1 -Mục tiêu:
a- Kiến thức :
- Biết được vị trí, vai trò cùa nghề điện dân dụng đối với sản xuất và đời sống.
- Nắm được 1 số thông tin cơ bản về nghề điện dân dụng.
b – Kĩ năng :
- Biết vận dụng lý thuyết vào đời sống thực tiễn.
c – Thái độ :
- Biết làm việc đảm bảo an toàn lao động, có định hướng sau này về nghề nhgiệp.
- Biết tiết kiệm năng lượng điện, góp phần tiết kiệm tài nguyên môi trường.
2 – Chuẩn bị :
T : Tranh ảnh về nghề điện dân dụng.
- Nhgiên cứu SGK và SGV về nội dung bài.
H : Chuẩn bị 1 số bài hát, bài thơ về nghề điện.
3 – Phương pháp :
- Chia nhóm cho H thảo luận.
- Dùng câu hỏi gợi ý cho HS.
4 – Tiến trình :
4.1 – Ổn định tổ chức :
- Kiểm tra sĩ số H.
4.2 - Kiểm tra bài cũ :
- Giới thiệu sơ lược về nội dung chương trình của mô đum : “ Lắp đặt mạng điện trong nhà “
93 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 02/07/2022 | Lượt xem: 301 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án nghề Công nghệ Lớp 9 - Phần: Lắp mạng điện trong nhà - Chương trình cả năm - Lê Thị Diệu, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯƠNG TRUNG HỌC CƠ SỞ SUỐI ĐÁ
LỚP 9
NĂM HỌC : 2008 – 2009
GIÁO VIÊN BỘ MÔN : LÊ THỊ DIỆU
CÔNG NGHỆ 9
LẮP ĐẶT MẠNG ĐIỆN TRONG NHÀ
* Mục tiêu chương :
a- Về kiến thức :
- Biết được vị trí, một số đặc điểm, yêu cầu cơ bản của nghề điện.
- Biết các quy tắc an toàn lao động khi lắp đặt mạng điện trong nhà.
- Biết được 1 số kí hiệu quy ước thông thường trong sơ đồ, khái niệm sơ đồ nguyên lí, sơ đồ lắp đặt của mạch điện cơ bản trong nhà.
- Biết công dụng, cách sử dụng 1 số dụng cụ thường dùng trong lắp đặt mạng điện trong nhà.
- Hiểu qui trình và những yêu cầu kĩ thuật cơ bản của công việc lắp đặt mạng điện trong nhà.
b- Về kĩ năng :
- Biết lắp đặt điện đúng kĩ thuật.
- Nối được dây dẫn điện đúng qui trình.
- Vẽ được sơ đồ nguyên lí và sơ đồ đi dây của 1 số mạch điện đơn giản.
- Lắp đặt được 1 số mạch điện đơn giản của mạng điện trong nhà đúng qui trình và đạt kĩ thuật.
c-Về thái độ :
- Làm việc đúng qui trình, khoa học, đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường.
- Yêu thích hứng thú với công việc.
Tiết 1 :
Ngày dạy :
Tuần 1.
BÀI 1 – GIỚI THIỆU NGHỀ ĐIỆN DÂN DỤNG.
1 -Mục tiêu:
a- Kiến thức :
- Biết được vị trí, vai trò cùa nghề điện dân dụng đối với sản xuất và đời sống.
- Nắm được 1 số thông tin cơ bản về nghề điện dân dụng.
b – Kĩ năng :
- Biết vận dụng lý thuyết vào đời sống thực tiễn.
c – Thái độ :
- Biết làm việc đảm bảo an toàn lao động, có định hướng sau này về nghề nhgiệp.
- Biết tiết kiệm năng lượng điện, góp phần tiết kiệm tài nguyên môi trường.
2 – Chuẩn bị :
T : Tranh ảnh về nghề điện dân dụng.
- Nhgiên cứu SGK và SGV về nội dung bài.
H : Chuẩn bị 1 số bài hát, bài thơ về nghề điện.
3 – Phương pháp :
- Chia nhóm cho H thảo luận.
- Dùng câu hỏi gợi ý cho HS.
4 – Tiến trình :
4.1 – Ổn định tổ chức :
- Kiểm tra sĩ số H.
