Giáo án nghề Công nghệ Lớp 9 - Phần: Lắp mạng điện trong nhà - Tiết 31: Kiểm tra an toàn mạng điện trong nhà

I . MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức: - Hiểu được sự cần thiết phải kiểm tra an toàn mạng điện trong nhà.

 - Hiểu được cách kiểm tra an toàn của dây dẫn, thiết bị điện và đồ dùng điện.

2. Kỹ năng: - Kiểm tra dây dẫn, thiết bị điện và đồ dùng điện.

3. Thái độ: - Làm việc cẩn thận, chính xác, khoa học và đảm bảo an toàn.

 - Giáo dục cho học sinh ý thức thói quen, hành vi sống vì mọi người, vì cộng đồng.

II. AN TOÀN:

 - Giáo dục cho học sinh chỉ được kiểm tra khi đã cắt điện.

III . CHUẨN BỊ:

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Nội dung : Nghiên cứu nội dung bài 12 SGK+SGV, đọc tài liệu tham khảo liên quan.

- Đồ dùng dạy học : Mẫu dây dẫn điện còn mới và đã cũ, một số thiết bị đóng cắt, bảo vệ và lấy điện còn tốt và bị hư hỏng; bút thử điện, điện kế vạn năng.

2. Chuẩn bị của học sinh

- Nội dung : Đọc trước bài 12 SGK, sưu tầm một số thiết bị điện như: công tắc, cầu chì, cầu dao, đui đèn còn tốt và bị hư.

- Đồ dùng học tập :

IV . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

1. Ổn định.

2. Kiểm tra bài cũ. HS1: Thế nào là hình thức lắp đặt mạng điện kiểu nổi và kiểu ngầm? Nêu ưu nhược điểm các hình thức đó?

 HS2: Khi lắp đặt mạng điện kiểu nổi cần chú ý những gì?

3. Giới thiệu bài: Để mạng điện trong nhà sử dụng được an toàn và hiệu quả, chúng ta cần phải kiểm tra mạng điện theo định kỳ và tiến hành thay thế hoặc sửa chữa các bộ phận, thiết bị hư hỏng nhằm phòng ngừa các sự cố đáng tiếc xảy ra, đảm bảo an toàn cho người và tài sản. Vậy cách kiểm tra như thế nào để biết mạng điện trong nhà có an toàn không? Chúng ta cùng học bài “Kiểm tra an toàn mạng điện trong nhà”.

 

