Giáo án Ngữ văn 10 cơ bản Tiết 25- Truyện cười dân gian Việt Nam - nhưng nó phải bằng hai mày - tam đại con gà

A- Mục tiêu bài học :

 - Hiểu được nguyên nhân, đối tượng, ý nghĩa của tiếng cười trong từng truyện.

 - Thấy được nghệ thuật đặc sắc của tiếng cười trong truyện cười dân gian.

B- Phương tiện thực hiện :

 - Sgk – Sgv

 - Thiết kế bài học.

C- Cách thức tiến hành :

 Giáo viên tổ chức giờ học bằng cách kết hợp các phương pháp đọc, gợi tìm kết hợp với các hình thức trao đổi, thảo luận, trả lời câu hỏi.

D- Tiến trình dạy học :

 I. Kiểm tra bài cũ

 II. Giới thiệu bài mới

 Trong chế độ phong kiến sự công bằng lẽ phải trái không có nghĩa lý gì ở chốn công đường và trong cuộc sống không vươn lên để đẩy lùi cái dốt là đáng phê bình. Song càng đáng chê trách hơn là những kẻ giấu dốt và hay khoe khoang, liều lĩnh. Ta cùng tìm hiểu hai truyện cười để thấy rõ điều đó.

 III. Bài mới :

 