4.2 - Kiểm tra bài cũ :
- Giới thiệu sơ lược về nội dung chương trình của mô đum : “ Lắp đặt mạng điện trong nhà “
4.3 – Giảng bài mới :
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
* Hoạt động 1 : Giới thiệu bài học.
T : Tổ chức cho H phân thành 5 – 6 nhóm để thi hát, đọc thơ các hành động về nghề điện giữa các nhóm.
* Hoạt động 2 : Tìm hiểu về vị trí, vai trò của nghề điện dân dụng trong sản xuất và đời sống.
T : Đặt câu hỏi cho H trả lời :
- Những đồ dùng nào trong nhà em có sử dụng điện.
- Các thiết bị trong lao động sản xuất có sử dụng điện không ?
- Các đồ dùng điện, thiết bị hỏng ta phải làm gì ?
- Từ đó, T dẫn dắt đi đến kết luận.
Trong sinh hoạt và lao động sản xuất chúng ta sử dụng năng lượng điện phải như thế nào? ( tiết kiệm )
* Hoạt động 3 : Tìm hiểu đặc điểm và yêu cầu của nghề.
- Đối tượng lao động của nghề điện dân dụng là gì ?
( HS trả lời theo hiểu biết của mình ).
T : Cho H đọc mục 2 ;
- Đặt câu hỏi : Theo em, hiểu nội dung lao động nghề điện dân dụng bao gồm mhững lĩnh vực gì ?
- Chia nhóm thảo luận trả lời bài tập ở mục 2.
- Cử đại diện nhóm phát biểu.
T : Bổ sung và kết luận.
( T : Tuyên dương nhóm trả lời tốt ).
T : Cho H đọc mục 3 :
- Đặt câu hỏi :
Theo em, người thợ điện làm việc trong điều kiện như thế nào ?
- HS trả lời :
T : Yêu cầu HS làm bài tập điền dấu theo nhóm.
- Cử đại diện nhóm trả lời.
- Nhóm khác nhận xét.
T – Bổ sung và khẳng định và cho HS ghi vào tập.
T : Chia nhóm yêu cầu HS đọc và thảo luận trả lời các yêu cầu đối với người lao động của nghề điện dân dụng ?
- Cử đại diện nhóm trả lời.
- HS nhận xét.
- T : Bổ sung, đi đến kết luận.
T : Đặt câu hỏi :
- Hiện nay, việc xây dựng nhà ở như thế nào ? ( Phát triển mạnh " nghề điện dân dụng cũng phát triển theo ) ? Hiện nay, ở miền núi, nông thôn có điện đến chưa ?( H trả lời ).
T : Giới thiệu các trường đào tạo nghề điện dân dụng trong tỉnh, ở địa phuơng,
T : Thông báo như SGK / 8.
H cho thêm ví dụ cụ thể.
4.4- Củng cố và luyện tập :
- Em hãy cho biết nội dung lao động của nghề điện dân dụng ?
- Nghề điện dân dụngcó triển vọng phát triển như thế nào ?
- Để trở thành người thợ điện, cần phải phấn đấu và rèn luyện như thế nào ? về học tập và sức khỏe.
( T : Đánh giá, cho điểm )
I – Vai trò, vị trí của nghề điện dân dụng trong sản xuất và đời sống.
- Nghề điện dân dụng phục vụ cho đời sống, sinh hoạt và lao động sản xuất của các hộ tiêu thụ điện.
- Nghề điện dân dụng góp phần đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
II – Đặc điểm và yêu cầu của nghề:
-1 Đối tượng lao động của nghề điện dân dụng :
( Xem SGK / 5 )
2 – Nội dung lao động của nghề điện dân dụng :
* Lắp đặt mạng điện sản xuất và sinh hoạt như :
- Mạng điện chiếu sáng trong nhà.
- Đường dây hạ áp.
* Lắp đặt thiết bị và đồ dùng điện như:
- Máy điều hòa không khí.
- Máy bơm nước.
* Vận hành bảo dưỡng và sửa chữa mạng điện, thiết bị và đồ dùng điện như :
- Sửa chữa quạt điện.
- Bảo dưỡng sửa chữa máy giặt.
3 – Điều kiện làm việc của nghề điện dân dụng :
- Việc lắp đặt đường dây cung cấp điện thường được tiến hành ngoài trời, trên cao, lưu động, nguy hiểm.
