Giáo án Tiết 60 Đọc hiểu- Tì bà hành_ Bạch Cư Dị_ Tiết 2

A. Phần chuẩn bị.

I. Mục tiêu bài học: Giúp HS:

1.Kiến thức: Cảm nhận được nỗi lòng nhà thơ trước những bất công xã hội gửi gắm qua tiếng đàn và số phận của người ca nữ trên bến Tầm Dương. Thấy được tài nghệ miêu tả hình tợng âm nhạc và sự kết hợp nhuần nhuyễn các yếu tố miêu tả, tự sự và trữ tình trong tác phẩm.

2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng đọc hiểu, cảm nhận tác phẩm văn học TQ, tư duy lôgíc, khoa học.

3. Thái độ, tình cảm: Trân trọng tình cảm và tài năng của nhà thơ.

II. Phương tiện dạy học.

1.GV : SGK + SGV + giáo án.

2. HS: SGK + Vở ghi + bài soạn.

III. Cách thức tiến hành: GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các phương pháp đọc sáng tạo, gợi tìm; kết hợp với các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.

B. Tiến trình dạy học.

I. ổn định tổ chức

II. Kiểm tra bài cũ: không.

III. Bài mới.

1.Giới thiệu bài mới ( 1 ) Tình cảm và cảnh ngộ của hai nhân vật dẫn họ đến chỗ tương tri như thế nào .

2. Nội dung:

 

