Giáo án Ngữ văn 10 Tuần 1 tiết 3- Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ

A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

- Nắm được kiến thức cơ bản về hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ: bản chất, hai quá trình, các nhân tố giao tiếp

- Nâng cao những kĩ năng trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ ở cả hai quá trình tạo lập và lĩnh hội văn bản, trong đó có kĩ năng sử dụng và lĩnh hội các phương tiện ngôn ngữ

B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ

1. Kiến thức:

Khái niệm cơ bản về hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ: mục đích ( trao đổi thông tin về nhận thức, tư tưởng, tình cảm, hành động .) và phương tiện (ngôn ngữ)

- Hai quá trình trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ: tạo lập văn bản ( nói hoặc viết) và lĩnh hội văn bản ( nghe, đọc)

- Các nhân tố giao tiếp: nhân vật, hoàn cảnh, nội dung, mục đích, phương tiện và cách thức giao tiếp

2. Kĩ năng:

- Xác định đúng các nhân tố trong hoạt động giao tiếp

- Những kĩ năng trong các hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ: nghe, nói, đọc, viết, hiểu

3. Thái độ: ý thức nghiêm túc trong việc thực hiện giao tiếp bằng ngôn ngữ

C. PHƯƠNG PHÁP

 GV tổ chức giờ dạy theo hình thức trả lời câu hỏi, trao đổi thảo luận.

D.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Ổn định: .

2. Kiểm tra bài cũ :GV kiểm tra bài TQVHVN và BT về nhà của HS

 .

3. Bài mới :

 

