Giáo án Sinh học 11 bài 8: Quang hợp ở thực vật

Bài 8. QUANG HỢP Ở THỰC VẬT

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức

 Sau khi học xong bài này, học sinh cần:

 Nêu được khái niệm quang hợp.

 Nêu được vai trò của quá trình quang hợp ở thực vật.

 Trình bày được cấu tạo (đặc điểm về hình thái và giải phẫu) của lá thích nghi với chức năng quang hợp.

 Liệt kê các sắc tố quang hợp, nơi phân bố trong lá và nêu chắc năng của sắc tố quang hợp.

2. Kỹ năng

 Biết khai thác kiến thức từ tranh vẽ.

 Hoạt động theo nhóm.

 Tư duy lôgic.

 

doc3 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 21247 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 11 bài 8: Quang hợp ở thực vật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn Ngày giảng Tiết: Tuần: Bài 8. QUANG HỢP Ở THỰC VẬT Mục tiêu: 1. Kiến thức Sau khi học xong bài này, học sinh cần: Nêu được khái niệm quang hợp. Nêu được vai trò của quá trình quang hợp ở thực vật. Trình bày được cấu tạo (đặc điểm về hình thái và giải phẫu) của lá thích nghi với chức năng quang hợp. Liệt kê các sắc tố quang hợp, nơi phân bố trong lá và nêu chắc năng của sắc tố quang hợp. 2. Kỹ năng Biết khai thác kiến thức từ tranh vẽ. Hoạt động theo nhóm. Tư duy lôgic. Phương tiện dạy học: Siêu tầm tranh ảnh liên quan đến bài học. Các hình vẽ H 8.1, H 8.2, H 8.3 SGK. Phương pháp giảng dạy: Trực quan, hỏi đáp, thảo luận, giải thích tìm tòi bộ phận. Lên lớp: Ổn định lớp Giới thiệu thầy cô dự giờ (nếu có). Kiểm tra bài cũ: Giảng bài mới: Dẫn nhập: Nguồn thức ăn và năng lượng cần để duy trì sự sống trên trái đất bắt nguồn từ đâu ? (Từ quang hợp). Vậy quang hợp là gì ? Ta vào… Bài 8. QUANG HỢP Ở THỰC VẬT Hoạt động thầy giáo Hoạt động học sinh Nội dung - Yêu cầu HS quan sát H 8.1 và cho biết quang hợp ở thực vật là gì ? - Yêu cầu 1 HS viết công thức tổng quát của quá trình quang hợp ở thực vật ? - Sau khi các sản phẩm được tạo ra từ quá trình quang hợp, nó sẽ đi đâu và làm gì ? - Yêu cầu HS cho ví dụ ? - Quang hợp diễn ra chủ yếu bộ phận nào của cây ? * Yêu cầu HS đọc phần II.1 và quan sát H 8.2 và mô tả đặc điêm cấu tạo bên ngoài, bên trong của lá thích nghi với chức năng quang hợp ? - Cấu tạo bên ngoài ? - Về cấu tạo bên trong ? - (GV cần giải thích và chỉ ra các vị trí của các mô để học sinh biết thêm) - Quan sát H 8.3 và mô tả cấu tạo của lục lạp thích nghi với chức năng quang hợp ? - Tại sao lá có màu xanh ? - Diệp lục có mấy loại ? - Đó là những loại nào ? - Chức năng của từng loại đó ? - Trong tự nhiên lá cây có rất nhiều màu sắc khác nhau. Đó là do sắc tố quang hợp nào ? Có mấy loại sắc tố quang hợp ? - Chức năng của chúng ? * Yêu cầu HS viết sơ đồ quá trình truyền và chuyển hoá NLAS trong lá ? * HS quan sát H 8.1, thảo luận và trả lời: - Cung cấp cho các hoạt đông sống của