A. Mục tiêu bài học.
Giúp HS:
1. Hiểu được tình cảm chân thành của Lí Bạch với bạn.
2. Nắm được đặc trưng phong cách thơ Lí Bạch ngôn ngữ giản dị, hình ảnh tươi sáng và gợi cảm.
B. Phương tiện thực hiện.
- SGK, SGV.
- Thiết kế bài học.
C. Cách thức tiến hành.
Giáo viên tổ chức dạy học theo cách kết hợp các phương pháp đọc sáng tạo; gợi tìm; kết hợp với các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.
D. Tiến trình dạy học.
1. Kiểm tra bài cũ.
2. Giới thiệu bài mới.
3 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 973 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 cơ bản năm 2008: Tại lầu hoàng hạc tiễn mạnh hạo nhiên đi quảng lăng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tại Lầu Hoàng Hạc Tiễn Mạnh Hạo Nhiên
đi Quảng Lăng
(Hoàng Hạc lâu Tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng)
(Lí Bạch)
A. Mục tiêu bài học.
Giúp HS:
1. Hiểu được tình cảm chân thành của Lí Bạch với bạn.
2. Nắm được đặc trưng phong cách thơ Lí Bạch ngôn ngữ giản dị, hình ảnh tươi sáng và gợi cảm.
B. Phương tiện thực hiện.
- SGK, SGV.
- Thiết kế bài học.
C. Cách thức tiến hành.
Giáo viên tổ chức dạy học theo cách kết hợp các phương pháp đọc sáng tạo; gợi tìm; kết hợp với các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.
D. Tiến trình dạy học.
1. Kiểm tra bài cũ.
2. Giới thiệu bài mới.
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
I. Tìm hiểu chung
1. Tiểu dẫn
(HS đọc phần tiểu dẫn SGK)
- Phần tiểu dẫn (SGK ) nêu nội dung gì?
- Nội dung thơ Lí Bạch?
- Phong cách nghệ thuật thơ Lí Bạch?
2. Văn bản. (HS đọc SGK)
II. Đọc - hiểu
1. Không gian thời gian, địa điểm đưa tiễn bạn.
- Cảnh đưa tiễn bạn diễn ra ở không gian và địa điểm như thế nào?
- Em có suy nghĩ gì về không gian, thời gian địa điểm ấy với người đi và người ở?
- Hai tiếng "Cố nhân" gợi cho em suy nghĩ gì?
- Thời gian gợi cho em suy nghĩ gì?
2. Nỗi lòng của Lí Bạch
(Câu 2 và 3)
- Nỗi lòng Lí Bạch được thể hiện như thế nào qua hình ảnh cánh buồm.
- Em hiểu như thế nào về câu thơ cuối bài?
III. Củng cố
Em học được gì sau khi học bài thơ?
- Phần tiểu dẫn (SGK) giới thiệu vài nét về Lí Bạch và sơ bộ về nội dung thơ ông.
+ Lí Bạch sinh 701 và mất 762 (thọ 61 tuổi). Quê ở Lũng Tây nay thuộc tỉnh Cam Túc. Ông là nhà thơ lãng mạng vĩ đại của Trung Quốc. Thơ Lí Bạch hào phóng. Ông còn để lại hơn 1000 bài thơ. Người ta gọi ông là tiên thơ.
+ Nội dung thơ Lí Bạch rất phong phú với chủ đề chính là:
* Ước mơ vươn tới lý tưởng cao cả.
* Khát vọng giải phóng cá nhân.
* Bất bình với hiện thực tầm thường
* Thể hiện tình cảm phong phú, mãnh liệt.
+ Phong cách thơ Lí Bạch rất hào phóng, bay bổng nhưng rất tự nhiên, tinh tế, giản dị, thơ Lí Bạch kết hợp giữa cái cao cả và cái đẹp.
- Giữa tháng 3 (mùa xuân) ở phía tây lầu Hoàng Hạc là không gian, thời gian, địa điểm đưa tiễn bạn.
- Không phải ngẫu nhiên mà nhà thơ chọn phía tây lầu Hoàng Hạc để tiễn bạn. Theo quan niệm người á Đông, phía tây là cõi phật, cõi tiên. Đặc biệt ở Trung Quốc, phía tây là vùng đất hoang sơ, nhiều núi cao, bí hiểm. Ngày xưa chỉ dành riêng cho những ẩn sĩ đến tu hành. Nơi ẩn chứa những tâm hồn thanh cao trong sạch. Theo huyền thoại lầu Hoàng Hạc là nơi Phí Văn Vi tu luyện thành tiên rồi cưỡi Hạc vàng bay đi:
Hạc vàng ai cưỡi đi đâu
Mà đây Hoàng hạc riêng lầu còn trơ
Hạc vàng đi mất từ xưa
Ngàn năm mây trắng bây giờ còn bay.
