Giáo án môn Toán học 8 - Tiết 26 đến tiết 30

Mục tiêu chương:

Kiến thức:

Học xong chương này học sinh cần nắm được các kiến thức sau:

- Khái niệm về đa giác, đa giác lồi, đa giác đều. Biết qui ước về thuật ngữ “đa giác” được dùng trong trường phổ thông

- Hiểu cách xây dựng công thức tính diện tích của một số đa giác đơn giản.

Kĩ năng:

- Học sinh được rèn luyện kĩ năng vẽ hình, đo đạc, tính toán. Đặc biệt học sinh biết vẽ một số đa giác đều với các trục đối xứng của nó, biết vẽ một tam giác có diện tích bằng diện tích của một đa giác cho trước, biết phân chia một đa giác thành nhiều đa giác đơn giản hơn để thuận lợi trong việc tính diện tích đa giác đó.

- Biết tính diện tích của một đa giác lồi bằng cách phân chia đa giác đó thành các tam giác

 

doc16 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 933 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Toán học 8 - Tiết 26 đến tiết 30, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 18/11/2012 chương II: Đa giác – diện tích đa giác Mục tiêu chương: Kiến thức: Học xong chương này học sinh cần nắm được các kiến thức sau: - Khái niệm về đa giác, đa giác lồi, đa giác đều. Biết qui ước về thuật ngữ “đa giác” được dùng trong trường phổ thông - Hiểu cách xây dựng công thức tính diện tích của một số đa giác đơn giản. Kĩ năng: - Học sinh được rèn luyện kĩ năng vẽ hình, đo đạc, tính toán. Đặc biệt học sinh biết vẽ một số đa giác đều với các trục đối xứng của nó, biết vẽ một tam giác có diện tích bằng diện tích của một đa giác cho trước, biết phân chia một đa giác thành nhiều đa giác đơn giản hơn để thuận lợi trong việc tính diện tích đa giác đó. - Biết tính diện tích của một đa giác lồi bằng cách phân chia đa giác đó thành các tam giác Thái độ: -Học sinh được rèn luyện những thao tác tư duy quen thuộc như quan sát, dự đoán, phân tích, tổng hợp. Đặc biệt yêu cầu học sinh thành thạo hơn trong việc định nghĩa khái niệm và c/m hình học. Học sinh được giáo dục tính cẩn thận, chính xác và tinh thần trách nhiệm khi giải toán, đặc biệt khi tính diện tích một cách gần đúng trong các bài toán thức tế. -Học sinh biết liên hệ toán gọc với thực tế Ngày soạn: 21/11/2012 Tiết 26 Tuần 13 đa giác - đa giác đều A. Mục tiêu 1.Kiến thức HS hiểu được khái niệm đa giác, đa giác đều, tính tổng số đo các góc của một đa giác. - Biết qui ước về thuật ngữ “đa giác” được dùng trong trường phổ thông 2.Kĩ năng - Vẽ được và nhận biết 1 số đa giác lồi, đa giác đều với số cạnh là 3,6,12,4,8 biết cách xây dựng công thức, tính số đo của các góc trong đa giác. 3.Tư duy - Rèn khả năng quan sát, dự đoán, suy luận hợp lý và suy luận lôgic; - Khả năng diễn đạt chính xác, rõ ràng ý tưởng của mình và hiểu