doc8 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1106 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tiết 60 Đọc hiểu- Tì bà hành_ Bạch Cư Dị_ Tiết 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn ngày: 18/12 Giảng ngày 20/12 Tiết: 60 Môn : Đọc hiểu Tì bà hành Bạch Cư Dị Tiết 2 A. Phần chuẩn bị. I. Mục tiêu bài học: Giúp HS: 1.Kiến thức: Cảm nhận được nỗi lòng nhà thơ trước những bất công xã hội gửi gắm qua tiếng đàn và số phận của người ca nữ trên bến Tầm Dương. Thấy được tài nghệ miêu tả hình tợng âm nhạc và sự kết hợp nhuần nhuyễn các yếu tố miêu tả, tự sự và trữ tình trong tác phẩm. 2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng đọc hiểu, cảm nhận tác phẩm văn học TQ, tư duy lôgíc, khoa học. 3. Thái độ, tình cảm: Trân trọng tình cảm và tài năng của nhà thơ. II. Phương tiện dạy học. 1.GV : SGK + SGV + giáo án. 2. HS: SGK + Vở ghi + bài soạn. III. Cách thức tiến hành: GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các phương pháp đọc sáng tạo, gợi tìm; kết hợp với các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi. B. Tiến trình dạy học. I. ổn định tổ chức II. Kiểm tra bài cũ: không. III. Bài mới. 1.Giới thiệu bài mới ( 1’ ) Tình cảm và cảnh ngộ của hai nhân vật dẫn họ đến chỗ tương tri như thế nào …. 2. Nội dung: 4. Tâm sự và tài năng của kỹ nữ qua tiếng đàn. 10’ ?Phương pháp miêu tả tiếng đàn của người kĩ nữ được thể hiện như thế nào? Độc lập suy nghĩ trả lời câu hỏi + Tiếng đàn mới dạo qua đã thể hiện cái tình của người kĩ nữ: Vặn đàn mấy tiếng dạo qua Dẫu chưa nên khúc tình đà thoảng bay Đủ thấy người gảy đàn đã tạo ra được những âm thanh để tìm bạn tri âm. + Tiếng đàn nghe buồn bực, tấm tức Nghe não ruột mấy dây buồn bực Dường than niềm tấm tức, bấy lâu Hai tiếng “buồn bực”, “tấm tức”, kết thúc bằng âm C (âm tắc vỏ thanh) diễn ra dây nào cũng ấm ức, âm thanh nào cũng chứa chất suy tư, dường như muốn thổ lộ hết những nỗi bất đắc chí trong cuộc đời của người kĩ nữ. + Miêu tả tiếng đàn trực tiếp phát ra bằng những âm thanh. Đó là quá trình diễn tấu. Ngón buông bắt khoan khoan dìu dặt Trước Nghê thường sau thoắt Lục yêu Dây to dường đổ mưa rào Nỉ non dây nhỏ khác nào chuyện riêng Có âm thanh “khoan khoan”, “dìu dặt”, của khúc nhạc cổ Nghê thường, Lục yêu, có trường độ, cường độ cao, thấp, to, nhỏ, có sự phối thanh của các dây đàn để tạo thành một sự cộng hưởng của âm thanh. Người nghe như thấy ào ào của mưa rào đổ suối, “nỉ non” nh nỗi riêng lòng người, nghe có cả tiếng chim “ríu rít” nước suối “róc rách” bên ghềnh. Tài nghệ của người gảy không chỉ thể hiện trong tiếng đàn có bộ hơi mà còn ở bộ gõ nữa. ?Hãy tìm những âm thanh thể hiện bộ gõ của tiếng đàn. Độc lập suy nghĩ trả lời câu hỏi - Đó là những âm thanh: ríu rít của tiếng chim, róc rách của nước chảy, xô xát của tiếng dao, tiếng như xé lụa. Những âm thanh này diễn tả nhiều thời điểm của quá trình diễn tấu. Có lúc là tiếng chim, nước