A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Giúp học sinh:
- Hiểu được những nét khái quát nhất về tác giả và đặc diểm thơ Đỗ Phủ
- Cảm nhận được lòng yêu nước thương nhà sâu lắng của Đỗ Phủ trước cảnh mmột chiều thu buồn trên đất khách.
- Nắm được đặc trưng phong cách thơ tài hoa của Lí Bạch biểu hiện trong bài thơ: Kết cấu chặt chẽ và tính chất cô đọng, hàm súc của bài thơ.
B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN
- SGK, SGV
- Thiết kế bài học.
- Giáo án
C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH
GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các phương pháp đọc sáng tạo , gợi
tìm , kết hợp với các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Giới thiệu bài mới:
Nếu nhà thơ Lí Bạch ( đời Đường)thiên về bút pháp lãng mạn, thì Đỗ Phủ lại mang duyên nợ với những dòng thơ hiện thực gắn liền với cuộc sống đời thường. Tiếng thơ của ông mang âm hưởng của nỗi buồn ai oán, triền miên về những cảnh đời đau khổ, bất hạnh mà chính ông đã từng nếm trải. Bài thơ " Cảm xúc mùa thu"thể hiện một cách sâu lắng nỗi nhớ quê hương cùng cuộc sống cô đơn của người con xa xứ.
5 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 887 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 cơ bản năm 2008: Đọc - Văn: cảm xúc mùa thu ( thu hứng), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 18/12/2006
Tiết theo PPCT: 58
Ký duyệt: Đọc - văn:
cảm xúc mùa thu
( Thu hứng)
- Đỗ Phủ -
A. Mục tiêu bài học:
Giúp học sinh:
- Hiểu được những nét khái quát nhất về tác giả và đặc diểm thơ Đỗ Phủ
- Cảm nhận được lòng yêu nước thương nhà sâu lắng của Đỗ Phủ trước cảnh mmột chiều thu buồn trên đất khách.
- Nắm được đặc trưng phong cách thơ tài hoa của Lí Bạch biểu hiện trong bài thơ: Kết cấu chặt chẽ và tính chất cô đọng, hàm súc của bài thơ.
B. phương tiện thực hiện
- SGK, SGV
- Thiết kế bài học.
- Giáo án
C. CáCH THứC TIếN HàNH
GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các phương pháp đọc sáng tạo , gợi
tìm , kết hợp với các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.
D. tiến trình dạy học
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Giới thiệu bài mới:
Nếu nhà thơ Lí Bạch ( đời Đường)thiên về bút pháp lãng mạn, thì Đỗ Phủ lại mang duyên nợ với những dòng thơ hiện thực gắn liền với cuộc sống đời thường. Tiếng thơ của ông mang âm hưởng của nỗi buồn ai oán, triền miên về những cảnh đời đau khổ, bất hạnh mà chính ông đã từng nếm trải. Bài thơ " Cảm xúc mùa thu"thể hiện một cách sâu lắng nỗi nhớ quê hương cùng cuộc sống cô đơn của người con xa xứ.
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
I. Đọc - hiểu phần tiểu dẫn
( HS đọc SGK)
1. Tác giả.
Em hiểu gì về Đỗ Phủ qua phần tiểu dẫn?
2. Hoàn cảnh ra đời của bài thơ:
Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh nào?
3. Bố cục bài thơ:
( HS đọc bài thơ)
Bài thơ chia làm mấy phần?
II. Đọc - hiểu VB
1. Bốn câu thơ trên
Cảnh thu được gợi lên như thế nào trong 2 câu thơ đầu?
Cảnh sắc được gợi lên qua hai địa danh " Vu Sơn - Vu Giáp", địa danh đó có ý nghĩa gì?
Qua cảnh sắc đó ta hiểu gì về tâm trạng của nhà thơ?
Hai câu sau cảnh sắc có gì khác với cảnh ở 2 câu đầu?
Nhận xét gì về NT miêu tả của nhà thơ trong bốn câu thơ đầu?
2. Bốn câu thơ dưới:
Câu thơ 5 gợi cho em suy nghĩ gì?
Hình ảnh "con thuyền buộc chặt mối tình nhà"gợi cho em suy nghĩ gì?
III. Củng cố:
- Đỗ Phủ ( 712 - 770), quê tỉnh Hà Nam - T.Quốc
- Xuất thân: Gia đình quan lại lâu dời ( Ông nội là một nhà thơ nổi tiếng đầu đời Đường)
- Làm thơ từ rất sớm - Mệnh danh là Thi thánh ( Bậc Thánh thơ)
- Làm quan có 3 năm, sau đó thường đi ngao du sơn thuỷ và làm thơ
- Sau sự biến An Lộc Sơn là thời kì sáng tác chủ yếu của ông
- 11 năm cuối đời ông đưa gia đình đi trôi dạt khắp nơi, chịu nhiều gian truân, nghèo khổ trong cảnh chiến tranh loạn lạc -> Chết trong cảnh đói rét, bệnh tật.( Trên chiếc thuyền rách nát vào mùa đông năm 770 )
- Để lại khoảng 1.500 bài thơ thể hiện lòng yêu nước thương dân, yêu TN, nhạy cảm với thời cuộc, nỗi đau khổ về cuộc sống riêng.