được ý tưởng người khác; 4. Thái độ - Có ý thức tự học, hừng thú và tự tin trong học tập - Rèn tính cẩn thận chính xác trong vẽ hình. B. Chuẩn bị - Giáo viên: bảng phụ ?3 và bài tập 4 (tr115 - SGK), máy chiếu, - Học sinh: Thước thẳng,compa ôn tập lại các khái niệm về tứ giác C.Phương pháp - Phát hiện và giải quyết vấn đề - Vấn đáp gợi mở, thảo luận nhóm. D. Tiến trình bài giảng 1. ổn định tổ chức lớp (1') Ngày giảng Lớp Sĩ số 23/11/2012 8B /33 2. Kiểm tra bài cũ Câu hỏi: - Nhaộc laùi ủũnh nghúa tửự giaực ABCD ? - Nhaộc laùi ủũnh nghúa tửự giaực loài ? Đáp án – biểu điểm - Trả lời đúng đ/n tứ giác ABCD (SGK- T64) ( 6đ) - Tứ giác lồi (SGK-T 65) ( 4đ) ĐVĐ: Tam giác, tứ giác , hình 5 cạnh, hình 6 cạnh có tên gọi chung là gì? Ta sẽ được học trong chương này - Giới thiệu chương: - K/n đa giác, đa giác đều. - Cách tính diện tích của một số đa giác đơn giản. 3. Bài mới Hoạt động của GV- hs Nội dung Ghi bảng HĐ1: Khái niệm về đa giác MĐ:HS nắm được khái niệm về đa giác, đa giác lồi; biết gọi tên cạnh, đường chéo, đỉnh của đa giác - GV đưa các hình vẽ lên máy chiếu. - HS quan sát các hình vẽ. -Gv giới thiệu các hình 112, 113, 114, 115, 116, 117 là các đa giác. ? Đa giác ABCDE là gì? - HS trả lời. - GV đưa ra khái niệm trên màn hinh - 2HS đoc lại khái niệm? - 1 HS lên bảng vẽ hinh đa giác ABCDE HS dưới lớp vẽ hình vào vở GV: - Đọc tên các đỉnh của đa giác ABCDE? - Các cạnh của đa giác trên? GV nhấn mạnh lại khái niệm. GV chiếu ?1 lên màn hình - Yêu cầu học sinh làm ?1 - HS đứng tại chỗ trả lời. Định nghĩa đa giác lồi cung tương tự như định nghĩa tứ giác lồi? Vậy thế nào là đa giác lồi? GV: chiếu hình 112,........,117 trong các đa giác trên đa giác nào là đa giác lồi? HS đọc định nghĩa 2-3 lần - Yêu cầu học sinh làm ?2 ; ?3 - Cả lớp thảo luận nhóm Học sinh trả lời miệng - GV chốt lại: Qua ?3 các em cần lắm được các đọc tên các cạnh, các đỉnh, dường chéo.... của đa giác ? đa giác ABCDEG có mấy đỉnh? Ta thương gọi đa giác trên ntn? GV giới thiệu cách gọi tên đa giác theo đỉnh 1. Khái niệm về đa giác a) Khái niệm đa giác ABCDE. (SGK-T114) - Đa giác ABCDE .) Các đỉnh của đa giác: A, B, C ,D, E. .) Các cạnh của đa giác: AB, BC, CD, DE, EA. ?1 H118 không phải là đa giác vì có hai cạnh cùng nằm trên một đường thẳng. b) Định nghĩa đa giác lồi (SGK-T114 ) Ví dụ: Hình 115,116,117/SGK là đa giác lồi. ?2 Không là đa giác lồi vì mỗi đa giác nằm ở hai nửa mặt phẳng có bờ chung là một cạnh của đa giác. * Chú ý: SGK /114 ?3 Các đỉnh của đa giác ABCDEG là A;B;C;D;E;G Các đỉnh kề nhau: A và B, B và C, C và D, D và E, E và G, G và A. Các cạnh là các đt AB, BC, CD, DE, EG, GA. Các đ/chéo AC ; AD ; AE ; BD ; BE ; BG; CG; CE; DG. Các đỉnh nằm trong tam giác: M, N, P. Các đỉnh nằm ngoài đa giác: R, Q. *Đa giác có n đỉnh (n3) được gọi là hình n-giác ( hình n-cạnh). HĐ 2. Đa giác đều MĐ; HS nắm được đ/n đa giác đều, biết xác định một đa giác là đa giác đều, biết vẽ đa giác đều trong một số trường hợp đơn giản - GV chiếu bảng ghi một số đa giác đều và giới thiệu cho học sinh - HS chú ý theo dõi. ? Thế nào là đa giác đều? Đọc tên các đa giác đều? Bài tập 2SGK ? kể tên các hình ảnh đa giác đều trong thực tế? Gọi học sinh lên bảng vẽ đa giác đều? Nhắc lại cách vẽ trục đối xứng của tam giác đều, tứ giác đều? - GV yêu cầu học sinh làm ?4 - Cả lớp thảo luận nhóm và làm bài ra bảng nhóm Cheo bảng nhóm GV đưa ra đáp án học sinh các nhóm nhân xét nhau chéo. GV chiếu bảng nhận xét số trục đối xứng, tâm đối xứng của các đa giác đều ? Em có nhận xét gì về số trục đối xứng so với số cạnh của đa giác đều? Những hình đa giác đều nào thì có tâm đối xứng? (đa gác đều có số cạnh chẵn thì có tâm đối xứng) 2. Đa giác đều a) Định nghĩa: SGK -T115 Đa giác đều -Tất cả các cạnh bằng nhau và -Tất cả các góc bằng nhau. b) Ví dụ: Hình 120/SGK-T115 ?4 4. Củng cố: (15') - Bài tập 4 (tr115- SGK): Cả lớp thảo luận nhóm Đa giác n cạnh Số cạnh 4 5 6 n Số đường chéo xuất phát từ một đỉnh 1 2 3 n-3 Số tam giác được tạo thành 2 3 4 n - 2 Tổng số đo các góc của đa giác 2.1800 =3600 3.1800 =5400 4.1800 =7200 (n - 2).1800 Từ kết quả bài tập trên hãy nêu công thức tính số đo mỗi góc của đa giác đều? 5. Hướng dẫn học ở nhà: (2') - Học theo SGK, làm các bài tập 3, 5 (tr115 - SGK) - Làm các bài 7, 8, 10 (tr126 - SBT) HD Bài Tập 5: Tổng số đo các góc của hình n cạnh là (n - 2) ).1800 Số đo mỗi góc của đa giác đều là Từ đó áp dụng vào giải các hình trên. E. Rút kinh nghiệm Ngày soạn: 24/12/2012 Tiết 27 Tuần 14 diện tích hình chữ nhật A. Mục tiêu 1.Kiến thức - HS nắm vững công thức tính diện tích hình chữ nhật, hình vuông, tam giác vuông - HS hiểu cách x/dựng công thức đó cần vận dụng T/c của diện tích đa giác (không c/m các công thức) 2.Kĩ năng - HS vận dụng được các công thức đã học và các T/c của diện tích trong giải toán. 3.Tư duy - Rèn khả năng quan sát, dự đoán, suy luận hợp lý và suy luận lôgic; - Khả năng diễn đạt chính xác, rõ ràng ý tưởng của mình và hiểu được ý tưởng người khác; 4. Thái độ - Có ý thức tự học, hừng thú và tự tin trong học tập - Rèn tính cẩn thận chính xác trong vẽ hình. B. Chuẩn bị - Giáo viên: máy chiếu, nội dung hình 121 (tr116 - SGK), các công thức tính diện tích của hình chữ nhật, hình vuông, tam giác vuông. - Học sinh: Thước thẳng. C. Phương pháp - Phát hiện và giải quyết vấn đề - Thảo luận nhóm D. Tiến trình bài dạy 1. ổn định tổ chức lớp (1') Ngày giảng Lớp Sĩ số 26/11/2012 8B /33 2. Kiểm tra bài