Giáo án Ngữ văn 10 cơ bản tiết 17- 18: Ra ma buộc tội

I- MỤC TIÊU BÀI HỌC :

 Giúp HS :

 Qua hai nhân vật Rama và Xita, hiểu được quan niệm của Ấn Độ cổ đại về người, anh hùng, đức vua mẫu mực và người phụ nữ lý tưởng.

- Thấy được nghệ thuật thể hiện nhân vật của sử thi Ra ma ya na.

II- PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC :

1- Phương pháp :

 Kết hợp các phương pháp : Đọc sáng tạo, gợi tìm, trả lời câu hỏi, thảo luận

2- Phương tiện :

- SGK, Bài thiết kế

III- TIẾN TRÌNH BÀI HỌC :

1- Kiểm tra bài cũ :

2- Giới thiệu bài mới :

Nếu người anh hùng Ô đi xê trong sử thi Hilạp được ca ngợi về sức mạnh của trí tuệ, lòng dũng cảm, Đam San trong sử thi Tây Nguyên Việt Nam là người anh hùng chiến đấu với các tù trưởng thù địch, vì mục đích riêng giành lại vợ đồng thời bảo vệ cuộc sống bình yên của buôn làng thì Rama là người anh hùng trong sử thi ẤN Độ lại được ca ngợi bởi sức mạnh của đạo đức, lòng từ thiện và danh dự cá nhân. Để thấy rõ điều này, chúng ta tìm hiểu đoạn trích “Ra ma buộc tội” trích sử thi Ramayana của Vanmiki .

 

