Giáo án Ngữ văn 10 cơ bản Tiết 32: ôn tập văn học dân gian Việt Nam

I.Mục tiêu:

-Củng cố,hệ thống hoá các tri thức về VHDG VN đã học:đặc trưng của VHDG ,các thể loại VHDG;giá trị nội dung,nghệ thuật của các tác phẩm,đoạn trích.

-Biết vận dụng đặc trưng các thể loại của VHDG để phân tích các tác phẩm cụ thể.

II.Phương tiện dạy học:

 -SGK Ngữ văn 10.

 -SGV Ngữ văn 10.

 -Sách thiết kế Ngữ văn 10.

III.Cách thức tiến hành:

GV tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận ,trả lời các câu hỏi.

IV.Tiến trình bài học:

 

*NỘI DUNG ÔN TẬP:

 

doc6 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 4035 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 cơ bản Tiết 32: ôn tập văn học dân gian Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 32: ÔN TẬP VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM I.Mục tiêu: -Củng cố,hệ thống hoá các tri thức về VHDG VN đã học:đặc trưng của VHDG ,các thể loại VHDG;giá trị nội dung,nghệ thuật của các tác phẩm,đoạn trích. -Biết vận dụng đặc trưng các thể loại của VHDG để phân tích các tác phẩm cụ thể. II.Phương tiện dạy học: -SGK Ngữ văn 10. -SGV Ngữ văn 10. -Sách thiết kế Ngữ văn 10. III.Cách thức tiến hành: GV tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận ,trả lời các câu hỏi. IV.Tiến trình bài học: *NỘI DUNG ÔN TẬP: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CƠ BẢN *GV hướng dẫn HS ôn tập theo từng câu hỏi và bài tập vặn dụng trong SGK. -Câu 1: Định nghĩa và các đặc trưng cơ bản của VHDG? Câu 2: Chỉ ra những đặc trưng chủ yếu nhất của các thể loại VHDG? *GV tổ chức HS làm việc theo nhóm,tổ. *HS trình bày ,sau đó GV chốt lại. 1.Định nghĩa VHDG: Là tp ngôn từ truyền miệng,được hình thành,tồn tại,phát triển nhờ tập thể và gắn bó,phục vụ trực tiếp cho các hoạt động khác nhau của đời sống cộng đồng. 2.Đặc trưng: -truyền miệng. -tập thể. -tính diễn xướng. -dị bản. 2.Bảng tổng hợp các thể loại: Truyện DG Câu nói DG Thơ ca DG Sân khấu DG -Thần thoại. -Sử thi. -Truyền thuyết. -Truyện cổ tích. -Ngụ ngôn. -Truyện cười. -Truyện thơ. -Tục ngữ. -Câu đố. -Ca dao. -Vè. -Chèo. -Tuồng DG. Câu 3: Lập bảng tổng hợp ,so sánh các thể loại truyện DG đã học? ®Kẻ bảng tổng hợp lên bảng,yêu cầu mỗi tổ trình bày 1 thể loại. GV bổ sung,chốt lại kiến thức. Thể loại Mục đích sáng tác Hình thức lưu truyền Nội dung phản ánh Kiểu nhân vật chính Đặc điểm nghệ thuật Sử thi(anh hùng) Ghi lại cuộc sống và ước mơ phát triển cộng đồng của người dân TNg xưa. Hát-Kể XH TNg cổ đại đang ở thời công xã thị tộc. Người anh hùng sử thi cao đẹp,kì vĩ.(ĐamSăn) So sánh,phóng đại,trùng điệp tạo nên những hình tượng hoành tráng,hào hùng. Truyền thuyết Thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử. Kể-Diễn xướng(lễ hội) Kể về các sự kiện lịch sử và các nhân vật lịch sử có thật nhưng đã được khúc xạ qua một cốt truyện hư cấu. Nhân vật lịch sử được truyền thuyết hoá(An Dương Vương,Mị Châu,Trọng Thuỷ).. Từ cốt lõi sự thật lịch sử hư cấu thành chuyện mang những yếu tố hoang đường,kì ảo. Truyện cổ tích Thể hiện nguyện vọng,ước mơ của nhân dân trong xã hội co giai cấp:chính nghĩa thắng gian