cũ (5') Câu hỏi: - Nêu định nghĩa đa giác lồi, đa giác đều? - Nêu cách nhận biết một đa giác lồi? Đáp án – Biểu điểm: - Nêu đúng định nghĩa đa giác lồi, đa giác đều (5 điểm) - Nêu được các cách nhận biết một đa giác lồi (5 điểm) 3. Bài mới Hoạt động của gV- hs nội dung Ghi bảng HĐ1. Khái niệm diện tích đa giác MĐ: HS nắm được các khái niệm về diện tích đa giác và tính chất của nó - GV đưa lên máy chiếu hình 121 - HS quan sát - GV yêu cầu học sinh tả lời ?1. - Cả lớp thảo luận theo nhóm. ? Em hiểu diện tích đa giác là gì? ? Diện tích đa giác là một số như thế nào? -GV giới thiệu các tính chất của diện tích đa giác - GV đưa lên máy chiếu phần T/c - HS đứng tại chỗ đọc T/c 1. Khái niệm diện tích đa giác ?1 * Nhận xét: - Số đo phần mặt phẳng giới hạn bởi một đa giác gọi là diện tích của đa giác đó. - Mỗi đa giác đều có số đo nhất định, số đó là số dương. * T/c: SGK HĐ2.Công thức tính diện tích hình chữ nhật MĐ: HS nắm được công thức tính d/tích hcn, vận dụng trong tính toán - GV dẫn dắt như SGK - HS thảo luận nhóm bài tập 6/sgk 2. Công thức tính diện tích hình chữ nhật S = a.b Bài 6/sgk Diện tích hình chữ nhật thay đổi: a) Tăng chiều dài lên 2 lần diện tích tăng 2 lần. b) Tăng chiều dài và rộng lên 3 lần diện tích tăng 9 lần. c) Tăng chiều dài lên 4 lần chiều rộng giảm 4 lần diện tích giữ nguyên HĐ3.Công thức tính diện tích hình vuông, tam giác vuông MĐ. HS nắm được công thức tính d/tích h/vuông, d/tích tam giác vuông - GV yêu cầu học sinh làm ?2 - Cả lớp thảo luận ?2 và giải thích cách xây dựng công thức đó. - HS thảo luận nhóm để trả lời ?3. . Chia hình chữ nhật thành hai tam giác bằng nhau không có điểm trong chung => diện tích hai tam giác bằng nhau = 1/2 diện tích hình chữ nhật. 3. Công thức tính diện tích hình vuông, tam giác vuông ?2 ?3 4. Củng cố (12') - Bài tập 8 (tr118 - SGK) ( 1 học sinh đứng tại chỗ trả lời) AB = 30 mm; AC = 25 mm S = AB.AC = .30.25 mm2 - bài 9/sgk.119 SABE = SABCD = 122 = 144 SABE = 1/3SABCD => 6x = => x = 5. Hướng dẫn học ở nhà (2') - Học theo SGK, nắm chắc 3 công thức tính diện tích tam giác vuông, hình chữ nhật và hình vuông. - Làm các bài tập 7, 9, 10 (tr118, 119 - SGK), - Các bài 13, 15, 16, 17, 18 (tr127-SBT) E. Rút kinh nghiệm Ngày soạn: 25/11/2012 Tiết 28 Tuần 14 luyện tập A. Mục tiêu 1.Kiến thức - Củng cố các kiến thức về diện tích đa giác, diện tích hình chữ nhật, hình vuông, tam giác vuông. 