Giáo án Ngữ Văn 10 – Ban cơ bản

A. Mục tiêu cần đạt:

- Nắm được những kiến thức chung nhất, tổng quát nhất về hai bộ phận của văn học Việt Nam.

- Nắm vững hệ thống vấn đề về:

 + Thể loại của văn học Việt Nam

 + Con người trong văn học Việt Nam

- Bồi dưỡng niềm tự hàovề truyền thống văn hóa của dân tộc, có thái độ nghiêm túc, lòng say mê với văn học Việt Nam.

B. Phương tiện thực hiện:

- SGK, SGV.

- Các tài liệu về lịch sử văn học Việt Nam.

C. Phương pháp:

- Kết hợp các phương pháp gợi tìm, kết hợp với các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.

D. Tiến trình lên lớp:

 1. Ổn định:

 2. Kiểm tra bài cũ: Không.

 3. Bài mới:

 

doc236 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1235 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ Văn 10 – Ban cơ bản, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 1.8.2009 Tiết: 1,2 TỔNG QUAN VĂN HỌC VIỆT NAM A. Mục tiêu cần đạt: - Nắm được những kiến thức chung nhất, tổng quát nhất về hai bộ phận của văn học Việt Nam. - Nắm vững hệ thống vấn đề về: + Thể loại của văn học Việt Nam + Con người trong văn học Việt Nam - Bồi dưỡng niềm tự hàovề truyền thống văn hóa của dân tộc, có thái độ nghiêm túc, lòng say mê với văn học Việt Nam. B. Phương tiện thực hiện: - SGK, SGV. - Các tài liệu về lịch sử văn học Việt Nam. C. Phương pháp: - Kết hợp các phương pháp gợi tìm, kết hợp với các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi. D. Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định: 2. Kiểm tra bài cũ: Không. 3. Bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt Tiết 1: * Hoạt động 1: GV chia học sinh thành 4 nhóm, hướng dẫn học sinh đọc và tóm tắt nội dung phần 1 & 2 của bài học ® GV mời đại diện các nhóm trả lời câu hỏi. 1) Bài Tổng quan văn học Việt Nam có những nội dung cơ bản nào? Em hãy cho biết các bộ phận hợp thành của Văn học Việt Nam? 2) Văn học dân gian do ai sáng tác và lưu truyền bằng hình thức nào? Những thể loại và đặc trưng của văn học dân gian? 3) Văn học viết là bộ phận văn học xuất hiện vào thời điểm nào? Những đặc điểm cơ bản về: tác giả, hình thức lưu truyền , chữ viết, thể loại của văn học viết? 4) Văn học VN phát triển qua mấy thời kỳ? Các thời đại lớn của văn học VN? 5) Văn học trung đại được hình thành và phát triển trong bối cảnh văn hóa, văn học ntn? ? Vì sao văn học từ thế kỷ X® hết TKXIX có sự ảnh hưởng của VH Trung Quốc? ? Hãy chỉ ra một vài tác phẩm tác giả tiêu biểu của nền văn học trung đại? Tiết 2: 6) Văn học hiện đại phát triển trong hoàn cảnh nào? Quá trình phát triển và những thành tựu cơ bản của văn học hiện đại? (GV có thể giúp hsinh hiểu thêm sự thay đổi từ văn học trung đại bằng việc giải thích thêm về hoàn cãnh lịch sử từ đầu TKXX ®1975, đồng thời cho hsinh lấy ví dụ minh họa về thành tựu của các thời kỳ VH). Hảy nêu một vài tác giả, tác phẩm tiêu biểu? Hoạt động 3: GV cho hsinh ở các nhóm vẽ sơ đồ về các bộ phận của VHVN để củng cố kiến thức, sau khi đã tìm hiểu nội dung (I&II) của bài học. Hoạt động 4: GV cho hsinh trao đổi và phát biểu theo các câu hỏi sau: 1. Theo em đối tượng của VH là gì? 2. Hình ảnh con người VN được thể hiện trong VH qua