tà. Kể Xung đột XH,cuộc đấu tranh giữa thiện và ác,chính nghĩa và gian tà. Người con riêng(Tấm),người con út,người lao động nghèo khổ,bất hạnh,người lao động tài giỏi.. Hư cấu hoàn toàn,kết cấu theo đường thẳng,nhân vật chính trải qua 3 chặng trong cuộc đời. Truyện cười Mua vui,giải trí;châm biếm,phê phán xh(GD trong nội bộ nhân dân và lên án,tố cáo giai cấp thống trị). Kể Những điều trái tự nhiên,những thói hư tật xấu đáng cười trong XH. Kiểu nhân vật có thói hư tật xấu(anh học trò giấu dốt,thầy lí tham tiền…) Ngắn gọn,tình huống bất ngờ,mâu thuẫn phát triển nhanh,kết thúc đột ngột để gây cười. Câu 4: Nội dung,nghệ thuật của thể loại ca dao? a.Nội dung: -CD than thân: thường là lời người phụ nữ trong xã hội phong kiến: +thân phận bị phụ thuộc vào người khác trong xã hội. +giá trị tốt đẹp của họ không được ai biết đến. ®BPNT so sánh,ẩn dụ :tấm lụa đào,củ ấu gai,… -CD yêu thương tình nghĩa:tình cảm ,phẩm chất của người lao động: +tình bạn cao đẹp. +tình yêu tha thiết mặn nồng. +tình nghĩa thuỷ chung của con người trong cuộc sống. ®BPNT:dùng những biểu tượng :tấm khăn,ngọn neon,cái cầu,con thuyền,bean nước,gừng cay-muối mặn,… -CD hài hước :tâm hồn lạc quan yêu đời của người lao động trong cuộc sống vất vả,lắm nỗi lo toan. b.NT: sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật mang tính truyền thống của sáng tác dg:dùng những môtíp,ẩn dụ,nhân hoá,… *BÀI TẬP VẬN DỤNG: GV có thể chia nhóm HS để học phần này.Các nhóm nêu ý kiến của mình,cuối cùng GV bổ sung,chốt lại kiến thức. Câu 1: -Yêu cầu HS tìm ra 3 đoạn văn được nói tới. +Đ1:”ĐS rung khiên múa…chão cột trâu.” +Đ2:”ĐS lại múa…không thủng.” +Đ3:”Vì vậy…trong bụng mẹ.” -NT mtả nv anh hùng:so sánh,phóng đại,trùng điệp được dùng nhiều,sáng tạo,trí tưởng tượng phong phú. -Hiệu quả NT:tô đậm vẻ đẹp kì vĩ của người anh hùng trong không gian hoành tráng. Câu 2: Bi kịch Mỵ Châu-Trọng Thuỷ: Cốt lõi sự thật lịch sử Bi kịch được hư cấu Chi tiết hoang đường,kì ảo Kết cục bi kịch Bài học rút ra Cuộc xung đột ADV-Triệu Đà thời Aâu Lạc ở nước ta. Bi kịch tình yêu(được lồng vào bi kịch gia đình,quốc gia) -Thần Kim Quy. -Lẫy nỏ thần. -Ngọc trai-giếng nước. -Rùa Vàng rẽ nước dẫn ADV xuống biển. Mất tất cả: -đất nước. -gia đình. -tình yêu. Cảnh giác giữ nước :k chủ quan như ADV; k nhẹ dạ như MC Câu 3:hướng dẫn HS PT đặc sắc NT của truyện Tấm Cám thể hiện ở sự chuyển biến của hình tượng nv Tấm: -Giai đoạn đầu: *Ở gđ này,Tấm được mtả ntn?Dẫn chứng? Yếu đuối,thụ động,gặp khó khăn chỉ biết khóc. -Giai đoạn sau: *Tấm được mtả ra sao?Dẫn chứng? Chủ động,kiên quyết đấu tranh giành hạnh phúc. ®Ban đầu Tấm chưa ý thức rõ thân phận mình ,mâu thuẫn chưa căng thẳng,được Bụt giúp đỡ nên còn có sự thụ động. Càng về sau mâu thuẫn càng căng thẳng đến mức đối kháng một mất một còn nên Tấm đã kiên quyết đấu tranh để được sống làm người. ®Đó là sức sống của con người khi bị vùi dập ,là sức mạnh của cái thiện trongcuộc đấu tranh chống lại và tiêu diệt cái ác. Câu 4: Ôân tập hai truyện cười đã học: Tên truyện Đối tượng cười (cười ai) Nội dung cười (cười cái gì) Tình huống cười Cao trào để tiếng cười “oà”ra Tam đại con gà Thầy đồ “dốt hay nói chữ” Sự dấu dốt của con người Luống cuống khi không biết chữ “kê” Thầy đồ chống chế bằng câu:”Dủ dỉ là chị con công…” Nhưng nó phải bằng hai mày Thầy lí và Cải Tình huống bi-hài kịch của việc hối lộ và ăn hối lộ “Tiền mất- tật mang” Khi thầy lí nói câu :”Nhưng nó phải bằng hai mày” Câu 5: Oân tập về ca dao: a.