Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Tuần 29

Mục tiêu bài học: Giúp học sinh:

 Cảm nhận được tâm hồn trong sáng, tính cách dũng cảm, hồn nhiên trong cuộc sống chiến đấu nhiều gian khổ, hi sinh nhưng vẫn lạc quan của các nhân vật nữ thanh niên xung phong trong truyện.

 Thấy được nét đặc sắc trong việc miêu tả nhân vật (đặc biệt miêu tả tâm lí, ngôn ngữ) và nghệ thuật kể chuyện của tác giả.

 Rèn luyện kĩ năng phân tích tác phẩm (cốt truyện, nhân vật, nghệ thuật trần thuật).

Chuẩn bị:

Giáo viên: giáo án, sách giáo khoa, tài liệu tham khảo.

Học sinh: xem trước bài học.

Lên lớp:

Ổn định.

Kiểm tra bài cũ: Truyện “Bến quê” có 2 tình huống gắn kết với nhau. Em hãy chỉ ra hai tình huống đó và phân tích xem tình huống nào là tình huống cơ bản?

(Cảnh ngộ trớ trêu cho anh có điều kiện quan sát, suy ngẫm và phát hiện )

 

doc8 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1022 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Tuần 29, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 29: Tiết 141 – 142 Nhöõng ngoâi sao xa xoâi Lê Minh Khuê Mục tiêu bài học: Giúp học sinh: Cảm nhận được tâm hồn trong sáng, tính cách dũng cảm, hồn nhiên trong cuộc sống chiến đấu nhiều gian khổ, hi sinh nhưng vẫn lạc quan của các nhân vật nữ thanh niên xung phong trong truyện. Thấy được nét đặc sắc trong việc miêu tả nhân vật (đặc biệt miêu tả tâm lí, ngôn ngữ) và nghệ thuật kể chuyện của tác giả. Rèn luyện kĩ năng phân tích tác phẩm (cốt truyện, nhân vật, nghệ thuật trần thuật). Chuẩn bị: Giáo viên: giáo án, sách giáo khoa, tài liệu tham khảo. Học sinh: xem trước bài học. Lên lớp: Ổn định. Kiểm tra bài cũ: Truyện “Bến quê” có 2 tình huống gắn kết với nhau. Em hãy chỉ ra hai tình huống đó và phân tích xem tình huống nào là tình huống cơ bản? (Cảnh ngộ trớ trêu cho anh có điều kiện quan sát, suy ngẫm và phát hiện…) Bài mới: Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của dân tộc đã có biết bao con người “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước…”. Họ là những chàng trai, cô gái mười tám, đôi mươi sẵn sàng hi sinh vì độc lập tự do cho đất nước. Bên cạnh hình ảnh người lái xe của Phạm Tiến Duật, cô gái mở đường của Lâm Thị Mĩ Dạ, chúng ta lại bắt gặp hình ảnh cô gái thanh niên xung phong hồn nhiên, nhạy cảm nhưng cũng rất cứng cỏi, lạc quan trong “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê. Hoạt động của thầy – trò Nội dung Hoạt động 1: Đọc phần chú thích để tìm hiểu về tác giả. Xuất xứ văn bản. Hoạt động 2: Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc chú ý ngôn ngữ truyện (gần với khẩu ngữ). Học sinh tóm tắt, giáo viên nhận xét bổ sung. (Truyện viết về cuộc sống sinh hoạt và chiến đấu của tổ trinh sát mặt đường gồm 3 cô gái thanh niên xung phong tại một điểm trên tuyến đường Trường Sơn trong kháng chiến chống Mĩ. Cuộc sống gian khổ giữa chiến trường ác liệt, công việc nguy hiểm luôn đối mặt với cái chết nhưng các cô gái vẫn giữ được nét hồn nhiên, trong sáng…, luôn lạc quan, dũng cảm, không sợ hi sinh, tình đồng đội gắn bó → họ là hình ảnh thể…) Xác