những mối quan hệ nào? 3. Nêu những biểu hiện cụ thể về hình ảnh con người VN qua từng mối quan hệ? Lấy ví dụ minh hoạ. Hoạt động 5: * Hsinh đọc hoặc phát biểu phần ghi nhớ trong sgk để củng cố bài học. * Bài tập vận dụng (về nhà): Phân tích hình ảnh con người VN trong mối quan hệ với thế giới tự nhiên qua bài ca dao: Anh đi anh nhớ quê nhà Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương I. Các bộ phận hợp thành của VHVN: 1. Văn học dân gian: - Là sáng tác tập thể và truyền miệng của nhân dân lao động. - Thể loại: ( SGK ) - Đặc trưng tiêu biểu: + Tính truyền miệng. + Tính tập thể. + Tính thực hành. 2. Văn học viết: - Là sáng tác của trí thức được ghi lại bằng chữ viết, tác phẩm văn học mang dấu ấn tác giả. - Các hình thức chữ viết: chữ Hán, chữ Nôm, chữ quốc ngữ. - Thể loại của văn học viết đa dạng và phong phú. II. Quá trình phát triển của văn học Việt Nam (các thời đại lớn của VHVN): 1. Văn học trung đại (TKX® XIX) - Hình thành và phát triển trong khoảng 10 thế kỉ, gắn liền với những thịnh suy thăng trầm của xã hội phong kiến VN. - Có quan hệ giao lưu với nhiều nền văn học ở khu vực Đông Nam, Đông Nam Á, văn học Trung Quốc. - Được viết bằng chữ Hán và chữ Nôm (còn gọi là văn học Hán-Nôm) Văn học chữ Hán: có vai trò là chiếc cầu nối về tư tưởng và thể loại, thi pháp với văn học cổ - trung đại Trung Quốc và đạt nhiều thành tựu. Văn học chữ Nôm: chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn học dân gian. - Tác phẩm – tác giả tiêu biểu. + Chữ Hán + Chữ Nôm. 2. Văn học hiện đại (từ đầu TK XX® nay) - Văn học hiện đại phát triển trong một điều kiện lịch sử xã hội có nhiều biến động ảnh hưởng đến văn học. Tác phẩm chủ yếu viết bằng chữ quốc ngữ. + Văn học từ đầu TKXX® CMT8 – 1945: đây là giai đoạn giao thời giữa văn học trung đại với văn học hiện đại (nó vừa kế thừa những tinh hoa của văn học truyền thống, lại vừa tiếp nhận ảnh huởng của văn học thế giới để hiện đại hóa.) + Văn học từ 1945® nay: văn học phát triển dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam, đạt được nhiều thành tựu góp phần vào sự nghiệp cách mạng. - Hệ thống thể loại văn học không ngừng phát triển và hoàn thiện. - Tác giả - tác phẩm tiêu biểu. III. Con người Việt Nam qua văn học: - Đối tượng của văn học: con người và xã hội loài người ® văn học là nhân học. - Hình ảnh con người VN trong văn học được thể hiện qua các mối quan hệ + Với thế giới tự nhiên + Với quốc gia, dân tộc + Với xã hội + Với ý thức về bản thân IV. Ghi nhớ: sgk 4. Củng cố: - Quá trình phát triển và con người Việt Nam qua văn học. 5. Hướng dẫn chuẩn bị bài: - Bài Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ. + Đọc ngữ liệu và trả lời các câu hỏi trong sgk. + Tìm thêm các ngữ liệu khác trong hoạt động giao tiếp hàng ngày để bổ sung cho kiến thức của bài học. E. Rút kinh nghiệm: Ngày soạn: 1.8.2009 Tiết: 3 HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮ A. Yêu cầu: - Giúp học sinh: + Nắm được kiến thức cơ bản về hoạt động giao tiếp. + Biết xác định các nhân tố giao tiếp trong một hoạt động giao tiếp,nâng cao năng lực khi nói(viết) và năng lực phân tích, lĩnh hội khi giao tiếp. + Có thái độ, hành