- Việc lắp đặt, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị .. được tiến hành trong nhà.
4 – Yêu cầu của nghề điện dân dụng đối với người lao động :
- Các yêu cầu :
- Kiến thức.
- Kĩ năng.
- Thái độ.
- Sức khỏe.
( Xem SGK / 7 )
5 – Triển vọng của nghề :
( SGK / 7 )
6- Những nơi đào tạo nghề :
( SGK/ 8 )
7 – Những nơi hoạt động nghề :
( SGK / 8 )
- Nhận xét tiết học.
4.5 – Hướng dẫn H tự học ở nhà :
Học bài .
Chuẩn bị cho bài sau :
Sưu tầm : “ Các bài mẫu dây dẫn điện, dây cáp điện “.
5 – Rút kinh nghiệm :
Tiết 2 :
Ngày dạy :
Bài 2 :
VẬT LIỆU DÙNG ĐIỆN TRONG LẮP ĐẶT MẠNG ĐIỆN TRONG NHÀ.
4.1 – Ổn định tổ chức 1 - Mục tiêu :
a- Kiến thức :
- Biết được một số vật liệu điện thường dùng trong lắp đặt mạng điện.
- Nắm được công dụng tính năng và tác dụng của từng loại vật liệu.
b – Kĩ năng :
- Yêu thích môn học.
- Biết tiết kiệm vật liệu, biết giữ sức khỏe cho con ngừoi.
2 – Chuẩn bị :
T – 1 số dây dẫn điện và cáp điện.
- 1 số vậït liệu cách điện, dẫn điện và dẫn từ.
- 1 số vật cách điện của mạng điện.
H – Có thể sưu tầm thêm 1 số mẫu về vật liệu của mạng điện.
3 – Phương pháp :
- Dùng mẫu vật cho H thấy và minh họa.
- Cho H thảo luận theo nhóm.
- Dùng câu hỏi phát vấn HS.
4 – Tiến trình :
: KTSS.
4.2 – Kiểm tra bài cũ :
- Nêu nội dung lao động của nghề điện dân dụng là gì ?
- Nghề điện dân dụng có triển vọng như thế nào ?
- Điều kiện làm việc của nghề điện dâ dụng như thế nào ?
4.3 – Giảng bài mới
Hoạt dộng của GV và HS
Nội dung bài học
* Hoạt động1 : Giới thiệu mục tiêu bài học.
T – Giới thiệu mục tiêu bài học.
T – Đặt câu hỏi với HS :
- Ở mạng điện trong nhà có những vật liệu gì ?
( Dây dẫn, thiết bị điện, đồng hồ điện, .)
- Trong bài này, chúng ta sẽ tìm hiểu xem dây dẫn điện có những loại nào, cấu tạo ra sao và cách sử dụng như thế nào ?
* Hoạt động 2: Tìm hiểu dây dẫn điện.
T- Đưa ra 1 số mẫu dây dẫn và cáp cho HS quan sát.
- Đặt câu hỏi : Em hãy phân biệt dây dẫn và cáp.
- Cho H thảo luận và làm bài tập phân loại dây dẫn điện trong SGK.
T : Chú ý HS : “ Lõi “ khác “ Sợi “.
- Cử H trình bày kết quả.
- Để củng cố khái niệm dây dẫn, T cho Hs làm bài tập điền chỗ trống ở mục 1.
T : Yêu cầu HS quan sát.
H 2.2/10 – SGK.
- Dây dẫn điện được bọc cách điện gồm mấy phần ?
Kể tên ? ( lõi, vỏ ).
- Chúng được làm bằng vật liệu gì ? Lõi có đặc điểm gì ? ( Có thể là 1sợi hoặc nhiều sợi ).
T – Giới thiệu thêm có loại dây dẫn có thêm lớp vỏ bảo vệ bên ngoài vỏ cách điện.
T : Sau khi dọn vệ sinh xong chúng ta có nên đốt phần vỏ dây vụn không? Vì sao?
T – Yêu cầu H đọc và trả lời câu hỏi SGK.
- Có phải muốn sử dụng dây dẫn điện bất kỳ nào cho 1 mạng điện không ?
T – Giải thích " Khi chọn dây dẫn điện phải tuân theo thiết kế của mạng điện.
T – Giới thiệu ký hiệu dây dẫn trên bản thiết kế.