Đến một nơi thoát tục để đưa tiễn một người bạn chi âm trở về với cuộc đời trần tục. Buổi đưa tiễn mang ý nghĩa vô cùng sâu sắc.
- Hai tiếng "cố nhân" ở đầu câu dịch là bạn, đúng mà chưa hết nghĩa. Bởi lẽ "cố nhân" là người bạn gắn bó thân thiết từ xa xưa, cho dù thời gian có thể tô điểm trên mái tóc. Buổi chia tay nhờ có hai tiếng "cố nhân" ấy mà đắm chìm trong sự thiết tha quyến luyến. Lại nữa, Lí Bạch không sử dụng cách viết thường tình. Phút biệt ly không có những li rượu tiễn nhau, không dòng nước mắt, không lời nói tạ từ. Chỉ có lầu Hạc, chỉ có dòng sông với bầu trời, cảnh buồn nhưng nó đã thể hiện tình cảm sâu sắc của nhà thơ với bạn.
- Thời gian:
"Giữa mùa hoa khói Châu Dương xuôi dòng" (Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu) một khung cảnh thật đẹp đầy lãng mạn. Một chiếc thuyền con đang rẽ sóng, lướt trên làn hoa khói. Hình ảnh ấy gợi lên không khí mơ hồ, lãng đãng của thơ Đường. Từ "hoa" còn chỉ thời gian, tháng 3 còn có tiết xuân. Hơn nữa Mạnh Hạo Nhiên xuôi dòng xuống Dương Châu nơi phồn hoa đô hộ. Một từ mà nói được nhiều đến thế. Mới thấy cái hay của thơ Đường ở "ý tại ngôn ngoại".
- Nghệ thuật của bài thơ là thể hiện sự đồng nhất giữa con người và cảnh vật. Câu thứ 3:
Cô phàm viễn ảnh bích không tận
(Cánh buồm cô đơn xa dần lẫn vào bầu trời xanh)
Cánh buồm cô đơn diễn tả nhiều nghĩa. Một là chỉ Mạnh Hạo Nhiên ra đi một mình trong cô đơn. Hai là diễn tả chính nỗi lòng cô đơn của mình. Thơ Đường hay ở chỗ đó. Nói bạn cô đơn nhưng chính là biểu hiện mình trong cô đơn. Hiểu theo cách nào cũng là gợi lên một kiếp người cô đơn giữa dòng sông. Nó nhỏ bé và đơn chiếc. Bạn đi đã để lại nỗi nhớ thương vô hạn.
Câu thơ:
Trông xa chỉ thấy dòng sông lưng trời.
Câu thơ chỉ gợi mà không tả: Trước mặt nhà thơ con sông như cao dần lên hoà nhập vào với trời xanh. ánh mắt nhà thơ đành bất lực trước cõi không vô tận đã che khuất người bạn, cảnh vật hiện ra trước mắt nhà thơ theo dòng tâm trạng.
- Chép phần ghi nhớ (SGK).
- Học tập ở tình bạn gắn bó.
HOàNG HạC LÂU
1. Tìm hiểu chung
(HS đọc phần tiểu dẫn SGK)
- Trong phần tiểu dẫn SGK giới thiệu với ta nội dung gì?
II. Đọc hiểu
1. Nhan đề của bài thơ là "Lầu Hoàng Hạc" nhưng ngoài xác định vị trí của Lầu Hoàng Hạc toàn bài không có gì về lầu cả)
Vậy dụng ý của tác giả là gi?
2. Tất cả cảnh đều đẹp sao lại khiến người buồn?
3. Bài thơ có thể rút gọn thành một câu "Người xưa đã đi không trở lại khiến người nay buồn". "Và một quan niệm năm mươi sáu chữ thì cả năm mươi sáu chữ đều là bước chuẩn bị cho một chữ sầu đậu xuống, kết đọng trong tâm". Đồng ý với ý kiến nào?