định ngôi kể và người kể chuyện. Dùng ngôi kể đó có tác dụng gì? (Nhân vật tự bộ lộ → cái nhìn chủ quan của người trong cuộc dễ tạo tin cậy cho người đọc). Xác định phương thức biểu đạt của văn bản. Hoạt động 3: Ở 3 cô gái có những nét gì chung đã gắn bó thành một khối thống nhất? (Hoàn cảnh sống, chiến đấu và phẩm chất). Hoàn cảnh sống và chiến đấu của họ như thế nào? Công việc của họ là gì? (Chạy trên cao điểm giữa ban ngày, phơi mình ra giữa vùng trọng điểm đánh phá của máy bay địch sau mỗi trận bom, phải tạo ra…) Nhận xét về công việc? (Mạo hiểm với cái chết, căng thăng thần kinh, đòi hỏi sự dũng cảm, bình tĩnh). Câu nào trong văn bản thể hiện điều đó? (“Có ở đâu…về hang” → công việc thường ngày của các cô gái). Ở họ còn có những điểm gì giống nhau nữa? Bên cạnh những điểm chung, ở họ có những nét gì riêng của mỗi người? (Truyện tập trung khắc hoạ nhân vật người kể chuyện – Phương Định). Được giới thiệu như thế nào? Là một cô gái Hà Nội vào chiến trường, có một thời học sinh vô tư bên mẹ, một góc đường phố yên tĩnh. Những kỉ niệm ấy luôn sống trong lòng cô ngay giữa chiến trường ác liệt – có tác dụng gì? (Làm dịu mát tâm hồn con người trong hoàn cảnh khốc liệt, căng thẳng của chiến trường). Ba năm ở chiến trường với bao thử thách, nguy hiểm, kề cận cái chết nhưng ta vẫn thấy điều gì ở cô? (Cá tính). (Quan tâm đến hình thức như bao cô gái mới lớn, kín đáo nhưng hơi kiêu kì). Cũng giống như những người đồng đội, ở cô chúng ta còn bắt gặp tình cảm gì? (Trong tổ và cả những người chiến sĩ cô gặp trên trọng điểm của con đường vào mặt trận). Trạng thái tâm lí và cảm giác của Phương Định được thể hiện như thế nào trong lần phá bom? (Mặc dù đã quen với công việc nguy hiểm này, thậm chí một ngày 5 lần phá bom. Lòng dũng cảm được kích thích bởi sự tự trọng kề cận cái chết im lìm, bất ngờ làm cảm giác của con người trở nên sắc nhọn hơn. Căng thẳng phá bom, căng thẳng cả lúc chờ bom nổ). Trong tình huống căng thẳng như thế, đòi hỏi con người phải như thế nào? (tinh nhạy, biến đổi, ứng phó nhanh chóng). Nhận xét cách miêu tả của tác giả trong đoạn này? (Miêu tả tinh tế, cụ thể cảm giác, ý nghĩ thoáng qua của nhân vật). Trận mưa đá được đưa vào phần cuối truyện có tác dụng gì? Vì sao truyện có tên “Những ngôi sao xa xôi”? (Cuộc sống ở chiến trường có lúc khốc liệt dữ dội nhưng có lúc thanh thản, tâm hồn con người lắng dịu lại). Nhận xét về đặc điểm nghệ thuật của truyện. (Miêu tả tâm lí, ngôn ngữ trần thuật, giọng điệu tự nhiên. Lời kể gần với khẩu ngữ). I. Tác giả, tác phẩm * Tác giả: Lê Minh Khuê sinh năm 1949 quê ở Thanh Hoá là nhà văn nữ chuyên viết truyện ngắn. Đề tài chính thường viết về cuộc sống chiến đấu của những nữ thanh niên xung phong và bộ đội trên tuyến đường Trường Sơn. Sau 1975 tác phẩm của Lê Minh Khuê thể hiện những biến đổi của xã hội và văn học trong thời kì đổi mới. * Tác phẩm: “Những ngôi sao xa xôi” viết năm 1971. II. Đọc và tìm hiểu chung về tác phẩm * Đọc. * Tóm tắt. * Ngôi kể: thứ nhất, người kể: nhân vật chính – Phương Định. * Phương thức biểu đạt: Tự sự + miêu tả, biểu cảm. III. Phân