vi phù hợp trong hoạt giao tiếp bằng ngôn ngữ. B. Phương tiện thực hiện: - Sách giáo khoa và sách giáo viên Ngữ Văn 10. - Những thực tiễn về hoạt động giao tiếp trong cuộc sống hằng ngày. C.Phương pháp giảng dạy: - Căn cứ vào thực tiễn giao tiếp hằng ngày và các ngữ liệu trong sgk giúp học sinh hình thành nội dung cơ bản của bài học. - Phát huy tính tích cực chủ động của học sinh theo phương pháp qui nạp (học sinh trao đổi, thảo luận theo nhóm, tổ - giáo viên hướng đến nội dung cơ bản của bài học). D. Tiến trình lên lớp: Ổn định lớp: Kiểm tra bài cũ: không Bài mới Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Tìm hiểu ngữ liệu. ? Cuộc đối thoại trong văn bản trên có các nhân vật giao tiếp nào? Hai bên có cương vị và quan hệ với nhau ntn? ? Trong đoạn văn, các nhân vật giao tiếp lần lượt đổi vai cho nhau ntn? Vai trò của người nói và người nghe trong quá trình thực hiện giao tiếp này? ? HĐGT giữa vua và các bô lão diễn ra trong hoàn cảnh nào? ? Hoạt động này hướng vào nội dung gì? Đề cập đến vấn đề gì? ? Mục đích của cuộc giao tiếp là gì? Kết quả của cuộc giao tiếp ntn? * GV hướng dẫn HS làm tương tự như bài trên: + Đối tượng giao tiếp là ai? + Hoàn cảnh giao tiếp? + Nội dung giao tiếp? + Mục đích giao tiếp? Hoạt động 2: Gv đặt câu hỏi, tổng kết các câu trả lời và chốt lại bằng bài học ghi nhớ. Hoạt động 3: Luyện tập và củng cố. - Gv cho bài tập, chia nhóm (3 nhóm) và nêu yêu cầu cần đạt để Hs thực hành trong khoảng 3-5 phút + Nhóm 1: Phân tích đối tượng và quá trình gtiếp trong HĐGT giữa người mua và người bán ở chợ. + Nhóm2: Phân tích hoàn cảnh, nội dung gtiếp ở chợ của người mua& người bán. + Nhóm3: Phân tích mục đích, kết quả của HĐGT của người mua và người bán ở chợ. - GV mời đại diện từng nhóm trình bày bài làm của nhóm, các thành viên khác bổ sung, GV đi đến thống nhất nội dung cần đạt của bài tập. I. Tìm hiểu ngữ liệu: - Đối tượng giao tiếp: +Vua & các bô lão +Vua: người lãnh đạo tối cao của đất nước, các bô lão là đại diện cho các tầng lớp nhân dân +Các n/vật gtiếp có vị thế khác nhau nên ngôn ngữ gtiếp khác nhau (từ xưng hô, từ thể hiện thái độ, các câu nói tỉnh lược…) - Quá trình của hoạt động gtiếp: + Người nói và người nghe có thể đổi vai cho nhau. + Người nói tạo ra lời nói, người nghe lĩnh hội và giải mã nội dung được lĩnh hội. - Hoàn cảnh giao tiếp: + Đất nước đang có giặc ngoại xâm. + Xã hội PK, vua là người đứng đầu. - Nội dung giao tiếp: Thảo luận về tình hình đất nước có giặc ngoại xâm và bàn sách lược đối phó - Mục đích giao tiếp: + Bàn bạc để tìm và thống nhất sách lược đối phó với giặc. + Cuộc gtiếp đã đạt được mục đích: thống nhất hành động đánh giặc * Ngữ liệu 2: Về bài Tổng quan văn học Việt Nam - Đối tượng giao tiếp: Tác giả viết sgk và hsinh lớp 10, hai đối tượng có trình độ và vốn sống khác nhau - Hoàn cảnh của HĐGT: Có tính qui thức - Nội dung giao tiếp: Thuộc lĩnh vực văn học sử VN, bao gồm những vấn đề cơ bản: + Các bộ phận hợp thanh của VHVN + Quá trình phát triển của VHVN + Con người VN qua văn học - Mục đích giao tiếp: Giúp hsinh nắm được những kiến thức cơ bản và khái quát về lịch sử phát triển của VHVN. * Ghi nhớ: SGK. II. Luyện tập: * Bài tập vận dụng: Phân tích các nhân tố giao tiếp trong hoạt động giao tiếp mua bán giữa người mua và người bán ở chợ? - Đối tượng giao tiếp: người mua và người bán - Hoàn cảnh giao tiếp: ở chợ, lúc chợ đang họp - Nội dung giao tiếp: trao đổi, thoả thuận về mặt hàng, chủng loại, giá cả, số lượng - Mục đích giao tiếp: người mua mua được hàng, người bán bán được hàng. 4. Củng cố: - Quá trình phát triển và con người Việt Nam qua văn học. 5. Hướng dẫn chuẩn bị bài: - GV hướng dẫn HS về nhà làm trước các bài tập trang 23, 24, 25 (có thể cho các em làm theo nhóm) để chuẩn bị cho tiết thực hành tiếp theo. - Bài Khái quát văn học dân gian. E. Rút kinh nghiệm: Ngày soạn: 5.8.2009 Tiết 4 KHÁI QUÁT VĂN HỌC DÂN GIAN A. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh: - Hiểu và nhớ được những đặc trưng cơ bản của VHDG (trọng tâm). - Hiểu được những giá trị to lớn của VHDG, là cơ sở để Hs có thái độ trân trọng với di sản văn hoá tinh thần của dân tộc, từ đó học tốt hơn về VHDG. - Nắm được khái niệm về các thể loại VHDG Việt Nam, phân biệt được đặc điểm của thể loại này với các thể loại khác. B. Phương tiện dạy học: - Sách giáo khoa và sách giáo viên Ngữ Văn 10 - Các tài liệu tham khảo về VHDG - Tranh ảnh về lễ hội truyền thống và ca hát dân ca, đĩa CD về các làn điệu dân ca (nếu có thể) C. Phương pháp dạy học: - Kết hợp phương pháp diễn dịch và qui nạp để khai triển nội dung bài học - Hsinh chủ động chuẩn bị bài,Gv hướng dẫn học sinh trao đổi thảo luận về nội dung bài học và thực hành phân tích về các đặc trưng của VHDG ở một tác phẩm cụ thể D. Tiến trình bài dạy: Ổn định lớp Kiểm tra bài cũ: Các bộ phận hợp thành của VHVN và những đặc điểm cơ bản của VHDG? Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc trưng cơ bản của VHDG ? VHDG có những đặc trưng cơ bản nào? ? Tại sao nói VHDG là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng? + Truyền miệng là phương thức ntn? + Quá trình truyền miệng được thực hiện ra sao? * GV cho HS thảo luận theo nhóm lấy dẫn chứng minh hoạ về nghệ thuật ngôn từ và tính truyền miệng của VHDG. ? Tại sao nói VHDG là sản phẩm của quá trình sáng tác tập thể? + Tập thể là ai? + Quá trình sáng tác tập thể được diễn ra ntn ? (GV có thể lấy thêm dẫn chứng để HS hiểu bài kỹ hơn) ? Đời sống cộng đồng gồm các sinh hoạt chủ yếu nào? - Đời sống lao động (hát phường vải, hò chèo thuyền, hò đối đáp..) - Đời sống gia đình(hát ru..) - Đời sống nghi lễ, thờ cúng, tang ma, cưới hỏi(sử thi, truyện thơ…) - Đời sống vui chơi, giải trí (đồng dao, quan họ, chèo, chầu văn...) ? VHDG đóng vai trò ntn trong đời sống sinh họat cộng đồng? Hoạt động 2: Tìm hiểu hệ thống thể loại VHDG. ? VHDG có những thể loại nào? Lập bảng hệ thống các thể loại, đặc trưng và ví dụ minh hoạ? * HS làm việc cá nhân, GV yêu cầu trình bày trước lớp. Hoạt động 3: Đánh giá những giá trị cơ bản của VHDG. ? VHDG có những giá trị cơ bản nào? Tóm tắt ngắn gọn nội dung từng giá trị? Lấy ví dụ. Hoạt động 4: GV chốt lại bài học, gọi HS đọc phần Ghi nhớ. I. Đặc trưng cơ bản của VHDG: 1.VHDG là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng: - Ngôn từ trong tác phảm VHDG mang tính nghệ thuật, giàu