chảy, có lúc xô xát binh khí của hai đội quân giáp lá cà và mạnh như tiếng xé lụa. ?Nghe tiếng đàn em thấy hay nhất ở chỗ nào? Độc lập suy nghĩ trả lời câu hỏi - Đấy là lúc đàn dừng ở nốt lặng Nước suối lạnh dây mành ngừng đứt Ngừng đứt nên phút bặt tiếng tơ Ôm sầu mang giận ngẩn ngơ Tiếng tơ lặng ngắt bây giờ càng hay “Tiếng tơ lặng ngắt bây giờ càng hay” dịch từ câu “Thử thời vô thanh thắng hữu thanh” (bây giờ không có tiếng đàn lại hay hơn có tiếng đàn). Cái khoảng khắc im lặng để người nghe cảm nhận hết cái hay của tiếng đàn. Đây là lúc ngẫm nghĩ để tận hưởng. Đây là chân lí của nghệ thuật. Vì nghe, đọc, xem trực tiếp đã hay, để thời gian suy nghĩ, đối chiếu tưởng tượng ta sẽ thấy nhiều điều thú vị. ?Phương pháp miêu tả tiếng đàn còn được thể hiện như thế nào? Độc lập suy nghĩ trả lời câu hỏi + Miêu tả dung nhan, động tác, thái độ người kĩ nữ: đó là cử chỉ bỡ ngỡ, (ôm đàn che nửa mặt hoa, làm thinh, mày chau tay gẩy). Dung nhan và cử chỉ ấy chỉ thấy ở con người có tâm sự, con người từng trải trong cuộc đời. 5. Mối tri âm của nhà thơ. 10’ ?Vị trí của những câu thơ tả cảnh thiên nhiên trong khi tả tiếng đàn được thể hiện nh thế nào? Độc lập suy nghĩ trả lời câu hỏi - Khung cảnh gặp gỡ: + Tả âm thanh tiếng đàn (đổ mưa rào, trong hoa oanh ríu rít nhau, nước tuôn róc rách, nước suối lạnh). + Đặc biệt với hai câu Thuyền mấy lá đông tây lạnh ngắt Một vầng trăng trong vắt lòng sông Một dòng sông, con thuyền, ánh trăng, bức tranh sinh động gợi cảm. Đó là khung cảnh của hiện tại kéo ngời nghe trở về cuộc đời con người cũng như con thuyền trôi nổi trên dòng sông kia, dưới ánh sáng của trăng như muốn chia sẻ cho nhau nỗi lòng cô đơn, giữa trời thu khuya trong vắt. ?Nghe tiếng đàn của ngời kĩ nữ, nhà thơ đã trở thành kẻ tri âm, vì sao? Độc lập suy nghĩ trả lời câu hỏi - Tác giả: Cuộc đời, số phận của Tư mã Giang Châu, một con người ôm ấp bao nỗi niềm bỗng nhiên trở thành kẻ “bất đắc chí”. Con người bất hạnh lại đa tài, đa cảm tất nhiên phải trở thành kẻ tri âm. Một lòng đau tìm đến một lòng đau mới thấu hết, hiểu hết “nỗi đau nhân tình”. Điều này xin đừng quên, thi sĩ mượn tiếng đàn để phơi bày gan ruột của chính mình. ?Qua lời tự thuật của nhà thơ và kĩ nữ, em thấy cảnh ngộ của hai người có gì giống nhau? Nêu tác dụng của những lời tự thuật đó trong việc thể hiện nội dung tư tưởng bài thơ? Độc lập suy nghĩ trả lời câu hỏi - Nếu người kĩ nữ từng bị xã hội bỏ quên và biến họ thành phương tiện để mua vui hoặc vì tiền bạc mà lành lùng bỏ rơi tình nghĩa thì nhà thơ họ Bạch cũng có khác gì đâu. Ông bị triều đình đầy xuống nơi “cùng tịch” (hẻo lánh). Sông Bồn gần chốn cát lầm Lau vàng trúc võ âm thầm quanh hiên Đó là nơi “cuốc kêu sầu, vượn hót véo von”. Có tiếng hát đấy nhưng là “giống líu lo” của những người miền sơn cước xa lạ. Cho nên kĩ nữ và nhà thơ đều gặp nhau ở hoàn cảnh: + Cùng là người tài năng đã từng được trọng dụng và ca ngợi. + Cùng bị