T – Yêu cầu giải thích kí hiệu:
M ( 2 × 1,5 ).
- Để an toàn thì khi sử dụng dây dẫn điện cần lưu ý điềugì ?
4.4 – Củng cố và luyện tập :
- Dây dẫn điện thường có mấy loại ?
- Nêu cấu tạo của dây dẫn điện được bọc cách điện ?
Khi bị đứt dây điện, có nên dùng bọc nhựa quấn và đốt không?
I - Dây dẫn điện :
1 – Phân loại :
Bảng 2-1 .Phân loại dây dẫn :
- Dây dẫn trần : d
- Dây dẫn bọc cách điện :
a, b, c.
- Dây dẫn lõi nhiều sợi :
b, c
- Dây dẫn lõi 1 sợi : a
Bài tập : Điền từ :
* Bọc cách điện.
* Nhiều, nhiều.
-2 Cấu tạo dây dẫn điện được bọc cách điện:
- Gồm hai phần.
- Lõi thường làm bằng Cu, Al được tạo thành 1 sợi hoặc nhiều sợi.
- Vỏ cách điện thường bằng cao su, ( PVC ).
* Vỏ gồm 1 lớp hoặc nhiều lớp là ?
3- Sử dụng dây dẫn điện :
- Kí hiệu của dây dẫn bọc cách điện thường là :
M ( n × F)
M : Là lõi đồng.
n : Số lõi dây.
F : Tiết diện lõi ( mm2 ).
- Khi sử dụng dây dẫn điện cần chú ý :
- Kiểm tra vỏ cách điện của dây dẫn để tránh gây tai nạn điện.
- Đảm bảo an toàn khi sử dụng dây dẫn điện nối dài.
4.5 – Hướng dẫn H tự học ở nhà :
Học bài, đọc và tìm hiểu trước phần còn lại của bài.
5 – Rút kinh nhgiệm :
Tiết 3 :
Ngày dạy :
Tuần 3
VẬT LIỆU ĐIỆN DÙNG TRONG NHÀ.
LẮP ĐẶT MẠNG ĐIỆN TRONG NHÀ ( TT )
1- Mục tiêu :
- Mục tiêu 1 số vật liệu điện thường dùng trong lắp đặt mạng điện.
- Biết sử dụng một số vật liệu điện thông dụng.
- Tạo cho các em lòng yêu thích môn học.
2 – Chuẩn bị :
- T : nghiên cứu SGK, SGV.
- H : SGK, tập.
3 – Phương pháp :
- Dùng phương pháp vấn đáp.
- Tạo nhóm cho H thảo luận.
4 – Tiến trình :
4.1 – Ổn định tổ chức :
4.2 – Kiểm tra bài cũ :
- Hãy nêu cách phân loại dây dẫn điện ?
( Dựa vào lớp vỏ cách điện, dây dẫn điện được chia thành dây trần và dây bọc cách điện )
- Trình bày cấu tạo của dây dẫn điện :
( Lõi bằng đồng, ( nhôm ), có phần cách điện, có vỏ bào vệ cơ học.
4.3 – Giảng bài mới :
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài dạy
* Hoạt động 3 :
- Tìm hiểu về dây cáp điện :
T – Giới thiệu khái niệm dây cáp điện như :
- Đưa ra 1 số mẫu dây dẫn và cáp cho H quan sát.
Hỏi : Em hãy phân biệt dây dẫn và cáp ?
- HS thảo luận, trả lời.
- T : Bổ sung.
T – Yêu cầu HS quan sát hình 2 -3/SGK và trả lời câu hỏi :
- Dây cáp điện gồm mấy phần chính ? Kể ra.
- Lõi cáp điện làm bằng vật liệu gì ?
- Vỏ bảo vệ được chế tạo như thế nào ?
T : Cho HS liên hệ thực tế.
Hỏi : Các loại cáp được dùng ở đâu ?
( Truyền tải từ máy phát điện cho hộ đông người, truyền biến áp, . ).
- Vậy cấu tạo và phạm vi sử dụng của cáp đối với mạng điện trong nhà như thế nào ? ( Dùng lắp đặt đường dây hạ áp ).
* Hoạt động 4 :
- Tìm hiểu vật liệu cách điện :
T : Gợi lại kiến thức lớp 8 :
- Vật liệu cách điện phải đạt các yêu cầu nào ? ( Độ cách điện cao, chống ẩm tốt, chịu nhiệt tốt, bền, .)