Giới thiệu hai nội dung. Một là vài nét về Thôi Hiệu, hai là khẳng định bài thơ "Lầu Hoàng Hạc"
+ Tác giả Thôi Hiệu
* Thôi Hiệu (704 - 754) là người Biện Châu, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc . Độ tiến sĩ năm 21 tuổi (725). Còn để lại 40 bài thơ. Trong đó "Lầu Hoàng Hạc" là bài thơ nổi tiếng. Tương truyền Lý Bạch đi chơi Vũ Xương lên ngưỡng mộ lầu Hoàng Hạc thấy bài thơ này của Thôi Hiệu bèn cầm bút đề: "Nhãn tiền hữu cảnh đạo bất đắc - Thôi Hiệu đề thi tại thượng đầu" (Trước mắt có cảnh đẹp mà nói không được vì đã có thơ của Thôi Hiệu đề ở trên đầu rồi)
-Bốn câu thơ đầu đi sát đề "Tích nhân…không du du". Nó đề cập trực tiếp tới lầu Hoàng Hạc, vừa giải thích tên lầu, vừa định vị lầu trong không gian. Song toàn bài lại không có gì về lầu cả. Ta chỉ thấy đối lập giữa cảnh tiên và cõi tục, quá khứ và hiện tại, cái mất và cái còn. Tất cả đều gắn với truyền thuyết về Phi Văn Vi hay Tử An thời xa xưa cổ đại. Tác giả có dụng ý biểu hiện suy tư sâu lắng đầy triết lý của mình. Thời gian một đi không trở lại, người xưa đã qua không dễ thấy , đời người là hữu hạn, vũ trụ là vô cùng, vô tận. Làu trơ vơ, mây trắng bồng bềnh có khác chi thân phận nổi lênh, tha hương…1?
-Dụng ý thứ hai của Thôi Hiệu tạo ra sự chuyển tiếp từ quá khứ về hiện tại (giữa bốn câu trên và bốn câu dưới). Đó là sự nối tiếp kín đáo. Mắt ngước nhìn tầng mây lơ lửng thả hồn theo nghìn năm xa xăm, song tâm tư của nhà thơ rốt cuộc vẫn hường về những gì của hiện tại.
- Dụng ý thứ ba của nhà thơ tạo ta mối tương quan giữa cái nhìn thấy và cái không thấy. Đó là đất Hán Dương, bãi Anh Vũ, hàng cây bên đường… tất cả đều rõ mồn một, tương mơn mởn. Cái không nhìn thấy là "hương quan", hương quan là quê hương đang hút hồn người trong ba dụng ý này, một thuộc về triết lý, hai vấn đề thuộc về nhân sinh.
- Cảnh rất đẹp. Bốn câu thơ đầu tạo ra vẻ đẹp huyền thoại của lầu Hoàng Hạc. Bốn câu sau tạo ra vể đẹp hiện tại của dòng sông, bãi cỏ hàng cây. Nhưng "Khiến người buồn". Bài thơ hay và có ý vị sâu sắc là ở chỗ đó. Bởi một lẽ thơ của Thôi Hiệu không chỉ
là thơ tả có ý nghĩa thù tạc, ngâm vịnh. Với Thôi Hiệu, thơ là diễn tả sinh động tình cảm chân thành, những suy nghĩ sâu lắng. Ai chẳng buồn khi nhìn thấy đời người là hữu hạn. Vũ trụ là vô biên. Hơn nữa nhà thơ đang sống nổi nênh của một kẻ thơ hương xa xứ. Dẫu cảnh trước mạt có đẹp thì lòng thương nhớ quê hương cứ vời vợi nhất là cảnh màn đêm buông xuống.
- Cả hai nhận xét trên đều có ý đúng. Song ý kiến cho rằng, "Năm mươi sáu chữ thì cả năm mươi sáu chữ đều là bước chuẩn bị cho một chữ sầu đậu xuống kết đọng trong tâm" là đúng và sâu sắc hơn. Vì cái hồn của bài thơ là những suy nghĩ chân thành sâu sắc gợi cảm giác buồn về thân phận con người, đời người hữu hạn, kiếp người ngắn ngủi trước cảnh vũ trụ bao la và tồn tại đến vô cùng tận. Còn có nỗi sầu, nỗi buồn nào hơn khi phải xa quê hương. Người ta buồn vì phải xa quê hương lúc buổi chiều tà buông xuống. Ta mới hiểu chiều hôm nhớ nhà là ftình huống xuất hiện khá phổ biến trong thơ ca cổ điển nhiều nước phương Đông
HOàNG HạC LÂU
1. Tìm hiểu chung
(HS đọc phần tiểu dẫn SGK)
- Trong phần tiểu dẫn SGK giới thiệu với ta nội dung gì?
II. Đọc hiểu
1. Nhan đề của bài thơ là "Lầu Hoàng Hạc" nhưng ngoài xác định vị trí của Lầu Hoàng Hạc toàn bài không có gì về lầu cả)
Vậy dụng ý của tác giả là gi?
2. Tất cả cảnh đều đẹp sao lại khiến người buồn?
3. Bài thơ có thể rút gọn thành một câu "Người xưa đã đi không trở lại khiến người nay buồn". "Và một quan niệm năm mươi sáu chữ thì cả năm mươi sáu chữ đều là bước chuẩn bị cho một chữ sầu đậu xuống, kết đọng trong tâm". Đồng ý với ý kiến nào?