đố kị, ghen ghét xô đẩy về nơi xa xôi hẻo lánh. Tất cả được thể hiện trong lời thơ da diết. Cùng một lứa bên trời lận đận Gặp gỡ nhau lọ sẵn quen nhau Cả hai đã tự bộc lộ, thuật cho nhau nghe về cảnh ngộ của mình. Lời tự thuật ấy đã thể hiện tư tưởng của bài thơ. + Tiếng đàn gẩy lần cuối có sự cảm hoá sâu sắc cả ở người gẩy cùng người nghe “khắp tiệc hoa sớt mướt lệ rơi”. + Đặc biệt người khóc nhiều nhất, cảm xúc nhất vẫn là Tư mã Giang Châu: Lệ ai chan chứa hơn người Giang Châu Tư mã đượm mùi áo xanh Viên quan ở hàm bát phẩm mặc áo màu xanh ấy đầm đìa giọt lệ. Nhưng vì đã cùng hiểu cảnh ngộ tương đồng qua những lời tâm sự. Ta khó nói người kĩ nữ gẩy đàn vì ai và cũng khó nói Tư mã Giang Châu nhỏ lệ vì ai? + Vì ai? Đâu chỉ vì riêng họ, vì những người tài tử giai nhãn, hồng nhan bạc phận, tự nhiên lời tự thuật của họ lại vút lên thành tiếng nói tố cáo, tiếng nói kết tội xã hội phong kiến vạn ác thời trung Đường bất công; thù ghét tài năng, vùi dập cái đẹp, vùi dập con người. Củng cố 2’ ? Đánh giá nhận xét về giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm? Độc lập suy nghĩ trả lời câu hỏi + “Tì bà hành” là một tuyệt tác. Thông qua việc miêu tả tiếng đàn người kĩ nữ, gắn liền với mối quan hệ giữa hai con người, hai số phận bất hạnh (nhà thơ và người kĩ nữ) trên bến Tầm Dương. + Bài thơ thể hiện giá trị nhân đạo, ý nghĩa phê phán nhẹ nhàng nhng cũng không kém phần sâu sắc, thấm thía với xã hội thời trung Đường vùi dập những con người có tài, có sắc: + Tì bà hành đã được đánh giá là thành tựu xuất sắc kết hợp giữa tả cảnh và tả tình, giữa tự sự và biểu cảm với thành công miêu tả âm thanh tiếng đàn. Tác phẩm có âm vang mãi. Bài tập nâng cao 8’ Bài thơ có nhiều yếu tố miêu tả và tự sự, vì sao vẫn có thể khẳng định "Tì bà hành" chủ yếu là một tác phẩm trữ tình? Hãy nêu vị trí và ý nghĩa của hình tợng ngời kĩ nữ trong tác phẩm? Độc lập suy nghĩ trả lời câu hỏi a. “Tì bà hành” giàu yếu tố miêu tả và tự sự. Song đây là tác phẩm trữ tình. + Nhân vật trữ tình xuyên suốt trong bài thơ là T mã Giang Châu Bạch C Dị. * Thể hiện nỗi buồn của nhà thơ ở cảnh đầu. “Bến Tầm Dơng canh khuya đa khách Quanh hơi thu lau lách đìu hiu * Cảm xúc của nhân vật trữ tình khi nghe tiếng đàn của ngời kĩ nữ. - Nghe não nuột mấy dây buồn bực - Cảm nhận đợc cờng độ, trờng độ của tiếng đàn (nỉ non, cao, thấp) đến âm thanh (ríu rít, róc rách) và cả tiếng đàn lúc bặt dây tơ. * Nhân vật trữ tình đồng cảm với cuộc đời kĩ nữ “cùng một lứa bên trời lận đận” và cũng là ngời khóc nhiều nhất: “Lệ ai chan chứa hơn ngời, Giang Châu T mã đợm mùi áo xanh”. b. Vị trí và ý nghĩa của hình tợng ngời kĩ nữ trong tác phẩm. + Tiếng đàn của ngời kĩ nữ đã gợi ra sự tấm tức buồn bực của số phận bất hạnh bị xô đuổi, vùi dập. + Lời tự thuật về cuộc đời nàng là bằng chứng lên án xã hội thời trung Đờng đã hủy diệt tài, tình, nhan sắc. Tất cả những yếu tố đó làm cho bài thơ có vị trí nổi bật