Giáo án nâng cao ngữ văn 10- Phú Sông Bạch Đằng

A. Mục tiêu bài học:

Giúp hs:

- Cảm nhận được nội dung yêu nước và tư tưởng nhân văn của bài phú. Nội dung yêu nước thể hiện ở niềm tự hào về chiến công lịch sử, đặc biệt là chiến công thời Trần

- Hiểu ý nghĩa và cảm nhận được vẻ đẹp của những bài thơ.

 B. Tiến trình dạy học

 1. Kiểm tra bài cũ: Phân tích hai câu thơ đầu trong bài thơ “Cảm xúc mùa thu”

 2. Bài mới:

 

doc3 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 4294 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án nâng cao ngữ văn 10- Phú Sông Bạch Đằng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tt kí duyệt: Tuần: Tiết: PHÚ SÔNG BẠCH ĐẰNG (Bạch Đằng giang phú) Trương Hán Siêu. A. Mục tiêu bài học: Giúp hs: Cảm nhận được nội dung yêu nước và tư tưởng nhân văn của bài phú. Nội dung yêu nước thể hiện ở niềm tự hào về chiến công lịch sử, đặc biệt là chiến công thời Trần Hiểu ý nghĩa và cảm nhận được vẻ đẹp của những bài thơ. B. Tiến trình dạy học 1. Kiểm tra bài cũ: Phân tích hai câu thơ đầu trong bài thơ “Cảm xúc mùa thu” 2. Bài mới: Hoạt động của gv và hs Nội dung I. Tìm hiểu chung. 1. Tiểu dẫn: Đọc và nêu nội dung chính của phần này? Thế nào gọi là thể phú? Bố cục? 2. Văn bản (hs đọc bài) Có phải ông khách đã “lướt bể chơi trăng” trên tất cả những địa danh nổi tiếng ấy không? Ví sao? Điều đó chứng tỏ khách là người thế nào? Tiết 1 - Trương Hán Siêu là người có tính tình cương trực, học vấn uyên thâm. Oâng từng giữ nhiều chức quan trọng trong triều đình nhà Trần. Được các vua Trần và nhân dân kính trọng. - Bạch Đằng giang phú được sáng tác khoảng 50 năm sau chiến thắng Bạch Đằng, khi Trương Hán Siêu đã già và có dịp du ngoạn qua vùng Hải Phòng – Quảng Ninh. - Thể phú: là một thể loại tiếp nhận từ văn học Trung Quốc, được phát triển và Việt hóa. Nội dung của phú trước hết là thuật, kể, tả một cách khách quan cảnh vật, sự việc, phong tục, bàn chuyện đời… nhân vật là tưởng tượng, hư cấu, đối đáp giữa chủ – khách, sau đó mới dùng lời lẽ khoa trương cho hấp dẫn, truyền cảm. Phú được viết bằng văn vần, văn xuôi hoặc văn biền ngẫu, bằng chữ Hán hoặc chữ Nôm. - Phú có hai loại chính: phú cổ thể (có trước thời Đường) làm theo lối văn xuôi hoặc văn biền ngẫu. Phú cận thể (phú luật Đường) có vần, đối, luật chặt chẽ. - Bố cục chung của bài phú: gồm 4 đoạn: mở, kể – tả sự vật, bình luận, kết. A. Hình tượng nhân vật khách Nhân vật khách có thể là chính tác giả, cũng có thể là do tác giả sáng tạo ra. Đó là một nhà nho, một viên quan – tướng của triều đình – một nhà thơ – nghệ sĩ tuy đã già nhưng tráng chí bốn phương vẫn còn tha thiết, sôi nổi. Oâng muốn học danh nhân Trung Hoa xưa, đi khắp đất nước để thưởng ngoạn phong cảnh, mở rộng hiểu biết, di dưỡng tâm hồn, sống cuộc đời tự do, phóng khoáng. + Những địa danh ở đoạn đầu mà khách điểm tên và kể rằng đã Cảnh vật vùng sông nước Bạch Đằng hiện lên trong lời kể và cảm xúc của tác giả như thế nào? Phân tích tư thế và diễn biến tâm trạng của khách khi đứng trướn dòng sông lịch sử. Vì sao ông buồn, thương rồi tiếc? Hình ảnh các bô lão địa phương đến gặp vị quan như thế nào? Các hình ảnh, sự kiện, khí thế trận đánh lịch sử đã từng diển ra cách đó gần nửa thé kỉ đã được các bô lão kể – tả như thế nào? từng qua thì hoàn toàn là những điển cố lấy từ văn chương Trung Quốc. Nghĩa là qua đọc sách, tưởng tượng trong sách. Tất cả chỉ để thể hiện tráng chí hải hồ của chim bằng, chim phượng, bậc đại trượng phu tung hoành thiên hạ mà thôi. + Đến đoạn này những địa danh ở cảnh sông Bạch Đằng là những chuyến đi thực sự của Trương Hán Siêu. Hành trình được vẽ với không gian cụ thể: từ Đại Than ngược bến Đông Triều rồi bơi thuyền đến sông Bạch Đằng vào một buổi chiều thu hiu hắt. Cảch vật thiên nhiên hiện ra trước mắt thật