I MỤC TIÊU:
a. Kiến thức:
-Nêu được cách bố trí và tiến hành thí nghiệm khảo sát thí nghiệm sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai dầu dây dẫn
-Vẽ và sử dụng được đồ thị biểu diễn mối quan hệ I,U từ số liệu thực nghiệm
-Nêu được kết luận vềsự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn
b. Kỹ năng:
-Rèn luyện kỹ năng quan sát ,thực hành
c. Thái độ và hành vi:
-Yêu thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Dây điện trở Nikelin dài 1m,vôn kế(6V--0,1V),Am pekế (1,5A-0,1A),1 công tắc,1nguồn điện 6V, 7đoạn dây nối
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
111 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 887 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án môn Vật lý 9 - Trường THCS Phú Hải, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 26/8 . G:28.8 Chương I điện học
Tiết CT :1 sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn
I Mục tiêu:
Kiến thức:
-Nêu được cách bố trí và tiến hành thí nghiệm khảo sát thí nghiệm sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai dầu dây dẫn
-Vẽ và sử dụng được đồ thị biểu diễn mối quan hệ I,U từ số liệu thực nghiệm
-Nêu được kết luận vềsự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn
Kỹ năng:
-Rèn luyện kỹ năng quan sát ,thực hành
Thái độ và hành vi:
-Yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy học:
Dây điện trở Nikelin dài 1m,vôn kế(6V--0,1V),Am pekế (1,5A-0,1A),1 công tắc,1nguồn điện 6V, 7đoạn dây nối
III.Hoạt động dạy học
1.ổn định lớp:
Kiểm tra sỉ số( Lớp trưởng báo cáo sỉ số)
Giới thiệu chương trình ,phương pháp học ,dụng cụ học tập
2 Nội dung bài mới:
Đặt vấn đề: (sgk)
hoạt động giáo viên
Hoạt động của HS và ghi bảng
TG
1-Để đo cường độ dòng điện chạy qua bóng đèn và hiệu điện thế hai đầu bóng đèn cần những dụng cụ gì?
Nêu nguyên tắc sử dụng các dụng cụ đó
a.Sơ đồ mạch điện:
Yêu cầu học sinh tìm hiểu sơ đồ mạch điện
B. Tiến hành thí nghiệm
Theo dỏi kiểm tra giúp đở các nhóm mắc mạch điện và thí nghiệm
-Dựa vào bảng số liệu thu được từ thí nghiệm tìm các điểm tương ứng với 1cặp giá trị U,I
-Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi C2
:
Yêu cầu học sinh vận dụng
1.ÔN lại kiến thức có liên quan
Đo cường độ dòng điện thì dùng am pe kế,mắc Ampekế nối tiếp với bóng đèn
Đo hiệu điện thế dùng Vôn kế mắc vôn kế song song với bóng đèn
trên.
2.Thí nghiệm
-Tìm hiểu sơ đồ mạch điện ở sách giáo khoa hình 1-1cách nắc từng bộ phận
-các nhóm mắc theo sơ đồ hình 1-(SGK)
-Tiến hành đo và ghi kết quả vào bảng 1
-Thảo luận nhóm trả lời câu hỏi C1: Khi tăng hay giảm hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn bao nhiêu lần thì cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn cũng tăng hoặc giảm bấy nhiêu lần
3.Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế
- Thảo luận nhóm
Vẽ và nhận xét dạng đồ thị
Rút ra kết luận
4.Vận dụng
C4 các giá trị còn thiếu
0.125A , 4V
0.2A , 5V
C5 Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỷ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây
IV. Dặn dò:
Đọc phần đọc thêm
Học thuộc phần ghi nhớ
Bài tập trong sách bài tập
Ngày soạn: 29/8 .Giảng:30/8
Tiết CT : 02
điện trở của dây dẫn-định luật ôm
I Mục đích, yêu cầu:
Kiến thức:
-Nhận biết được đơn vị điện trở và vận dụng công thức tính điện trởđể giải bài tập
Phát biểu và viết được hệ thức của định luật Ôm
Vận dụng được định luật Ôm để giải một số bài tập đơn giả
Giáo dục tư tưởng:
- Tư tưởng thái độ đúng đắn, ý thức tự giác cao.
- Phát huy tính tích cực, độc lập học tập của học sinh.
Ii. chuẩn bị:
- Kẻ sẳn bảng giá trị thương số .đối với mỗi dây dẫn
III. hoạt động dạy hoc
ổn định lớp Nắm sĩ số
- Bài củ : Câu hỏi 1và 2 SBT
Đặt vấn đề: Với dây dẫn trong bài học trước ta thấy thương só U/Icó giá trị như nhau.Vởi với các dây dẫn khác nhau kết quả trên có như vậy không?
hoạt động của giáo viên
Hoạt động của hs và ghi bảng
TG
Giúp HS tính toán
Yêu cầu HStrả lời C2
-Điện trở dây dẫn tính bằng công thức nào ?