- NT thơ Đ.Phủ đạt tới trình độ cao của những bài thơ luật - Tạo ra được những hình ảnh biểu hiện tâm trạng khác nhau.
=> Là nhà thơ hiện thực lớn nhất không chỉ của đời Đường mà của cả lịch sử thơ ca cổ điển T.Quốc.
- Tháng 5.765, Đ.Phủ đưa gia đình phiêu bạt đến Vân Nam, đến năm 766 đến Quỳ Châu ( Tứ Xuyên ) -> Sáng tác chùm thơ " Thu hứng " nổi tiếng - gồm 8 bài -> Thể hiện lòng thương nhớ QH da diết của nhà thơ.
( Bài thơ trích giảng là bài số 1 trong chùm thơ đó )
Bốn câu thơ trên
- Hai phần [
Bốn câu thơ dưới
* Hai câu thơ đầu:
- Sương móc ( hạt móc sa): Tượng trưng cho mùa thu, cho sự lạnh lẽo - > Nguyên văn : Sương móc không phải "sa lác đác", mà hẳn phải dày đặc mới có thể làm "tiêu diều, thương tổn " ( Điêu thương ) được cả rừng
phong.( Rừng phong không phải là DT làm trạng ngữ chỉ nơi chốn, mà là đối tượng bị sương móc vùi dập một cách tàn nhẫn)
- Cây phong ( rừng phong ):
+Tượng trưng cho mùa thu - Thu về cả rừng phong đỏ úa hoặc vàng úa
+ Tượng trưng cho sự li biệt ( Rừng phong thu đã nhuốm màu quan san - Truyện Kiều )
-> Hình ảnh mang tính chất biểu tượng. Tạo thành một không gian lạnh lẽo, huyền ảo.
- Vu Sơn - Vu Giáp: Gợi địa thế hiểm trở với những dãy núi thẳng đứng - Mùa thu ít khi mặt trời chiếu được xuống dòng sông, khí trời lại mù mịt.
-> Khung cảnh này trở nên tiêu sơ, mịt mù, hoang vắng và buồn hơn.
=> Cảnh thu hiện lên thật tiêu điều, úa vàng, xơ xác, tàn tạ => Tâm trạng tác giả là tâm trạng buồn, u hoài và nặng nề, trống vắng. Buồn nhưng vẫn đẹp.
* Hai câu sau ( Đối lập hẳn ): Cảnh thu không đơn điệu nhưng vẫn buồn .
- Câu 3: Tả riêng cảnh sông Vu
- Câu 4: Tả riêng cảnh núi Vu ( Câu 2 tả chung cảnh núi Vu, sông Vu )
{-> Tất cả được sắp xếp chặt chẽ trong một chỉnh thể của bài thơ. Cảnh sắc mang đầy đủ những đặc trưng của vùng S.Vu, núi Vu thuộc vùng Quỳ Châu - T.Quốc: Âm u nhưng hùng vĩ
=> Với bút pháp NT tả cảnh theo lối chấm phá, Đỗ Phủ đã phác hoạ lên một khung cảnh mùa thu bằng những nét vẽ tài hoa. Bức tranh ấy có sức gợi cảm rất lớn - Đằng sau những câu thơ tả cảnh là nỗi lòng tê tái, nhớ QH da diết của nhà thơ
- Khóm cúc tuôn dòng lệ cũ: Nhà thơ tưởng tượng mỗi cánh hoa là một giọt lệ, và cả bông hoa là những giọt lệ tuôn trào:
+ Giọt lệ khóc cho hiện tại
+ Giọt lệ khóc cho qúa khứ
-> óc tưởng tượng tinh tế của nhà thơ. Qua đó ta hiểu được nỗi lòng xót thương cho quá khứ QH của tác giả.
- ẩn dụ - Hình ảnh con thuyền buộc ở bãi vắng kia cũng chính là tấc lòng của nhà thơ đối với QH đất nước. Dù ở nơi xa nhưng nhà thơ vẫn hướng về quê nhà -> Mối tình với Quê nhà luôn gắn chặt trong tâm hồn, tình cảm thi nhân .
- Tiếng chày đập áo vang lên khắp nơi, gợi nhơ tới QH mình, nhưng lại phải xa QH sống nơi đất khách quê người.
=> Tâm trạng của nhà thơ nhưng cũng là tâm trạng của những người dân T.Quốc trong cảnh loạn li đương thời. Tất cả đều yêu mến QH và mong muốn sớm được trở về với QH mình .
- Đây là bài thơ mang tính cương lĩnh ( mở đầu, tiêu biểu ) cho 8 bài thơ viết về mùa thu của Đỗ Phủ; Cũng được coi là bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật hay vào bậc nhất ở đời Đường.
- Bài thơ tái hiện một cảnh thu buồn hiu hắt, xao động mang nét đặc trưng của Quỳ Châu với núi rừng, sông nước, cây cối dưới cái nhìn của người tha hương - Đỗ Phủ.
- Người đọc liên tưởng tới cảnh ngộ đau buồn của đất nước qua tâm trạng Đỗ Phủ. Bài thơ không miêu tả trực tiếp vẫn có ý nghĩa hiện thực rộng lớn.
File đính kèm:
- 47 Cam xuc mua thu, 48 doc them.doc