Mục tiêu bài học: Giúp học sinh:
Cảm nhận được ý nghĩa thiêng liêng của tình mẫu tử.
Thấy được đặc sắc nghệ thuật trong việc tạo hình, dựng những cuộc đối thoại tưởng tượng và xây dựng các hình ảnh thiên nhiên.
Chuẩn bị:
Giáo viên: giáo án, sách giáo khoa, tài liệu tham khảo.
Học sinh: xem trước bài học.
Lên lớp:
Ổn định.
Kiểm tra bài cũ: Trong bài “Nói với con”, người cha đã nói với con về những đức tính cao đẹp gì của “người đồng mình”, từ đó nhắc nhở con trên con đường đời phải như thế nào?
Bài mới: Nhắc lại các bài thơ đã học về tình mẫu tử. Đó là tình cảm thiêng liêng cao quý của mỗi con người. Một tác phẩm trở thành bài ca bất diệt về tình cảm ấy là “Mây và sóng” (Tago).
9 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1074 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Tuần 26, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 26: Tiết 126
Maây & soùng
Tago
Mục tiêu bài học: Giúp học sinh:
Cảm nhận được ý nghĩa thiêng liêng của tình mẫu tử.
Thấy được đặc sắc nghệ thuật trong việc tạo hình, dựng những cuộc đối thoại tưởng tượng và xây dựng các hình ảnh thiên nhiên.
Chuẩn bị:
Giáo viên: giáo án, sách giáo khoa, tài liệu tham khảo.
Học sinh: xem trước bài học.
Lên lớp:
Ổn định.
Kiểm tra bài cũ: Trong bài “Nói với con”, người cha đã nói với con về những đức tính cao đẹp gì của “người đồng mình”, từ đó nhắc nhở con trên con đường đời phải như thế nào?
Bài mới: Nhắc lại các bài thơ đã học về tình mẫu tử. Đó là tình cảm thiêng liêng cao quý của mỗi con người. Một tác phẩm trở thành bài ca bất diệt về tình cảm ấy là “Mây và sóng” (Tago).
Hoạt động của thầy – trò
Nội dung
Hoạt động 1:
Đọc tiểu dẫn và tóm tắt phần giới thiệu tác giả, tác phẩm.
Hướng dẫn học sinh đọc, giáo viên đọc mẫu, học sinh đọc phân vai.
Hoạt động 2:
Bài thơ là lời nói của ai với ai? (Em bé đối với mẹ, cuộc đối thoại).
Chia làm mấy phần? (2 phần)
Các phần đó có gì giống nhau và khác nhau?
(Giống: số câu thơ, lời rủ rê, lời từ chối và trò chơi;
Khác: mỗi hình ảnh gắn liền với 1 trò chơi của em bé, có sự lặp lại, biến hoá và phát triển).
Nhận xét về các câu thơ trong bài.
(Giống văn xuôi, không có vần, luật nhưng giàu nhạc điệu do yếu tố lặp).
Phương thức biểu đạt?
Hoạt động 3:
Những người sống trên mây trên sóng có lời mời gọi hấp dẫn gì đối với em bé?
Thế giới của họ có gì hấp dẫn?
(Vẽ ra một viễn cảnh thật đẹp, thật hấp dẫn đối với tuổi thơ).
Em bé có bị lôi cuốn bởi thế giới hấp dẫn đó không? (Trẻ em nào cũng rất ham chơi, bị lôi cuốn “nhưng làm…”)
Đọc lời chối từ…Vì dao em bé lại chối từ?
(Em không thể thiếu mẹ cũng như mẹ không thể thiếu em → tình cảm 2 chiều, tình yêu mẹ đã thắng).
Đọc lời miêu tả trò chơi của em bé.
Những từ ngữ đặc sắc thể hiện tình mẫu tử trong trò chơi của em bé là gì?
(Ôm, lăn, lăn mãi, vỡ tan).
Góp phần diễn tả tình mẫu tử như thế nào?
(Thiêng liêng, sâu sắc).
Nhưng thú vị và hay hơn ở chỗ nào?
Nhà văn Nguyên Hồng cũng có chi tiết miêu tả tình mẫu tử…?