" Vật liệu cách điện là gì ?
- Cho H thảo luận, trả lời.
- T : Rút ra kết luận.
T – Cho H làm BT – SGK :
- Đánh dấu (× ) vào những ô trống để chỉ những vật cách điện của mạng điện trong nhà ? ( 5 vật liệu, riêng thiếc không )
T – Hỏi : Tại sao trong lắp đặt mạng điện lại phải dùng vật liệu cách điện ?
( H thảo luận )
- T : Nhận xét.
- Những vật liệu cách điện này phải đạt yêu cầu gì ?
- Gọi H trả lời.
- GV : Rút ra kết luận.
4.4 – Củng cố và luyện tập :
- Hãy mô tả cấu tạo của cáp điện và dây dẫn điện của mạng điện trong nhà ?
II – Dây cáp điện :
- Cáp điện bao gồm nhiều dây dẫn được bọc cách điện bên ngoài là vỏ bảo vệ mềm.
1 – Cấu tạo :
- cấu tạo cáp điện : Gồm có lõi cáp, vỏ cách điện và vỏ bảo vệ.
- Lõi cáp thường bằng đồng ( hoạc nhôm )
- Vỏ cách điện làm bằng cao su tự nhiên, cao su tổng hợp, chất PVC
- Vỏ bảo vệ được chế tạo phù hợp với các điều kiện môi trường.
2 – Sử dụng cáp điện :
- Cáp được dùng để lắp đặt đường dây hạ áp dẫn điện từ lưới điện phân phối đến mạng trong nhà.
III – Vật liệu cách điện :
- Vật liệu cách điện là vật liệu dùng để cách li các phần dẫn điện với phần không mang điện khác.
- Dùng vật liệu cách điện đảm bảo an toàn cho mạng và con người.
* Yêu cầu :
- Độ bền cách điện cao.
- Chịu nhiệt tốt.
- Chống ẩm tốt.
- Độ bền cơ học cao.
( HS nêu – T nhận xét )
- So sánh sự khác nhau của dây cáp điện và dây dẫn điện ?
( giống : Đều có lõi bằng đồng ( nhôm )
- Có phần cách điện.
- Có vỏ bảo vệ.
Khác : Cáp điện bao gồm nhiều dây dẫn điện ).
4.5 – Hướng dẫn H tự học ở nhà :
- Học bài – Trả lời câu hỏi cuối bài.
- Đọc tìm hiểu trước bài 3.
5 – Rút kinh nghiệm :
Tiết 4 :
Ngày dạy : 20/9/2007
Tuần 4.
DỤNG CỤ DÙNG TRONG LẮP ĐẶT MẠNG ĐIỆN.
1- Mục tiêu :
+ Biết được công dụng và phân loại số đồng hồ đo điện.
- Biết công dụng của 1 số dụng cụ cơ khí dùng trong lắp đặt điện.
+ Hiểu được tầm quan trọng của đo lường điện trong nghề điện dân dụng.
+ Tạo cho các em có lòng say mê với môn học.
2- Chuẩn bị :
T : Vôn kế, ampe kế, công tơ, đồng hồ vạn năng.
- Thước cuộn, thước cặp, kìm điện, các loại.
3- Phương pháp :
- Dùng phương pháp chia nhóm thảo luận, dùng câu hỏi gợi ý để HS trả lời.
- Dùng vật mẫu mô tả, minh họa.
4- Tiến trình :
4.1 – Ổn định tổ chức : KTSS.
4.2 – Kiểm tra bài cũ :
- Nêu cấu tạo của dây cáp điện ?
( Gồm lõi đồng ( hoặc nhôm ), vỏ cách điện bằng cao su và vỏ bảo vệ )
- Vật liệu cách điện phải đạt những yêu cầu gì ? ( Cách điện cao, chịu nhiệt tốt, chống ẩm tốt, độ bền cơ học cao )
4.3 – Giảng bài mới :
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
* Hoạt động1: giới thiệu bài.
T Giới thiệu mục tiêu bài học.
- Gọi HS kể tên những dụng cụ thợ điện thường dùng trong lắp đặt mạng điện ?
