Giáo án môn Số học lớp 6 - Tuần 11 - Tiết 32: Luyện tập

I. Mục tiêu:

 1. Kiến thức

- HS được củng cố cách tìm ƯCLN của hai hay nhiều số.

 2. Kỹ năng

- HS biết cách tìm ước chung thông qua tìm ƯCLN.

 3. Thái độ

- Rèn cho HS biết quan sát, tìm tòi đặc điểm các bài tập để áp dụng nhanh, chính xác.

II. Chuẩn bị:

- GV: SGK, giấy có ghi sẳn đề bài tập.

- HS: Làm bài tập, bút lông, bảng nhóm.

III. Tiến trình dạy học:

 

doc5 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1070 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Số học lớp 6 - Tuần 11 - Tiết 32: Luyện tập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 11 Ngày soạn: 17/10/2011 Tiết: 32 Ngày dạy: 24/10/2011 LUYỆN TẬP I. Mục tiêu: 1. Kiến thức - HS được củng cố cách tìm ƯCLN của hai hay nhiều số. 2. Kỹ năng - HS biết cách tìm ước chung thông qua tìm ƯCLN. 3. Thái độ - Rèn cho HS biết quan sát, tìm tòi đặc điểm các bài tập để áp dụng nhanh, chính xác. II. Chuẩn bị: - GV: SGK, giấy có ghi sẳn đề bài tập. - HS: Làm bài tập, bút lông, bảng nhóm. III. Tiến trình dạy học: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG Hoạt động 1: Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ (9phút) - Ổn định lớp - Gọi HS trả bài: + HS1: Tìm ƯCLN(16,24). + HS2: Tìm ƯCLN(180, 234) - Nhận xét, ghi điểm. - GV đặt vấn đề: Để tìm ƯC của hai hay nhiều số theo cách đã học là ta liệt kê các ước của các số đó rồi tìm các ước chung, nhưng nếu các số đó khá lớn thì ta sẽ gặp khó khăn trong việc liệt kê các ước rồi tìm ước chung. Sau bài này chúng ta sẽ biết thêm một cách nữa để tìm ƯC của hai hay nhiều số dễ dàng hơn. - Ổn định. - HS1: 16 = 24 24 = 23.3 ƯCLN(16,24) = 23 = 8 - HS2: 180 = 22.32.5 234 = 2.32.13 ƯCLN(180,234) = 2.32 = 18 LUYỆN TẬP Hoạt động 2: Cách tìm ƯC thông qua tìm ƯCLN (6phút) - Gọi HS nhắc lại chú ý về mối quan hệ giữa ƯC và ƯCLN của hại hay nhiều số. - GV: Vậy có cách nào tìm ƯC của hai hay nhiều số mà không cần liệt kê các ước của nó hay không? *Củng cố: Viết đề bài tập lên bảng: Tìm số tự nhiên a biết rằng 56a; 140 a? - Gợi ý: theo điều kiện trên thì a là gì của 56 và 140. - Vậy ta phải tìm ƯC của 56 và 140, các số đó chính là a phải tìm. - Gọi HS lên bảng giải. - HS: Tất cả các ƯC đều là ước của ƯCLN. - HS: Tìm ƯCLN của các số đó rồi tìm ước của ƯCLN. - HS: a là một ước chung của 56 và 40 - HS: 56 = 23.7 140 = 22.5.7 ƯCLN(56,140) = 28 ƯC(56,140)={1;2;4;7;14;28} Vậy a{1;2;4;7;14;28 * Cách tìm ước chung thông qua tìm ước chung lớn nhất. Để tìm ước chung của các số đã cho, ta có thể tìm các ước của UWCLN của các số đó Hoạt động 3: Luyện tập (25phút) *Bài 142 (SGK): Tìm ƯCLN rồi tìm các ước chung của : a/ 16 và 24 b/ 180 và 234 c/ 60, 90, 135 -Yêu cầu HS nhắc lại cách xác định số lượng các ước của một số để kiểm tra ƯC vừa tìm. *Bài 143(SGK) Tìm số tự nhiên a lớn nhất biết rằng 420 a và 700 a *Bài 144 (SGK): Tìm ước chung lớn hơn 20 của 144 và 192. - Lưu ý HS về điều kiện lớn hơn 20. * Bài 145 (SGK) - Gợi ý: Độ dài lớn nhất của cạnh hình vuông (tính bằng cm) là ƯCLN(75; 105). - Gọi 3 HS đem tập lên chấm điểm. - GV phát giấy có ghi sẳn đề cho mỗi nhóm Tìm ƯCLN rồi tìm ƯC của: 1/ 54; 42 và 48 2/ 24; 36 và 72 - Thực hiện. - 3 HS lên bảng giải - Đọc đề và suy nghĩ cách làm. - 1 HS lên bảng làm - Hoạt động cá nhân làm vào tập. - 1 HS lên bảng sửa - HS đọc đề bài - Làm vào tập ĐS: 15 cm - Hoạt động nhóm: 3 nhóm làm câu a, 3 nhóm làm câu b. 142/56(SGK) a/ ƯCLN(16; 24) = 8 ƯC(16;24) = {1; 2; 4; 8} b/ ƯCLN(180; 234) = 18 ƯC(180; 234) = {1; 2; 3; 6; 9;18} c/ ƯCLN(60; 90; 135) = 15 ƯC(60,90,135) = {1; 3; 5; 15} 143/56(SGK) a là ƯCLN của 420 và 700; a = 140 144/56(SGK) ƯCLN(144; 192) = 48 ƯC(144; 192) = {1; 2; 3; 4; 6; 8; 12; 24; 48} Vậy các ước của 144 và 192 lớn hơn 20 là: 24; 48 Kết quả hoạt đông nhóm: a/ ƯCLN(54,42,48) = 2.3=6 ƯC(54,42,48) = {1;2;3;6} b/ ƯCLN(24,36,72) = 22 . 3 = 12 ƯC(24,36,72) = {1;2;3;4;6;12} Hoạt động 4: Củng cố (3phút) - Gọi HS nhắc lại cách tìm ƯCLN - GV lưu ý cho HS về cách tìm ƯCLN và nhắc lại cách phân tích một số ra thừa số nguyên tố. - Hướng dẫn HS làm BT 177 SBT. - 2 HS nhắc lại Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà (2phút) - Ôn lại bài - Làm bài 177; 178 (SBT), 146 (SGK) - Nhận xét tiết học.

File đính kèm:

  • docTiết 32.doc