Điền tiếp từ vào các bài ca dao: -Thân em như hạt mưa rào Hạt rơi xuống giếng,hạt vào vườn hoa. -Thân em như trái bần trôi Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu? -Thân em như cái quả xoài trên cây Nó đánh lúc la lúc lắc trên cành. -Chiều chiều ra đứng ngõ sau Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều. -Chiều chiều mây phủ Sơn Trà Lòng ta thương bạn nước mắt và lộn cơm. -Chiều chiều lại nhớ chiều chiều Nhớ người yếm trắng dải điều thắt lưng. ®Mô thức mở đầu các bài ca dao được lặp lại có tác dụng nhấn mạnh để tăng thêm màu sắc gợi cảm cho người nghe,người đọc. b.Thống kê các hình ảnh ẩn dụ: tấm lụa đào,củ ấu gai,tấm khăn,ngon neon,trăng,sao,mặt trời… ®Các hình ảnh trong cuộc sống đời thường,trong thiên nhiên,vũ trụ được nâng lên thành hình ảnh ẩn dụ nên dễ cảm nhận,đem lại hiệu quả NT cao. c.Tìm thêm một số bài CD: -Chiếc khăn,cái áo: +Gửi khăn,gửi áo,gửi lời Gửi đôi chàng mạng cho người đằng xa. +Nhớ khi khăn mở,trầu trao Miệng chỉ cười nụ biết bao nhiêu tình. -Nỗi nhớ của đôi lứa đang yêu: +Nhớ ai cơm chẳng buồn ăn Đã bưng lấy bát lại dằn xuống mâm. +Nhớ ai bổi hổi bồi hồi Như đứng đống lửa như ngồi đống than. -Biểu tượng cây đa;bến nước;con thuyền;gừng cay-muối mặn: +Thuyền ơi có nhớ bến chăng Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền. +Cây đa cũ,bến đò xưa Bộ hành có nghĩa nắng mưa cũng chờ. +Trăm năm đành lỗi hẹn hò Cây đa bến cũ con đò khác đưa +Tay nâng chén muối,đĩa gừng. Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau. d.CD hài hước: +Xắn quần bắt kiến cưỡi chơi Trèo cây rau má đánh rơi mất quần. +Ngồi buồn đốt một đống rơm Khói bay nghi ngút chẳng thơm chút nào. Khói lên đến tận Thiên Tào Ngọc Hoàng phán hỏi:”Thằng nào đốt rơm?” Câu 6:Tìm một số câu,bài thơ của tg trung đại,hiện đại có ảnh hưởng CD: *Ai làm cho bướm lìa hoa Con chim xanh nỡ bay qua vườn hồng. (Ca dao) Thiếp như hoa đã lìa cành Chàng như con bướm lượn vành mà chơi. (“Truyện Kiều”-Nguyễn Du) *Thân em như… ®”Bánh trôi nước”-Hồ Xuân Hương *Sự tích trầu cau;Thánh Gióng,… ®”Đất nước”-Nguyễn Khoa Điềm: +Đất nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn Đất nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc. +Đất nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm. *Truyện Thánh Gióng: ®”Theo chân Bác”-Tố Hữu: Oâi sức trẻ!Xưa trai Phù Đổng Vươn vai,lớn bổng dậy nghìn cân Cưỡi lưng ngựa sắt bay phun lửa Nhổ bụi tre làng,đuổi giăc Ân. ®”Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng?”-Chế Lan Viên Mỗi chú bé đều nằm mơ ngựa sắt Mỗi con sông đều muốn hoá Bạch Đằng. 5.Củng cố-Dặn dò: -Viết một bản thu hoạch ngắn về một vấn đề mà anh-chị tâm đắc nhất sau khi học xong phần VHDG VN. -Chuẩn bị bài “KQ VHVN từ TK X- hết TK XIX”.

File đính kèm:

  • doctiet32.doc