A. Mục tiêu bài học :
Giúp học sinh:
1. Nhận rõ đặc điểm, các mặt thuận lợi, hạn chế của ngôn ngữ và ngôn ngữ viết để diễn đạt tốt khi giao tiếp.
2. Có kỹ năng trình bày miệng hoặc viết văn bản phù hợp với đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết.
B. Phương tiện thực hiện :
1. Giáo viên : tìm hiểu SGK, SGV và các tài liệu có liên quan để từ đó thiết kế bài học.
2. Học sinh : đọc và tìm hiểu bài học trước ở nhà, nắm chắc phần kết quả cần đạt.
C. Cách thức tiến hành :
- Gv hướng dẫn học sinh hình thành khái niệm và khái quát các đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết.
- Gv hướng dẫn học sinh đàm thoại, sau đó đánh giá, tiểu kết.
D. Tiến hành dạy học :
1. Kiểm tra bài cũ
2. Dẫn dắt bài mới
3. Bài mới
3 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2192 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 cơ bản Tiết 28- Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 28 BCB
ĐẶC ĐIỂM CỦA NGÔN NGỮ NÓI VÀ NGÔN NGỮ VIẾT
A. Mục tiêu bài học :
Giúp học sinh:
1. Nhận rõ đặc điểm, các mặt thuận lợi, hạn chế của ngôn ngữ và ngôn ngữ viết để diễn đạt tốt khi giao tiếp.
2. Có kỹ năng trình bày miệng hoặc viết văn bản phù hợp với đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết.
B. Phương tiện thực hiện :
1. Giáo viên : tìm hiểu SGK, SGV và các tài liệu có liên quan để từ đó thiết kế bài học.
2. Học sinh : đọc và tìm hiểu bài học trước ở nhà, nắm chắc phần kết quả cần đạt.
C. Cách thức tiến hành :
- Gv hướng dẫn học sinh hình thành khái niệm và khái quát các đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết.
- Gv hướng dẫn học sinh đàm thoại, sau đó đánh giá, tiểu kết.
D. Tiến hành dạy học :
1. Kiểm tra bài cũ
2. Dẫn dắt bài mới
3. Bài mới
Hoạt động của Gv và HS
Yêu cầu cần đạt
Học sinh chú ý SGK, trang 86
- Gv hướng dẫn học sinh khái quát các đặc điểm của ngôn ngữ nói.
* Ngôn ngữ nói có những đặc điểm gì ?
-Do tính chất đó nên NNN thường ntn?
. Trong giao tiếp bằng ngôn ngữ nói, người nói ít có điều kiện lựa chọn, gọt giữa các phương tiện ngôn ngữ và người nghe cũng phải tiếp nhận, lĩnh hội kịp thời, ít có điều kiện suy ngẫm, phân tích kỹ, ..
- Nêu ví dụ
- Phân tích ví dụ để làm rõ các đặc điểm.
( Gv có thể cho học sinh tìm ví dụ không cần lấy ví dụ trong SGK )
- có những lớp từ ngữ mang tính khẩu ngữ, có những từ ngữ địa phương, các tiếng lóng, các biệt ngữ, các trợ từ, thán từ, các từ ngữ đưa đẩy, chêm xem …
Gv lưu ý học sinh cần phân biệt giữa nói và đọc ( thành tiếng ) một văn bản ( Học sinh chú ý SGK, trang 87)
- Học sinh chú ý SGK, trang 87
- Gv hướng dẫn học sinh khái quát các đặc điểm của ngôn ngữ viết.
* Ngôn ngữ viết có những đặc điểm gì ?
( Trình tự tiến hành như trên )
-Khi viết người viết có điều kiện suy ngẫm, lựa chọn, gọt giũa, nhờ vậy ngừơi đọc có điều kiện đọc lại, phân tích, nghiền ngẫm để lĩnh hội thấu đáo
-Nhờ sự ghi chép bằng chữ mà ngôn ngữ viết đến được với đông đảo người đọc trong phạm vi không gian rộng lớn và thời gian lâu dài.