2.Kĩ năng - áp dụng vào việc tính toán diện tích của các hình. - Có ý thức vận dụng vào cuộc sống trong việc tính toán diện tích. - Rèn kĩ năng sử dụng MTCT tính diện tích đa giác. 3.Tư duy - Rèn khả năng quan sát, dự đoán, suy luận hợp lý và suy luận lôgic; - Khả năng diễn đạt chính xác, rõ ràng ý tưởng của mình và hiểu được ý tưởng người khác; 4. Thái độ - Có ý thức tự học, hừng thú và tự tin trong học tập - Rèn tính cẩn thận chính xác trong vẽ hình. B. Chuẩn bị - Giáo viên: bảng phụ hình 124, thước thẳng, hình vẽ bài 10 (tr119) - Học sinh: 6 tam giác vuông bằng nhau, 1 từ giấy to (bằng tờ giấy trong vở ghi) C. Phương pháp - Luyện tập thực hành - Thảo luận nhóm nhỏ, vấn đáp gợi mở D. Tiến trình bài dạy 1. ổn định tổ chức lớp (1') Ngày giảng Lớp Sĩ số 30 /11/2012 8B /33 2. Kiểm tra bài cũ (7') Câu hỏi: ? Nêu các T/c của diện tích đa giác. ? Viết công thức tính diện tích của hình chữ nhật, hình vuông, tam giác vuông. Đáp án – Biểu điểm: - Nêu được các tính chất của diện tích đa giác (4 điểm) - Viết đúng các công thức tính diện tích của hình chữ nhật, hình vuông, tam giác vuông (6 điểm) 3. Bài mới (32 phút) Hoạt động của gv, học sinh Nội dung Ghi bảng - GV yêu cầu học sinh làm bài tập 9 - GV gợi ý cách làm bài: ? Tính = ? ? Tính = ? Từ đó x = ? - Yêu cầu HS sử dụng MTCT tính nhanh các kết quả - GV yêu cầu học sinh làm bài vào vở. - GV thu bài của một vài học sinh và chấm điểm. - GV đưa hình vẽ lên bảng phụ - Lớp thảo luận theo nhóm. - GV yêu cầu học sinh lên bảng vẽ hình, ghi GT, KL - Cả lớp làm bài vào vở. - GV gợi ý học sinh trả lời ? So sánh ? So sánh ? So sánh diện tích AFE và AHE - 2 hs đại diện 2 nhóm lên bảng bấm máy tính và thông báo nhanh kết quả bài tập 14. Bài tập 9 (tr119 - SGK) Diện tích hình vuông ABCD là: mà x.12 = 2.48 x = 8 (cm) Bài tập 11 (tr119 - SGK) Bài tập 12 (tr119 - SGK) Hình 1: S = 6 ô vuông Hình 2: Hình 3: Bài tập 13 (tr119 -SGK) Ta có: Bài tập 14 ( tr119 - SGK) 4. Củng cố (3') - HS nhắc lại công thức tính diện tích của các hình đã học, cách xây dựng cách tính công thức của hình vuông, tam giác vuông. 5. Hướng dẫn học ở nhà (2') - Làm lại các bài tập trên, làm bài tập 10, 15 (tr119 - SGK) - Ôn lại định nghĩa và các T/c của đa giác. E. Rút kinh nghiệm Ngày soạn:30/11/2012 Tiết 29 Tuần 15 ôn tập học kì I A. Mục tiêu 1.Kiến thức Hệ thống các kiến thức cơ bản của học kì I ( Chủ yếu chương I) 2.Kĩ năng - Hiểu và vận dụng các T/c của tứ giác đã học vào giải các bài tập tính toán ( độ dài đoạn thẳng, số đo góc, diện tích ); các bài toán chứng minh - Rèn kĩ năng chứng minh bài toán hình. 3.Tư duy - Rèn khả năng quan sát, dự đoán, suy luận hợp lý và suy luận lôgic; - Khả năng diễn đạt chính xác, rõ ràng ý tưởng của mình và hiểu được ý tưởng người khác; 4. Thái độ - Có ý thức tự học, hừng thú và tự tin trong học tập - Rèn tính cẩn thận chính xác trong vẽ hình. - Cẩn thận, chính xác khi chứng minh hình.