Giáo án môn Vật lý 10 - Các định luật bảo toàn

I. Định luật bảo toàn động lượng

1.Xung của lực

Khi một lực (không đổi) tác dụng lên vật trong khoảng thời gian Δt thì tích Δt gọi là xung của lực trong khoảng thời gian Δt.

2. Động lượng

Động lượng là một đại lượng véctơ bằng tích khối lượng m và vận tốc của vật ấy: .

Động lượng của một hệ là tổng véctơ các động lượng của các vật trong hệ. Đơn vị động lượng là kilôgam mét trên giây (kgm/s).

3. Định lí biến thiên động lượng

Độ biến thiên động lượng trong một khoản thời gian nào đó bằng xung của lực tác dụng lên vật trong khoảng thời gian nào đó.

Biểu thức:

 

doc1 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 887 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Vật lý 10 - Các định luật bảo toàn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN LÝ THUYẾT I. Định luật bảo toàn động lượng 1.Xung của lực Khi một lực (không đổi) tác dụng lên vật trong khoảng thời gian Δt thì tích Δt gọi là xung của lực trong khoảng thời gian Δt. 2. Động lượng Động lượng là một đại lượng véctơ bằng tích khối lượng m và vận tốc của vật ấy: . Động lượng của một hệ là tổng véctơ các động lượng của các vật trong hệ. Đơn vị động lượng là kilôgam mét trên giây (kgm/s). 3. Định lí biến thiên động lượng Độ biến thiên động lượng trong một khoản thời gian nào đó bằng xung của lực tác dụng lên vật trong khoảng thời gian nào đó. Biểu thức: Định lí biến thiên động lượng thực chất là một cách phát biểu khác của định luật II Niutơn. 4. Định luật bảo toàn động lượng –Hệ cô lập: Một hệ nhiều vật được gọi là cô lập khi không có ngoại lực tác dụng hoặc nếu có thì các ngoại lực này cân bằng nhau. Trong hệ cô lập, chỉ có các nội lực tương tác giữa các vật, các nội lực này trực đối nhau từng đôi một. –Định luật bảo toàn động lượng của một hệ cô lập: Tổng động lượng của một hệ cô lập được bảo toàn. –Bảo toàn động lượng theo phương: Trong những trường hợp hệ không cô lập, nhưng tổng hình chiếu tác dụng theo một phương nào đó bằng không thì hình chiếu của tổng động lượng theo phương đó là một đại lượng bảo toàn. 5.Chuyển động bằng phản lực Chuyển động bằng phản lực là chuyển động của vật tự tạo ra phản lực bằng cách phóng về một hướng một phần của chính nó, phần này có động lượng theo hướng ấy, phần còn lại tiến về phía ngược lại. II.Công và công suất 1.Công cơ học

File đính kèm:

  • docCac dinh luat bao toan.doc