cây và các hoạt động sống khác trên trái đất. - lá là cơ quan quang hợp chủ yếu ngoài ra còn có vỏ thân, đài hoa và quả xanh... * HS nghiên cứu và quan sát H 8.2 thảo luận và mô tả lại: * HS thảo luận và trả lời: - Vì có các hệ sắc tố quang hợp. (màu lục: Chlorophin) - Có 2 loại: DLa , DLb - Carôtênôit: có 2 loại: carôtên và xantôphin. I. Khái niệm về quang hợp ở thực vật : 1. Khái niệm : - Là quá trình năng lượng mặt trời đước diệp lục hấp thụ để tạo ra cacbohđrat và ôxi từ CO2 và H2O. - Công thức tổng quát: 6CO2 + 12H2O ASMT Diệp lục C6H12O6 + 6O2 + 6H2O 2. Vai trò của quang hợp : - Quang hợp có 3 vai trò chính: + Sản phẩm quang hợp là nguồn chất hữu cơ làm thức ăn cho mọi sinh vật trên hành tinh và là nguyên liệu cho công nghiệp, dược liệu chữa bệnh. + Quang năng chuyển hoá thành hoá năng trong sản phẩm quang hợp. Đây là nguồn NL duy trì sự sống của sinh giới. + Quan ghợp điều hoà không khí: giải phóng O2 và hấp thụ CO2 II. Lá là cơ quan quang hợp : 1. Hình thái giải phẫu của lá thích nghi với chức năng quang hợp: a. Đặc điểm hình thái, giải phẩu bên ngoài: - Diện tích bề mặt lá lớn giúp hấp thụ được nhiều tia sáng. - Trong lớp biểu bì của mặt lá có khí khổng giúp khí CO2 khuếch tán vào bên lá vào lục lạp. - Phiến lá mỏng thuận lợi cho lá khuếch tán ra vào dễ dàng. b. Đặc điểm hình thái, giải phẫu bên trong: - Hệ gân lá có mạch dẫn xuất phát từ bó mạch ở cuống lá đi đến tận từng tế bào nhu mô của lá. Nhờ vậy mà nước và các ion khoáng đến từng tế bào để thực hiện quang hợp. Vận chuyển sản phẩm quang hợp ra khỏi lá. - Các tế bào chứa lục lạp phân bố nhiều trong mô giậu và mô xốp của phiến lá. Các tế bào mô giậu xếp xít nhau, nằm ngay dưới lớp tế bào biểu bì trên của lá. Giúp cá phân tử sắc tố hấp thụ trực tiếp được ánh sáng chiếu lên mặt lá. - Các mô khuyết phân bố gần mặt đưới của lá, các tế bào mô khuyết phân bố cách nhau tạo nên các khoảng rỗng, tạo điều kiện thuận lợi cho sự trao đổi khí trong quang hợp. 2. Lục lạp là bào quan quang hợp : - Màng tilacôit là nơi phân bố hệ sắc tố quang hợp, nơi xảy ra các phản ứng sáng. - Xoang tilacôit là nơi xảy ra các phản ứng quang phân li nước và quá trình tông hợp ATP trong quang hợp. - Chất nền (Strôma) của lục lạp là nơi diễn ra các phản ứng của pha tối quang hợp. 3. Hệ sắc tố quang hợp : - Diệp lục (sắc tố xanh): + Diệp lục a : Có chức năng chuyển hoá NLAS thành NLHH trong ATP, NADPH. + Diệp lục b : Có chức năng truyền NLAS. - Carôtênôit (sắc tố đỏ, dacam, vàng): Carôtên và xantôphyl:có chức năng truyền NLAS tới DLa NLAS→ Carôtênôit → DLb → DLa → DLa (ở vị trí trung tâm)→ATP, NADPH 5. Củng cố: HS đọc và nhờ phần tóm tắt in nghiêng trong khung ở cuối bài. 6. Bài tập về nhà: Hoàn thành các câu hỏi sau bài học trong SGK, SBT.

File đính kèm:

  • docbai 8.doc
Giáo án liên quan