Khi tăng hiệu điện thế hai đầu dây dẫn lên 2 lần thì điện trở của nó tăng lên bao nhiêu lần
Đơn vị điện trở:
Nếu U tính bằng vôn,I tính bằn Athì R tính băng
1=
1k=1000
1M= 1000000
ý nghĩa của điện trở
Điện trở dây dẫn
a.Xác định thương số đối với mỗi dây dẫn
Dựa vào bảng 1và bảng 2 bài trước tính thương số đối với mỗi dây dẫn
Từng HS trả lời C2 và thảo luận cả lớp
b:Điện trở
R=
Không đổi
Biểu thị mức độ cản trở dòng điện nhiều hay ít của dây dẫn
2.Định luật Ôm
a. Hệ thức của định luật:
I =
b. Nội dung của định luật
Cường độ của dòng điẹn chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn và tỉ lệ nghịch với điện trở của dây
IV. củng cố:
-Giải bài tập C3: U= I.R=0,2A.12=6V
C4 : I1= I2==
I1=3I2
-Dặn dò : Xem bài tập thực hành :
Viết và trả lời câu hỏi vào bài thực hành
Kẻ sẳn kết quả đo vào báo cáo
Bài tập về nhà từ bài: 2.1 đến bài 2.4 sbt
Ngày soạn: 03.9. G: 06.9
Tiết CT : 03 Thực hành :xác định điện trở
của một dây dẫn băng am pe kế và vôn kế
I Mục đích, yêu cầu:
- Nêu được cách xác định điện trở từ công thức tính điện trở
Mô tả được cách bố trí và tiến hành được thí nghiệm xác định được điện trở của một dây dẫn bằng ampekế và vôn kế
- Có ý thức chấp hành nghiem túc quy tắc sử dụng các thiết bị điện trong thí nghiệm
II. chuẩn bị:
Đối với mỗi nhóm HS:
1 dây dẫn có điện trở chưa biết giá trị 1 công tắc
1 vôn kế 7 dây nối
1 ampekế 1 nguồn điện (biến áp )
1 mẫu báo cáo
III. Nội dung bài học:
Hoạt động của g V
Hoạt động của HS và ghi bảng
TG
Kiểm tra việc chuẩn bị báo cáo thực hành của HS
Yêu cầu HS nêu công thức tính điện trở
Yêu cầu HS trả lời câu hỏi chuẩn bị và vẽ mạch điện thí nghiệm
Theo dõi kiểm tra giúp đỡ các nhóm,đặc biệt là cách mắc vôn kế và ampe kế
Thu báo cáo thí nghiệm
Nhận xét kết quả và tinh thần và thái độ của các nhóm
Viết được công thức tính điện trở
Trả lời câu hỏi GV nêu ra
Vẽ được sơ đồ mạch điện
Mắc mạch điện theo sơ đồ và tiến hành đo:
-Các nhóm mắc mạch điện theo sơ đồ
-Tiến hành đo ,ghi kết quả vào bảng
-cá nhân hoàn thành bản báo cáo để nộp
Ngày soạn: 08.9. G: 11.9
Tiết CT : 04
đoạn mạch nối tiếp
I Mục đích, yêu cầu:
Kiến thức:
Suyluận để xây dựng được công thức tinh điện trở tương đương của đoạn mach gồm 2 điện trở mắc nối tiếp: Rtđ=R1+ R2 và hệ thức:từ các kiến thức đã học
Mô tả và bố trí TN kiểm tra các hệ thức suy ra từ lý thuyết
Vận dụng được kiến thức đã học để giải thích được một số hiện tượng và giải được một số bài tậpvề đoạn mạch nối tiếp
Rèn luyên kỷ năng:
Kỹ năng thực hành sử dụng các dụng cụ đo điện: Vôn kế,ampe kế
Kỹ năng bố trí thí nghiệm và kỹ năng lắp ráp thí nghiệm
Kỹ năng suy luận và lập luận logíc
Giáo dục tư tưởng:
Vận dụng kiến thức đã học để giải thích được một số hiện tượng đơn giảncó liên quan trong thực tế
Yêu thích môn học
II. chuẩn bị
3 điện trở mẫu có giá trị lần lượt 6 , 10, 16
1ampe kế, 1vôn kế,1 nguồn điện (biến áp)1 công tắc,7 dây nối
- HS: Đọc trước bài học,
III. Nội dung bài học:
Đặt vấn đề: Liệu có thể thay thế 2 điện trở mắc nối tiếp bằng 1 điện trở để dòng điện chạy qua mạch không thay đổi?
