I.MỤC TIÊU:
Giúp hs:
-Nhận biết các sự việc chi tiết tiêu biểu trong một đối tượng khi quan sát.
-Biết lựa chọn ,sắp xếp các sự việc, chi tiết ấy để thể hiện tình cảm,suy nghĩ của
II.CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Phương pháp.
Phát vấn , thảo luận.
2.Phương tiện.
SGK,SGV,thiết kế bài giảng.
III.TIẾN TRÌNH BÀI HỌC:
1.Kiểm tra bài cũ.
2.Lời vào bài.
3.Bài mới
3 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1255 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 cơ bản Tiết 20- Lựa chọn chi tiết sự việc tiêu biểu trong bài văn tự sự, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 20 Ban cơ bản
LỰA CHỌN CHI TIẾT SỰ VIỆC TIÊU BIỂU TRONG BÀI VĂN TỰ SỰ
I.MỤC TIÊU:
Giúp hs:
-Nhận biết các sự việc chi tiết tiêu biểu trong một đối tượng khi quan sát.
-Biết lựa chọn ,sắp xếp các sự việc, chi tiết ấy để thể hiện tình cảm,suy nghĩ của
II.CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
Phương pháp.
Phát vấn , thảo luận.
2.Phương tiện.
SGK,SGV,thiết kế bài giảng.
III.TIẾN TRÌNH BÀI HỌC:
1.Kiểm tra bài cũ.
2.Lời vào bài.
3.Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
I. Khái niệm.
( Hình thành khái niệm tự sự, khái niệm sự viecä ,chi tiết trong văn bản.)
1.Dựa vào SGK hãy cho biết thế nào là tự sự?
2.Sự việc:
-Trong kn về tự sự có nhắc đến thuật ngữ sự việc . Vậy theo em thế nào là sự việc ?
- Thế nào là sự việc tiêu biểu?
Vd: Ta có thể hình dung cốt truyện của truyện cổ tích Tấm Cám từ những sự việc tiêu biểu s
-sv1:Tấm là hiện thân của số phận bất hạnh.
-sv2:Tấm chuyển nỗi niềm bất hạnh ,đáng thương thành cuộc đấu tranh không khoan nhương để giành hạnh phúc
3.Chi tiết:
-Thế nào là chi tiết?
VD:Trong sự việc 1 “Tấm là hiện thân của số phân bất hạnh” của văn bản tự sự Tấm Cám có các chi tiết sau:
+Tấm mồ côi cả cha lẫn mẹ.
+Tấm phải làm nhiều việc vất vả.
+Tấm bị đối xử tàn nhẫn,bị mẹ con cám tìm mọi cách tiêu diệt đến cùng.
-Em có nhận xét gìvề ý nghĩa của việc lựa chọn sự việc chi tiết tiêu biểu?
.
Hướng dẫn HS thực hiệ các yêu cầu của SGK)
-Tác giả dân gian kể chuyện gì qua truyện An Dương Vuơng và Mị Châu ,Trọng Thủy?
-Theo em ,sự việc Trọng Thủy và Mị Châu chia tay nhau và các chi tiếtTrọng Thủy hỏiø Mị Châu :(…) “Ta lại tìm nàng lấy gì làm dấu?”, Mị Châu trả lời”thiếp có áo gấm lông ngỗng(…)đi đến đâu sẽ rứt lông ngỗng mà rắc ở ngã ba đường để làm dấu”có phải là những chi tiết ,sự việc tiêu biểu không?
-Từ vd trong SGK tưởng tượng người con trai lão Hạc(nhân vật chính trong tp “lão Hạc “ của Nam Cao)trở về làng sau CMT8(HS đọc đoạn tưởng tượng này)
-Hãy chọn 1 sự việc rồi kể lại với một so áchi tiết tiêu biểu ?
-Rút ra cách lựa chọn chi tiết ,sự việc tiêu biểu.
Vd:truyện “Làng” của Kim Lân
+Nhân vật chính là ông Hai.
+Sự việc chính là ông Hai rất yêu cái làng.
*Trước cách mạng.
*Sau cvách mạng.
+Oâng Hai theo lệnh tản cư xa làng.
*Luôn nhớ về làng.
