I. Mục tiêu :
1. Kiến thức
- HS biết so sánh hai số nguyên và tìm được giá trị tuyệt đối của một số nguyên.
2. Kỹ năng
- Rèn kỹ năng so sánh hai số nguyên và kỹ năng tìm giá trị tuyệt đối của một số nguyên.
3. Thái độ
- Rèn luyện tính chính xác của HS khi áp dụng quy tắc.
II. Chuẩn bị :
- GV: Bảng phụ, thước kẻ có chia đơn vị, phấn màu.
- HS: xem bài trước, thước kẻ có chia đơn vị, bảng nhóm.
III. Tiến trình dạy học :
4 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1144 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Số học lớp 6 - Tuần 14 - Tiết 42 - Bài 3: Thứ tự trong tập hợp các số nguyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 14 Ngày soạn: 8/11/2011
Tiết: 42 Ngày dạy: 15/11/2011
Bài 3: THỨ TỰ TRONG TẬP HỢP CÁC SỐ NGUYÊN
I. Mục tiêu :
1. Kiến thức
- HS biết so sánh hai số nguyên và tìm được giá trị tuyệt đối của một số nguyên.
2. Kỹ năng
- Rèn kỹ năng so sánh hai số nguyên và kỹ năng tìm giá trị tuyệt đối của một số nguyên.
3. Thái độ
- Rèn luyện tính chính xác của HS khi áp dụng quy tắc.
II. Chuẩn bị :
- GV: Bảng phụ, thước kẻ có chia đơn vị, phấn màu.
- HS: xem bài trước, thước kẻ có chia đơn vị, bảng nhóm.
III. Tiến trình dạy học :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ, tạo tình huống (7 phút)
- Ổn định lớp
- Gọi 2 HS:
+ HS1: Tập Z các số nguyên gồm các số nào? Viết kí hiệu tập Z? Làm bài tập 9 SGK
+ HS2: Sữa bài tập 10 SGK. Viết các số biểu thị các điểm nguyên trên tia MB? So sánh giá trị số 2 và số 4, so sánh vị trí điểm 2 và điểm 4 trên trục số.
- Đánh giá, cho điểm .
- Đặt vấn đề vào bài: dựa vào mở đầu của SGK.
- Hai HS lên bảng trả bài.
- Lắng nghe.
Bài 3: THỨ TỰ TRONG TẬP HỢP CÁC SỐ NGUYÊN
Hoạt động 2: So sánh hai số nguyên (15 phút)
- Tiếp tục yêu cầu HS so sánh giá trị của 3 và 5. So sánh vị trí điểm 3 và 5 trên trục số.
- Từ đó yêu cầu HS rút ra nhận xét về so sánh hai số tự nhiên.
- Gợi ý HS nhận xét so sánh hai số nguyên tương tự như đối với số tự nhiên.
- Treo bảng phụ phần in đậm trong SGK trang 71.
- Cho HS làm ?1
+ GV treo bảng phụ và yêu cầu HS lên bảng điền vào chỗ trống.
- Giới thiệu chú ý về số liền trước, số liền sau. Sau đó yêu cầu HS cho ví dụ.
- Cho HS làm ?2.
- Giới thiệu phần nhận xét.
- HS: 3 < 5. Trên trục số, điểm 3 ở bên trái của của điểm 5.
- Rút ra nhận xét.
- Nhận xét.
- Đọc và ghi vào tập.
- Lần lượt 3 HS lên bảng điền vào chỗ trống.
- HS nêu ví dụ
- Hoạt động cá nhân làm ?2 SGK
1/ So sánh hai số nguyên
Khi biểu diễn trên trục số (nằm ngang), điểm a nằm bên trái điểm b thì số nguyên a nhỏ hơn số nguyên b.
Chú ý (SGK)
Nhận xét:
Mọi số nguyên dương đều lớn hơn số 0.
Mọi số nguyên âm đều nhỏ hơn số 0.
Mọi số nguyên âm đều nhỏ hơn bất kì số nguyên dương nào.
Hoạt động 3: Giá trị tuyệt đối của một số nguyên (13 phút)
- GV: + Cho biết trên trục số hai số đối nhau có đặc điểm gì?
+ Điểm (-3) và 3 cách điểm 0 bao nhiêu đơn vị.
- Cho HS làm ?3
- Giới thiệu khái niệm khái niệm giá trị tuyệt đối của số nguyên a SGK.
- Yêu cầu HS cho ví dụ.
- Cho HS làm ?4
- Yêu cầu HS rút ra nhận xét bằng cách trả lời các câu hỏi mà GV đưa ra.
- Trả lời: + Trên trục số, 2 số đối nhau cách đều điểm 0 và nằm về 2 phía của điểm 0.
+ Điểm (-3) và 3 cách điểm 0 là 3 đơn vị
- Đứng tại chỗ trả lời ?3.
- Lắng nghe, nhắc lại, và ghi vào tập.
- Cho ví dụ.
- Lần lượt các HS lên bảng.
- Trả lời các câu hỏi của GV để từ đó đi đến nhận xét.
2. Giá trị tuyệt đối của một số nguyên:
Khoảng cách từ điểm a đến điểm 0 trên trục số là giá trị tuyệt đối của số nguyên a.
Kí hiệu:
Ví dụ: =13, =20, =0
Nhận xét (SGK)
Hoạt động 4: Củng cố (8 phút)
- Trên trục số nằm ngang, số nguyên a nhỏ hơn số nguyên b khi nào? Cho ví dụ.
- Thế nào là giá trị tuyệt đối của số nguyên a?
- Nêu nhận xét về giá tri tuyệt đối của một số. Mỗi nhận xét cho ví dụ minh hoạ.
- Cho HS làm bài tập 15 SGK
- Lưu ý: Có thể coi mỗi số nguyên gồm 2 phần: phần dấu và phần số. Phần số chính là GTTĐ của nó.
- HS lần lượt đứng tại chỗ trả lời
- Hoạt động cá nhân
Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà (2 phút)
Nắm vững các kiến thức vừa học.
Học thuộc các nhận xét trong bài.
Làm bài tập 11, 13, 14 SGK; bài 16, 17 phần luyện tập SGK.
Nhận xét tiết học.
File đính kèm:
- Tiet 42.doc