(Mẹ gãi rôm ở sống lưng…)
Trong trò chơi của em bé có hình ảnh của thiên nhiên. Em cảm nhận như thế nào về hình ảnh này?
(Con là mây, sóng → ham chơi con trẻ;
Mẹ – trăng, bờ → dịu hiền, tình cảm vô bờ của mẹ → diễn tả tình mẫu tử bằng hình ảnh rất hợp lí).
Có thể đổi chỗ cho nhau được không?
Hình ảnh cuối bài nói lên tình cảm của ai? (em bé đối với mẹ).
Hình ảnh này còn mang ý nghĩa gì?
(Là lời kết của bài. Tình mẫu tử có khắp mọi nơi).
Bài thơ còn gợi lên điều gì?
(Hạnh phúc không phải ai ban mà nó tồn tại ngay trong cuộc sống trần thế, có mẹ là có tất cả; có tình yêu đối với thiên nhiên).
Ta thấy được tình cảm của nhà thơ như thế nào?
Nghệ thuật đặc sắc của bài thơ?
Gợi suy ngẫm? (Ngoài tình mẹ con).
Phải vượt qua cám dỗ, mẹ là điểm tựa, mối quan hệ tình yêu và sự sáng tạo.
I. Giới thiệu tác giả, tác phẩm
Tác giả: Ra-bin-đra-nat Ta-go (1861 – 1941) là nhà thơ hiện đại lớn nhất của Ấn Độ. Năm 1913 được tặng giải thưởng Nobel. Nhà thơ có tình yêu con trẻ.
Tác phẩm: “Mây và sóng” viết bằng tiếng Bengan, in trong tập Si-su (Trẻ thơ) → bản dịch.
II. Cách tổ chức của bài thơ
Hai phần:
+ Từ đầu → xanh thẳm
Lời mời gọi của những người…
+ Còn lại:
Lời từ chối và trò chơi của em bé.
Thể loại: bài thơ văn xuôi.
Phương thức biểu đạt: biểu cảm.
III. Phân tích
1. Lời mời gọi của những người sống trên mây trên sóng và chối từ của em bé
“Bọn tớ chơi từ lúc thức dậy → chiều tà bình minh vàng, vầng trăng bạc; từ sáng… → lời mời gọi… là tiếng gọi của 1 thế giới kì diệu.
Lời chối từ:
“Mẹ mình…
“Làm sao có thể rời mẹ…”
→ Sức níu giữ của tình mẫu tử đã giúp em khắc phục những ham muốn vui chơi.
2. Trò chơi của em bé
Con là mây, mẹ là trăng, mái nhà là bầu trời xanh thẳm.
Con là sóng, mẹ là bến bờ kì lạ.
→ Có mẹ và hoà hợp với tình yêu thiên nhiên. Niềm hạnh phúc tuyệt vời là được sống trong thế giới của tình mẫu tử.
IV. Tổng kết
Bài thơ là một bài ca về tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt.
Tình yêu con trẻ sâu sắc của Tago.
Nghệ thuật: ngôn ngữ độc thoại lồng đối thoại, xây dựng hình ảnh thiên nhiên lung linh, kì ảo rất chân thực và phù hợp thế giới tâm hồn tuổi thơ.
* Ghi nhớ: sách giáo khoa.
Củng cố, dặn dò:
Nhắc lại ghi nhớ.
Soạn bài Ôn tập thơ.
Tiết 127:
OÂn taäp veà thô
Mục tiêu bài học: Giúp học sinh
Ôn tập, hệ thống hoá kiến thức cơ bản về tác phẩm thơ hiện đại Việt Nam trong chương trình Ngữ văn 9.
Củng cố những tri thức về thể loại thơ trữ tình đã học qua các tác phẩm thơ trong Ngữ văn 9 và các lớp dưới.
Hiểu sơ lược về đặc điểm và thành tựu của thơ Việt Nam từ sau CMT8.
Rèn luyện kĩ năng phân tích thơ.
Chuẩn bị:
Giáo viên: giáo án, sách giáo khoa, sách tham khảo.
Học sinh: trả lời câu hỏi bài ôn tập thơ.
