong một văn bản tự sự. - Vận dụng hiểu biết về miêu tả trong văn bản tự sự để đọc-hiểu văn bản. B. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ 1. Kiến thức - Sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong một văn bản. - Vai trò, tác dụng của miêu tả trong văn bản tự sự. 2. Kĩ năng - Phát hiện và phân tích được tác dụng của miêu tả trong văn bản tự sự. - Kết hợp kể chuyện với miêu tả khi làm một bài văn tự sự. 3. Thái độ: Tích cực, tự giác vận dụng yếu tố miêu tả khi làm bài văn tự sự. C. Phương pháp Nêu và giải quyết vấn đề, vấn đáp, thảo luận nhóm… D Tiến trình dạy học : 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số (Lớp 9A1.............................., 9A5.....................................................) 2. Bài cũ: Kiểm tra vở soạn của HS. 3. Bài mới: Tự sự là một trong những phương thức chủ đạo, chính yếu mà các nhà văn thường vận dụng để phản ánh, tái hiện hiện thực. Tự sự lấy kể việc, trình bày diễn biến sự việc chính, nhưng bao giờ cũng kết hợp với miêu tả. Yếu tố miêu tả có tác dụng như thế nào trong bài văn tự sự chúng ta cùng tìm hiểu trong bài hôm nay. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài dạy Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự Gọi HS đọc đoạn trích Sgk/91. Đoạn trích kể về việc gì? -> Vua Quang Trung chỉ huy tướng sĩ đánh chiếm đồn Ngọc Hồi. Chỉ ra các yếu tố miêu tả trong đoạn văn? -> Nhân có gió bắc, quân Thanh bèn dùng ống phun khói lửa ra… hại mình; Quân Thanh chống không nổi … mà chết; Quân Tây Sơn... đại bại. Thảo luận: Trả lời câu hỏi c/SGK. Các sự việc chính nêu đã đầy đủ chưa? (đầy đủ) Em hãy nối cácsự việc ấy thành một đoạn văn? Chỉ kể lại sự việc diễn ra như thế thì câu chuyện có sinh động không? Tại sao? -> Không sinh động, vì chỉ đơn giản kể lại các sự việc, tức là chỉ mới trả lời câu hỏi việc gì, chứ chưa trả lời câu hỏi việc đó diễn ra ntn. Hãy so sánh các sự việc chính mà bạn đã nêu với đoạn trích để rút ra nhận xét: Nhờ những yếu tố nào mà trận đánh được tái hiện một cách sinh động? -> Nhờ yếu tố miêu tả. Nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét, GV nhận xét. Tóm lại em có nhận xét gì về việc sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự? Hoạt động 2: Hướng dẫn Luyện tập Bài 1: Thảo luận: Tìm yếu tố miêu tả cảnh và tả người trong 2 đoạn trích? Phân tích giá trị của những yếu tố miêu tả ấy trong việc thể hiện nội dung mỗi đoạn trích? Bài 2: GV hướng dẫn HS làm Viết đoạn văn cần chú ý: - Tả cảnh mùa xuân: + Buổi sáng: Cỏ non xanh tận chân trời / Cành lê trắng điểm một vài bông hoa. + Buổi chiều: Tà tà bóng ngả về tây - Nao nao dòng nước uốn quanh Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang - Cảnh lễ hội: Gần xa nô nức yến anh Dập dìu tài tử giai nhân… giấy bay HS thực hiện, sau đó cho HS đứng dậy trình bày bài của mình. Gv nhận xét, cho điểm những bài khá. Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học - Gv hướng dẫn – HS chú ý lắng nghe. - Hướng dẫn Viết bài TLV số 2: Bài viết số 2 là văn tự sự nhưng có sử dụng yếu tố miêu tả. Để làm tốt bài kiểm tra chúng ta có thể chọn và phân tích một đoạn văn có sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản “Lão Hạc” (ngữ văn 8) của nhà văn Nam Cao để luyện tập. Các em cũng cần chú ý ôn tập phần văn tự sự có sự kết hợp của yếu tố miêu tả (Tham khảo các đề mẫu trong Sgk). Chúc các em học tốt để đạt được kết quả cao nhất. I. Tìm hiểu chung về yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự 1. Phân tích ví dụ: Đoạn trích “Hoàng Lê nhất thống chí” * Các yếu tố miêu tả: - Nhân có gió… hại mình - Quân Thanh chống… mà chết - Quân Tây Sơn… đại bại * Nhận xét: Nếu chỉ kể lại sự việc nêu trên thì câu chuyện không sinh động vì: - Chỉ đơn giản kể lại các sự việc tức là chỉ mới trả lời câu hỏi việc gì, chứ chưa trả lời câu hỏi việc đó diễn ra như thế nào. - Nhờ có miêu tả bằng các chi tiết mới thấy sự việc diễn ra sinh động, hấp dẫn. 2. Ghi nhớ: (Sgk/92) II. Luyện tập Bài 1: a. Tả người: Vân xem trang trọng khác vời… Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh b. Tả cảnh: - Cỏ non xanh …….. bông hoa - Tà tà bóng ngả về tây … Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang => Các yếu tố miêu tả làm cho văn bản sinh động, hấp dẫn, giàu chất thơ; nó góp phần làm cho người đọc có hứng thú. Bài 2: Viết đoạn văn cần chú ý: - Tả cảnh mùa xuân: + Buổi sáng: Cỏ non xanh tận chân trời / Cành lê trắng điểm một vài bông hoa. + Buổi chiều: Tà tà bóng ngả về tây Nao nao dòng nước uốn quanh Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang - Cảnh lễ hội: Gần xa nô nức yến anh / Dập dìu tài tử giai nhân… giấy bay. III. Hướng dẫn tự học - Học bài, làm bài tập vào vở. - Soạn bài Lục Vân Tiên cứu Kiều nguyệt Nga. E. Rút kinh nghiệm Tuần: 07 Ngày soạn: 28/09/2013 Tiết: 34 - 35 Ngày dạy: 01/10/2013 Vieát baøi taäp laøm vaên soá 2 – vaên töï söï

File đính kèm:

  • docNV 9 tuan 7.doc
Giáo án liên quan