* Hoạt động 2 : Tìm hiểu đồng hồ đo điện :
- Tìm hiểu công dụng của đồng hồ đo điện ?
T – Hãy nêu tên một số đồng hồ đo điện mà em biết ?
T – Hướng dẫn H hoàn thành bảng 3.1.
" Công dụng của đồng hồ đo điện là gì ?
Từ đó, H rút ra kết luận như SGK.
- Phân loại đồng hồ đo điện :
T : Cho H làm bài tập ở bảng 3.2 – SGK.
- Cho HS quan sát 1 số kí hiệu của đồng hồ đo điện trong SGK.
- Sau đó, gấp sách lại điền vào phiếu học tập như bảng ở SGV / 24.
- Điền xong cho H kiểm tra chéo kết quả.
T – Hoàn thiện và kết luận.
- Giải thích kí hiệu ghi trên mặt đồng hồ :
Yêu cầu : Hãy giải thíchkí hiệu ghi trên mặt đồng hồ và tính cấp chính xác của đồng hồ đó ?
Ví dụ : Trên mặt vôn kế có ghi :
V , , 1 , " , 2
- Vôn kế có thang đo 300V, cấp chính xác là 1 thì sai số tuyệt đối lớn nhất là bao nhiêu ?
4.4: Củng cố và luyện tập :
? Nêu công dụng của đồng hồ đo điện.
? Ampe kế được kí hiệu như thế nào ?
Và đại lượng đo của nó là gì ?
I – Đồng hồ đo điện :
1 – Công dụng của đồng hồ đo điện :
Bảng3.1 – SGK / 13.
( trong bảng chỉ có đường kính dây dẫn không phải là đại lượng đo của đồng hồ đo điện )
* Công dụng :
- Đồng hồ đo điện dùng để đo I, U, R,P , A.
- Đồng hồ đo điện giúp phát hiện được những hư hỏng, sự cố kĩ thuật, hiện tượng làm việc không bình thường của mạch điện và đồ dùng điện.
2- Phân loại đồng hồ đo điện :
Bảng 3.2, 3.3 – SGK /14.
3 – Một số kí hiệu của đồng hồ đo điện :
Ví dụ : trên mặt vôn kế có ghi :
V : Vôn kế.
: Cơ cấu đo kiểu từ.
1 : Cấp chính xác cấp 1.
" : Đặt nằm ngang.
2 : Điện áp thử cách điện
2 Kv.
- Sai số tuyệt đối lớn nhất là :
4.5 – Hướng dẫn H tự học ở nhà .
- Học ghi nhớ về đồng hồ đo điện – SGK / 17.
- Làm BT như bảng 3.5 – SGK /17.
( H.Dẫn : Vận dụng kiến thức đã học để làm ).
5 – Rút kinh nghiệm :
Tiết 5:
Ngày dạy : 27/9/2007
Bài 3.
DỤNG CỤ TRONG LẮP ĐẶT MẠNG ĐIỆN ( tt )
1 – Mục tiêu :
a – Kiến thức :
- Biết được công dụng và phân loại một số đồng hồ đo điện .
- Biết công dụng 1 của số dụng cụ cơ khí dùng trong lắp đặt điện .
b- Kỹ năng :
- Hiểu được tầm quan trọng của đo lường điện trong nghề điện dân dụng.
c- Thái độ :
- Tạo cho các em có lòng say mê với môn học.
- Biết giữ vệ sinh, sức khỏe khi sử dụng dụng cụ cơ khí trong lắp đặt mạng điện.
2 – Chuẩn bị :
T : nghiên cứu SGK, SGV.
H : Tập , dụng cụ học tập.
3 – Vận dụng :
- Dùng phương pháp vấn đáp, tạo nhóm có thể 2 em để làm bài tập.
4 - Tiến trình :
4.1 – Ổn định tổ chức : KTSS.
4.2 – KTBC :
- Nêu cấu tạo của dây cáp điện ?
( Lõi,vỏ cách điện , vỏ bảo vệ )
- Kể tên các loại đồng hồ đo điện và công dụng của mỗi loại ?
( Vôn kế, ampe kế, Ôm kế, oat kế .Đo U, I, R ).
4.3 – Giảng bài mới :
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
HĐ3 : Tìm hiểu dụng cụ cơ khí dùng trong lắp đặt mạng điện .