bao la, hùng vĩ, hoành tráng của “sóng kình” lớp lớp; biển trời một sắc xanh (Thu thủy cộng trường thiên nhất sắc – Vương Bột). Mặt khác, cảnh vật hai bờ sông lại vắng vẻ, hoang vu, hiu hắt. Những dấu tích chiến trường xưa, theo dòng thời gian, ngày càng hoang phế, điêu tàn: Bờ lau san sát, bến lách đìu hiu Sông chìm giáo gãy, gò đầy xương khô. Đó là nỗi buồn vì cảnh vật hiu quạnh, thương cho những người anh hùng lừng lẫy một thời đã đi vào dĩ vãng và tiếc chỉ còn một vài dấu vết mờ dần theo tháng năm. Đó là cảm hứng hoài cổ thờng gặp trong thi ca viết về lịch sử. Đây có thể còn là nỗi buồn tiếc quá khứ hào hùng, một đi không trở lại, trong hiện tại nhà Trần đã bắt đầu có dấu hiệu đi xuống, sắp bước sang giai đoạn khủng hoảng mà Trương Hán Siêu đã linh cảm trong tâm thức, nay gặp dịp, hé mở trong thơ văn? Giọng văn thể hiện rất phù hợp: vừa sảng khoái. Vừa trầm lắng, vừa hào hùng, vừa bi thiết. B. Câu chuyện của các bô lão bên sông Bạch Đằng (tiết 2) Các bô lão địa phương hồ hỡi đến gặp vị đại quan: kẻ gậy lê chống trước, người thuyền nhẹ bơi sau, đón khách bằng cả hai đường bộ, thủy. Vừa gặp đã chuyện trò, thăm hỏi với thái độ hiếu khách, tôn kính. Sau một câu nhắc lại chiến công xưa của Ngô chúa phá Lưu Hoằng Thao là hào hứng kể lại chiến công buổi Trùng Hưng Nhị thánh bắt Ô Mã của bản triều. + Theo trình tự diễn biến trận đánh, từng cảnh, từng việc hiện ra qua lời kể vắn tắt và rất sinh động như là đang, vừa diễn ra trong hiện tại. Khí thế quân sĩ và vũ khí, trang bị, thuyền bè, cờquạt… tất cả đều mạnh mẽ, oai hùng với khí thế Sát thát, chủ động dụ giặc, chủ động chờ giặc, chủ động tiến công giặc. Tình thế trận đánh quyết liệt, gay go, căng thẳng. Biện pháp khoa trương phóng đại được sử dụng rất đúng lúc: ánh mặt trời, mặt trăng mờ cả trời đất. + Giọng văn hào hứng sôi nổi, khinh bỉ kẻ thù cậy mạnh, hung đồ, lừa dối: nào Lưu Cung, Tất Liệt … tham vọng không cùng, kiêu căng ngạo mạn… đã làm trái lòng trời, lòng người càng chuốc lấy thảm bại mà thôi: tan tác tro bay, hoàn toàn chết trụi Đoạn cuối gồm hai lời bình luận nối tiếp nhau dưới dạng hai bài ca liên ngâm. Nội dung từng bài có gì riêng biệt, có gì chung? … đại tướng Ô Mã Nhi cũng bị quân ta bắt sống. Đó là sự thật là quy luật, là chân lí tất yếu, bất biến cũng như dòng sông Bạch Đằng mãi mãi đổ ra biển rộng. C. Lời bình luận và kết thúc của các bô lão và của khách Lời ca của các bô lão khẳng định chân lí – quy luật thiên nhiên và lịch sử: + Dòng sông Bạch Đằng mênh mông rộng lớn chảy về biển đông. + Kẻ bất nghĩa nhất định bị diệt vong. + Người anh hùng nghìn năm lưu danh. Các bô lão đã khẳng định và ca ngợi sự bất tử của những anh hùng làm nên chiến thắng. Con người quyết định sự phát triển của lịch sử, bên cạnh các yếu tố quan trọng: thiên thời, địa lợi, thời cơ. - Khẳng dịnh đại thắng quân giặc đem lại hòa bình bền vững nghìn năm cho đất nước là người anh hùng, chứ không chỉ nhờ đất hiểm. Đó là chổ thống nhất giữa quan điểm của các bô lão và của khách. - Chỗ khách nhấn mạnh hơn là phẩm chất của người anh hùng không chỉ anh minh sáng chói, có tài chiến lược, chiến thuật, nắm bắt thời cơ mà là ở chỗ đức cao. Phẩm chất đạo đức cao cả, sáng ngời: vua tôi một lòng, vua sáng tôi hiền, cả nước gắng sức thì giặc mới chịu bị bắt, mới làm nên nghiệp lớn. Phẩm chất quan trọng nhất của người anh hùng tài chí hơn người là đạo đức cao quý, là tính nhân văn cao cả, sâu sắc. BẠCH ĐẰNG HẢI KHẨU Nguyễn Trãi. Biển rung gió bấc thế bừng bừng Nhẹ cất buồm thơ lướt Bạch Đằng. Kình ngạc băm vằm non mấy khúc Giáo gươm chìm gãy bãi bao tầng. Quan hà hiểm yếu trời kia đặt, Hào kiệt công danh đất ấy từng. Việc nước quay đầu, ôi đã vắng, Tới dòng ngắm cảnh dạ bâng khuâng.

File đính kèm:

  • doccac hinh thuc ket cau cua van ban thuyet minh.doc