TƯƠNG TÁC GIỮA HAI DÒNG ĐIỆN THẲNG SONG SONG.
ĐỊNH NGHĨA ĐƠN VỊ AM – PE
A. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Thành lập được các công thức xác định lực từ tác dụng lên một đơn vị chiều dài của dòng điện. Phát biểu được định nghĩa đơn vị ampe.
2. Kỹ năng
Vận dụng quy tắc bàn tay trái xác định chiều của lực từ tác dụng lên một đoạn dòng điện để giải thích vì sao hai dòng điện cùng chiều thì đẩy nhau, hai dòng điện ngược chiều thì hút nhau.
3. Thái độ
- Tích cực, hứng thú học tập của học sinh.
B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY:
- Phương pháp dung thí nghiệm trực quan, thuyết trình.
C. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: - Hình vẽ 31.1 SGK.
- Bộ thiết bị TN về tương tác giữa hai dòng điện song song.
2. Học sinh: Ôn lại tương tác từ, đường cảm ứng từ, quy tắc bàn tay trái.
III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC
1. Ổn định lớp - kiểm tra sỉ số (1’)
2. Kiểm tra bài cũ:(5’) Nêu khái niệm cảm ứng từ? Đặc điểm của véc tơ cảm ứng từ của dòng điện thẳng dài?
3. Nội dung bài mới:
a, Đặt vấn đề:(1’) Chúng ta đã biết đặc điểm của từ trường của dòng điện thẳng dài. Vì sao hai dòng điện cùng chiều thì hút nhau, hai dòng điện ngược chiều thì đẩy nhau? Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu.
2 trang |
Chia sẻ: thanhthanh29 | Lượt xem: 530 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Vật lý 11 nâng cao - Tiết 49 - Tương tác giữa hai dòng điện thẳng song song. Định nghĩa đơn vị am – pe, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 49
Ngày soạn: 09 / 02 / 2012
TƯƠNG TÁC GIỮA HAI DÒNG ĐIỆN THẲNG SONG SONG.
ĐỊNH NGHĨA ĐƠN VỊ AM – PE
A. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Thành lập được các công thức xác định lực từ tác dụng lên một đơn vị chiều dài của dòng điện. Phát biểu được định nghĩa đơn vị ampe.
2. Kỹ năng
Vận dụng quy tắc bàn tay trái xác định chiều của lực từ tác dụng lên một đoạn dòng điện để giải thích vì sao hai dòng điện cùng chiều thì đẩy nhau, hai dòng điện ngược chiều thì hút nhau.
3. Thái độ
- Tích cực, hứng thú học tập của học sinh.
B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY:
- Phương pháp dung thí nghiệm trực quan, thuyết trình.
C. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: - Hình vẽ 31.1 SGK.
- Bộ thiết bị TN về tương tác giữa hai dòng điện song song.
2. Học sinh: Ôn lại tương tác từ, đường cảm ứng từ, quy tắc bàn tay trái.
III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC
1. Ổn định lớp - kiểm tra sỉ số (1’)
2. Kiểm tra bài cũ:(5’) Nêu khái niệm cảm ứng từ? Đặc điểm của véc tơ cảm ứng từ của dòng điện thẳng dài?
3. Nội dung bài mới:
a, Đặt vấn đề:(1’) Chúng ta đã biết đặc điểm của từ trường của dòng điện thẳng dài. Vì sao hai dòng điện cùng chiều thì hút nhau, hai dòng điện ngược chiều thì đẩy nhau? Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu.
b, Triển khai bài mới:
Hoạt động 1 (24’). Tìm hiểu về tương tác giữa hai dòng điện thẳng song song.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
● Gv: Hãy cho biết hiện tượng gì xảy ra khi ta đặt hai dây dẫn mang dòng điện song song và gần nhau?
Hs: Hai dòng điện có thể hút hoặc có thể đẩy nhau tùy thuộc vào chiều của hai dòng điện.
● Gv: Dựa vào Tn hình 31.1. Hãy xác định cảm ứng từ và lực từ do dòng điện I1 gây ra tại điểm A trên đoạn dòng điện CD?
Hs: Thảo luận nhóm để xác định và xác định .
● Gv: Hoàn thành câu C1?
Hs: Hoàn thành câu C1
● Gv: Từ kết quả thu được, hãy rút ra kết luận vế sự tương tác khi hai dòng điện cùng chiều và ngược chiều?
Hs: Nhận xét
● Gv: Viết công thức xác định cảm ứng từ do dòng điện I1 gây ra tại điểm A trên dây dẫn PQ trong đoạn CD?
Hs:
● Gv: Viết công thức xác định độ lớn của lực từ tác dụng lên đoạn CD?
Hs:
1. Tương tác giữa hai dòng điện thẳng song song
a, Giải thích thí nghiệm:
Xét hai dòng điện song song, cùng chiều.
Theo quy tắc bàn tay phải thì cảm ứng từ do dòng điện I1 gây ra tại điểm A có chiều hướng ra phía trước mặt phẳng hình vẽ.
Áp dụng quy tắc bàn tay trái, ta thấy lực từ tác dụng lên CD có chiều hướng sang phía trái, nghĩa là nó bị hút về phía dòng điện MN.
Kết luận: Hai dòng điện song song cùng chiều thì hút nhau, ngược chiều thì đẩy nhau.
b, Công thức tính lực tương tác giữa hai dòng điện thẳng song
Với r là khoảng cách giữa hai dòng điện (kc giữa hai dây dẫn).
Hoạt động 2 (8’). Định nghĩa đơn vị ampe.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
● Gv: Dựa trên công thức 31.1, nếu lấy I1 = I2 = I ; r = 1m ; F = 2.10-7N. Thì I =?
Hs: I = 1 A.
● Gv: Nêu định nghĩa đơn vị ampe?
Hs: Ampe là cường độ của dòng điện không đổi khi chạy qua trong hai dây dẫn thẳng, tiết diện nhỏ, rất dài, song song với nhau và cách nhau 1m trong chân không thì trên mỗi mét dài của mỗi dây có một lực từ bằng 2.10-7 N tác dụng
2. Định nghĩa đơn vị am - pe
Ampe là cường độ của dòng điện không đổi khi chạy qua trong hai dây dẫn thẳng, tiết diện nhỏ, rất dài, song song với nhau và cách nhau 1m trong chân không thì trên mỗi mét dài của mỗi dây có một lực từ bằng 2.10-7 N tác dụng.
4. Củng cố: (4’)Yêu cầu học sinh làm bài tập vận dụng: Bài tập 1, 2 sgk
5. Dặn dò :(2’) + BTVN : 3, 4
+ Dặn dò một số điều chuẩn bị kiểm tra 1 tiết. Nội dung kiểm tra: Chương III và các bài 26, 27, 28, 29, 31.
File đính kèm:
- tiet49.doc