doc5 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1942 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 cơ bản Tiết 25- Truyện cười dân gian Việt Nam - nhưng nó phải bằng hai mày - tam đại con gà, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 25: TRUYỆN CƯỜI DÂN GIAN VIỆT NAM - - NHƯNG NÓ PHẢI BẰNG HAI MÀY - TAM ĐẠI CON GÀ A- Mục tiêu bài học : - Hiểu được nguyên nhân, đối tượng, ý nghĩa của tiếng cười trong từng truyện. - Thấy được nghệ thuật đặc sắc của tiếng cười trong truyện cười dân gian. B- Phương tiện thực hiện : - Sgk – Sgv - Thiết kế bài học. C- Cách thức tiến hành : Giáo viên tổ chức giờ học bằng cách kết hợp các phương pháp đọc, gợi tìm kết hợp với các hình thức trao đổi, thảo luận, trả lời câu hỏi. D- Tiến trình dạy học : I. Kiểm tra bài cũ II. Giới thiệu bài mới Trong chế độ phong kiến sự công bằng lẽ phải trái không có nghĩa lý gì ở chốn công đường và trong cuộc sống không vươn lên để đẩy lùi cái dốt là đáng phê bình. Song càng đáng chê trách hơn là những kẻ giấu dốt và hay khoe khoang, liều lĩnh. Ta cùng tìm hiểu hai truyện cười để thấy rõ điều đó. III. Bài mới : Hoạt động của Giáo viên và Học sinh Yêu cầu cần đạt - Em hãy kể lại truyện “Nhưng nó phải bằng hai mày” và cho biết nguyên nhân cái cười ở đây là gì ? - Biện pháp để gây cười ở đây là gì ? Hãy phân tích từng biện pháp trong truyện - Cử chỉ và lời nói của thầy lý giúp ta hiểu ra điều gì ? Phân tích ý nghĩa tiếng cười ở chi tiết cuối truyện. + Em hãy kể lại truyện cười này và cho biết nguyên nhân cái cười ở đây là gì ? - Lần 1 : Cái dốt của thầy đồ được bộc lộ như thế nào ? - Lần 2 : Bộc lộ thêm tật xấu gì của thầy đồ? + Việc thầy tìm đến hỏi thổ công có ý nghĩa gì ? + Theo em yếu tố nào là yếu tố bất ngờ gây cười thú vị nhất ? + Nêu ý nghĩa của truyện ? + Qua hai truyện em hãy rút ra một số nét của nghệ thuật truyện cười dân gian Việt Nam ? IV. Củng cố : Cho học sinh lần lượt nhắc lại ý nghĩa nội dung và nghệ thuật của hai truyện cười vừa học V. Dặn dò : Làm bài tập ở phần nâng cao Soạn bài Lời tiễn dặn. I) Đọc – hiểu: 1. Nhưng nó phải bằng hai mày a. Truyện đã quất đòn roi “chết người’ vào việc xử kiện của thầy lý. - Nguyên nhân tiếng cười là do mâu thuẫn của sự việc : thầy lý nổi tiếng xử kiện giỏi >< bản chất bên trong ( chuyên nhận tiền đút lót ) - Dùng tiếng cười và cử chỉ của nhân vật để làm tiếng cười bật ra. + Khi bị lôi ra đánh đòn : “Cải vội xòe năm ngón tay .... khẻ bẩm lẽ phải thuộc về con cơ mà”. + Cử chỉ lời nói của Cải nhắc thầy lý món tiền mà anh ta đã lót trước cho thầy lý. + Thầy lý cũng có hành động lời nói tương ứng “thầy xòe năm ngón tay trái úp lên năm ngón tay mặt ” và nói “Mày phải nhưng nó lại phải bằng hai mày” Cử chỉ và lời nói lập lờ của thầy lý đã làm bật ra tiếng cười => cái phải đã bị cái khác lớn hơn ( tiền ) che lấp mất rồi => sự công bằng, lẽ phải không có nghĩa lý gì ở chốn công đường khi thầy lý xử kiện. Lẽ phải ở đây thuộc về kẻ nhiều tiền. 2. Tam đại con gà - Mâu thuẫn tạo ra tiếng cười Thầy đồ dốt >< hay khoe khoang giấu dốt, sĩ diện hão - Cái cười bật ra nhiều lần. Mỗi lần ta đều nhận ra tính láu cá, vụng chèo khéo chống của anh học trò dám liều lĩnh làm thầy đồ dạy trẻ. * Lần thứ nhất : - Gặp chữ “kê” là gà thầy không biết chữ gì, bị học trò hỏi dồn, thầy cuống nói liều “dủ dỉ là con dù dì ” + Trong Hán tự không có chữ “dù dì” và trong thế giới động vật cũng không có con nào là con “dù dì” => thầy dốt đến tận cùng của sự dốt. Thầy không chỉ kém về kiến thức sách vở mà còn kém hiểu biết về kiến thức thực tế. * Lần thứ hai : - Thầy sợ hai người ta biết thì cười, cho nên bảo học trò đọc khẽà ta cười vì sự giấu dốt rất thận trọng của thầy, cười vì thói sĩ diện hão của kẻ dốt nát. - Thầy liều lĩnh bao nhiêu khi dạy trẻ thì lại thận trọng bấy nhiêu trong việc giấu dốt => đáng chê trách. * Lần thứ ba : - Ta cười khi thầy tìm đến thổ công ( không tìm sách, tìm người để hỏi ). - Thổ công xuất hiện càng làm cho ý nghĩa phê phán thêm sinh động, sâu sắc. Thầy dốt thổ công cũng dốt luôn (thầy xin ba đài âm dương được cả ba) à cái dốt dạy cái dốt à thầy tin chắc nên đắc ý lắm, quát trẻ đọc thật to (dủ dỉ là con dù dì ) => cái dốt được khuếch đại nhân lên bằng âm thanh. * Lần thứ tư Ta cười khi thầy bộc lộ đến tận cùng sự thảm hại của thói giấu dốt. Đó cuộc chạm trán với chủ nhà, cái dốt bị lật tẩy ( Kê là gà sao dạy các cháu là dù dì? ) - Thầy vẫn cố chống đỡ bằng cách láu cá vặt “vụng chèo khéo chống” => vẫn biết “kê là gà” nhưng thầy muốn dạy cho trẻ biết đến “Tam đại con gà” tiếng cười bật ra 1 cách bất ngờ => yếu tố bất ngờ nhất của truyện. Tiếng cười không chỉ mua vui mà phê phán thói giấu dốt của thầy đồ khi xưa. Bên cạnh đó còn nhắc nhở, cảnh tỉnh những kẻ hôm nay cũng mắc bệnh ấy. 3. Những nét đặc sắc của truyện cười dân gian - Truyện cười rất ngắn gọn, kị sự dài dòng, lan man làm nhạt đi tiếng cười. Truyện phải gói kín mở nhanh mới tạo sự bất ngờ. - Kết cấu chặt chẽ mọi chi tiết hướng tới sự gây cười. Tiếng cười rộ lên ở cuối truyện. - Truyện ít nhân vật, nhân vật chính là đối tượng của tiếng cười. - Ngôn ngữ giản dị nhưng rất tinh, rất sắc, nhất là ngôn ngữ và cử chỉ của nhân vật ở cuối truyện.

File đính kèm:

  • doctiet25.doc
Giáo án liên quan