hình ảnh, cảm xúc. - VHDG tồn tại và phát triển bằng các hình thức truyền miệng đa dạng, phong phú. - Quá trình truyền miệng được thông qua diễn xướng dân gian hào hứng và sinh động. 2.VHDG là sản phẩm của quá trình sáng tác tập thể: - Một tác phẩm VHDG có sự tham gia sáng tác của nhiều người (quần chúng nhân dân lao động là chủ yếu) - Quá trình sáng tác tập thể diễn ra: cá nhân hình thành tác phẩm, tập thể tiếp nhận, lưu truyền, bổ sung, hoàn thiện => Tác phẩm VHDG dần dần trở thành tài sản chung của tập thể. 3.VHDG gắn bó và phục vụ trực tiếp các sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng: - VHDG đóng vai trò phối hợp hoạt động trong lao động, trợ hứng cho người đang chơi, cầu nối, giao cảm với thần linh, tỏ tình, ru em, ru con..luôn tồn tại và gắn bó với các shoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng - trong môi trường diễn xướng đặc thù của mình. II.Hệ thống thể loại của VHDG: 12 thể loại Thể loại Đặc trưng Ví dụ 1. Thần thoại - Kể về các vị thần, nhằm giải thích tự nhiên, thể hiện khát vọng chinh phục tự nhiên, và phản ánh quá trình sáng tạo văn hoá của con người cổ đại. Thần trụ trời 2.Sử thi ....... ........ III. Những giá trị cơ bản của VHDG: 1. VHDG là kho tri thức vô cùng phong phú về đời sống các dân tộc 2. VHDG có giá trị giáo dục sâu sắc về đạo lí làm người 3. VHDG có giá trị thẩm mĩ to lớn, góp phần quan trọng tạo nên bản sắc riêng cho nền văn hoá dân tộc Ghi nhớ: SGK 4. Củng cố: - Những nội dung cơ bản của bài học. 5. Hướng dẫn chuẩn bị bài: - So sánh sự khác nhau và giống nha.u giữa các thể loại: sử thi và truyện thơ; ca dao và tục ngữ, câu đố; truyền thuyết và cổ tích. - Bài Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ (tiếp). E. Rút kinh nghiệm: Ngày soạn: 5.8.2009 Tiết 5 HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮ (Tiếp) A. Yêu cầu: - Giúp học sinh: + Nắm được kiến thức cơ bản về hoạt động giao tiếp. + Biết xác định các nhân tố giao tiếp trong một hoạt động giao tiếp,nâng cao năng lực khi nói(viết) và năng lực phân tích, lĩnh hội khi giao tiếp. + Có thái độ, hành vi phù hợp trong hoạt giao tiếp bằng ngôn ngữ. B. Phương tiện thực hiện: - Sách giáo khoa và sách giáo viên Ngữ văn 10 - Nhưng thực tiễn về hoạt động giao tiếp trong cuộc sống hằng ngày. C. Phương pháp dạy học - Trên cơ sở kiến thức của tiết trước, giáo viên lần lượt cho học sinh làm bài tập độc lập hoặc theo nhóm. Sau đó giáo viên gọi đại diện nhóm hay cá nhân trình bày phần bài giải, các học sinh khác bổ sung, giáo viên định hướng tóm tắt. D. Quá trình lên lớp 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: Giáo viên gọi 2 học sinh nhắc lại phần ghi nhớ của bài học tiết trước 3. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt Hoạt động 1: giáo viên hướng dẫn học sinh làm dạng bài tập nhận diện. - Gọi 1 học sinh đọc và xác định các yêu cầu của bài tập 1, GV mời đại diện nhóm trình bày các yêu cầu của bài tập: + Nhân vật giao tiếp là người như thế nào về lứa tuổi, giới tính? + Thời gian của cuộc giao tiếp? + Nội dung và mục đích giao tiếp của nhân vật anh? + Cách nói của nhân vật anh có gì đặc biệt, có phù hợp với nội dung và mục đích của cuộc giao tiếp không? - Gv tiếp tục gọi hsinh ở nhóm 2 đọc và trả lời phần bài giải của bài tập 2 (GV chú ý hướng dẫn HS cách đọc). Học sinh cả lớp trao đổi bổ sung. + Hình thức và mục đích giao tiếp? + Hình thức giao tiếp của ông già có gì đặc biệt? Hãy phân tích? + Nhận xét tình cảm thái độ và quan hệ của 2 nhân vật trong cuộc giao tiếp? GV: trên cơ sở bài làm của học sinh ở nhóm 3, GV cho học sinh trao đổi và đi đến thống nhất nội dung cần đạt của bài tập: + Hãy cho biết nội dung và mục đích giao tiếp của Hồ Xuân Hương với người đọc qua bài thơ? + Để cảm nhận được nội dung bài thơ, chúng ta căn cứ vào các phương tiện ngôn ngữ nào? Hãy phân tích? * Giáo viên gọi đại diện học sinh nhóm 4 đọc thư gửi HS của Bác Hồ (Chú ý giọng đọc diễn tả được tình cảm của Bác qua lời thư chân tình, gần gũi) + Bác viết thư cho ai? Trong hoàn cảnh nào? + Nội dung và mục đích viết thư cho học sinh của Bác? + Nhận xét về cách thức biểu đạt ngôn ngữ và tình cảm của Bác qua bức thư. Hoạt động 2: GV hướng dẫn cho học sinh độc lập, thiết lập hoạt động giao tiếp ở dạng văn bảng thông tin, sau đó gọi học sinh trình bày (2 em) và cho cả lớp trao đổi bổ sung. Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh củng cố bài học cũ bằng việc phân tích 1 số hoạt động giao tiếp trong thực tế cuộc sống và qua các tác phẩm văn chương trong chương trình (ở nhà). I. Dạng bài tập nhận diện: 1. Bài tập 1: - Nhân vật giao tiếp: những thanh niên nam nữ trẻ tuổi (qua cách xưng hô anh và nàng). - Hoàn cảnh giao tiếp: vào một đêm trăng thanh. - Nội dung và mục đích giao tiếp của nhân vật anh hỏi nàng: Tre non đủ lá đan sàng nên chăng nghĩa là cũng như tre, anh và nàng đã đến tuổi trưởng thành, có nên tính đến chuyện kết duyên. - Cách nói của anh ý nhị, duyên dáng, mang màu sắc văn chương, phù hợp với nội dung và mục đích giao tiếp. 2. Bài tập 2: - Hình thức và mục đích giao tiếp : Hình thức giao tiếp đời thường với mục đích thăm hỏi bằng các ngôn ngữ và hành động cụ thể : chào, đáp, khen, hỏi. - Các hình thức giao tiếp của ông già : dùng câu hỏi (để chào, để khen và để hỏi). - Tình cảm, thái độ, và quan hệ giữa 2 nhân vật: thân mật, gần gũi của 2 ông cháu (A Cổ kính mến ông; ông yêu quí, trìu mến với cháu). 3. Bài tập 3: - Nội dung và mục đích giao tiếp của Hồ Xuân Hương với người đọc qua bài thơ: bộc bạch, khẳng định với mọi người về vẻ đẹp, thân phận, phẩm chất trong sáng của Hồ Xuân Hương nói riêng (và người phụ nữ PK nói chung). - Các phương tiện làm căn cứ giúp người đọc cảm nhận tác phẩm: hình tượng “bánh trôi nước”, từ ngữ “trắng, tròn” , thành ngữ “bảy nổi ba chìm”, “tấm lòng son”. 4. Bài tập 5: - Nhân vật giao tiếp và tình huống giao tiếp: Bác Hồ và học sinh toàn quốc trong hoàn cảnh đất nước vừa giành được độc lập, học sinh bắt đầu nhận được một nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam. - Nội dung và mục đích giao tiếp: Bác nói về niềm vui sướng, nhiệm vụ và trách nhiệm của học sinh với tương lai đất nước. Cuối cùng là lời chúc của Bác với học sinh. - Hình thức giao tiếp: Bác viết thư cho học sinh bằng lời lẽ vừa chân tình, gần gũi, vừa nghiêm túc trong việc động viên và xác định