Giáo án môn Số học lớp 6 - Tuần 21 - Tiết: 63 - Bài 12: Tính cất của phép nhân

I. Mục tiêu :

 1. Kiến thức

- HS hiểu được các tính chất cơ bản của phép nhân: giao hoán, kết hợp, nhân với số 1, phân phối của phép nhân đối với phép cộng. Biết tìm dấu của tích nhiều số nguyên.

 2. Kỹ năng

- Bước đầu có ý thức vận dụng các tính chất của phép nhân để tính nhanh giá trị biểu thức

 3. Thái độ

- Có ý thức tự giác ôn tập và học tập

- Hợp tác với bạn bè khi hoạt động nhóm

 

doc6 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1132 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Số học lớp 6 - Tuần 21 - Tiết: 63 - Bài 12: Tính cất của phép nhân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 21 Ngày soạn: 25/12/2011 Tiết: 63 Ngày dạy: 02/01/2012 Bài 12: TÍNH CẤT CỦA PHÉP NHÂN I. Mục tiêu : 1. Kiến thức - HS hiểu được các tính chất cơ bản của phép nhân: giao hoán, kết hợp, nhân với số 1, phân phối của phép nhân đối với phép cộng. Biết tìm dấu của tích nhiều số nguyên. 2. Kỹ năng - Bước đầu có ý thức vận dụng các tính chất của phép nhân để tính nhanh giá trị biểu thức 3. Thái độ - Có ý thức tự giác ôn tập và học tập - Hợp tác với bạn bè khi hoạt động nhóm II. Chuẩn bị : - GV: Bảng phụ, thước, phấn màu. - HS: Ôn tập các tính chất của phép nhân trong N, làm bài tập, xem bài trước. III. Tiến trình dạy học : HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG Hoạt động 1: Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ, tạo tình huống (5 phút) - Ổn định lớp - Nêu cân hỏi: *Nêu quy tắc và viết công thức nhân hai số nguyên. * Chữa bài tập 128 SBT trang 70 - Đánh giá, cho điểm. - Yêu cầu HS nhắc lại tính chất của phép nhân số tự nhiên? Nêu dạng tổng quát ( GV ghi dạng tổng quát vào góc bảng) - Các tính chất của phép nhân trong N có còn đúng trong Z không ?=> Vào bài mới - Lớp trật tự - HS lên bảng phát biểu quy tắc và làm bài tập a. (-16).12 = -192 b. 22. (-5) = -110 c. (-2500) . (-100) = 250000 d. (-11)2 = 121 - Đứng tại chỗ trả lời: + Tính chất giao hoán + Tính chất kết hợp + Tính chất nhân với 1 + Tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng Bài 12: TÍNH CẤT CỦA PHÉP NHÂN Hoạt động 2: Tính chất giao hoán (4 phút) - Yêu cầu HS tính và so sánh 2 . (-3) và (-3) . 2 - Rút ra nhận xét - Thực hiện trên bảng 2 . (-3) = -6 (-3) . 2 = -6 2 . (-3) = (-3) . 2 - HS: Nếu đổi chỗ các thừa số thì tích không thay đổi 1/ Tính chất giao hoán a . b = b . a Ví dụ: 2 . (-3) = (-3) . 2 = -6 Hoạt động 3: Tính chất kết hợp (17 phút) - Yêu cầu HS tính và so sánh [9.(-5)].2 và 9.[(-5).2] - Rút ra nhận xét - Nhấn mạnh: nhờ tính chất kết hợp ta có tích của nhiều số nguyên - Cho HS làm bài tập 90 SGK trang 95. - Cho HS làm bài tập 93a SGK - GV: Để có thể tính nhanh tích của nhiều số ta có thể làm như thế nào? - Nếu có tích của nhiều thừa số (-2) .