Bài củ: Phát biếu viết biểu thức định luật Ôm
Chữa bài tập 2.1 (SBT)
Bài mới
Hoạt động của gv
Hoạt động của HS và ghi bảng
TG
Yêu cầu HS trả lời câu hỏi C1
Yêu cầu HS hoàn thành câu hỏi C2
Thông báo khái niệm điện trở tương đương
Yêu cầu HS hoàn thành câu hỏi C3
Hãy nêu cách tiến hành TN kiểm tra công thức trên?
Qua TN em rút ra kết luận gì?
1Cường độ dòng điện vàhiệu điện thế trongđoạn mạch nối tiếp:
a.Nhắc lại kiến thức lớp 7
I = I1 = I2
U = U1+ U2
b.Đoạn mạch gồm 2 điện trở mắc nối tiếp:
Trong mạch điện hình 4.1có R1nt R2
nt (A)
I = U=I.R =
Vì I1=I2 =
2.Điện trở tương đương của đoạn mạch nối tiếp:
a.Điện trở tương đương
Nắm được khái niệm điện trở tương đương
b.Công thức tính điện trở tương đương của đoạn mạch gồm 2 điện trở mắc nối tiếp:
Vì R1nt R2nên:UAB=U1+U2
IABRtđ=I1R1+ I2R2
mà IAB=I1=I2
Rtđ=R1+R2
c.Thí nghiệm kiểm tra:
Nêu cách kiểm tra
Mắc mạch điện theo sơ đồ hình4.1
Do UAB IAB
Thay R1 ,, R2bằng Rtđ
Giữ UABkhông đổi đo I/AB
So sánh IAB và I/ABđể đi đến kết luận
Đại diện nhóm nêu ra kết luận và ghi vào vở kết luận đúng
d.Kết luận: Đoạn mạch gồm 2 điện trở mắc nối tiếpốc điện trở tương đương bằng tổng các điện trở thành phần:
Rtđ=R1+R2
VI. củng cố:
HS hoàn thành câu hỏi C4, C5
VII. Dặn dò:
Bài tập về nhà4.1đến4.7 (SBT.)
Đọc bài mới:Đoạn mạch song song
Ngày soạn: 10.9 . G :13.9
Tiết CT : 05 Đoạn mạch song song
I Mục đích, yêu cầu:
Kiến thức:
Suy luận dể xây dựng công thức tính điện trở tương đương của đoạn mạch gồm 2 điện trở mắc song song: và hệ thức: từ các kiến thức đã học
Mô tả được cách bố trí TN để kiểm tra lại các hệ thức suy ra từ lý thuyết
Vận dụng các kiến thức đã học dể giải thích một số hiện tượng và giải bài tập về đoạn mạch somg song
Rèn luyên kỷ năng:
Kỹ năng thực hành sử dụng các dụng cụ đo điện
Kỹ năng bố trí ,tiến hành lắp ráp thí nghiệm
Kỹ năng suyluận
Giáo dục tư tưởng:
Vận dụng kiến thức đã học để giải thích hiện tượng đơn giản có liện quan đến thực tế
Yêu thích môn học
II. chuẩn bị
3 điện trở mẩu,1 Ampekế,1 Vôn kế,1 nguồn điện 6V,1 công tắc ,9 đoạn dây
III. Nội dung bài học:
Bài củ: Viết công thức tính cường độ dòng điện ,hiệu điện thế,diện trở tương đương của đoạn mạch gồm 2 điện trở mắc nối tiếp
Bài tập 4.4và4.5 (SBT)
* Đặt vấn đề: Đối với đoạn mạch nối tiếp , chúng ta đã biết Rtđ bằng tổng các điện trở thành phần .Với đoạn mạch song song điện trỏ tương đương của đoạn mạch có bằng tổng các điện trở thành phần không?
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS và ghi bảng
TG
.Yêu cầu HS nhắc lại kiến thức lớp 7về đoạn mạch gồm 2 bóng đèn mắc song song
Yêu cầu HS quan sát sơ đồhình 5.1 cho biết điện trở R1và R2được mắc với nhau như thế nào? vai trò của vôn kế và am pe kế trong sơ đồ?
Hảy chứng minh đối với đoạn mạch gồm 2 điện trở mắc song song ,cường độ dòng điện chạy qua mổi bóng đèn tỷ lệ nghịch với điện trở đó
Hướng dẫn HS xây dựng công thức:
Chúng ta xây dựng công thức tính Rtđđối với đoạn mạch song song Hãy tiến hành thí nghiệm để kiểm tra
Yêu cầu HSnêu được dụng cụ thí nghiệm ,các bước tiến hành
Yêu cầu các nhóm nêu kết quả thí nghiệm
Thông báo: Người ta thường dùng các dụng cụ điện có cùng hiệu điện thếđịnh mứcvà mắc chúng song song với nhauvào mạch điện khi đó chúng hoạt động bình thườngvà có thể hoạt động độc lập với nhau.