ý thức tự giác ôn tập nghiêm túc. B. Chuẩn bị - Giáo viên: Sơ đồ hệ thống kiến thức cần ôn tập, các bài tập rèn kĩ năng. - Học sinh: Ôn lại các kiến thức của cả 2 chương. C. Phương pháp - Vấn đáp gợi mở. - Thảo luận nhóm D. Tiến trình bài giảng 1. ổn định tổ chức lớp (1') Ngày giảng Lớp sĩ số 03/12/2012 8B 2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp chữa bài tập 3. Bài mới: Hoạt động của GV - HS Nội dung ghi bảng Hoạt động 1: Hệ thống lí thuyết -GV cùng học sinh hệ thốnh lại lí thuyết theo sô đồ trên ?Mối quan hệ giữa hình thang cân và hình bình hành? giữa hbh và hcn? giữa hcn và hình thoi, giữa hình thoi và hình vuông, giữa hcn và hình vuông? I.Lý thuyết Hoạt động 2.Bài tập - GV vẽ hỡnh lờn bảng. a- CMR: AK=KC, BI=ID? b- AB=6, CD=10, tính EI, KF, IK? ? Nêu giả thiết, kết luận của bài toán? ? Để c/m AK=KC ta cần chỉ ra điều gì? KF là đường TB của CAB ? Tính EI? FK? EF? IK? - Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hình 72/sgk.93 và tìm hiểu đề bài, HV để về nhà vẽ vào vở ? Cho tứ giác ABCD là hình bình hành tức là cho ta biết điều gì? ?Muốn CMinh AHCK là hình bình hành ta cần chỉ ra điều gì? ? Muốn chứng minh A,O,C thẳng hàng ta ccần chỉ ra những điều gì? II.Bài tập Dạng 1: Bài tập tính toán Bài 28/sgk.80 a.Do K EF mà EF // AB (gt) FK // AB Mặt khác F là trung điểm của BC (gt) nên K là trung điểm của AC hay KA=KC CM tương tự ta có IB=IC b.Theo cminh trên => EI là đương TB của DAB => EI = AB = 3 Tương tự => KF = 3 Mặt khác vì EF là đường TB của hình thang ABCD nên EF == 8 Vì I,K EF => IK = EF-(EI+KF) = 2 Dạng 2: Bài tập chứng minh Bài tập 44/sgk92 a. Xét tứ giác AHCK có AK//CK ( cùng vuông góc với BD) (1) Mặt khác do tgiác ABCD là hbh nên AB=CD, AD=CB => ADB = CBD ( c.c.c) => hai đường cao AH và CK bằng nhau (2) từ (1) và (2) => AHCK là hình bình hành ( d.h.n.b ) b. Do AHCK là hbh=>HK và AC là hai đường chéo Lại có O là trung điểm của HK (gt) => HK cắt AC tại O (t/c hai đường chéo của hbh ) => A, O, C thẳng hàng 4. Củng cố (3’) - Nêu lại các kiến thức chính đã ôn tập. 5. Hướng dẫn về nhà (2’) - Ôn tập kĩ các kiến thức đã học để chuẩn bị cho bài kiểm tra học kì. -làm các bài tập: 8,9, 16, 17, 47,65,81,85 sgk E. Rút kinh nghiệm Ngày soạn:09/12/2012 Tiết 30 Tuần 16 ôn tập học kì I ( tiếp) A. Mục tiêu 1.Kiến thức - Thông qua bài tập củng cố lại một số kiến thức cơ bản của chương I và chương II 2.Kĩ năng - Hiểu và vận dụng các T/c của tứ giác đã học vào giải các bài tập có liên quan. - Rèn kĩ năng chứng minh bài toán hình, kĩ năng sử dụng MTCT trong tính diện tích 3.Tư duy - Rèn khả năng quan sát, dự đoán, suy luận hợp lý và suy luận lôgic; - Khả năng diễn đạt chính xác, rõ ràng ý tưởng của mình và hiểu được ý tưởng người khác; 4. Thái độ - Có ý thức tự học, hừng thú và tự tin trong học tập - Rèn tính cẩn thận chính xác