trong thơ Đường - đặc biệt là thơ Đường viết về đề tài phụ nữ. e. tham khảo 3’ Nhà thơ đã ra sức sáng tạo hình tượng của nữ nghệ nhân. Từ đầu đến "Tay ôm đàn che nửa mặt hoa" (tức phần thứ nhất - NKP) tả sự xuất hiện của nàng... ... Đoạn dài tiếp theo (tức phần trích giảng - NKP), thông qua việc miêu tả những khúc nhạc do nữ nghệ nhân diễn tấu để nói rõ thế giới nội tâm của nàng. Trước hết tả động tác so dây thử đàn : "Vặn đàn mấy tiếng dạo qua", tiếp theo liền ca ngợi : "Dẫu cha nên khúc tình đà thoảng bay" ; chữ "tình" đã được nêu lên một cách nổi bật. Sáu câu, từ "Dây nào cũng như ấm ức, tiếng nào cũng nh chứa chất suy tư" trở xuống, tả quá trình diễn tấu từ khúc "Nghê Thường" đến khúc "Lục Yêu" : dùng hai câu "Cúi đưôi mày, thuận tay liên tục gảy", "Nắn nhẹ, bắt khoan, vê rồi lại dạo" tả thần thái diễn tấu ; lại dùng hai câu "Dường nh kể hết nỗi bất đắc chí trong cuộc đời", "Nói hết biết bao điều tâm sự" để khái quát tư tưởng, tình cảm mà nữ nghệ nhân đã mượn khúc nhạc để thể hiện. Mười bốn câu tiếp trong lúc mượn thanh âm của ngôn ngữ để miêu tả âm nhạc, còn dùng các loại tỷ dụ sinh động để tăng cường tính hình tượng của nó. Câu "Đại huyền tào tào như cấp vũ" (Dây to ào ào như mưa rào) đã dùng điệp từ "tào tào" để mô phỏng âm thanh, lại dùng "như cấp vũ" để hình tượng hóa, câu "Tiểu huyền thiết thiết như từ ngữ" (Dây nhỏ tỷ tê như kể lể niềm riêng) cũng vậy. Thế vẫn chưa đủ. "Tào tào thiết thiết thác tạp đàn" (ào ào, tỷ tê gảy xen nhau) thể hiện được sự xen lẫn cả hai giai điệu "như mưa rào", "như kể lể niềm riêng", lại so sánh với "Đại châu tiểu châu lạc ngọc bàn" (Ngọc lớn, ngọc nhỏ rắc xuống mâm ngọc), hình tượng thị giác và hình tượng thính giác đồng thời hiện rõ khiến cho (độc giả) thấy sặc sỡ lạ lùng mà cảm thấy mê loạn, nghe dồn dập triền miên mà xốn xang rung cảm. Giai điệu tiếp tục biến hóa làm xuất hiện hai ý cảnh mới, trước "trơn" (hoạt), sau "nhám", "kẹt" (sáp). Tiếng "lu loát" "trơn giọng", âm thanh ấy lại giống như "tiếng chim hoàng oanh hót trong lùm hoa". Vẻ đẹp của hình tượng thị giác tăng cường thêm vẻ đẹp của hình tượng thính giác. Tiếng "nức nở" "nghẽn tắc", âm thanh ấy lại giống như "tiếng suối chảy dưới băng", nét ngưng đọng của hình tượng thị giác tăng cường thêm nét ngưng đọng của hình tượng thính giác. Từ "nghẽn tắc" đến "ngừng bặt" là cả một quá trình "thanh tiệm yết" (tiếng ngừng dần). Nhà thơ dùng hai câu thơ rất hay "Biệt hữu u sầu ám hận sinh - Thử thời vô thanh thắng hữu thanh" (Lại hiện ra sầu hận thầm kín khác - Lúc này không có tiếng lại còn hơn là lúc có tiếng) để lột tả cái cảnh giới "dư âm bất tuyệt, dư ý vô cùng" khiến ai cũng phải "vỗ bàn khen là tuyệt diệu". Đàn đến đây cũng đủ để kết thúc. Ai ngờ, "vẻ sầu hận thầm kín" kia, tích lũy muôn vàn lực lượng, không thể kìm nén, rốt cuộc đã như "bình bạc vỡ tan", nước tuôn tung tóe, như "đoàn thiết kỹ thuật xung đột", gươm đao gầm thét, đưa dòng nước