Lên lớp:
Ổn định.
Kiểm tra bài cũ: kết hợp bài mới.
Bài mới:
Hoạt động của thầy – trò
Nội dung
Hoạt động 1:
Học sinh tự thống kê và sau đó trình bày.
Hoạt động 2:
Học sinh sắp xếp lại các bài thơ trong bảng thống kê theo từng giai đoạn.
Nội dung thể hiện của các tác phẩm thơ.
Hoạt động 3:
Tìm những bài thơ có đề tài gần nhau.
+ Tình mẹ con.
+ Người lính.
Đề tài người lính trong chiến tranh và sau khi chiến tranh kết thúc.
Gợi ý trả lời câu hỏi 5 (sách giáo khoa trang 90).
(Xuất phát từ hình ảnh thực của đời sống
+ “Đoàn thuyền đánh cá”: cuộc sống lao động của con người.
+ “Mùa xuân nho nhỏ” sự cống hiến của cá nhân…
+ “Ánh trăng” → thiên nhiên – gợi suy ngẫm.
+ “Con cò” → lời ru, câu ca dao → ca ngợi tình mẹ.
I. Lập bảng thống kê tác phẩm thơ hiện đại
Số bài: 11 bài.
Tác giả.
Năm sáng tác…
II. Sắp xếp theo từng giai đoạn
1945 – 1954: Đồng chí.
1954 – 1964: Đoàn thuyền đánh cá, Bếp lửa (1963), Con cò (1962).
1964 – 1975: Ánh trăng (1980), Mùa xuân nho nhỏ, Viếng lăng Bác, Sang thu (sau 1975), Nói với con (1977).
* Nội dung thể hiện:
Phản ánh đất nước con người Việt Nam qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ gian khổ, hi sinh nhưng rất hào hùng. Trong công cuộc xây dựng đất nước có quan hệ tốt đẹp con người – con người.
Đời sống tình cảm phong phú: tình yêu quê hương đất nước, quan hệ làng xóm, tình đồng chí, gắn bó cách mạng, kính yêu Bác Hồ, tình mẹ con, bà cháu → thống nhất tình cảm chung rộng lớn.
III. So sánh những bài thơ có đề tài gần nhau.
1. Tình mẫu tử (3 bài)
* “Khúc hát ru…”: sự thống nhất giữa tình yêu con + yêu đất nước, gắn bó cách mạng, ý chí chiến đấu của người mẹ dân tộc Tà ôi trong kháng chiến chống Mĩ.
* “Con cò”: từ hình tượng con cò trong ca dao hát ru → ca ngợi tình mẹ và ý nghĩa lời ru.
* “Mây và sóng”: hoá thân vào lời trò chuyện hồn nhiên của em bé → tình yêu mẹ thắm thiết của trẻ thơ. Mẹ là vẻ đẹp, là niềm vui sự hấp dẫn hơn tất cả sự hấp dẫn trong vũ trụ.
2. Người lính cách mạng
* Trong chiến tranh:
“Đồng chí”: tình cảm đẹp của những con người cùng chung cảnh ngộ, giai cấp, lên đường theo tiếng gọi Tổ quốc, chia sẻ khó khăn, cùng đồng chí chiến đấu chống kẻ thù.
“Bài thơ về tiểu đội xe không kính”: hình ảnh, vẻ đẹp trong phẩm chất của người chiến sĩ lái xe: dũng cảm, hiên ngang, lạc quan, ý chí chiến đấu vì Miền Nam…
* Sau chiến tranh:
“Ánh trăng”: suy ngẫm của người lính đã đi qua chiến tranh, nay sống giữa thành phố → gợi kỉ niệm, nhắc nhở đạo lí nghĩa tình, thuỷ chung qua hình ảnh vầng trăng.
Củng cố, dặn dò:
Củng cố lại toàn bộ kiến thức đã học.
Nhắc học sinh ôn tập kĩ để kiểm tra 1 tiết.
Ký duyệt
Tiết 128:
Nghóa töôøng minh & haøm yù
Mục tiêu bài học: Giúp học sinh nhận biết 2 điều kiện sử dụng hàm ý:
Người nói (viết) có ý thức đưa hàm ý vào câu nói.