tích 1. Các nhân vật trong truyện – 3 nữ thanh niên xung phong tổ trinh sát mặt đường Hoàn cảnh sống và chiến đấu: + Ở trên một cao điểm giữa một vùng trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn, nơi bom cày đạn xới. + Công việc: đo và ước tính khối lượng đất đá bị bom địch đào xới, đếm bom chưa nổ để phá → nguy hiểm, căng thẳng. Họ còn trẻ, có phẩm chất cao đẹp, có tinh thần trách nhiệm với công việc, dũng cảm không sợ hi sinh, tinh thần đồng đội gắn bó. Có cá tính và hoàn cảnh riêng: + Phương Định vốn là học sinh thành phố, nhạy cảm hồn nhiên, thích mơ mộng. + Chị Thao từng trải nhưng cũng có rung động tuổi trẻ, dũng cảm bình tĩnh, sợ máu chảy. 2. Nhân vật người kể chuyện – Phương Định Người con gái Hà Nội vào chiến trường, kỉ niệm tuổi thơ, về mẹ, thành phố quê hương luôn sống trong kí ức → niềm khao khát, dịu mát tâm hồn con người. Một cô gái nhạy cảm, hồn nhiên hay mơ mộng và thích hát. Yêu mến và cảm phục đồng đội. Mỗi lần phá bom là lần thử thách thần kinh: căng thẳng “tôi đến gần quả bom” → dũng cảm, gan dạ. “Thỉnh thoảng lưỡi xẻng…cứa vào da thịt tôi”. Mưa đá → dịu lại không khí căng thẳng, ác liệt của chiến tranh; bộc lộ rõ nét hơn hình ảnh hồn nhiên, trong sáng của tâm hồn, gợi kỉ niệm đẹp. * Ghi nhớ: sách giáo khoa. * Thảo luận: nhan đề văn bản (Những ngôi sao xa xôi: biểu tượng tốt đẹp, trong sáng, cao thượng trong tâm hồn của…) Củng cố, dặn dò: Nhắc lại kiến thức bài học. Soạn trước bài. Tiết 143: Chöông trình ñòa phöông (phaàn taäp laøm vaên) Mục tiêu bài học: (Như tiết 101) Chuẩn bị: Giáo viên: giáo án, sách giáo khoa. Học sinh: chuẩn bị bài viết để trình bày. Lên lớp: Ổn định. Kiểm tra bài cũ: kết hợp bài mới. Bài mới: 1. Nêu các vấn đề ở địa phương, đặt ra một đề bài để trình bày Môi trường. Tệ nạn xã hội: trộm cắp tài sản, số đề… Dân số. Một số mặt tích cực: phong trào thanh niên tình nguyện, phong trào vì an ninh trật tự phố phường… 2. Học sinh xây dựng dàn ý: a./ Mở bài: giới thiệu sự việc, hiện tượng ở địa phương. b./ Thân bài: Nêu sự việc, hiện tượng (có dẫn chứng, số liệu). Trình bày ý kiến, nhận xét: đánh giá mặt đúng, sai; lợi – hại của sự việc hiện tượng. c./ Kết bài 3. Học sinh trình bày vấn đề Củng cố, dặn dò: Xem lại kiến thức về kiểu bài nghị luận. Ký duyệt Tiết 144: Traû baøi taäp laøm vaên soá 7 Mục tiêu bài học: Giúp học sinh: Nhận ra những ưu điểm, nhược điểm về nội dung và hình thức trình bày trong bài viết của mình. Khắc phục các nhược điểm ở bài viết số 6, thành thục kĩ năng làm bài nghị luận văn học. Chuẩn bị: Giáo viên: chấm bài. Học sinh: xem lại kiến thức cũ về kiểu bài nghị luận. Lên lớp: Ổn định. Kiểm tra bài cũ: kết hợp với trả bài. Bài mới. 1. Sửa bài: Đề 1: Số phận và tính cách lão Hạc… * Số phận: Nghèo khổ, đói khát, đáng thương (không đủ tiền cưới vợ cho con, không còn gì để ăn…) Bần cùng, bế tắc: (cái chết). Số phân thê thảm, bi đát của người nông dân Việt Nam trước CMT8. * Tính cách: thương con; xót xa vì con không lấy được vợ, Giàu tình cảm dành hết tài sản cho con… quý “cậu Vàng”: chăm sóc, tâm trạng khi bán… Có lòng tự trọng. Phẩm