I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức : Ôn lại những kiến thức cơ bản về cơ học đã học trong chương .
2. Kỹ năng: Vận dụng kiến thức vào thực tế.
3. Thái độ: Yêu thích môn học , có ý thức vận dụng kiến thức vào cuộc sống .
II. CHUẨN BỊ:
1. Cả lớp: Một số dụng cụ trực quan như nhãn ghi khối lượng tịnh của gói kem giặc , kéo cắt giấy , kéo cắt kim lọai.
2. GV: Câu hỏi điền từ bằng PHT
3 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1647 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Vật lý 6 tiết 17: Ôn tập kì 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ôn tập
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tuần 17 - tiết 17
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức : Ôn lại những kiến thức cơ bản về cơ học đã học trong chương .
Kỹ năng: Vận dụng kiến thức vào thực tế.
Thái độ: Yêu thích môn học , có ý thức vận dụng kiến thức vào cuộc sống .
II. CHUẨN BỊ:
Cả lớp: Một số dụng cụ trực quan như nhãn ghi khối lượng tịnh của gói kem giặc , kéo cắt giấy , kéo cắt kim lọai.
GV: Câu hỏi điền từ bằng PHT
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
NỘI DUNG
ĐIỀU KHIỂN CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
§HỌAT ĐỘNG I: Kiểm tra và tổ chức tình huống học tập (8 phút)
1.Kiểm tra:
- Ba yếu tố của đòn bẩy là gì? Dùng đòn bẩy có lợi gì?
- Chữa BT 15.1 và 15.2
2. Tổ chức tình huống học tập:
Vậy là chúng ta đã học gấn hết chương I nhưng do tuần sau thi nên chúng ta dừng lại để ôn tập . Cô hi vọng rằng trong tiết ôn tập này các em phát huy hết khả năng của mình để chuẩn bị cho bài thi học kì thật tốt . Các em có đồng ý không?
- HS1 trả lời.
- HS2 trả lời.
- HS còn lại lắng nghe và nhận xét.
§HỌAT ĐỘNG II: Ôn tập (15 phút)
1. Đo độ dài:
- Đơn vị đo độ dài là gì?
- Khi dùng thước đo cần chú ý gì?
- Thế nào là GHĐ?
- ĐCNN là gì?
- Nêu các bước để đo độ dài?
2. Đo thể tích:
- Đơn vị thể tích là gì?
- Đo thể tích chất lỏng dùng dụng cụ nào?
- Đo thể tích VR không thấm nước dùng dụng cụ nào?
3. Khối lượng:
- Đơn vị KL là gì? dùng gì để đo KL?
- Trên túi bột giặc OMO có ghi 500g số đó chỉ gì?
4. Lực:
- Lực là gì?
- Thế nào là 2 lực cân bằng?
- Kết quả tác dụng của lực la gì?
- Trọng lực là gì?
- Trọng lực có phương và chiều như thế nào?
- Đơn vị lực là gì? Trọng lực của quả cân 100g là bao nhiêu N?
- Lò xo có tính chất gì?
- Lực đàn hồi có đặc điểm gì?
- Lực kế dùng để làm gì? Viết công thức tính trọng lượng?
5. Khối lượng riêng - Trọng lượng riêng:
- KLR là gì ? Viết công thức.
- TLR là gì ? Viết công thức.
6. Máy cơ đơn giản:
- Kéo vật lên theo phương thẳng đứng cần dùng lực như thế nào?
- Có mấy lọai máy cơ đơn giản?
- Dùng MPN cần dùng lực như thế nào?
- Mặt phẳng càng nghiêng ít thì lực kéo như thế nào?
- Nêu 3 yếu tố của đòn bẩy?
- Khi 002 > 001 thì xảy ra kết quảgì?
Họat động cá nhân và trả lời:
- Là mét.
- GHĐ và ĐCNN của thước.
- Là độ dài lớn nhất ghi trên thước
- Là độ dài giữa 2 vạch chia liên tiếp trên thước.
- Có 3 bước : Ước lượng độ dài cần đo ; đặt thước và mắt nhìn đúng cách ; Đọc , ghi kết quả đo theo đúng quy định.
- Là mét khối(m3)
- Dùng BCĐ , ca đong....
- Dùng BCĐ , bình tràn....
- là kg , dùng cân để đo KL.
- 500g là KL của bột giặc chứa trong túi.