T : Đặt câu hỏi : Khi lắp đặt mạng điện ngoài vật liệu và thiết bị điện người ta còn dùng những dụng cụ nào?
T : Chia nhóm cho H thảo luận điền vào ô trống bảng 3 – 4.
T : Quan sát, theo dõi các nhóm làm việc và nhận xét kết quả thảo luận của các nhóm.
H : Chia nhóm, thảo luận và báo cáo kết quả " ghi vở.
- Dụng cụ cơ khí gồm có những dụng cụ gì ?
Nếâu lựa chọn các dụng cụ cơ khí không phù hợp khi lắp đặt mạng điện thì sao ? ( Hiệu quả không cao ).
T : Lưu ý cho HS nếu dùng mũi khoan cần sử dụng đúng cách , đúng vị trí.
Nếu trong khi khoan bụi sắt, đồng rơi em phải làm gì? ( Cần phải hứng những vụn sắt và dọn vệ sinh )
II – Dụng cụ cơ khí :
- Dụng cụ cơ khí dùng trong lắp đặt mạng điện gồm : Kìm, búa, khoan, tua vít, thước, .
* Công dụng của từng dụng cụ :
a- Thước : Đo kích thước, khoảng cách.
b- Thước cặp : Đo đường kính dây dẫn ,.
c- Panme : Dụng cụ đo chính xác đường kính dây dẫn ,.
d- Tuốc nơ vít : Tháo lắp ốc
( loại 4 cạnh và 2 cạnh )
e – Búa : Dùng để đóng
f- Cưa : Cắt ống nhựa, kim loại.
g- Kìm : Cắt dây, tuốt dây, giữ dây khi nối.
h- Khoan máy : Dùng khoan lỗ lắp đặt dây dẫn ,..
* Khi sử dụng dụng cụ cơ khí đúng cách theo công dụng thì sẽ đạt hiệu quả cao.
4.4 –Củng cố và luyện tập :
- Dụng cụ cơ khí gồm những dụng cụ nào ? Kể ra. ( Kìm, búa, thước , cưa, khoan, máy,. )
- Nếu chọn và sử dụng các dụng cụ lao động đúng thì sẽ như thế nào ? Sau khi sư ûdụng chúng xong em phải làm gì?
( Đạt hiệu quả cao )
4.5 – Hướng dẫn H tự học ở nhà :
Học bài – Làm BT cuối bài /17.
Hướng dẫn : Đo R ta dùng gì ?
- Ampe kế được mắc như thế nào với mạch điện cần đo ?
- Đồng hồ vạn năng có đo được điện áp và R của mạch hay không ?
5 – Rút kinh nghiệm :
Tiết4 .
Ngày dạy :
Tuần 4
Bài 4.
THỰC HÀNH : SỬ DỤNG ĐỒNG HỒ ĐO ĐIỆN
- Mục tiêu :
a- Kiến thức :
- Biết công dụng, cách sử dụng một số đồng hồ đo điện thông dụng.
b- Kỹ năng :
- Đo được điện năng tiêu thụ của mạch điện.
c- Thái độ :
- Làm việc cẩn thận, khoa học và an toàn.
- Biết tiết kiệm điện năng, lắp đặt mạch điện đúng qui trình.
2 – Chuẩn bị :
HS mỗi nhóm :
-1 Ampe kế điện từ ( thang đo 1A )
- 1 vôn kế điện từ ( thang đo 300V )
- Oát kế, Ôm kế, đồng hồ vạn năng, công tơ điện.
- ( Kìm điện, tua vít, bút thử điện , dây dẫn )
3 – Phương pháp :
- Tạo nhóm thảo luận.
- Phương pháp vấn đáp, đàm thoại.
4 – Tiến trình :
4.1 – Ổn định tổ chức : KTSS.
4.2 – KTBC.
- Kể tên và công dụng của các loại dụng cụ cơ khí dùng trong lắp đặt mạng điện ?
( Búa để đóng , kìm để cắt dây, tuốt dây và giữ dây khi nối )
4.3 – Giảng bài mới :
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
HĐ1 : Chuẩn bị và nêu yêu cầu bài thực hành.
T : Nêu mục tiêu bài thực hành và giới thiệu các dụng cụ, thiết bị cần thiết cho tiết thực hành.
HĐ2 : Tìm hiểu đồng hồ đo điện .
T : Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đồng hồ đo theo các nội dungtrong SGK.
Yêu cầu các nhóm thảo luận nội dung thực hành trên.
T : Phát dụng cụ và thảo luận nhóm.
- Báo cáo kết quả thảo luận của nhóm.
( Gọi đại diện nhóm )
- Đại diện nhóm khác nhận xét.
Khi mắc nối tiếp thiết bị điện cần phải lắp đặt như thế nào? ( Đúng qui trình, sử dụng điện hợp lý )
T : Khẳng định lại.
- Trên mặt đồng hồ kí hiệu gì ?
I – Dụng cụ, vật liệu và thiết bị :
( SGK /18 )
II- Nội dung và trình tự thực hành.
1 – Tìm hiểu đồng hồ đo điện :
a- Ampe kế :
- Kí hiệu : A
- Đại lượng đo : Cường độ dòng điện.
- Thang đo.
+ GHĐ : 5A ; ĐCNN : 0,1A.
+ GHĐ :1A ; ĐCNN : 0,2A.
- Vỏ bảo vệ : Bằng nhựa cách điện, mặt có đồng hồ chỉ giá trị cường độ dòng điện.
- Sử dụng : Mắc nối tiếp thiết bị điện.
b- Vôn kế :
- Kí hiệu : V
- Đại lượng đo : Hiệu điện thế
Thang đo :
GHĐ : 12V - ĐCNN : 0,2V.
GHĐ : 36V - ĐCNN : 0,6V.
Vỏ bảo vệ bằng nhựa cách điện .
- Sử dụng : Mắc song song với thiết bị điện.
c- Đồng hồ vạn năng :
- Kí hiệu : A – V - Ω
- Đại lượng đo : I, U, R
- Thang đo
Vỏ bảo vệ bằng nhựa cách điện , mặt trên có đồng hồ chỉ giá trị của các đại lượng đo.
4.4 – Củng cố và luyện tập :
- T nhận xét thái độ và kết quả thảo luận của học sinh.
- T gọi H nhắc lại các đại lượng đo của mỗi loại đồng hồ đo điện .
- T nhắc lại về giáo dục bảo vệ môi trường.
4.5 – Hướng dẫn H tự học ở nhà :
- Đọc tìm hiểu trước cách đo điện trở bằng đồng hồ vạn năng.
5 – Rút kinh nghiệm :
Tiết 5
Ngày dạy :
Tuần 5.
BÀI 4 – THỰC HÀNH SỬ DỤNG ĐỒNG HỒ ĐO ĐIỆN ( TT )
a- Mục tiêu :
1-Kiến thức :
- Biết công dụng, cách sử dụng một số đồng hồ đo điện.
b – Kỹ năng :
- Đo được điện trở bằng đồng hồ vạn năng.
c- Thái độ :
- Làm việc khoa học, cẩn thận, an toàn.
2 – Chuẩn bị :
T : Đồng hồ vạn năng, bóng đèn.
H : Mẫu báo cáo.
3 – Phương pháp :
- Phương pháp trực quan , phương pháp diễn giải.
4.1- Ổn định lớp : KTSS.
4.2 – Kiểm tra bài cũ :
- Kể tên các loại đồng hồ đo điện và nêu đại lượng đo của mỗi loại.
(Am pe kế, vôn kế,oat kế,I, U, R,)
4.3 –Giảng bài mới :
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
HĐ3 : Sử dụng đồng hồ đo điện .
T : Cho HS quan sát đồng hồ vạn năng.
Hãy mô tả cấu tạo ngoài của đồng hồ vạn năng.
T : Hướng dẫn HS cách sử dụng đồng hồ vạn năng.
-Vặn núm điều chỉnh để lựa chọn đại lượng cần đo.
- Chập 2 đầu dây que đo và điều chỉnh để kim chỉ về số 0 của thang đo.
- Chạm 2 đầu que đo vào vật cần đo, không để chạm tay vào vật hoặc que đo vì điện trở người gây sai số.
- Kim chỉ giá trị bao nhiêu ¨ điện trở của vật.
Lưu ý : Khi đo phải bắt đầu từ thang đo lớn nhất rồi giảm dần đến khi có kết quả phù hợp ( GV
File đính kèm:
- giao_an_nghe_cong_nghe_lop_9_phan_lap_mang_dien_trong_nha_ch.doc