Người nghe có đủ năng lực giải đoán hàm ý.
Chuẩn bị:
Giáo viên: giáo án, sách giáo khoa, bảng phụ.
Học sinh: xem trước bài học.
Lên lớp:
Ổn định.
Kiểm tra bài cũ:
Thế nào là nghĩa tường minh, hàm ý?
Làm bài tập 4.
Bài mới: Cho ví dụ “Tiểu thư cũng có…” hàm ý mỉa mai; “Càng cay…” → đe doạ, trừng trị Hoạn Thư. Để giúp các em nhận biết điều kiện sử dụng hàm ý, chúng ta tìm hiểu…
Hoạt động của thầy – trò
Nội dung
Hoạt động 1:
Học sinh đọc văn bản (trang 90).
Nêu hàm ý của những câu in đậm.
(Con chỉ được ăn…nữa thôi → sau bữa này con không được ở..mẹ đã bán con).
Vì sao chị Dậu phải hàm ý?
(Quá đau đớn, xót xa, nói từ từ để con khỏi bị sốc).
Vì sao lúc sau chị Dậu phải nói rõ? (Vì lúc đầu cái Tí chưa hiểu hàm ý của mẹ).
Chi tiết nào cho biết cái Tí đã hiểu hàm ý của mẹ?
(Nhờ câu nói thứ 2 – giãy nảy liệng củ khoai → nó hiểu hoàn cảnh gia đình).
Cần có điều kiện nào đối với người nói?
(Có ý thức sử dụng hàm ý vào câu nói).
Cần có điều kiện nào đối với người nghe?
(Có khả năng giải đoán hàm ý).
Trong trường hợp người nghe không đủ năng lực giải đoán hàm ý trong câu nói thì đòi hỏi người nói phải làm gì?
(Điều chỉnh lời nói cho phù hợp với trình độ người tiếp nhận và hoàn cảnh giao tiếp).
Hoạt động 2:
Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
Người nghe có hiểu hàm ý của nhân vật “tôi” không?
(Hiểu – thể hiện ở câu nói cuối cùng).
Có phải anh Sáu không hiểu.
I. Điều kiện sử dụng hàm ý
* Tìm hiểu văn bản
“Con chỉ được ăn…”
→ Chị Dậu hàm ý.
“Con sẽ ăn…”
→ Cái Tí hiểu hàm ý.
* Ghi nhớ: sách giáo khoa trang 91.
II. Luyện tập
Bài tập 1:
a./ Người nói: anh thanh niên;
Người nghe: hoạ sĩ và cô gái.
“Chè đã…” → hàm ý “Mời bác và cô vào uống”
b./ Người nói: nhân vật “tôi”.
Người nghe: chị hai Dương.
“Chúng tôi cần phải bán…” → hàm ý: “Chúng tôi không thể cho được”.
Bài tập 2:
Hàm ý: Chắt nước dùm cái → sử dụng hàm ý trước đó mà không hiệu quả nên hàm ý lần này kèm theo yêu cầu bức bách hơn – sử dụng không thành công “Anh Sáu ngồi im” (vờ không nghe, không hiểu).
Bài tập 4:
Hi vọng có thể thực hay hư, nhưng nếu cố gắng thực hiện vẫn có thể đạt được.
Củng cố, dặn dò:
Nhắc lại nội dung cơ bản của bài.
Xem trước bài: Chương trình địa phương.
Ký duyệt
Tiết 129:
Kieåm tra veà thô
Mục tiêu bài học: Giúp học sinh:
Kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của học sinh về kiến thức tác phẩm thơ hiện đại Việt Nam trong chương trình Ngữ văn 9 tập 2 (HKII).
Rèn luyện và đánh giá kĩ năng viết văn (sử dụng từ ngữ, viết câu, đoạn, bài). Học sinh cần huy động được những tri thức và kĩ năng về tiếng việt và tập làm văn vào bài làm.
Chuẩn bị:
Giáo viên: Đề kiểm tra.
Học sinh: Ôn kĩ kiến thức.
Lên lớp:
Ổn định.