trách nhiệm của học sinh. II. Bài tập tạo lập văn bản: * Bài tập 4 (SGK): - Dạng văn bản : thông báo ngắn. - Đối tượng hướng tới: học sinh toàn trường. - Nội dung giao tiếp: hoạt động làm sạch môi trường. - Hoàn cảnh giao tiếp: trong nhà trường nhân ngày Môi trường thế giới. 4. Củng cố: - Những nội dung cơ bản của bài học. 5. Hướng dẫn chuẩn bị bài: - Tìm và phân tích 1 số hoạt giao tiếp trong thực tế cuộc sống và qua các tác phẩm văn chương trong chương trình - Bài Văn bản. E. Rút kinh nghiệm: Ngày soạn: 10.8.2009 Tiết 6 VĂN BẢN A. Yêu cầu: - Giúp học sinh: Nắm được các khái niệm văn bản, các đặc điểm cơ bản và các loại văn bản. Nâng cao năng lực phân tích và thực hành văn bản. Có ý thức khi tạo lập văn bản. B. Phương tiện thực hiện: - Sách giáo khoa và sách giáo viên Ngữ văn 10 C. Phương pháp dạy học - Vận dụng phương pháp qui nạp : từ việc giúp HS phân tích ngữ liệu đi đến nhận định khái quát. - Hướng dẫn học sinh thực hành giải bài tập theo nhóm. D. Quá trình lên lớp 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: Phân tích các nhân tố của hoạt động giao tiếp trong đoạn thơ sau: Một mùa xuân nho nhỏ Lặng lẽ dâng cho đời Dù là tuổi hai mươi Dù là khi tóc bạc 3. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt ? Mỗi văn bản được người nói tạo ra trong những hoạt động nào? Để đáp ứng nhu cầu gì? Dung lượng (số câu) ở mỗi văn bản như thế nào? ? Theo em, mỗi văn bản đề cập đến vấn đề gì? Vấn đề đó có được triển khai nhất quán trong từng văn bản không? ? Nội dung của các VB có nhiều câu (2 và 3) được triển khai ntn? Nhận xét và phân tích về kết cấu của văn bản 3? ? Mỗi văn bản tạo ra nhằm mục đích gì? Hãy phân tích? GV: VB1 là truyền đạt kinh nghiệm sống; VB2 gợi sự cảm thông về thân phận người phụ nữ trong xh cũ; VB3 kêu gọi, khích lệ tinh thần quyết tâm của nhân dân trong k/c chống Pháp. ? Qua phân tích các ví dụ trên, em hãy cho biết văn bản là gì? Đặc điểm của VB ? ? So sánh các vb1, 2 với vb3 về vấn đề và lĩnh vực được đề cập; từ ngữ sử dụng; cách thức thể hiện nội dung? Cho biết đặc điểm về phong cách ngôn ngữ của từng VB? ? So sánh các vb 2,3 với SGK toán, giấy khai sinh để nêu nhận xét về : phạm vi sử dụng, mục đích giao tiếp, từ ngữ, kết cấu và cách trình bày ở mổi loại văn bản. ? Theo lĩnh vực và mục đích giao tiếp, có mấy loại văn bản thường gặp? Cho ví dụ? I. Khái niệm và đặc điểm của văn bản: 1. Ngữ liệu: * Hoàn cảnh sản sinh, dung lượng: - Văn bản 1 được tạo ra trong hoạt động giao tiếp chung, nhằm đáp ứng nhu cầu truyền cho nhau kinh nghiệm sống (chỉ có một câu). - Văn bản 2 tạo ra trong HĐGT giữa cô gái và mọi người (gồm 4 câu). - Văn bản 3 được tạo ra trong HĐGT giữa chủ tịch nước với toàn thể đồng bào (gồm 15 câu). * Nội dung và quan hệ giữa các câu (kết cấu): - Văn bản 1 đề cập đến một kinh nghiệm sống; - Văn bản 2 nói đến thân phận của người phụ nữ trong XHPK; các câu có quan hệ nhất quán, cùng thể hiện một chủ đề. - Văn bản 3 Bác kêu gọi toàn dân VN đứng lên kháng chiến chống Pháp; các câu có quan hệ nhất quán, cùng thể hiện một chủ đề. - Văn bản 2 và 3: các câu có quan hệ ý nghĩa rõ ràng và được liên kết với nhau một cách chặt chẽ. Kết cấu