1.Cường độ dòng điện và hiệu điện thế trong đoạn mạch song song:
I =I1+I2
U =U1=U2
R1// R2
(A)nt(R1//R2)
(A)Đo cường độ dòng điện trong mạch
(V)đo HĐTgiữa 2 điểm A,B cũng chính là HĐT giữa 2 đầu R1và R2
U1=U2
I1R1=I2R2
Hay
2.Điện trở tương đương của đoạn mạch song song:
Công thước tính điện trở tương đươngcủa đoạn mạch gồm 2 điện trở mắc song song:
Vì:R1//R2
I=I1+I2
b.Thí nghiệm kiểm tra:
Nêu phương án thí nghiệm kiểm tra
Mắc mạch điện theo sơ đồ hình 5-1
Đọc số chỉ của (A)
Thay R1,,R2 bằng diện trở tương đương,giữ nguyên U không đổi
Đọc số chỉ của (A)
So sánh số chỉ của am pe kế sau hai lần đọc
Thảo luận nhóm rút ra kết luận:
c.Kết luận:
Đối với đoạn mạch gồm 2 điện trở mắc song song thì nghịch đảo của điện trở tương đương bằng tổng nghịch đảo của điện trở thành phần
3.Vận dụng
HS giải các bài tập C4, C5=
IV. Củng cố, dặn dò:
Bài tập về nhà:5.1đến 5.6 SBT Ôn lại kiến thức bài 2,4,5đã học
Ngày soạn: 12.9. G :20.9
Tiết CT : 06 bài tập vận dụng định luật ôm
I Mục đích, yêu cầu:
Kiến thức:
Vận dụng các kiến thức đã học để giải các bài tập đơn giảnvề đoạn mạch có nhiều nhất là 3 điện trở
b. Rèn luyên kỷ năng:
Giải bài tập vật lý đúng theo các bước
Rèn luyện kỹ năng phân tích ,so sánh,tổng hợp thông tin
Sử dụng đungd các thuật ngữ
c. Giáo dục tư tưởng:
Cẩn thận trung thực
II. Chuẩn bị:
Đèn chiếu,phiếu trong
Iii. Nội dung bài học:
*Bài củ: Phát biểu và viết biểu thức định luật Ôm
Viết biểu thức biểu diễn mối quan hệgiữa U,I,R trong đoạn mạchcó 2 điện trở mắc nối tiếp và mắc song song
Bài mới
Hoạt động của gv
Hoạt động của hs và ghi bảng
TG
Yêu cầu HS đọc kỹ bài tập
Tóm tắt bài tập phân tích bài toán
Nêu cách giải
Vận dụng công thức nào để tínhđiện trở tương đươngvà điện trở R2
Yêu cầu HS giải cách khác
Goih HS đọc đề bài 2
Nêu cách giải
Gọi 1HS lên bảng tóm tắt và giải
Phần b.HS có thể nêu cách giải khác
Hướng dẫn HS giải bài tập 3
Chữa bài tập 3
Hướng dẫn HS giải bài tập 3 theo cách khác
Bài tập 1:
HS đọc bài1 ghi tóm tắtvà ghi vào vở
Bài giải:
Điẹn trở tương đương của đoạn mạch: Rtđ=UAB/IAB=6V:0,5A=12
Điện trở R2là:
Rtđ=R1+R2
R2= Rtđ- R1= 12 -5=7
Tình U1sau đó tính U2và R2 và Rtđ
Bài tập 2:
Đọc kỹ bài tập 2và cá nhân hoàn thành bài tập 2
Tóm tắt:R1=10,I1=1,2A,I=1,8A
Tính:UAB=?
R2=?
Giải:Hiệu điện thế đoạn mạch:
U=U1=I1.R1=1,2.10=12V
Cường độ dòng điện qua R2:
I2 = I - I1=1,8A - 1,2A =0,6 A
Độ lớn điện trở R2:
R2=
áp dụng công thức tính điện trở tương đương
Bài 3:
Đọc kỹ đề bài 3 cá nhân hoàn thành bài tập
Tóm tắt:R1=15,R2 =R3=30
UAB=12V
Tính: Rtđ=?
I1=? ,I2 = ?, I3 = ?