doc2 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 4239 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 Tuần 1 tiết 3- Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 1 Ngày soạn: 15/ 8/ 2011 Tiết : 3 Ngày dạy: 17/ 8/ 2011 HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT - Nắm được kiến thức cơ bản về hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ: bản chất, hai quá trình, các nhân tố giao tiếp - Nâng cao những kĩ năng trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ ở cả hai quá trình tạo lập và lĩnh hội văn bản, trong đó có kĩ năng sử dụng và lĩnh hội các phương tiện ngôn ngữ B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ 1. Kiến thức: Khái niệm cơ bản về hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ: mục đích ( trao đổi thông tin về nhận thức, tư tưởng, tình cảm, hành động….) và phương tiện (ngôn ngữ) - Hai quá trình trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ: tạo lập văn bản ( nói hoặc viết) và lĩnh hội văn bản ( nghe, đọc) - Các nhân tố giao tiếp: nhân vật, hoàn cảnh, nội dung, mục đích, phương tiện và cách thức giao tiếp 2. Kĩ năng: - Xác định đúng các nhân tố trong hoạt động giao tiếp - Những kĩ năng trong các hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ: nghe, nói, đọc, viết, hiểu 3. Thái độ: ý thức nghiêm túc trong việc thực hiện giao tiếp bằng ngôn ngữ C. PHƯƠNG PHÁP GV tổ chức giờ dạy theo hình thức trả lời câu hỏi, trao đổi thảo luận. D.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định: ……………………………………………………………………………………….. 2. Kiểm tra bài cũ :GV kiểm tra bài TQVHVN và BT về nhà của HS …………………………………………………………………………………………………….. 3. Bài mới : HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI DẠY * Gv gọi 1 HS đọc văn bản 1/sgktrang 14 ?Đọc văn bản, em nhận thấy có mấy nhân vật tham gia trong hoạt động giao tiếp đó? Hai bên có cương vị và quan hệ với nhau như thế nào? ? Người nói dùng ngôn ngữ để biểu đạt nội dung tư tưởng, t/cảm thì người nghe phải thực hiện hđ tương ứng nào? ? Các nhân vật lần lượt đổi vai cho nhau như thế nào? ? Vua Trần hỏi các bô lão điều gì? ? Sau đó các bô lão đã thực hiện hoạt động gì? * GV: Các nhân vật giao tiếp ở đây có vị thế khác nhau. Vì thế cách xưng hô trong hoạt động giao tiếp cũng khác nhau( bệ hạ(Vua), thái độ trịnh trọng(xin, thưa) và sử dụng cách nói tỉnh lược thành phần CN. c). ? HĐGT diễn ra trong hoàn cảnh nào?( ở đâu? Lúc nào?Khi đó ở nước ta có sự kiện lịch sử nào?) d). ? HĐGT trên hướng vào vấn đề , nội dung gì? e). Mục đích của cuộc hội nghị DH (gt) là gì? Cuộc gt có đạt được mục đích đó ko? * Xét VB 2- GV chia lớp thành 5 nhóm ứng với 5 ý a, b, c, d, e để thảo luận. * GV nêu 5 câu hỏi thảo luận gợi ý cho 5 nhóm tl: a). HĐGT đó diễn ra giữa các nhân vật nào? ( Ai viết ?Ai đọc?Đặc điểm lứa tuổi, vốn sống, trình độ hiểu biết, nghề nghiệp?) b). HĐGT đó diễn ra trong hoàn cảnh nào? c). Nội dung giao tiếp thuộc lĩnh vực đề tài gì/ Bao gồm những vấn đề cơ bản nào? d). Mục đích của HĐGT đó là gì? e). Phương tiện giao tiếp có đặc điểm gì nổi bật? * GV gọi HS đọc phần ghi nhớ/ sgk GV cho học sinh xung phong lên làm bài tập va cho điểm GV hướng dẫn HS về nhà làm các bài tập và học bài cũ, chuẩn bị bài mới I/. TÌM HIỂU CHUNG 1/. Thế nào là hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ 1.1) Văn bản 1: a )Hoạt động giao tiếp diễn ra giữa vua Trần và các bô lão Hai bên có cương vị khác nhau: + Vua là người cai quản đất nước, nhân dân trăm họ. + Các bô lão là những người có tuổi đã từng giữ những trọng trách trong triều b). Các nhân vật tham gia giao tiếp phải đọc hoặc nghe xem người nói, nói những gì để lĩnh hội được nội dung người nói phát ra. - Các nhân vật giao tiếp lần lượt đổi vai cho nhau. + Vua nói -> các bô lão nghe + Các bô lão xôn xao tranh nhau nói-> vua TNT nghe. c). HĐGT diễn ra ở điện Diên Hồng. Lúc đó quân Nguyên Mông kéo 50 vạn quân ồ ạt sang xâm lược nước ta. d). Nội dung giao tiếp: Bàn bạc sách lược: Hoà hay đánh Nó đề cập đến vấn đề hệ trọng còn hay mất của quốc gia dân tộc, mạng sống con người nên nhất trí : Đánh. e). Mục đích giao tiếp: Muốn thăm dò lòng dân để hạ lệnh đánh giặc cứu nước. Cuộc giao tiếp đạt được mục đích đó. 1.2) . Văn bản 2: Bài “ Tổng quan văn học VN” a). Các nhân vật giao tiếp là: - Tác giả SGK(người viết) và HS lớp 10 (người đọc) + Người viết ở lứa tuổi cao hơn, có vốn sống, trình độ văn học cao, nghề nghiệp là nghiên cứu giảng dạy VH. + Người đọc trẻ tuổi hơn, có vốn sống và trình độ hiểu biết thấp hơn. b). Hoàn cảnh giao tiếp: Hoàn cảnh gt có tổ chức giáo dục, chương trình qui định chung hệ thống trường phổ thông. c). Nội dung giao tiếp : Những vấn đề cơ bản trong hệ thống văn bản: _ Các bộ phận hợp thành của VHVN _ Tiến trình phát triển của lịch sử VH viết _ Những nội dung cơ bản của VH. d). Mục đích giao tiếp: _ Người soạn sách muốn cung cấp tri thức cần thiếtcho người học. - Người học nhờ VB giao tiếp đó hiểu được kiến thức cơ bản của VHVN. e). Phương tiện giao tiếp: _ Ngôn ngữ thuộc VB khoa học ( giáo khoa) _ Kết cấu bố cục rõ ràng, đề mục có hệ thống. _ Lý lẽ và dẫn chứng tiêu biểu. 2 .GHI NHỚ: SGK II. LUYỆN TẬP: Bài 1: Giao tiếp giữa hai nhân vật trong ca dao( lời tỏ tình của chàng trai với cô gái vào đêm trăng thanh nên cách nói bóng bẩy, ý nhị, kín đáo) Bài 2: Giao tiếp đời thường giữa hai ông cháu ( có sự thay đổi vai nói và nghe, có hành động nói gián tiếp, trực tiếp, hỏi đáp…) Bài 3: Giao tiếp giữa tác giả và độc giả thông qua hình tượng văn học ( bánh trôi nước) để nói lên thân phận cùng phẩm chất của người PN trong xã hội cũ III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: - Học kĩ phần ghi nhớ và nắm vững khái niệm, hai quá trình, các nhân tố trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ - Vận dụng làm bài tập - Bài tập 4: kĩ năng tạo lập văn bản viết ( thông báo) => chú ý dạng văn bản, nội dung phù hợp đối tượng, mục đích, hoàn cảnh giao tiếp - Bài 5: Vận dụng kiến thức đã học để phân tích - Tìm thêm những hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ khác trong đời thường và trong văn học E. RÚT KINH NGHIỆM: ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • doctiet 3.DOC