-Trong ngôn ngữ viết tránh dùng các từ ngữ mang tính khẩu ngữ, các từ địa phương, các tiếng lóng, tiếng tục …
- Gv hướng dẫn học sinh tìm hiểu phần chú ý SGK, trang 87.
- Học sinh chú ý SGK, trang 88.
- Gọi học sinh đọc bài luyện tập 1
- Gv đặt câu hỏi để học sinh phát hiện những đặc điểm cần chú ý nhằm phân tích đặc điểm của ngôn ngữ viết.
- Học sinh giải bài tập, gv nhận xét, sửa chữa ( nếu có )
Cách thức tiến hành như trên.
I. Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết
a) Đặc điểm của ngôn ngữ nói :
- Ngôn ngữ nói là ngôn ngữ âm thanh, là lời nói trong giao tiếp hàng ngày, ở đó người nói và ngừơi nghe tiếp xúc trực tiếp với nhau
- Ngôn ngữ nói rất đa dạng về ngữ điệu Đồng thời còn có sự phối hợp với các phương tiện hỗ trợ như nét mặt, ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ, … của người nói.
- Từ ngữ được sử dụng khá đa dạng.
-Về câu, ngôn ngữ nói thường dùng các hình thức tỉnh lược, hoặc rườm rà, ít gọt giũa .
b) Đặc điểm của ngôn ngữ viết
-Ngôn ngữ viết đựơc thể hiện bằng chữ viết trong văn bản và được tiếp nhận bằng thị giác.
- Ngôn ngữ viết được sự hỗ trợ của hệ thống dấu câu, của các ký hiệu văn tự, của các hình ảnh minh họa, các bảng biểu, sơ đồ …
- Từ ngữ được lựa chọn, thay thế nên có điều kiện đạt được tính chính xác.
-Về câu : câu dài, nhiều thành phần nhưng được tổ chức mạch lạc, chặt chẽ nhờ các quan hệ từ và sự xếp các thành phần phù hợp.
II. Luyện tập
Bài tập 1
Để phân tích cần chú ý :
- Thuật ngữ của các ngành khoa học : vốn chữ, từ vựng, ngữ pháp, bản sắc, phong cách, thể văn, văn nghệ, chính trị, khoa học …
- Việc tách dòng sau mỗi câu để trình bày rõ từng luận điểm.
- Việc dùng các từ ngữ chỉ thứ tự trình bày. ( một là, hai là, ba là, … ) để đánh dấu các luận điểm ).
- Việc dùng dấu câu : dấu chấm, dấu phẩy, dấu ngoặc đơn, dấu ngoặc kép, …
Bài tập 2 : Cần chú ý
- Các từ hô gọi trong lời nhân vật : kìa, này, ….ơi …..nhỉ, ….
- Các từ tình thái trong lời nhân vật : có khối đấy, đấy, thật đấy, …
- Các kết cấu câu trong ngôn ngữ nói : có …thì, đã ….thì…
- Các từ ngữ thường dùng trong ngôn ngữ nói : mấy ( giờ), có khối, nói khoác, sợ gì, đằng ấy, …
- Sự phối hợp giữa lời nói và cử chỉ : cười như nắc nẻ, cong cớn, liếc mắt, cười tít, …
4. Củng cố :
Gv củng cố bài cho học sinh bằng cách nêu câu hỏi :
1. Ngôn ngữ nói là gì ? Ngôn ngữ viết là gì ?
2. Để phân biệt ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết ta dựa vào những đặc điểm nào ?
( Hòan cảnh sử dụng, các phương tiện hỗ trợ, đặc điểm chủ yếu về từ ngữ và câu văn ).
-> Gv chốt lại phần trọng tâm bài học ( phần ghi nhớ trang 88)
5. Nhận xét, dặn dò :
- Học bài, xem kỹ bài luyện tập 1 và 2
- Bài tập về nhà : bài 3, trang 89. ( Gv hướng dẫn cách làm bài cho học sinh )
- Chuẩn bị bài : Ca dao hài hước ( SGK, trang 90 ).
File đính kèm:
- tiet28.doc