Giải: Điện trở tương đương của đoạn mạch: Rtđ = R1+=15+
=30
Cường độ dòng điện qua mỗi điện trở
I = I1 = U/Rtđ = 12V : 30=0,4A
U1=I. R1=0,4A. 15 =6V
U2= U3=U - U1= 12V -6V= 6V
I2=
I3 =I - I2 =0,4A- 0,2A=0,2A
IV. Củng cố ,dặn dò:
Bài tập 1 vận dụng đối với đoạn mạch gồm 2 điện trở mắc nối tiếp
Bài tập 2 vận dụng đối với đoạn mạch gồm 2 điện trở mắc song song
Bài tập 3 vận dụng đối với đoạn mạch gồm 2 điện trở mắc hổn hợp lưu ý cách tính điện trở
-Về nhà làm bài tập 6.1đến6.5 SBT
--------------------------------------
Ngày soạn: 21.9. G : 25.9
Tiết CT: 7 Sự phụ thuộc của điện trở
vào chiều dài dây dẫn
I.Mục tiêu:
1.Kiến thức:
-Nêu được điện trở của dây dẫn phu thuộc vào chiều dài ,tiết diện và vật liệu làm dây dẫn
-Biết cách xác định sự phụ thuộc của điẹn trở vào một trong các yếu tố (chiều dài, tiết diện,vật liệu làm dây dẫn)
-Suy luận và tiến hành TN kiểm tra sự phụ thuộc của điện trở dây dẫn vào chiều dài
-Nêu được các điện trở có cúng tiết diện và được làm cùng một vật liệuthì tỷ lệ với chiều dài
2.Kỹ năng:
Mắc mạch điện và sử dụng dụng cụ đođể đo điện trở của dây dẫn
3.Thái độ:
Trung thực, có tinh thần hợp tác trong hoạt động nhóm
II. Đồ dùng dạy học:
- 1 Ampe kế
- 1 vôn kế.
- 1nguồn điện
- 1 công tắc
- 8 dây dẫn có vỏ cách điện,
- 3dây điện trở cùng tiết diện
- cùng chất , khác chiều dài.
III.Hoạt động dạy học
*Bài củ: HS lên bảng chữa bài tập 6.2 SBT
*Bài mới:
Đặt vấn đề: Mỗi dây dẫn thì điện trở là không đổi.Vay điện trở của mổi dây phụ thuộc như thế nào vào bản thân dây đó?
Hoạt động của gv
Hoạt động của HS và ghi bảng
TG
Yêu cấu HS quan sát hình 7-1cho biết chúng khác nhau ở yếu tố nào ?
Yếu tố nào gây ảnh hưởng đến điện trở của dây?Đề ra phương án kiểm ta sự phụ thuộcđiện trở
Yêu cầu HS dự đoán sự phụ thuộc của điện trở vào chiều dài dây
Thống nhất phương án TN cho HS mắc mạch điện theo sơ đồ hình 7-2
Thu kết quả các nhóm chiếu lên màn hình ,gọi HS nhận xét
1.Xác định sự phụ thuộc của điện trở dây dẫn vào một trong những yếu tố khác nhau
+Chiều dài
+Tiết diện
+Chất liệu làm dây dẫn
Giữ nguyên 2 yếu tố ,thay đổi một yếu tố
2.Sự phụ thuộc của điẹn trở vào chiều dài dây dẫn:
Dự kiến cách :
Chọn 3 dây dẫn có tiết diện bằng nhau ,làm cùng chất có chiều dài khác nhau ( 1l. 2l. 3l)
b.Thí nghiệm kiểm tra:
Các nhóm chọn dụng cụ và tiến hành thí nghiệm và ghi kết quả vào bảng 1
c.Kết luận
Điện trở của dây dẫn có cùng tiết diện và được làm cùng 1 chất thì tỷ lệ thuận với chiều dài của mỗi dây
IV. Củng cố dặn dò:
Yêu cầu HS hoàn thành câu hỏi C2, C3, C4
Bài tập về nhà: Làm các bài tập 7 SBT và học thuộc phần ghi nhớ
Ngày soạn: 24.9. G :27.9
Tiết CT : 08 sự phụ thuộc của điện trở
vào tiết diện của dây dẫn
I Mục đích, yêu cầu:
Kiến thức:
Suy luận được rằng các dây dẫn có cùng chiều dài và làm từ cùng một loại vật liệu thì điện trở của chúng tỷ lệ nghịch với tiết diện của dây
Bố trí và tiến hành TN kiểm tra mối quan hệ giỡa điện trở và tiết diện của dây dẫn
Nêu được điện trở của dây dẫn có cùng chiều dài và làm từ cúng một vật liệu thì tỷ lệ nghịch với tiết diện của dây
Rèn luyên kỷ năng:
Mắc mạch điện và sử dụng dụng cụ đo để đo điện trỏ của dây dẫn
Giáo dục tư tưởng:
Trung thực, có tinh thần hợp tác trong hoạt động nhóm
II. chuẩn bị
1.am pe kế,1 vôn kế,1nguồn điện ,1 công tắc,7 đoạn dây 2 chốt kẹp,2 đoạn dây cung loại cùng chiều dài có tiết diện khác nhau(S1,S2)
III. hoạt động dạy học:
*Bài củ: bài tập 7-2 SBT
* Đặt vấn đề: Cácdây dẫn có cùng chiều dài ,cùng chất thì điện trở của chúng phụ thuộc như thế nào vào tiết điện dây?