Giới thiệu hai nội dung. Một là vài nét về Thôi Hiệu, hai là khẳng định bài thơ "Lầu Hoàng Hạc"
+ Tác giả Thôi Hiệu
* Thôi Hiệu (704 - 754) là người Biện Châu, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc . Độ tiến sĩ năm 21 tuổi (725). Còn để lại 40 bài thơ. Trong đó "Lầu Hoàng Hạc" là bài thơ nổi tiếng. Tương truyền Lý Bạch đi chơi Vũ Xương lên ngưỡng mộ lầu Hoàng Hạc thấy bài thơ này của Thôi Hiệu bèn cầm bút đề: "Nhãn tiền hữu cảnh đạo bất đắc - Thôi Hiệu đề thi tại thượng đầu" (Trước mắt có cảnh đẹp mà nói không được vì đã có thơ của Thôi Hiệu đề ở trên đầu rồi)
-Bốn câu thơ đầu đi sát đề "Tích nhân…không du du". Nó đề cập trực tiếp tới lầu Hoàng Hạc, vừa giải thích tên lầu, vừa định vị lầu trong không gian. Song toàn bài lại không có gì về lầu cả. Ta chỉ thấy đối lập giữa cảnh tiên và cõi tục, quá khứ và hiện tại, cái mất và cái còn. Tất cả đều gắn với truyền thuyết về Phi Văn Vi hay Tử An thời xa xưa cổ đại. Tác giả có dụng ý biểu hiện suy tư sâu lắng đầy triết lý của mình. Thời gian một đi không trở lại, người xưa đã qua không dễ thấy , đời người là hữu hạn, vũ trụ là vô cùng, vô tận. Làu trơ vơ, mây trắng bồng bềnh có khác chi thân phận nổi lênh, tha hương…1?
-Dụng ý thứ hai của Thôi Hiệu tạo ra sự chuyển tiếp từ quá khứ về hiện tại (giữa bốn câu trên và bốn câu dưới). Đó là sự nối tiếp kín đáo. Mắt ngước nhìn tầng mây lơ lửng thả hồn theo nghìn năm xa xăm, song tâm tư của nhà thơ rốt cuộc vẫn hường về những gì của hiện tại.
- Dụng ý thứ ba của nhà thơ tạo ta mối tương quan giữa cái nhìn thấy và cái không thấy. Đó là đất Hán Dương, bãi Anh Vũ, hàng cây bên đường… tất cả đều rõ mồn một, tương mơn mởn. Cái không nhìn thấy là "hương quan", hương quan là quê hương đang hút hồn người trong ba dụng ý này, một thuộc về triết lý, hai vấn đề thuộc về nhân sinh.
- Cảnh rất đẹp. Bốn câu thơ đầu tạo ra vẻ đẹp huyền thoại của lầu Hoàng Hạc. Bốn câu sau tạo ra vể đẹp hiện tại của dòng sông, bãi cỏ hàng cây. Nhưng "Khiến người buồn". Bài thơ hay và có ý vị sâu sắc là ở chỗ đó. Bởi một lẽ thơ của Thôi Hiệu không chỉ
là thơ tả có ý nghĩa thù tạc, ngâm vịnh. Với Thôi Hiệu, thơ là diễn tả sinh động tình cảm chân thành, những suy nghĩ sâu lắng. Ai chẳng buồn khi nhìn thấy đời người là hữu hạn. Vũ trụ là vô biên. Hơn nữa nhà thơ đang sống nổi nênh của một kẻ thơ hương xa xứ. Dẫu cảnh trước mạt có đẹp thì lòng thương nhớ quê hương cứ vời vợi nhất là cảnh màn đêm buông xuống.
- Cả hai nhận xét trên đều có ý đúng. Song ý kiến cho rằng, "Năm mươi sáu chữ thì cả năm mươi sáu chữ đều là bước chuẩn bị cho một chữ sầu đậu xuống kết đọng trong tâm" là đúng và sâu sắc hơn. Vì cái hồn của bài thơ là những suy nghĩ chân thành sâu sắc gợi cảm giác buồn về thân phận con người, đời người hữu hạn, kiếp người ngắn ngủi trước cảnh vũ trụ bao la và tồn tại đến vô cùng tận. Còn có nỗi sầu, nỗi buồn nào hơn khi phải xa quê hương. Người ta buồn vì phải xa quê hương lúc buổi chiều tà buông xuống. Ta mới hiểu chiều hôm nhớ nhà là ftình huống xuất hiện khá phổ biến trong thơ ca cổ điển nhiều nước phương Đông
File đính kèm:
- 44 Tai Hoang Hac Lau........doc