I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Phát biểu được định nghĩa công của một lực. Biết cách tính công của một lực trong trường hợp đơn giản. (lực không đổi, chuyển động thẳng)
- Phát biểu được định nghĩa và ý nghĩa công suất.
2. Kĩ năng:
- Giải các bài tập lý thuyết trong sgk, phân tích, tổng hợp đưa ra kết luận.
3. Thái độ:
- Xác định được ý thức học tâp, khả năng tư duy.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo Viên:
- Chuẩn bị giáo án, các nội dung về công, công suất .
2. Học Sinh:
- Khái niệm công ở lớp 8
- Vận dụng, phân tích lực.
III. Tổ chức các hoạt động dạy học
3 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 621 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Vật lý 10 - Tiết 40: Công và công suất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :02/01/2010 Ngày giảng :12/01/10-10A,D
TIẾT 40: CÔNG VÀ CÔNG SUẤT
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Phát biểu được định nghĩa công của một lực. Biết cách tính công của một lực trong trường hợp đơn giản. (lực không đổi, chuyển động thẳng)
- Phát biểu được định nghĩa và ý nghĩa công suất.
2. Kĩ năng:
- Giải các bài tập lý thuyết trong sgk, phân tích, tổng hợp đưa ra kết luận.
3. Thái độ:
- Xác định được ý thức học tâp, khả năng tư duy.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo Viên:
- Chuẩn bị giáo án, các nội dung về công, công suất.
2. Học Sinh:
- Khái niệm công ở lớp 8
- Vận dụng, phân tích lực.
III. Tổ chức các hoạt động dạy học
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
Hướng dẫn của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Một vật chịu tác dụng của một lực kéo theo phương ngang có độ lớn 5N thì chuyển động được một đoạn là 2m. Tính công của lực tác dụng?
- ĐVĐ: Trường hợp lực cùng phương với độ dời s thì ta áp dụng công thức trên. Nếu lực không cùng phương với độ dời thì công của lực được xác định như thế nào? Để trả lời câu hỏi này ta nghiên cứu nội dung bài: Công và công suất.
- Cá nhân trả lời:
- Công của lực tác dụng:
A = F.s = 5.2 = 10 (J)
- Cá nhân nhận thức vấn đề của bài học.
Hoạt động 2: Xây dựng biểu thức tính công cơ học trong trường hợp tổng quát
Hướng dẫn của giáo viên
Hoạt động của học sinh
kiến thức cơ bản
- GV dùng hình vẽ hướng dẫn HS xây dựng công thức tính công trong trường hợp tổng quát.
* Cho lực F tác dụng vào vật theo phương hợp với độ dời s một góc a. Xác định công của lực tác dụng đó?
- GV gợi ý:
• Vận dụng biểu thức tính công trong trường hợp lực có phương vuông góc với phương chuyển động và lực có phương cùng với phương chuyển động.
• Phân tích lực thành hai thành phần theo hai phương đã biết
- Thông báo: Thành phần (s.cosa) là hình chiếu của độ dời trên phương của lực.
* Nêu định nghĩa công tổng quát?
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu khái niệm công phát động và công cản, đơn vị công.
* Từ biểu thức định nghĩa ta thấy công là đại lượng vô hướng và có giá trị đại số. Vậy khi nào công có giá trị dương, khi nào công có giá trị âm? Khi nào công A bằng không? Đơn vị của công?
- Thông báo: Khi A > 0 thì khi đó gọi là công phát động, Khi A < 0 gọi là công cản.
* Xác định giá trị của góc a ứng với các giá trị của công là âm hoặc dương?
* Từ biểu thức định nghĩa công, hãy định nghĩa 1 Jun là gì?
* Lưu ý: Ngoài ra công còn có đơn vị là kilôjun (kJ): 1 kJ = 1000 J
Trả lời câu hỏi C2 SGK
- Thảo luận theo nhóm, xây dựng c/thức tính công trong trường hợp lực td hợp với phương của độ dời góc a.
- Với sự gợi ý của GV, HS tính được công do lực F thực hiện là:
A = F1.s =F.s. cos a
= .
• Trả lời: Công là đại lượng đo bằng tích độ lớn của lực và hình chiếu của độ dời (của điểm đặt) trên phương của lực.
A = Fs cos a
- Cá nhân tiếp thu, ghi nhớ.
- Thảo luận và tìm hiểu khái niệm về công phát động và công cản, đơn vị công.
- Trả lời các câu hỏi của GV.
- Nêu khái niệm về đơn vị của công: 1 Jun là công thực hiện bởi lực có cường độ 1 N làm dời chỗ điểm đặt của lực 1 mét theo phương của lực.
- Cá nhân tiếp thu, ghi nhớ.
- Đọc thêm phần: công của lực biến đổi (sgk/T156)
I. CÔNG
1. Khái niệm về công
A = F.s (1)
2. Định nghĩa công trong trường hợp tổng quát
a) Định nghĩa:
(SGK/T154,155)
• Trường hợp cùng phương với độ dời:
A = Fs
• Trường hợp không cùng phương với độ dời:
A = Fs cos a (2)
* Định nghĩa : ( SGK)
b. Biểu thức : A = Fs cos a
3. Biện luận:
• Nếu cos a > 0 (a 0: công phát động
• Nếu cos a < 0 (<a < )® A < 0: công cản
• Nếu a = ® A = 0
4) Đơn vị công: Jun ( J )
+ KN: (SGK/T155)
1 Jun = 1N.1m
Chú ý : - Công thức tính công đúng trong trường hợp điểm đặt của lực chuyển dời theo đường thẳng.
- Lực không thay đổi trong quá trình chuyển dời.
Hoạt động 3 : Củng cố vận dụng
Hướng dẫn của giáo viên
Hoạt động của học sinh
kiến thức cơ bản
Bài tập 6 SGK
Yêu cầu đọc VD trong SGK
- Tóm tắt?
- Xác định các lực tác dụng lên vật?
- Chỉ ra lực nào sinh công âm, lực nào sinh công dương
- Lực nào không sinh công?
- Tính công của lực kéo và công của lực ma sát và so sánh 2 công này?
- Hoạt động nhóm
- Lên bảng vẽ hình
- Các lực tác dụng lên vật
- Lực sinh công dương
- Lực sinh công cản
- Lực không sinh công
- Công của lực và công của bằng nhâu về độ lớn nhưng trái dấu nhau.
Bài 6 sgk :
A =150.20. = 2595J
Bài tập VD: (SGK)
Hoạt động 4: Giao nhiệm vụ về nhà
Hướng dẫn của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Giao nhiệm vụ về nhà
Nắm toàn bộ bài
Làm các bài tập trong SGk
Nhận NV học tập
Làm các bài tập trong SGk
Bài 7 SGk
Bài tập trong SBT Bài 24B
- Đọc trước phần II Công suÊt
File đính kèm:
- T40-Cong&CongSuat1.doc