Hoạt động của GV
Hoạt động của HSvà ghi bảng
TG
Haidây dẫn có cùng chiều dài,làm cùng một loại vật liệu thì giữa tiết diện và điện trở tương ứng có mối quan hệ như thế nào?
Dự đoán cách làm TN kiểm tra dự doán
Theo dõi ,kiểm tra,giúp đở các nhóm
Đề nghị HS nhắc kết luận
1.Dự đoán sự phụ thuộc của điện trởvào tiết diện của dây dẫn:
Thảo luận trả lời câu hỏi C2
Vẽ sơ đồ mạch điện TN kiểm tra
Nêu được các bước tiến hành TN
+ Mắc mạch điện theo sơ đồ
+ Thay các điện trở có tiết diện khác nhau,cùng chất,cùng chiều dài
+ Đo các giá trị U,I tính R
2. Thí nghiệm kiểm tra:
Từng nhóm mắc mạch điện theo sơ đồ hình 8-3
Tiến hành TN và ghi các kết quả đo vào bảng 1 SGK
Làm tương tự với dây có tiết diện S2
Tính tỷ số và so sánh với tỷ số
Rút ra kết luận:
Điện trở của dây dẫn tỷ lệ nghịch với tiết diện của dây
IV. Củng cố dặn dò:
Từng HS trả lời câu hỏi C3 ,C4
Học thuộc phần ghi nhớ
Bài tập về nhà:8 SBT
--------------------------------------
Ngày soạn: 27.9 G :02.10
Tiết CT : 9
sự phụ thuộc của điện trở
vào vật liệu làm dây dẫn
I Mục đích, yêu cầu:
Kiến thức:
Bố trí và tiến hành Tnkiẻm tra chứng tỏ điện trở của đây dẫn có cùng chiều dài,cùng tiết diện được làm từ các chất khác nhau thì khác nhau
So sánh được mức độ dẫn điện của các chất hay các vật liệu căn cứ vào bảng giá trị điện trở suất của chúng
Vận dụng công thức R= dể tính một đại lượng khi biết các đại lượng còn lại
Rèn luyên kỷ năng:
Mắc mạch điện và sử dụng dụng cụ đo để đo điện trở của dây
Sử dụng bảng điện trở suất của một số chất
Giáo dục tư tưởng:
Trung thực có tinh thần hợp tác trong hoạt động nhóm
Tích cực tự giác, sáng tạo trong học tập.
II. chuẩn bị
1 cuộn dây Nikelin có: S=0,1mm2 dài 2m
1 cuộn dây Nicrôm có: S= 0,2mm2 dài 2m
1 ampekế, 1 vôn kế,1 nguồn điện ,1công tắc,7 dây nối, 2 chốt kẹp
III. Nội dung bài học:
Bài củ: HS lên bảng làm bài tập :8-3 và 8-5 SBT
Đặt vấn đề:
Ta biết đồng dẫn điện tốt,chỉ kém bạc .Vởy căn cứ vào đặc trương nào để biết chính xác vật liệu này dẫn điện tốt hơn vật liệu kia?
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS và ghi bảng
TG
Để xác định sự phụ thuộc của điện trở vào vật liệu làm dây dẫn thì phải tiến hành thí nghiệm với các dây dẫn có đặc điểm gì?
Từ kết quả TN em rút ra nhận xét gì?
Điện trở suất của một vật liệu là gì ?