(-2).(-2) ta có thể viết gọn như thế nào? - Yêu cầu HS đọc phần chú ý SGK - Cho HS làm ?1 và ?2 SGK - GV: + Luỹ thừa bậc chẵn của một số nguyên âm là một số như thế nào? + Luỹ thừa bậc lẻ của một số nguyên âm là một số như thế nào? - HS: [9.(-5)].2 =(-45).2=-90 9.[(-5).2]=9.(-10)=-90 [9.(-5)].2 = 9.[(-5).2] - HS: muốn nhân một tích hai thừa số với một số thứ ba ta có thể lấy thừa số thứ nhất nhân với tích thừa số thứ hai và số thứ ba - HS: (-4).(+125).(-25).(-6).(-8) =[(-4).(-25)].[(125.(-8)]. (-6) = 600000 - HS: ..dựa vào tính chất giao hoán, kết hợp để thay đổi vị trí các thừa số, đặt dấu ngoặc để nhóm các thừa số một cách thích hợp. - HS: ta có thể viết gọn dưới dạng luỹ thửa (-2).(-2).(-2)=(-2)3 - HS:….là một số nguyên dương - HS: ….là một số nguyên âm 2/ Tính chất kết hợp (a . b) . c = a .(b . c) Ví dụ: [9.(-5)].2 = 9.[(-5).2]=(-90) Chú ý: SGK ?1.Tích một số chẵn các thừa số nguyên âm có dấu “+” ?2 Tích một số lẻ các thừa số nguyên âm có dấu “-” Hoạt động 4: Nhân với số 1 (4 phút) - Yêu cầu HS tính (-6).1=? (+10).1=? - Rút ra nhận xét: nhân số nguyên a với số 1 thì kết quả bằng số nào? - GV: Nhân số nguyên a với (-1) thì kết quả như thế nào? - Cho HS làm ?4 - Nhận xét - HS: (-6).1= -6; (+10).1= +10 - HS: …kết quả bằng a. - HS:…kết quả bằng –a - HS đứng tại chỗ trả lời Bạn Bình nói đúng Chẳng hạn 12 = (-1)2 = 1 3/ Nhân với số 1 a .1 = 1 . a = a ?3 a.(-1) = (-1).a = -a ?4 Hoạt động 5: Tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng (8 phút) - GV: muốn nhân một số với một tổng ta làm như thế nào? - Viết công thức tổng quát. - Yêu cầu HS cho biết a (b - c) = ? - Cho HS làm ?5 - HS: muốn nhân một số với một tổng ta nhân số đó với từng số hạng của tổng rồi cộng các kết quả lại. - HS: a (b - c) = ab - ac - 2 HS lên bảng làm ?5 a. (-8).(5 + 3) = -8.8 = -64 (-8).(5 + 3) = (-8).5 + (-8).3 = (-40) + (-24) = -64 b.(-3 + 3).(-5) = 0.(-5) = 0 (-3 + 3) . (-5) = (-3).(-5) + (-5).3 = 15 + (-15) = 0 4/ Tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng a (b + c) = ab + ac Chú ý: Tính chất trên cũng đúng đối với phép trừ. a (b - c)= ab - ac Hoạt động 6: Củng cố (5 phút) - Phép nhân trong Z có những tính chất nào? Phát biểu thành lời - Tích nhiều số mang dấu dương khi nào? Mang dấu âm khi nào? Bằng 0 khi nào? - Cho HS hoạt động nhóm bài tập 93b tr 95 SGK - Nhận xét bài làm các nhóm, cộng điểm các nhóm làm đúng - HS trả lời như SGK - HS trả lời - HS hoạt động nhóm đại diện nhóm trình bày, HS nhóm khác theo dõi nhận xét Bài 93b tr 95 SGK b.(-98).(1 - 246) - 246.98 = -98 + 98.246 - 246.98 = -98 Hoạt động 7: Dặn dò (2 phút) Nắm vững các tính chất của phép nhân. Học phần nhận xét và chú ý trong bài. - Làm bài bài tập 91, 92, 94 SGK trang 95, bài tập 134, 136 SBT trang 71 SBT. - Nhận xét tiết học.

File đính kèm:

  • docTiet 63.doc
Giáo án liên quan