ngầm đã "rét đọng lại" đẩy tới cao trào. Vừa đến cao trào lại phảy một nhát mạnh vào giữa mặt đàn và khúc đàn lập tức kết thúc. Khúc đàn tuy đã kết thúc song ma lực âm nhạc làm xao xuyến lòng người vẫn không tiêu tan. Nhà thơ dùng hai câu miêu tả trắc diện tô đậm thêm bối cảnh, lưu lại cho độc giả một không gian rộng lớn để nghiền ngẫm dư vị : "Đông thuyền tây phảng tiễu vô ngôn, Duy kiến giang tâm thu nguyệt bạch" (Thuyền mảng đông tây, lặng im phăng phắc, Chỉ thấy vầng trăng thu trắng xóa giữa lòng sông). Chúng ta không thể không kính phục tài hoa nghệ thuật của tác giả khi tái hiện được một hình tượng âm nhạc thiên biến vạn hóa đầy thanh sắc như vậy. Song tài hoa ấy không chỉ biểu hiện ở việc tái hiện hình tượng âm nhạc ; quan trọng hơn là thông qua sự biến hóa đa dạng của hình tượng âm nhạc mà làm hiện lên những đợt sóng lòng nhấp nhô của nữ nghệ nhân, dùng âm nhạc để tô đậm thêm những lời tự kể về thân thế ở dưới... ... Từ lời "tự kể", tác giả đã dùng ngòi bút trữ tình như oán như thương, như khóc như than để phổ nên một khúc bi ca lay động lòng người về số phận nửa cuộc đời của nữ nghệ nhân, bổ sung cho khúc nhạc "dường như kể hết nỗi bất đắc chí trong cuộc đời" và hoàn tất việc xây dựng hình tượng nữ nhân vật chính... ... Tác giả đã đưa số phận một nữ nghệ nhân thuộc tầng lớp dưới trong xã hội phong kiến ra để bàn chung cùng số phận một phần tử trí thức chính trực bị chèn ép, khiến chúng bổ sung, soi sáng cho nhau, lại miêu tả sinh động tinh tế đến dường ấy và gửi gắm vào đấy sự đồng tình vô hạn, đó là điều hiếm thấy trong thi ca trước đó. Hoắc Tùng Lâm, (Đường thi giám thưởng từ điển, Nguyễn Khắc Phi dịch) C. Hướng dẫn học bài : - Đọc sgk củng cố kiến thức đã học. - Học thuộc lòng những câu thơ em thấy hay. - Nắm vững kiến thức vở ghi. - Đọc bài đọc thêm, soạn bài theo hướng dẫn sgk. 1.Khuê oán ? Nhan đề là nỗi oán của người phòng khuê. Vì sao mở đầu tác giả lại viết: “Người đàn bà trẻ nơi phòng khuê không biết buồn”? Lối vào đề đó có tác dụng nh thế nào khi thể hiện tư tưởng chủ đề tác phẩm? - Hai câu đầu: Trẻ trung nàng biết chi sầu Ngày xuân trang điểm lên lầu ngắm gương Người thiếu phụ không biết sầu mà say sưa chìm đắm trong trạng thái sảng khoái. Song hình ảnh ấy đã đảo ngược so với đầu đề. Tác giả tả như thế để tạo thế cho việc biểu hiện một cách đột xuất, rõ nét và tự nhiên quá trình chuyển biến tâm lí của người thiếu phụ. Đang vui, đang lâng lâng sảng khoái thì: Nhác trông vẻ liễu bên đường Mầm liễu, hoa mai trong thơ cổ điển Trung Quốc là hai vật tiêu biểu nhất tượng trưng cho mùa xuân. Liễu còn tượng trng cho sự li biệt. Sự xuất hiện bạt ngàn dương liễu làm dấy lên bao cảm xúc liên tưởng của thiếu phụ. Chắc hẳn nàng nhớ cảnh chia tay năm nào và bao ngày tháng sống cô đơn, nghĩ tới tuổi xuân dần qua, nghĩ tới những điều rủi ro mà chồng mình có thể gặp phải. Từ đáy lòng người thiếu phụ thốt lên lời tự oán trách sâu lắng