Ký hiệu điện trở suất
Đơn vị của điện trở suất
Yêu cầu HS thảo luận trả lời câu hỏi C2
Giới thiệu bảng điện trở suất của một số chất
1.Sự phụ thuộc của điện trở vào vật liệu làm dây dẫn:
Thí nghiệm
Vẽ sơ đồ mạch điện để TN
Lập bảng ghi kết quả TN
Tiến hành TN
b. Kết luận
Điện trở dây dẫn phụ thuộc vào vật liệu làm dây dẫn
2.Điện trở suất -công thức tính điện trở:
a/ Điện trở suất
Điện trở suất của một vật liệu cí trị số bằng điện trở của đoạn dây dẫn hình trụ làm bằng vật liệu đó có chiều dài 1m và có tiết diện là 1m2
đọc là rô
đọc là ôm mét
5
Công thức điện trở
Xây dựng công thức tính điện trở
Điện trở dây dẫn tỷ lệ thuận với chiều dài dây,tỷ lệ nghịch tiết diện và phụ thuộc vào chất liệu làm dây dẫn
: Điện trở suất ()
l :Chiều dài dây dẫn (m)
S :Tiết diện dây dẫn (m2)
T1
IVcủng cố dặn dò:
Hướng dẫn HS làm bài tập tại lớp C4 ,,C5 ,C6
Bài tập về nhà :9 SBT,học thuộc phần ghi nhớ và đọc phần có thể em chưa biết
--------------------------------------
Ngày soạn: 01.10 G :04.10
Tiết CT : 10
Biến trở -điện trở dùng trong kỹ thuật
I Mục đích, yêu cầu:
Kiến thức:
Nêu được biến trở là gì và nêu được nguyên tắc hoạt động của biến trở
Mắc được biến trở vào mạch điện dể diều chỉnh cường độ trong mạch
Nhận ra được các điện trở dùng trong kỹ thuật
Rèn luyên kỷ năng:
Mắc và vẽ sơ đồ mạch điện có sử dụng biến trở
Giáo dục tư tưởng:
Ham hiểu biết,sử dụng an toàn điện.
II. chuẩn bị
1 biến trở con chạy,3 điện trở kỹ thuật ghi trị số, 3 điện trở loại có vòng
1 nguồn điện ,1 bóng đèn:2,5V, 1công tắc,7 dây nối.
III. Nội dung bài học:
Bài củ :Gọi HS lên lớp làmbài tập số 9-4 và 9-5 SBT
Đặt vấn đề:Sử dụng biến trở có thể thay đổi độ sáng của bóng đèn ,thay đổi âm lượng của máy rađio,tiviVây biến trở có cấu tạo như thế nào?
Nội dung
Hoạt động của GV và HS
TG
Quan sát hình 10.1SGK có mấy loại biến trở?
Bộ phận chính của biến trở con chạy,bién trở tay quay ?
Chỉ ra cách mắc biến trở trong mạch điện?
Giới thiệu các ký hiệu của biến trở
Vẽ sơ đồ mạch điện hình 10-3
Mắc mạch điện theo sơ đồ đã vẽ
Qua thí nghiệm em cho biết biến trở là gì? Được dùng làm gì?
Hãy cho biết các thiết bị điện có dùng biến trở
Hướng dẫn HSn trả lời câu hỏi C7
Nhận dạng 2 loại điện trở dùng trong kỹ thuật
1.Biến trở:
a.Cấu tạo của biến trở
Biến trở con chạy,tay quay,biến trở than (chiết áp)
Biến trở con chạy,biến trở tay quay cuộn dây làm bằng chất có điện trở suất lớn dây dài,có tiết diện nhỏ
Biến trở được mắc nối tiếp vào mạch điện qua 2 chốt(1 đầu cuộn dây, 1 đầu con chạy hoặc thanh quét)
Hoàn thành các câu hỏi C3 ,C4
b.Sử dụng biến trở để điều chỉnh cường độ dòng điện :
Cá nhân hoàn thành câu hỏi C5
1 HS lên bảng vẽ sơ đồ mạch điện
Tìm hiểu trị số lớn nhất của biến trở
Mắc mạch điện theo sơ đồ đã vẽ
Thảo luận trả lời câu hỏi C6
c.Kết luận
Biến trở là điện trở có thể thay đổi trị sốvà có thẻ được dùng đẻ diều chỉnh cường độ dòng điện trong mạch
2.Các điện trở dùng trongkỹ thuật
Điện trở dùng trong kỹ thuậtdược chế tạo bằng một lớp than hay lớp kim loại mỏngcó S nhỏ có R lớn
Có 2 loại điện trở dùng trong kỹ thuật:
-Có trị số ghi trên điện trở
-Trị số được thể hiện bằng các vòng màu trên điện trở
IV: củng cố dăn dò:
HS hoàn thành câu hỏi C9 ,C10 SGK
GV chữa bài tập C10:
Chiều dài dây hợp kim : l ==
Số vòng dây của biến trở : N = vòng
Đọc phần có thể em chưa biết
Ôn các bài đã học
Làm bài tập 10 SBT
Ngày soạn: 08.10 Giảng :09.10
Tiết CT : 11
bài tập vận dụng định luật ôm và
công thức tính điện trở của dây dẫn
I Mục đích, yêu cầu:
Kiến thức:
Vận dụng định luật Ôm và công thức tính điện trởcủa dây dẫndeer tính các đại lượng có liên quan đối với đoạn mạch gồm nhiều nhất là 3 điện trở mắc nối tiếp,song song ,hổn hợp
áp dụng đúng cấu trúc đã học để giải quyết bài toán.
