Giáo án Ngữ văn 10 cơ bản Tiết 51-52: các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Giúp HS:

– Trình bày và phân tích được các hình thức kết cấu cơ bản của văn bản thuyết minh: kết cấu theo thới gian, không gian; kết cấu theo trật tự lôgíc của đối tượng thuyết minh về các đối tượng theo kiểu giới thiệu trình bày.

– Xây dựng được kết cấu cho bài văn thuyết minh về các đối tượng theo kiểu giới thiệu và trình bày.

B. PHƯƠNG TIỆN THƯC HIỆN

– SGK và SGV, Thiết kế bài học.

C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH

GV tổ chức giờ dạy học theo cách phối hợp các phương pháp: quy nạp, trao đổi, thảo luận, trả lời các câu hỏi.

D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

I. Kiểm tra bài cũ

II. Giới thiệu bài mới

Phân theo phương thức biểu đạt có 6 loại văn bản: tự sự, biểu cảm, miêu tả, nghị luận, hành chính – công vụ, thuyết minh. Mỗi văn bản thuyết minh đều viết theo 1 bố cục nhất định. Vậy có những loại bố cục nào và chúng ta phải lựa chọn loại bố cục nào cho phù hợp với đối tượng cần thuyết minh? Đó chính là nội dung chung ta phải tìm hiểu trong tiết học này.

III. Bài mới

 

doc2 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1438 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 cơ bản Tiết 51-52: các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 51-52 BCB CÁC HÌNH THỨC KẾT CẤU CỦA VĂN BẢN THUYẾT MINH A. MỤC TIÊU BÀI HỌC Giúp HS: – Trình bày và phân tích được các hình thức kết cấu cơ bản của văn bản thuyết minh: kết cấu theo thới gian, không gian; kết cấu theo trật tự lôgíc của đối tượng thuyết minh về các đối tượng theo kiểu giới thiệu trình bày. – Xây dựng được kết cấu cho bài văn thuyết minh về các đối tượng theo kiểu giới thiệu và trình bày.. B. PHƯƠNG TIỆN THƯC HIỆN – SGK và SGV, Thiết kế bài học. C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH GV tổ chức giờ dạy học theo cách phối hợp các phương pháp: quy nạp, trao đổi, thảo luận, trả lời các câu hỏi. D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC I. Kiểm tra bài cũ II. Giới thiệu bài mới Phân theo phương thức biểu đạt có 6 loại văn bản: tự sự, biểu cảm, miêu tả, nghị luận, hành chính – công vụ, thuyết minh. Mỗi văn bản thuyết minh đều viết theo 1 bố cục nhất định. Vậy có những loại bố cục nào và chúng ta phải lựa chọn loại bố cục nào cho phù hợp với đối tượng cần thuyết minh? Đó chính là nội dung chung ta phải tìm hiểu trong tiết học này. III. Bài mới Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt 1. Nêu những hiểu biết của em về văn bản thuyết minh? Cho ví dụ? 2. Văn bản thuyết minh là gì? 3. Kết cấu văn bản là gì? Phân biệt kết cấu và bố cục của văn bản? ¨ Bố cục của văn bản là biểu hiện bên ngoài của kết cấu bên trong. Mỗi kiểu loại vanư bản đòi hỏi có 1 kết cấu riêng phù hợp với mối liên hệ bên trong của nó. v HS đọc 2 văn bản thuyết minh: Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân, Bưởi Phúc Trạch HS thảo luận theo nhóm (Thời gian 15’): tìm hiểu văn bản và trả lời các câu hỏi trong SGK v HS trình bày bài làm của tổ, các tổ khác nhận xét, giáo viên định hướng, bổ sung cho hoàn chỉnh. 4. Các ý chính đuwocj sắp xếp theo trình tự gì? Tại sao người viết lại chọn cách sắp xếp theo những trình tự đó? 5. Như vậy, có các hình thức kết cấu nào của văn bản thuyết minh? Hình thức nào được sử dụng phổ biến nhất? v HS đọc Ghi nhớ. 6. Bài văn thuyết minh cho bài thơ Tỏ lòng cần có những nội dung chính gì? 7. với các nội dung chính đó, cần sử dụng hình thức kết cấu nào? 8. Thuyết minh về một cảnh đẹp ở địa phương em đang ở? Củng cố và dặn dò: – Sưu tầm và tìm hiểu kết cấu của 1 vài văn bản thuyết minh về trình bày giới thiệu. – Soạn bài: Lập dàn ý bài văn thuyết minh. I. KHÁI NIỆM: 1. Văn bản thuyết minh: là loại văn bản nhằm giới thiệu, trình bày chính xác, khách quan về cấu tạo, tính chất, quan hệ, giá trị… của 1 sự vật, hiện tượng, 1 vấn đề thuộc tự nhiên, xã hội và con người. 2. Kết cấu văn bản: là tổ chức, sắp xếp các thành tố của văn bản thành 1 đơn vị thống nhất, hoàn chỉnh, có ý nghĩa. II. KẾT CẤU CỦA VĂN BẢN THUYẾT MINH: 1. Văn bản 1: Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân a. Đối tượng:Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân b. Mục đích: giới thiệu về thời gian, địa điểm và diễn biến của lễ hội thổi cơm thi, ý nghĩa của nó đối với đời sống tinh thần của người lao động vùng đồng bằng Bắc Bộ. c. Nội dung chính: – Địa điểm, thời gian diễn ra lễ hội thổi côm thi. – Luật lệ và hình thức thi – Diễn biến của lễ hội – Đánh giá kết quả – Ý nghĩa của lễ hội đối với người dân lao động d. Cách sắp xếp các ý: – Trình tự lôgíc: địa điểm, thời gian, diễn biến, ý nghĩa của lễ hội. – Trình tự thời gian: diễn biến của lễ hội (thủ tục bắt đầu cuộc thi, diễn biến cuộc thi, chấm thi) 2. Văn bản 2: Bưởi Phúc Trạch a. Đối tượng: 1 loại trái cây nổi tiếng ở Hà Tĩnh – bưởi Phúc Trạch b. Mục đích: giúp người đọc cảm nhận được hình dáng, màu sắc, hương vị hấp dẫn và sự bổ dưỡng của bưởi Phúc Trạch. c. Các ý chính: – Các loại bưởi nổi tiếng ở VN – Hình dáng bên ngoài quả bưởi Phúc Trạch – Hương vị đặc sắc – Sự hấp dẫn và bổ dưỡng – Danh tiếng của bưởi Phúc Trạch d. Cách sắp xếp các ý: – Trình tự không gian: từ ngoài vào trong – Trình tự lôgíc: khái quát đến cụ thể, các phương diện khác nhau của quả bưởi (hình dáng, màu sắc, hương vị, sự bổ dưỡng) 3. Các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh: (Ghi nhớ) II. LUYỆN TẬP: Bài tập 1: – Giới thiệu chung về bài thơ: tác giả, thể loại, nội dung chính. – Giá trị nội dung bài thơ: hào khí, sức mạnh của quân đội nhà Trần, chí làm trai theo tinh thần Nho giáo. – Giá trị nghệ thuật: sự cô đọng, súc tích… ¨ Hình thức kết cấu lôgíc Bài tập 2: –Thuyết minh các mặt nội dung: vị trí, quang cảnh, sự tích, sự hấp dẫn và giá trị của đối tượng thuyết minh. – Kết cấu theo trình tự hỗn hợp: trình tự không gian, thời gian, lôgíc.

File đính kèm:

  • doctiet51-52.doc