*Buồn khi nghe tin làng theo giặc.
*Sung sướng khi nghe tin chính xác làng ông không theo giặc..
(HS dọc SGK)
-Kể lại chuyện “Hòn đá xấu xí”.
-Có người định bỏ chi tiết hòn đá xấu xí được phát hiện và chở đi nơi khác .Làm như thế có được không?Vì sao?
-Đoạn văn Ô-đi –xê trở về,nhà văn Hômerơ kể chuyện gì?
-Cuối đoạn trích Ô-đi –xê trở về,tác giả đả chọn sự việc gì? Sự việc ấy được kể bằng chi tiết tiêu biểu nào ? Có thể xem đây là thành công của Hômerơ trongKể chuyện sử thi không?
I.KHÁI NIỆM
-Tự sự là kể chuyện,phương thức dùng ngôn ngữ kể chuyện trình bày một chuỗi sự việc ,từ sự việc này đến sự việc kia,cuối cùng dẫn đến một kết thúc ,thể hiện một ý nghĩa.
-Sự việc làcái xảy ra được nhận thức có ranh giới rõ ràng , phân biệt với những cái xảy ra khác
-Sự việc tiêu biểu là sự việc quan trọng góp phần hình thành cốt truyện.mỗi sự việc có thể có nhiều chi tiết.
-Chi tiết là tiểu tiết của tác phẩm mang sức chứa lớn về cảm xúc và tư tưởng.(chi tiết có thể là 1 lời nói,1 cử chỉ và hành động của nhân vật hoặc 1 sự
vật…)
-Chọn chi tiết ,sự việc tiêu biểu là khâu quan trọng trong quá trình viết hoặc kề lại một câu chuyện.
II.CÁCH CHỌN CHI TIẾT ,SỰ VIỆC TIÊU BIỂU.
-Truyện An Dương Vương và Mị Châu , Trọng Thủy đã kể chuyện về
+Công việc xây dựng và bảo vệ tổ quốc của ông cha ta (xây thành ,chế nỏ)
+Tình vợ chồng (Mị Châu và Trọng Thủy)
+Tình cha con (An Dương Vương và Mị Châu)
-Đó là những sự việc chi tiết tiêu biểu.Những sự việc chi tiết ấyđều mở ra những bước ngoặt,sự việc mới, tình tiết mới.Nếu thiếu những chi tiết này câu chuyện này sẽ dừng lại,kém ý nghĩa.
-Anh tìm gặp ông giáo và theo ông đi viếng mộ cha.
+Con đường dẫn hai người đến nghĩa địa.Họ đứng trước ngôi mộ thấp bé.
+Anh thắp hương,mắt đỏ hoe,nghẹn ngào không nói nên lời.
+Bên cạnh, ông giáo cũng ngấn lệ.
-Người viết hoặc kể chuyện phải xây dựng được cốt truyện.Cốt truyện bao gồm hệ thống nhân vật ,sự việc, tình tiết.sự việc tình tiết ấy góp phần cơ bản hình thành cốt truyện.
III.LUYỆN TẬP
-Đây là chi tiết không thể bỏ được vì chi tiết này rất quan trọng.Nó làm tăng thêm ý nghĩa ở trên đời này có những sự vật ,sự việc tưởng như bỏ đi nhưng lại vô cùng quan trọng.Mặt khác sự chịu đựng và sống âm thầm,không sợ hiểu lầm như như đá là rất tốt.
-Đoạn văn kể về tâm trạng của Oâđixê và Pênêlôp.Đồng thời kể về sự đấu trí giữa hai con người ấy.
- Cuối đoạn trích Ô-đi –xê trở về tác giả chọn sự việc mặt đất dịu hiền là khát khao của người đi biển ,nhất là những người bị đắm thuyền.Từ đó so sánh khát khao mong được gặp mặt của vợ chồng Ô-đi-xê.
Cách so sánh trong kể chuyện là một trong những thành công của Hô-me.
4.Củng cố:
? Cách chọn chi tiết sự việc tiêu biểu trong bài văn tự sự ?
5.Dặn dò:
HS chuẩn bị bài Truyện cổ tích Tấm Cám.
File đính kèm:
- tiet19.doc