Rèn luyên kỷ năng:
Phân tích tổng hợp kiến thức
Giải bài tập theo đúng các bước giải
Giáo dục tư tưởng:
Trung thực ,kiên trì
.
II. chuẩn bị
GV: Nghiên cứu tài liệu, SGK,soạn giáo án.
HS: Đọc trước bài học, chuẩn bị bài củ.
III. Nội dung bài học:
Bài củ :1.Phát biểu ,viết hệ thức định luật Ôm giải thích ký hiệu và ghi rỏ các đại lượng trong hệ thức?
2.Bài tập 10-2 (SBT)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS và ghi bảng
TG
Yêu cầu HS đọc đề bài tập1 tóm tắt đề bài xác định các bước giải
Hướng dẫn HS đổi đơn vị diện tích theo cơ số 10
Yêu cầu Hs đọc kỹ đề bài 2ghi tóm tắt bài toán
Hướng dẫn HS tốm tắt đề bài
Gợi ý cho HS cách giải
Phân tích đoạn mạch
Đèn sáng bình thường cần có điều kiện gì?
Để tính R2cần biết gì?
Tính chiều dài cuộn dây cần áp dụng công thức nào ?
Yêu cầu HS đọc kỹ bài toán, thảo luận và tóm tắt bài toán
Gợi ý dây nối từ nguồn đến đèn được xen như 2 điện trở mắc nối tiếp
1.Bài tập 1:
Xác định được các bước giảibài 1:
Tính điện trở của dây dẫn
Tính cường độ dòng điện qua dây dẫn
Tóm tắt : l=30m ,S=0,3mm2=0,3.106m2
U=220V
I=? Giải
Điện trở của dây:
R=
Cường độ dòng điện qua dây dẫn:
I=
Bài tập 2
Đọc kỹ đề bài
Tham gia thảo luận tóm tắt bài toán ,nêu cách giải
Tóm tắt: R1=7,5 ; I=0,6 A; U=12V
Đèn sáng bình thường R2=?
l=?
Giải:
Điện trở tương đương đoan mach nối tiếp: R=R1+R2=
Trị số điện trở R2:
R2= R - R1 = 20 - 7,5 = 12,5
Chiều dài dây dẫn:
l=
3.Bài 3:
Tóm tắt: R1=600 R2=900
U=220V l=200m S=0,2mm2
Bài giải:
áp dụng công thức R=
Điện trở của dây Rđ là 17
R12 =
Coi Rđ nt(R1//R2) nên RMN=R12+Rđ
RMN=360+17=377
áp dụng công thức:
Vì R1//R2nên U1=U2=210V
IV. Củng cố:
-Về nhà xem các bài tập đã chữa và làm các bài tập11 SBT
Ngày soạn:
Tiết CT : 12 công suất điện
I Mục đích, yêu cầu:
Kiến thức:
Nêu được ý nghĩa của số oát ghi trên dụng cụ điện
Vận dụng công thức P=U.I để tính một đại lượng khi biết các đại lượng còn lại
Kĩ năng:
Thu thập thông tin
Giáo dục tư tưởng:
Trung thực ,cẩn thận ,yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị:
bóng đèn 12V-3W,12V-6W nguồn điện 12V1 công tắc,1 ampekế,1 vôn kế1 bóng đèn 220V-100W
III. Nội dung bài học:
*Bài củ: HS lên lớp làm bài tập 11-3SBT
* Đặt vấn đề: Khi sử dụng các thiết bị điện cũng có thể chúng hoạt động mạnh yếu khác nhau.Căn cứ vào đâu để xác định mức độ hoạt động mạnh ,yếu khác nhau này?
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS và ghi bảng
TG
Cho HS quan sát một số dụng cụ điện làm TNtrả lời câu hỏi C1
Oát là đơn vị của đại lượng nào?
Số oát ghi trên dụng cụ điện có ý nghĩa gì?
Yêu cầu HS nêu mục tiêu thí nghiệmvà các bước tiến hành thí nghiệm
Yêu cầu tiến hành TN ghi kết quả vào bảng 2
Yêu cầu HS tả lời câu hỏi C4
Công thức tính công suất
Vận dụng định luật Ôm để trả lời câu hỏi C5
Hươngd dẫn HS làm câu C6
Đèn sáng bình thường khi nào?
Đẻ bảo vệ đèn cầu chì được mắc như thế nào?
1Công suất định mức của các dụng cụ điện:
a.Số vôn, số oát trên các dụng cụ điện
-Quan sát và đọc số ghi trên dụng cụ điện
--Chọn 2 bóng đèn làm TN
-Với cùng một hiệu điện thế đèn nào có số oát lớn hơn thì sáng mạnh hơn
Oát P là đơnvị của công suất
1w=1J/1s
File đính kèm:
- Giao an vat li 9(5).doc