doc3 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 04/07/2022 | Lượt xem: 211 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án nghề Công nghệ Lớp 9 - Phần: Lắp mạng điện trong nhà - Tiết 31: Kiểm tra an toàn mạng điện trong nhà, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 12: KIỂM TRA AN TOÀN MẠNG ĐIỆN TRONG NHÀ Ngày soạn : 06/05/08 Tuần : 33 Ngày dạy : 08/05/08 Tiết : 31 I . MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Hiểu được sự cần thiết phải kiểm tra an toàn mạng điện trong nhà. - Hiểu được cách kiểm tra an toàn của dây dẫn, thiết bị điện và đồ dùng điện. 2. Kỹ năng: - Kiểm tra dây dẫn, thiết bị điện và đồ dùng điện. 3. Thái độ: - Làm việc cẩn thận, chính xác, khoa học và đảm bảo an toàn. - Giáo dục cho học sinh ý thức thói quen, hành vi sống vì mọi người, vì cộng đồng. II. AN TOÀN: - Giáo dục cho học sinh chỉ được kiểm tra khi đã cắt điện. III . CHUẨN BỊ: 1. Chuẩn bị của giáo viên Nội dung : Nghiên cứu nội dung bài 12 SGK+SGV, đọc tài liệu tham khảo liên quan. Đồ dùng dạy học : Mẫu dây dẫn điện còn mới và đã cũ, một số thiết bị đóng cắt, bảo vệ và lấy điện còn tốt và bị hư hỏng; bút thử điện, điện kế vạn năng. 2. Chuẩn bị của học sinh Nội dung : Đọc trước bài 12 SGK, sưu tầm một số thiết bị điện như: công tắc, cầu chì, cầu dao, đui đèn còn tốt và bị hư. Đồ dùng học tập : IV . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1. Ổn định. 2. Kiểm tra bài cũ. HS1: Thế nào là hình thức lắp đặt mạng điện kiểu nổi và kiểu ngầm? Nêu ưu nhược điểm các hình thức đó? HS2: Khi lắp đặt mạng điện kiểu nổi cần chú ý những gì? 3. Giới thiệu bài: Để mạng điện trong nhà sử dụng được an toàn và hiệu quả, chúng ta cần phải kiểm tra mạng điện theo định kỳ và tiến hành thay thế hoặc sửa chữa các bộ phận, thiết bị hư hỏng nhằm phòng ngừa các sự cố đáng tiếc xảy ra, đảm bảo an toàn cho người và tài sản. Vậy cách kiểm tra như thế nào để biết mạng điện trong nhà có an toàn không? Chúng ta cùng học bài “Kiểm tra an toàn mạng điện trong nhà”. Nội dung kiến thức Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Kiểm tra dây dẫn điện. Hoạt động 1: Tìm hiểu cách kiểm tra dây dẫn điện. Gv hướng dẫn học sinh cách kiểm tra đường dây dẫn điện bên ngoài vào nhà. Gv thực ra vấn đề quản lý và sửa chữa đường dây điện ngoài nhà thuộc trách nhiệm của các ban quản lý điện cơ sở. Nhưng để góp phần vào việc phát hiện những hiện tượng có thể gây ra sự cố cho mạng điện, chúng ta có thể quan sát, phát hiện và báo cho những người có trách nhiệm kịp thời sử lí. Gv để hướng dẫn học sinh có thể tham giavào việc phát hiện những hiện tượng, sự cố đường dây ngoài trời. Gv? Em hãy mô tả đường dây dẫn điện vào nhà em là loại dây gì? Có bị trùng, bị võng xuống không? Gv? Đường dây dẫn điện vào nhà emcó gần cây cối không? Nếu đường dây dẫn điện gần các cành cây thì có an toàn không? Nếu không an toàn thì phải xử lí như thế nào? Gv giáo dục cho học sinh ý thức, thói quen, hành vi sống vì mọi người, vì lợi ích công cộng. Gv? Dây dẫn điện trong nhà có nên dùng dây trần không? Tại sao? Em hãy kiểm tra xem dây dẫn điện có cũ không? Có những vết nứt và hở cách điện không? Nếu có cần xử lý như thế nào? Gv lưu ý cho học sinh dây dẫn không được buộc lại với nhau để tránh làm nhiệt độ tăng, có thể hỏng lớp cách điện. Hs lắng nghe và ghi nhớ thông tin. - Dây dẫn vào căn hộ có vỏ cách điện 4 ly (mm2) lõi đồng; 6 ly lõi nhôm cho phép I 35 A đi qua. - nếu gẫn cành cây thì không an toàn vì mưa gió cành gãy gây đứt dây điện . . . chặt quang các cành gần dây dẫn điện. - Không nên dùng dây trần vì rất nguy hiểm. Hs lắng nghe, quan sát cách kiểm tra dây dẫn. 2. Kiểm tra cách điện của mạng điện. Hoạt động 2: Tìm hiểu cách kiểm tra cách điện của mạng điện. Gv hướng dẫn học sinh kiểm tra cách điện mạng điện của lớp và trường học bằng cách kiểm tra các ống luồn dây dẫn xem có chắc chắn hay bị giập vỡ không nếu bị dập vỡ thì phải thay thế. Hs quan sát giáo viên thao tác mẫu. 3. Kiểm tra thiết bị điện. Hoạt động 3: Tìm hiểu cách kiểm tra thiết bị điện. Gv? Mạng điện trong nhà có những loại thiết bị gì? Thường được lắp ở đâu? Gv yêu cầu học sinh hoàn thành phiếu học tập cách khắc phục cột B cho các trường hợp cột A. Gv gọi một nhóm lên trình bày, nhóm khác bổ sung, nhận xét giáo viên kết luận và chú ý: - Cầu chì lắp ở dây pha, có lắp đậy, vỏ không bị sứt, vỡ, dây chì đúng yêu cầu kỹ thuật. - Công tắc không bị sứt vỡ, vị trí đóng cắt đúng chiều. - Ổ cắm điện không đặt nơi ẩm ướt, quá nóng, quá nhiều bụi. - Phích cắm điện không bị vỡ vỏ cách điện, các chốt phải chắc chắn. . . Hs kể tên một số loại thiết bị điện trong gia đình. Hs thảo luận nhóm hoàn thành bài tập SGK vào phiếu học tập. Hs lắng nghe thông tin. 4. Kiểm tra đồ dùng điện. Hoạt động 4: Tìm hiểu cách kiểm tra đồ dùng điện. Gv đưa ra một số đồ dùng điện không đảm bảo an toàn như hỏng dây dẫn, phích cắm, bị rò điện. giáo viên hướng dẫn cách kiểm tra các đồ dùng điện. - Dùng bút thử điện kiểm tra. - Xem xét các bộ phận cách điện bằng cao su, chất dẻo, thuỷ tinh phải nguyên vẹn không sứt vỡ. - Dây dẫn điện không bị hở cách điện, không bị rạn nứt, kiểm tra kỹ các chỗ nối vào phích cắm và chỗ nối vào đồ dùng điện. Gv thao tác mẫu cách kiểm tra cho học sinh quan sát và lưu ya cho học sinh cách sử lý các tình huống xảy ra. Gv gọi một vài học sinh lên kiểm tra một số thiết bị điện, đồ dùng điện mà giáo viên chuẩn bị trước. Hs lắng nghe giáo viên giới thiệu cách kiểm tra các đồ dùng điện. Hs quan sát giáo viên thao tác mẫu cách kiểm tra các đồ dùng điện. Hs lên kiểm tra một số thiết bị điện, đồ dùng điện theo yêu cầu của giáo viên. Hoạt động 5: Tổng kết – Dặn dò - Tổng kết : Gv nhận xét rút kinh nghiệp giờ học. - Dặn dò: Gv hướng dẫn học sinh chuẩn bị dụng cụ vật liệu thiết bị cần thiết giờ sau kiểm tra 45 phút thực hành.

File đính kèm:

  • docgiao_an_nghe_cong_nghe_lop_9_phan_lap_mang_dien_trong_nha_ti.doc
Giáo án liên quan