doc5 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 6326 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 cơ bản tiết 17- 18: Ra ma buộc tội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
RA MA BUỘC TỘI -Trích Ramayana-Sử thi Ấn Độ- I- MỤC TIÊU BÀI HỌC : Giúp HS : Qua hai nhân vật Rama và Xita, hiểu được quan niệm của Ấn Độ cổ đại về người, anh hùng, đức vua mẫu mực và người phụ nữ lý tưởng. - Thấy được nghệ thuật thể hiện nhân vật của sử thi Ra ma ya na. II- PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC : 1- Phương pháp : Kết hợp các phương pháp : Đọc sáng tạo, gợi tìm, trả lời câu hỏi, thảo luận 2- Phương tiện : - SGK, Bài thiết kế III- TIẾN TRÌNH BÀI HỌC : 1- Kiểm tra bài cũ : 2- Giới thiệu bài mới : Nếu người anh hùng Ô đi xê trong sử thi Hilạp được ca ngợi về sức mạnh của trí tuệ, lòng dũng cảm, Đam San trong sử thi Tây Nguyên Việt Nam là người anh hùng chiến đấu với các tù trưởng thù địch, vì mục đích riêng giành lại vợ đồng thời bảo vệ cuộc sống bình yên của buôn làng thì Rama là người anh hùng trong sử thi ẤN Độ lại được ca ngợi bởi sức mạnh của đạo đức, lòng từ thiện và danh dự cá nhân. Để thấy rõ điều này, chúng ta tìm hiểu đoạn trích “Ra ma buộc tội” trích sử thi Ramayana của Vanmiki . 3- Bài mới : HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS YÊU CẦU CẦN ĐẠT Học sinh đọc phần tiểu dẫn. Cho biết nội dung phần tiểu dẫn giới thiệu là gì ? - Ra ma ya na và Ma ha bharata là 2 bộ sử thi Ấn Độ nổi tiếng, có ảnh hưởng sâu rộng, lâu bền trong văn hóa, văn học Ấn Độ cũng như nhiều nước Đông Nam Á - Ra ma ya na được hình thành khoảng TK III TCN. Sau đó được Vanmii ki hoàn thiện cả về nội dung và hình thức nghệ thuật. - Ramaya na gồm 24.000 câu thơ đôi. Học sinh đọc phần tóm tắt trong SGK. ? Em hãy cho biết vị trí của đoạn trích trong bộ sử thi ? ? Học sinh đọc văn bản ? Cho biết đoạn trích có thể chia làm mấy phần ? Ý của từng phần ? HS cho biết hoàn cảnh diễn ra cuộc gặp gỡ giữa Rama và Xita? Sau khi chiến thắng quỷ vương Varana cứu Xita,Rama nói với tất cả mọi người về thắng lợi của mình và sử hoài nghi về lòng chung thủy của Xita. Tâm trạng của Rama được Van mi ki bộc lộ rõ qua lời nói, thái độ với Xi ta vợ của chàng. Em cho biết cảm nhận của em về những lời lẽ đó ? GV : Giọng điệu của Rama có lúc trang trọng, cao cả đầy vẻ tự hào (khi nói về chiến thắng của mình), có lúc gay gắt, giận dữ, có lúc thô bạo, tàn nhẫn như muốn trút tất cả ra cho hả giận (khi nói với Xita ) ? Thái độ của Rama với Xita ntn ? GV : Do quá ghen tuông Rama đã mất đi vẻ sáng suốt của vị minh quân. Chàng đay đi đay lại việc Xita đã ở trong vòng tay của quỷ vương Ravana. Và tuyên bố không cần đến Xita, coi rẻ phẩm hạnh, khinh bỉ tư cách của người phụ nữ như Xita. ? Trước hành động bước vào lửa của Xita Rama tỏ thái độ gì ? ? Như vậy tâm trạng Rama thể hiện như thế nào qua đoạn trích ? ? Trước lời buộc tội lạnh lùng, tàn nhẫn của chồng, Xita đã rơi vào tình cảnh như thế nào ? ? Nàng đã dùng những lời lẽ như thế nào để thuyết phục chàng, tin vào lòng chung thủy của mình ? ? Lời lẽ cũng không lay chuyển được sự hoài nghi quá lớn trong Rama Xita đã hoạt động như thế nào ? Cảm nhận của em về nhân vật Xita? ? Đoạn trích cho thấy nét nghệ thuật nào độc đáo được Vanmiki sử dụng ? Nhân vật bị đặt vào tình thế hiểm nghèo buộc phải lựa chọn. HS đọc phần ghi nhớ SGK. Làm phần luyện tập trong SGK I- Tiểu dẫn : SGK 1- Về sử thi Ấn Độ : 2- Tóm tắt sử thi Ramayana 3- Đoạn trích a). Vị trí : Đoạn trích nằm ở khúc ca thứ 6 chương 79 của bộ sử thi. b). Bố cục. Đoạn trích gồm 2 phần : - Phần 1 : Từ đầu đến “Ravana đâu có chịu lâu được” :diễn biến tâm trạng của Rama. - Phần 2 : Còn lại :diễn biến tâm trạng Xita. II- Tìm hiểu đoạn trích 1- Diễn biến tâm trạng Rama -Qua ngôn ngữ, giọng điệu : + Lời lẽ trịnh trọng oai nghiêm của bậc quân vương : “ta” – “phu nhân cao quý”. + Lời lẽ lạnh lùng, phũ phàng, bêu riếu Xi ta trước mặt mọi người “phải biết chắc…nghi ngờ đức hạnh của nàng”. - Qua thái độ: + Xem thường , xúc phạm đến phẩm hạnh của Xi ta + Xua đuổi Xita - Trước hành động cao cả của Xita (vào lửa). + Rama ngồi câm lặng “mặt dán xuống đất”. + Rama tê dại “nom chàng khủng khiếp như thần chết”. => Tâm trạng Rama là sự đan xen giữa tình yêu và lòng ghen, giữa tình cảm đời thường và phong thái cao quý của bậc quân vương. Do đó nó diễn ra phức tạp, nhiều cung bậc, nhiều sắc thái. 2- Tâm trạng Xita - Rằn vặt, đau xót “đau đớn đến nghẹt thở”,”như thân dây leo bị vòi voi quật nát” - Xấu hổ, muốn “chôn vùi cả cái hình hài của mình”. - Suy sụp tinh thần sâu sắc. - Dùng lời lẽ dịu dàng, ngọt ngào kể cả chỉ chích để thanh minh cho lòng trinh bạch của mình. - Xi ta dũng cảm bước vào giàn hỏa thiêu. èXita là biểu tượng đẹp về người phụ nữ Aán Độ với đức hạnh sáng ngời và lòng thủy chung son sắt. 3- Vài nét về nghệ thuật: - Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế. - Xây dựng tình huống đầy kịch tính III- Ghi nhớ : SGK (trang 60) IV- Luyện tập: 4- Củng cố : - Hoàn cảnh diễn ra “Rama buộc tội” - Đạo đức , phẩm hạnh của nhân vật thể hiện qua đoạn trích. 5- Dặn dò :Học bài Chuẩn bịï bài : “Chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu trong bài văn tự sự”

File đính kèm:

  • doctiet17-18.doc
Giáo án liên quan