chất, nhân cách cao quý: Chọn cái chết để giải thoát cuộc đời bế tắc, không ăn vào tiền của con, để giữ nhân cách. Đề 2: Phân tích bài “Sang thu” – Hữu Thỉnh. * Bức tranh thiên nhiên thời điểm giao mùa cuối hạ sang thu. Hương ổi, gió se. Tín hiệu thiên nhiên: Sương Sông, cánh chim. Mây, nắng, mưa, sấm, hàng cây. Các phép tu từ: nhân hoá, đối lập, chọn lọc từ ngữ. Nhận xét bức tranh thiên nhiên. * Cảm nhận của nhà thơ: Cảm nhận bằng nhiều giác quan về bước đi của thời gian. (Bỗng, hình như, chùng chình,…) → Cảm nhận tinh tế, nhạy bén. Tình yêu thiên nhiên. Ẩn dụ → gửi gắm suy ngẫm. 2. Nhận xét bài làm của học sinh (mặt ưu điểm, hạn chế). 3. Sửa chữa lỗi diễn đạt mắc phải trong bài viết của học sinh. Đọc một số bài viết tốt để học sinh tham khảo. Củng cố, dặn dò: Học sinh xem lại toàn bộ kiến thức bài văn nghị luận đã học. Ký duyệt Tiết 145: Bieân baûn Mục tiêu bài học: Giúp học sinh: Phân tích được yêu cầu của biên bản và liệt kê các loại biên bản thường gặp trong cuộc sống. Viết được một biên bản sự vụ hoặc hội nghị. Chuẩn bị: Giáo viên: giáo án, sách giáo khoa. Học sinh: xem trước bài học. Lên lớp: Ổn định. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra. Bài mới: Giải thích cho học sinh về kiểu bài văn bản hành chính – công vụ. Hoạt động của thầy – trò Nội dung Hoạt động 1: Đọc 2 văn bản trong sách giáo khoa. Hai văn bản là 2 biên bản ghi lại sự việc gì? Căn cứ vào đâu để biết 2 biên bản đó ghi lại sự việc đó? (Tên văn bản). Những biên bản đó ghi lại các sự việc… Nhận xét về tính chất của 2 văn bản? (Sự việc đang xảy ra hoặc vừa mới xảy ra). Hai văn bản được xếp vào dạng biên bản nào? Kể tên một số biên bản thường gặp. (Học sinh thảo luận và kể tên các biên bản: ghi nội dung cuộc họp Chi Đoàn, hội nghị cha mẹ học sinh, vụ tai nạn…) Khi viết một biên bản cần đạt yêu cầu gì về nội dung và hình thức? (Số liệu sự kiện chính xác, ghi chép trung thực, thủ tục chặt chẽ, lời lẽ ngắn gọn…) Vậy em thấy biên bản có đặc điểm gì? Hoạt động 2: Đọc lại 2 biên bản và thảo luận các câu hỏi: + Hai biên bản có những mục nào? Chúng được sắp xếp ra sao? + Điểm giống nhau và khác nhau của 2 biên bản đó? Xác định phần mở đầu và kết thúc của 2 biên bản. Đọc ghi nhớ: sách giáo khoa. Hoạt động 3: Làm bài tập 1, 2. I. Đặc điểm của biên bản * Tìm hiểu 2 biên bản: Văn bản 1: nội dung buổi sinh hoạt chi bộ → biên bản hội nghị. Văn bản 2: nội dung 1 vụ việc xảy ra… → biên bản sự vụ. * Biên bản là một loại văn bản ghi chép trung thực, đầy đủ, chính xác sự việc đang xảy ra hoặc vừa mới xảy ra. Người ghi chép phải chịu trách nhiệm về tính xác thực của biên bản. II. Cách viết biên bản: 3 phần 1. Phần mở đầu: Tiêu ngữ, quốc hiệu, tên biên bản, địa điểm, thời gian, thành phần… 2. Phần nội dung: Diễn biến và kết quả của sự việc. 3. Phần kết thúc: Thời gian kết thúc, kí và ghi họ tên. III. Luyện tập Bài tập 1: Chọn trường hợp cần thiết để viết biên bản. Bài tập 2: học sinh thực hành. Củng cố, dặn dò: Nhắc lại nội dung bài học. Xem trước bài Luyện tập viết biên bản. Ký duyệt

File đính kèm:

  • docgiao an TUAN 29.doc
Giáo án liên quan