mà quyết liệt. Phong hầu, nghĩ dại, xui chàng kiếm chi Lối vào đề của bài thơ quả có tác dụng lên án chiến tranh. ?Hãy nêu vị trí của câu thơ thứ ba trong việc liên kết ý bài thơ và làm sáng tỏ ý nghĩa câu thơ cuối? - Câu thơ thứ ba đóng vai trò ý chuyển trong mạch cảm xúc. Nàng đang vui, trang điểm lộng lẫy bước lên lầu thì chợt nhìn thấy hàng dương liễu. Người phương bắc Trung Quốc khi chia tay có tục lệ bẻ cành liễu tặng nhau. Vì thế mà nhìn liễu nhớ người đi xa. Nàng nhớ chồng, thương chồng và càng thương mình trong cảnh cô đơn. Từ vui đến buồn, từ buồn đến oán trách và nuối tiếc. Phong hầu nghĩ dại xui chàng kiếm chi Nàng tự oán mình, nuối tiếc vì đã chót khuyên chồng, xui chồng ra trận lập công, kiếm tước hầu. Đằng sau sự oán giận ấy là lên án chiến tranh, là bài ca phân chiến. ? Nhà thơ Đỗ Phủ từng chất vấn vua Đường bằng hai câu thơ (SGK) Cách phản đối chiến tranh phi nghĩa trong bài “Nỗi oán của người phòng khuê” khác như thế nào? Rút ra điều gì từ sự so sánh đó? Vua đã giầu đất đai Sao còn mở mang biên cương nhiều thế Hai câu thơ trên của Đỗ Phủ chỉ là một câu hỏi đánh vào bản chất hiếu chiến, bành trướng của vua Đường. Bài “Khuê oán” của Vương Xương Linh không trực tiếp mà gián tiếp tố cáo chiến tranh. Oán trách mình chỉ là hình thức là cái cớ để Vương Xương Linh lên án chiến tranh phi nghĩa đời Đường. Một lẽ khác, chiến tranh để lại biết bao hậu quả. Nạn nhân của nó là bà mẹ và em bé thì sự tố cáo và lên án càng mạnh mẽ hơn nhiều. Từ sự so sánh này chúng ta rút ra trong văn chơng có thể có lúc nói trực tiếp, lúc gián tiếp. Nhng với đặc điểm của thơ nói nh Viên Mai “Thơ văn quý ở chỗ cong” nghĩa là đề cao cách thể hiện gián tiếp. 2. Hoàng Hạc lâu ? Em thử phân tích tác dụng của việc sử dụng điệp từ “Hoàng Hạc”? Quan hệ giữa từ “Hoàng Hạc” với từ “tích?Quan hệ giữa từ “Hoàng Hạc” ở câu thứ ba với các từ Hoàng Hạc ở câu trên và từ “Bạch vân” ở câu 4. Rút ra nội dung ý nghĩa gì ở mối quan hệ đó? Tích nhân dĩ thừa Hoàng Hạc khứ Thử địa không dư Hoàng Hạc lâu Hoàng Hạc nhất khứ bất phục phản, Bạch vân thiên tản không du du “Hoàng Hạc” được nhắc tới ba lần trong bốn câu thơ có tác dụng: + Làm nổi bật sự đối lập giữa cái đã ra đi mãi mãi với cái còn lại, cái vô cùng với cái hữu hạn, cái hư và cái thực thể hiện một cách sinh động niềm nuối tiếc quá khứ. Điệp từ “Hoàng Hạc” còn có tác dụng giải thích tên lầu và định, vị lầu trong thời gian. - Quan hệ giữa từ “Hoàng Hạc” ở câu 1 với từ “Tích nhân” nhằm nhắc tới vẻ đẹp huyền thoại của lầu Hoàng Hạc. Đó là truyền thuyết Phí Văn Vi đã từng tu luyện thành tiên cưỡi hạc vàng bay đi. Tác giả có dụng ý biểu hiện suy tư đầy triết lí của mình. Thời gian một đi không trở lại, người xưa đã qua không dễ thấy. - Quan hệ giữa từ ”Hoàng Hạc” ở câu thứ ba với các từ Hoàng Hạc ở trên và với từ Bạch Vân ở câu dưới. + Làm rõ giữa xưa và nay + Làm rõ giữa hữu hạn và cái vô cùng + Lầu trơ vơ, mây trắng bồng