- Tác dụng đẩy kéo của vật này lên vật khác gọi là lực.
- Là 2 lực mạnh như nhau có cùng phương nhưng ngược chiều.
- Làm BĐCĐ hoặc làm nó biến dạng
- Là lực hút của Trái đất.
- Phương thẳng đứng và chiều hướng về phía Trái đất.
- Là N - 1N
- Có tính chất đàn hồi.
- Độ biến dạng của lò xo càng lớn thì lực đàn hồi càng lớn.
- Dùng để đo lực .
Công thức: P = 10m
- KLR của một chất được xác địmh bằng KL của một đơn vị thể tích chất đó. D = m/v
- TLR của một chất được xác địmh bằng TL của một đơn vị thể tích chất đó. d = P/v (d = 10 D)
- Cần dùng lực có cường độ ít nhất bằng với TL của vật .
- Có 3 lọai máy cơ đơn giản : MPN, đòn bẩy và ròng rọc.
- Lực kéo nhỏ hơn TL của vật,
- MP càng nghiêng ít thì lực cần để kéo trên mặt phẳng đó càng nhỏ.
- Điểm tựa 0 , lực tác dụng F1 là 01, lực tác dụng F2 là 02 ,
- Khi 002 > 001 thì F2 < F1
§HỌAT ĐỘNG III: Vận dụng (20 phút)
2. Vận dụng:
D =1,240g/cm3
= 1240kg/m3
2.V =0,667m3
P = 45000N
3.* Mặt phẳng ngiêng
* Ròng rọc
* Ròng rọc + Đòn bẩy.
4. Đi như vậy là đi theo đường ít nghiêng hơn , nên đỡ tốn lực nâng người lên.
5. Đỡ tốn lực đưa ôtô lên dốc hơn.
6.Dùng thìa mở nắp hộp dễ hơn.Vì khỏang cách từ điểm tựa đến điểm tác dụng của vật khi dùng thìa và đồng xu là như nhau nhưng khỏang cách từ điểm tựa đến điểm tác dụng lực của người ở thìa lớn hơn ở đồng xu.
1. Một hộp sữa Ông Thọ có KL 327g và có thể tích 320cm3 . Hãy tính KLR của sữa trong hộp theo đơn vị kg/m3
Y/C hs đọc và suy nghĩ trả lời.
2.Biết 10l cát có KL 15kg .
* Tính thể tích của 1 tấn cát.
* Tính TL của 1 đóng cát 3m3
3.người ta sử dụng máy cơ đơn giản nào để làm các việc sau đây?
* Đưa thùng hàng lên xe ô tô tải.
* Đưa sô vữa lên cao.
* Kéo thùng nuớc từ giếng lên
4.Tại sao đạp xe lên dốc , cậu bé trong h14.1 (SBT) không đi thẳng lên dốc mà lại đi ngoằn ngoèo từ mép đường bên này sang mép dường bên kia?
5.Tại sao đường ôtô qua đèo thường là đường ngoằn ngoèo rất dài?
6.Dùng thìa và đồng xu đều có thể mở nắp hộp (h15.3 SBT) . Dùng vật nào sẽ dễ mở hơn ? Tại sao?
- TL:
Dùng CT: D = m/v = 397g/ 320cm3
D = 1,240g/cm3 = 1240kg/m3
-TL:
*D= m/v=15kg/0,01m3=1500kg/m3
Thể tích của 1 tấn cát là:
V = m/D = 1000kg/1500kg/3
V =0,667m3
* m = D.v = 1500.3 = 4500kg
Trọng lượng của 1 tấn cát là:
P = 10m = 10. 4500 = 45000N
- TL:
* Mặt phẳng ngiêng
* Ròng rọc
* Ròng rọc + Đòn bẩy.
- TL: Đỡ tốn lực
- TL:Đỡ tốn lực hơn.
- TL: Dùng thìa dễ mở nắp hơn. Vì khỏang cách từ điểm tựa đến điểm tác dụng của người lớn hơn đồng xu.
§HỌAT ĐỘNG IV: Hướng dẫn về nhà (2 phút)
- Học bài (tất cả các bài đã học )
- Làm lại tất cả những BT trong SBT.
- Chuẩn bị giấy , bút để thi HKI
* Rút kinh nghiệm qua tiết dạy:
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
File đính kèm:
- TIET17~1.DOC