của văn bản 3 gồm 3 phần rất rõ ràng (mở, thân, kết). * Mỗi VB tạo ra đều nhằm thực hiện một mục đích giao tiếp nhất định. 2. Nhận xét và ghi nhớ : - VB là sản phẩm được tạo ra trong HĐGTbằng ngôn ngữ, gồm một hay nhiều câu, nhiều đọan. - Những đặc điểm cơ bản của VB: (4 đặc điểm: nội dung, cách thức triển khai, kết cấu, mục đích giao tiếp ). II/ Các loại văn bản: 1. Ngữ liệu: - VB1và 2 thuộc PC ngôn ngữ nghệ thuật. - VB3 thuộc PC ngôn ngữ chính luận. 2. Ghi nhớ: - Theo lĩnh vực và mục đích giao tiếp, người ta phân biệt các loại văn bản: VB thuộc PC sinh họat. VB thuộc PC nghệ thuật. VB thuộc PC khoa học. VB thuộc PC hành chính. VB thuộc PC chính luận VB thuộc PC báo chí. 4. Củng cố: - Nắm được đặc điểm của văn bản để có cách phương pháp tạo lập văn bản đúng. 5. Hướng dẫn chuẩn bị bài: - Dặn HS ôn lại kiến thức và kỹ năng, phương pháp kiểu bài phát biểu cảm nghĩ (về hiện tượng đời sống hay về một tác phẩm văn học) để tiết sau ôn tập trên lớp và chuẩn bị làm bài ở nhà. - Bài Viết bài số 1. E. Rút kinh nghiệm: Ngày soạn: 10.8.2009 Tiết 7 VIẾT BÀI SỐ 1 A. Yêu cầu: - Giúp học sinh: Kiểm tra, củng cố kiến thức về tác phẩm và văn nghị luận đã học ở các lớp dưới. Rèn luyện năng lực tạo lập văn bản. B. Phương tiện thực hiện: C. Phương pháp dạy học: D. Tiến trình bài dạy: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: Đề bài: Cảm nhận của em về đoạn thơ sau đây: Ta làm con chim hót Ta làm một cành hoa Ta nhập vào hoà ca Một nốt trầm xao xuyến. Một mùa xuân nho nhỏ Lặng lẽ dâng cho đời Dù là tuổi hai mươi Dù là khi tóc bạc… (Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải) Yêu cầu: * Mở bài: - Giới thiệu tác giả, bài thơ, vị trí của đoạn thơ. - Cảm nhận chung về đoạn thơ : Khát vọng hoà nhập, dâng hiến. * Thân bài: - Nguyện ước chân thành, tha thiết của tác giả: Khát vọng hoà nhập với mùa xuân chung của đất nước: (Làm con chim hót, làm cành hoa, nhập hoà ca, nốt trầm…..) Cách sử dụng điệp ngữ trong khổ thơ để nhấn mạnh nguyện ước chân thành của tác giả… - Khát vọng dâng hiến cuộc đời mình cho đất nước. Dâng hiến từ khi tuổi 20, khi tóc bạc… Cách sáng tạo hình ảnh mùa xuân nhỏ của tác giả mang nhiều ý nghĩa… * Kết bài: - Ý nghĩa của đoạn thơ. - Liên hệ. 4. Củng cố: 5. Hướng dẫn chuẩn bị bài: - Bài Chiến thắng Mtao Mxây. E. Rút kinh nghiệm: Ngày soạn: 18.8.2009 Tiết: 8,9 CHIẾN THẮNG MTAO- MXÂY (Trích sử thi ĐamSan- Ê Đê) A. Mục tiêu bài học: - Giúp HS: + Nắm được đặc điểm của sử thi anh hùng trong việc xây dựng kiểu “ nhân vật anh hùng sử thi”, về nghệ thuật miêu tả và sử dụng ngôn từ + Biết cách phân tích 1 vbản sử thi anh hùng: mượn việc mô tả chiến tranh để khẳng định lí tưởng về 1 cuộc sống hoà hợp, hạnh phúc + Nhận thức được lẽ sống cao đẹp của mỗi cá nhân là hi sinh, phấn đấu vì danh dự và hạnh phúc yên vui của cả cộng đồng B. Phương tiện thực hiện: - SGK và SGV Ngữ Văn 10 - Tài liệu tham khảo liên quan C. Phương pháp giảng dạy: - Kết hợp phương pháp đọc sáng tạo, gợi tìm với trao đổi thảo luận, trả lời câu hỏi gợi mở của GV D. Tiến trình dạy học: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: -

File đính kèm:

  • docGiao an 10 CT chuan.doc
Giáo án liên quan