Đề kiểm tra: (1 tiết)
I. Trắc nghiệm: 6 câu (3 điểm)
II. Bài tập tự luận:
Câu 1: “Ngày ngày.…..”
(Viễn Phương – “Viếng lăng Bác”).
Câu thơ thứ 2 sử dụng biện pháp chuyển nghĩa nào? Hãy phân tích tác dụng của chuyển nghĩa đó.(2đ)
Câu 2:
Phân tích những từ ngữ, hình ảnh thể hiện cảm nhận tinh tế của Hữu Thỉnh về những chuyển biến của đất trời lúc giao mùa trong bài “Sang thu” (5đ).
Biểu điểm: I.Trắc nghiệm: đúng mỗi ý 0,5đ (6 câu – 3đ).
II. Bài tập:
Câu 1:
Xác định phương thức chuyển nghĩa: 0,5đ.
Phân tích tác dụng: 1,5đ.
Câu 2: Phân tích từ ngữ: bỗng, hình như, chùng chình, dềnh dàng…hình ảnh: hương ổi, gió se, sông, sương…→ Bức tranh thiên niên lúc giao mùa (3đ).
Ký duyệt
Tiết 130:
Traû baøi soá 6 (vieát ôû nhaø)
Mục tiêu bài học: Giúp học sinh:
Nhận ra những ưu điểm, nhược điểm về nội dung và hình thức trình bày trong bài viết của mình.
Thấy được phương hướng khắc phục, sửa chữa lỗi.
Ôn lại lí thuyết và kĩ năng làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (đoạn trích).
Chuẩn bị:
Giáo viên: chấm bài, lên điểm.
Học sinh: xem lại kiến thức cũ.
Lên lớp:
Ổn định.
Trả bài.
1. Nhận xét ưu điểm ,hạn chế trong bài viết
* Ưu điểm.
* Hạn chế.
2. Nêu lại yêu cầu của đề và xây dựng dàn ý
Đề 1
* Suy nghĩ về thân phận người phụ nữ qua nhân vật Vũ Nương.
– Đẹp người, đẹp nết, có phẩm chất tốt đẹp: thương chồng,
Thân phận thương con, đảm đang, hiếu thảo, thuỷ chung.
– Bị oan → không thể minh oan → tìm đến cái chết.
Đánh giá: số phận bất hạnh, mỏng manh → xã hội phong kiến bất công đối với con người. (Thuý Kiều, …)
* Đặt vấn đề, câu hỏi: cần phải giải phóng con người – đối với phụ nữ.
Đề 2:
Yêu cầu: phân tích
cốt truyện
Vấn đề nghị luận: diễn biến cốt truyện
cách xây dựng cốt truyện.
Tóm tắt cốt truyện:
Cách xây dựng cốt truyện: xoay quanh diễn biến tâm lí. Có mở đầu – phát triển câu chuyện – cao trào, kịch tích – kết thúc.
+ Ông Hai ở làng chợ Dầu – rời làng tản cư (nhân vật, sự việc).
+ Xa làng nên nhớ; luôn kể, khoe về làng; tự hào về làng giàu có, sung túc, tự hào về làng có tinh thần kháng chiến, theo dõi tin tức kháng chiến; sung sướng trước những tin vui….(phát triển).
+ Đặt trong tình huống thử thách: tình huống căng thẳng, gay cấn
Bàng hoàng → đau xót xấu hổ → bế tắc tuyệt vọng (kịch tính) → tâm sự với con → thể hiện nỗi lòng.
+ Tin làng cải chính (vui sướng, tự hào, khoe…)
Tác dụng:
+ Người đọc hình dung bối cảnh xã hội, cuộc sống, tâm lí của con người nhất là người nông dân trong thời kì đầu kháng chiến chống Pháp.
+ Hiểu, trân trọng tình cảm cao đẹp của con người.
3. Trả bài và đọc bài viết tốt để học sinh tham khảo.
Củng cố, dặn dò:
Đọc lại bài viết, đối chiếu để sửa chữa những lỗi sai.
Ký duyệt
Xem trước kiến thức bài học: Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
File đính kèm:
- giao an TUAN 26.doc