I/ MỤC TIÊU
1. Nêu được tác dụng nhiệt của dòng điện: khi có dòng điện chạy qua vật dẫn thông thường thì một phần hay toàn bộ điện năng được biến đổi thành nhiệt năng.
2. phát biểu được định luật Jun – Lenxơ và vận dụng đượ định luật này để giải các bài tập về tác dụng nhiệt của dòng điện.
II/ CHUẨN BỊ
1.Cho mỗi nhóm học sinh:
- Chẩn bị bài mới theo nội dung SGK
2.Cho giáo viên:
- Giáo án, SGK
III/ HOẠT ĐÔNG DẠY HỌC
3 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 951 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Vật lý khối 9 - Nguyễn Trường Sơn - Định luật jun - Lenxơ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 8 Ngày soạn: 29/10/2006
Tiết 16 Ngày dạy: 30/10/2006
BÀI 16: ĐỊNH LUẬT JUN - LENXƠ
I/ MỤC TIÊU
Nêu được tác dụng nhiệt của dòng điện: khi có dòng điện chạy qua vật dẫn thông thường thì một phần hay toàn bộ điện năng được biến đổi thành nhiệt năng.
phát biểu được định luật Jun – Lenxơ và vận dụng đượ định luật này để giải các bài tập về tác dụng nhiệt của dòng điện.
II/ CHUẨN BỊ
1.Cho mỗi nhóm học sinh:
- Chẩn bị bài mới theo nội dung SGK
2.Cho giáo viên:
- Giáo án, SGK
III/ HOẠT ĐÔÄNG DẠY HỌC
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
5ph
- GV cho HS quan sát trực tiếp hoặc giới thiệu hình vẽ các dụng cụ hay thiết bị điện sau: bóng đèn dây tóc, bóng đèn bút thử điện, đèn LED, nồi cơm điện, bàn là, mỏ hàn điện, máy bơm nước, quạt điện, ...
- HS quan sát xong GV đặt câu hỏi:
+ Trong số các dụng cụ hay thiết bị trên, dụng cụ hay thiết bị nào biến đổi điện năng đồng thời thành nhiệt năng và năng lượng ánh sáng. Đồng thời thành nhiệt năng và cơ năng?
+ Trong số các dụng cụ hay thiết bị trên, dụng cụ hay thiết bị nào biến đổi toàn bộ điện năng thành nhiệt năng?
Hoạt động 1: Tìm hiểu sự biến đổi điện năng thành nhiệt năng.
- HS kể tên một vài dụng cụ hay thiết bị biến đổi một phần điện năng thành nhiệt năng.
- HS kể tên một vài dụng cụ hay thiết bị biến đổi toàn bộ điện năng thành nhiệt năng.
- HS thảo luận theo nhóm để trả lời các câu hỏi của GV.
+ Bóng đèn, máy bơm, quạt điện,...
+ Bàn là, nồi cơm điện, mỏ hàn điện, ...
8ph
- GV đặt các câu hỏi gợi ý để HS thảo luận :
+ Xét trường hợp điện năng biến đổi hoàn toàn thành nhiệt năng thì nhiệt lượng toả ra ở dây dẫn điện trở R khi có dòng điện cường độ I chạy qua trong thòi gian t được tính bằng công thức nào?
- Yêu cầu các nhóm thảo luận sau đó viết công thức tính điện năng tiêu thụ theo I, R, t và áp dụng định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng
Hoạt động 2: Xây dựng hệ thức biểu thị định luật Jun – Lenxơ.
Q = I2Rt
- A = I2Rt
15ph
- Đề nghi HS nghiên cứu SGK.
- Tính điện năng A theo biểu thức đã viết trên đây.
-Viết công thức và tính nhiệt lượng Q1 nước nhận được, nhiệt lượng Q2 bình nhôm nhận được để đun sôi nước.
- Từ đó tính nhiệt lương Q = Q1 + Q2 nước và bình nhôm nhận được khi đó và so sánh Q với A.
Hoạt động 3: Xử lí kết quả TN kiểm tra hệ thức biểu thị định luật Jun – Lenxơ.
Đọc phần mô tả TN hình 16.1 SGK và các dữ kiện đã thu được từ TN kiểm tra.
Làm C1.
A = I2Rt =(2,4)2.5.300 = 8640J
Làm C2.
Nhiệt lượng nước nhận được là:
Q1 = C1m1(t2 – t1) = 4200.0,2.9,5 = 7980J
Nhiệt lượng bình nhôm nhận được là:
Q2 = C2m2(t2 – t1) = 880.0,078.9,5 = 652,08J
Nhiệt lượng nước và bình nhôm nhận được là:
Q = Q1 + Q2 = 8632,08J
Làm C3.
A = Q
4ph
- GV thông báo mối quan hệ mà định luật Jun – Lenxơ đề cập tới và đề nghị HS phát biểu định luật này.
- Đề nghị HS nêu tên đơn vị của mỗi đại lượng có mặt trong định luật trên.
Hoạt động 4: Phát biểu định luật Jun – Lenxơ.
Định luật: Nhiệt lượng toả ra ở dây dẫn khi có dòng điện chạy qua tỉ lệ thuận với bình phương cường độ dòng điện, với điện trở của dây dẫn và thời gian dòng điện chạy qua.
III) VẬN DỤNG
8ph
- GV gợi ý:
Hoạt động 5: Vận dung định luật Jun – Lenxơ.
Làm C4
Làm C5
IV/ GHI NHỚ
Nhiệt lượng toả ra ở dây dẫn khi có dòng điện chạy qua tỉ lệ thuận với bình phương cường độ dòng điện, với điện trở của dây dẫn và thời gian dòng điện chạy qua:
Q = I2Rt
V/ HƯỚNG DẪN HOẠT ĐỘNG Ở NHÀ
Hướng dẫn HS làm bài tập C5.
File đính kèm:
- gavl9 t16.doc