trong vẽ hình. B. Chuẩn bị - Giáo viên: Bài tập vận dụng kiến thức trong chương. - Học sinh: Ôn lại các kiến thức của cả 2 chương. C. Phương pháp - Vấn đáp gợi mở. - Thảo luận nhóm D. Tiến trình bài giảng 1. ổn định tổ chức lớp (1') Ngày giảng Lớp sĩ số 10/12/2012 8B 2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp chữa bài tập 3. Bài mới Hoạt động của gv - hs nội dung Ghi bảng Bài tập 84/sgk.109 -Gv hướng dẫn hs vẽ hình ? Nêu gt-kl của bài toán? ? Tứ giác AEDF là hình gì? em hãy c/m ? ? Khi nào thì hbh trở thành hình thoi? ? áp dụng c/m phần b? GV vẽ lại hình phần c ? ABC vuông tại A thì AEDF là hình gì? hãy c/m ? GT : KL: a. Xét tgiác AEDF có AE // FD (gt) DE // AF (gt) => AEDF là hình bình hành b. hbh AEDF là hình thoi khi AD là phân giác của góc A. Vậy nếu D là giao điểm của tia pgiác góc A với BC thì AEDF là hình thoi c. Theo cmt ta có AEDF là hình bình hành, lại có góc A = 900 => AEDF là hình chưc nhật Hình chữ nhật AEDF là hùnh vuông khi AD là phân giác của góc A Vậy nếu D là giao điểm của pgiác góc A với BC thì AEDF là hình vuông Hoạt động 2: BT: Cho tam giác ABC cân tại M, trung tuyến AM. Gọi I là trung điểm của AC và N là điểm đối xứng của M qua I. a.Tứ giác AMCN là hình gì ? Vì sao? b.Tính diện tích của tứ giác AMCN biết AB = 3cm, BC = 3,6cm. -HS ghi GT – KL ?Em có nhận xét gì về tứ giác AMCN ? ? Hãy chứng minh tứ giác AMCN là hình chữ nhật ? ?Muốn tính diện tích hcn ta dựa vào công thức nào? AD vào bài này, ta tính như thế nào? ?Hãy tính MA? a. Xét tứ giác AMCN có: IA = IC (I là trung điểm của AC) IM = IN ( M và N đối xứng nhau qua I) AMCN là hình bình hành Lại có AMC = 900 ( AM là trung tuyến của cân ABC) hbh AMCN là hình chữ nhật b. ABC cân tại A ( GT) AB = AC = 3 cm MC = BC/2 = 1,8 cm AD định lí Pitago cho v AMC AC2 = AM2 + MC2 =>AM2 = AC2 - MC2 = 32 – 1,82 =5,76 => AM = 2,4 Diện tích hcn AMCN = AM . MC 2,4 . 3 = 7,2(cm2) 4. Củng cố (3’) - Nêu lại các kiến thức chính đã ôn tập. HS làm bài tập trắc nghiệm: a. diện tích tam giác vuông cân có cạnh góc vuông bằng 4cm là: A.16cm2 B. 8cm2 C. 12cm2 D. 15cm2 b. Hình thang cân ABCD ( AB // CD) coá A = 700 . Số đo góc C là: A. 1000 B. 1300 C. 1100 D. 1400 5. Hướng dẫn về nhà (2’) - Ôn tập kĩ các kiến thức đã học để chuẩn bị cho bài kiểm tra học kì. -làm các bài tập: 8,9, 16, 17, 47,65,81,85 sgk -Làm thêm bài tập sau: Cho tam giác ABC vuông tại A, đường cao AH. Gọi M, N lần lượt là hình chiếu của H trên AB, AC. Gọi I là trung điểm của BC. a.Tứ giác AMHN là hình gì? Vì sao? b.Cho AH = 3cm, AI = 4cm, Tình diện tích ABC? c.Chứng minh rằng: AI MN. HD: a. CM AMHN là hcn b. từ AI => BC = 2AI SABC = ( AH . AI) : 2 E. Rút kinh nghiệm

File đính kèm:

  • docGAH8_t26,30.doc