bềnh. Để từ đó, nhà thơ làm rõ thân phận nổi nênh của kẻ tha hương. ? Lí giải vì sao những vấn đề triết lí đặt ra trong 4 câu đầu vẫn có ý nghĩa với hiện tại ở 4 câu cuối? - Những vấn đề triết lí đặt ra ở 4 câu đầu vẫn có ý nghĩa với hiện tại ở 4 câu cuối. Vì đây là dụng ý của tác giả. Nhà thơ muốn tạo ra sự chuyển tiếp từ quá khứ và hiện tại một cách kín đáo. Mắt ngớc nhìn tầng mây lơ lửng. Hồn thả theo nghìn năm xa xăm, rút cuộc vẫn hướng về những gì của hiện tại. + Mặt khác nhà thơ muốn tạo ra mối tương quan giữa cái nhìn thấy và cái không nhìn thấy. Cái nhìn thấy của quá khứ chỉ là lầu Hoàng Hạc, của hiện tại là đất Hán Dương, bãi Anh Vũ với hàng cây bên đường rõ mồn một, tơi mơn mởn: Tình xuyên lịch lịch Hán Dương thụ Phương thảo thê thê Anh Vũ Châu Cái không nhìn thấy là hương quan, là quê hương đang hút hồn người. 3. Khe chim kêu 14’ (Điểu minh giản) Vương Duy ? Tìm mối liên hệ giữa hai vế của câu thơ đầu. Nhà thơ cảm nhận được hoa quế rơi chi tiết đó nói lên điều gì giữa cảnh và tâm hồn thi sĩ. Qua mối quan hệ ấy có thể thấy được đặc điểm gì của cảnh sắc núi xuân trong đêm? Câu thơ đầu: - Người nhàn hoa quế rụng Đêm xuân núi vắng teo” (Người nhàn hoa quế nhẹ rơi Đêm xuân lặng ngắt trái đồi vắng tanh) Cây quế cành lá sum suê nhưng hoa quế rất nhỏ. Nhà thơ đang sống trong một tâm trạng thật thanh nhàn. Trong hoàn cảnh ấy thể hiện tâm hồn nhà thơ chan hoà giao cảm với thiên nhiên. ? Cảnh vật được miêu tả trong hai câu thơ cuối là tĩnh hay động, tối hay sáng? Mặt nào được làm nổi bật? Vì sao? Hai câu cuối: Trăng lên chim núi giật mình Tiêng kêu thủng thẳng đưa quanh khe đời. - Cảnh được miêu tả trong hai câu thơ này là động, là sáng. Động của tiếng chim núi, sáng của ánh trăng lên. Cảm xúc tinh tế và sôi động. Nhà thơ lắng nghe được những gì nhỏ bé xao động xung quanh mình. Trăng sáng giữa đêm xuân. Núi rừng cũng bừng lên vẻ đẹp. Tiếng chim kêu làm cho bức tranh có hồn, sự sống vẫy gọi. ? So sánh hai bản dịch thơ với bản dịch nghĩa? - Bản dịch của Ngô Tất Tố Người nhàn hoa quế nhẹ rơi Đêm xuân lặng ngắt trái đồi vắng tanh Trăng lên, chim núi giật mình Tiếng kêu thủng thẳng đưa quanh khe đồi. - Bản dịch của Tương Như Người nhàn hoa quế rụng Đêm xuân núi vắng teo Trăng lên chim núi hãi Dưới khe chốc chốc kêu. Đối chiếu với bản dịch nghĩa có thể thấy bản dịch của Tương Như bỏ rơi chữ “tĩnh” trong câu thứ hai. Đây là từ rất quan trọng, vì miêu tả tĩnh để làm nổi bật cái động. e. tham khảo Linh hồn của bài thơ là ở câu thứ ba : Không khí yên tĩnh tới mức mà một ấn tượng về thị giác (trăng lên) đã tạo nên hiệu quả như một tiếng động! Và tiếng động ở câu bốn cũng chỉ để làm nổi thêm không khí yên tĩnh ở câu thứ ba mà thôi. Dùng quá khứ để nói hiện tại, dùng cái hư để nói cái thực, dùng cái động để nói cái tĩnh..., đó là thủ pháp vẫn thường thấy trong thơ Đường. (T liệu văn học, tập II, NXB Giáo dục, 2001)

File đính kèm:

  • doctiet 60.doc