Giáo án Ngữ văn 10 cơ bản trọn bộ

TỔNG QUAN VĂN HỌC VIỆT NAM

I/. Mục tiêu bài học

- Giúp hs nắm một cách sơ bộ (đại cương) về văn học Việt Nam, bao gồm các vấn đề chủ yếu, quan trọng nhất:

+ Các bộ phận hợp thành

+ Sơ lược tiến trình vận động, phát triển trong lịch sử

+ Những giá trị lớn về nội dung và nghệ thuật

II/. Tiến trình dạy học

1/.Kiểm tra bài cũ

2/. Giới thiệu bài mới:

Lịch sử văn học của bất cứ dân tộc nào đều là lịch sử tâm hồn của dân tộc ấy. Để cung cấp cho các em nhận thức những nét lớn về văn học nước nhà, chúng ta tìm hiểu tổng quan văn học Việt Nam

 

doc93 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1250 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 cơ bản trọn bộ, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN I: TIẾT 1 - 2 TỔNG QUAN VĂN HỌC VIỆT NAM I/. Mục tiêu bài học - Giúp hs nắm một cách sơ bộ (đại cương) về văn học Việt Nam, bao gồm các vấn đề chủ yếu, quan trọng nhất: + Các bộ phận hợp thành + Sơ lược tiến trình vận động, phát triển trong lịch sử + Những giá trị lớn về nội dung và nghệ thuật II/. Tiến trình dạy học 1/.Kiểm tra bài cũ 2/. Giới thiệu bài mới: Lịch sử văn học của bất cứ dân tộc nào đều là lịch sử tâm hồn của dân tộc ấy. Để cung cấp cho các em nhận thức những nét lớn về văn học nước nhà, chúng ta tìm hiểu tổng quan văn học Việt Nam Hoạt động của GV - HS Yêu cầu cần đạt VHVN gồm mấy bộ phận lớn? Đó là những bộ phận nào? I/. Các bộ phận hợp thành văn học Việt Nam 1/. Văn học dân gian - Sáng tác tập thể của nhân dân lao động được truyền miệng từ đời này sang đời khác - Trí thức đôi khi cũng có sáng tác nhưng phải tuân thủ những đặc trưng của văn học dân gian và trở thành tiếng nói tình cảm chung của nhân dân - Các thể loại: + Truyện cổ dân gian: Thần thoại, sử thi, truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười + Thơ ca dân gian: tục ngữ, câu đố, ca dao, vè, truyện thơ + Sân khấu dân gian: chèo, tuồng, cải lương - Đặc trưng: tính truyền miệng, tính tập thể, tính thực hành trong các sinh hoạt khác nhau của đời sống cộng đồng ( lao động, hội hè, nghi lễ, gia đình: kể, hát, ngâm, diễn, đọc, đối, đố...) 2/. Văn học viết - Là sáng tác của trí thức, hình thức sáng tác và lưu truyền bằng chữ viết - văn bản - đọc, là sáng tạo cá nhân mang dấu ấn tác giả. - Hình thức văn tự văn học viết ghi lại bằng 3 thứ chữ: Hán, Nôm, Quốc ngữ, một số ít bằng chữ pháp + Chữ Hán là văn tự người hán (cách độc Hán Việt) vd: Bình Ngô đại cáo + Chữ Nôm: chữ viết cổ ghi âm tiếng Việt dựa vào chữ Hán để tạo ra. Vd: Truyện Kiều + Chữ Quốc ngữ: sử dụng chữ cái La tinh ghi âm tiếng Việt, vd: truyện ngắn Bến quê - Từ thế kỷ XX trở lại đây VHVN chủ yếu viết bằng chữ quốc ngữ - Hệ thống thể loại: + Thế kỷ X- XV: . Chữ Hán: văn xuôi tự sự (truyện kí, văn chính luận, tiểu thuyết chương hồi); Thơ (cổ phong, Đường luật, từ khúc); văn biền ngẫu (cáo, phú, văn tế) . Chữ Nôm: Thơ (thơ Nôm đường luật, truyện thơ, ngâm khúc, hát nói); văn biền ngẫu + Thế kỷ XX: Tự sự: tiểu thuyết, truyện ngắn, kí (bút kí, nhật kí, tùy bút, phóng sự...). Trữ tình có: thơ, trường ca. Kịch có kịch nói II/. Hai thời đại lớn văn học Việt Nam 1/. Văn học trung đại (thế kỷ X - XIX) - Đây là thời đại văn học viết bằng chữ Hán và chữ Nôm - Thi pháp: lối viết ước lệ, sùng cổ, phi ngã a/. Chữ Hán và văn thơ chữ Hán người Việt - Chữ Hán du nhập vào Việt Nam từ đầu công nguyên nhưng đến thế kỷ X khi dân tộc VN dành được được lập cho đất nước thì VH viết VN mới thực sự hình thành - Chữ Hán là cầu nối để dân tộc ta tiếp nhận các học thuyết lớn: Nho, phật, Lão, sáng tạo cac thể loại trên cơ sở ảnh hưởng các thể loại văn học trung Quốc - Thành tựu tiêu biểu: + Thơ văn yêu nước (Lí - Trần.- Lê - Nguyễn); Thơ thiền (Lí - Trần), văn xuôi chữ Hán (truyện truyện kì, tiểu thuyết chương hồi, kí sự...) + Thơ văn Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn du, Cao Bá Quát..... b/. Chữ Nôm và văn thơ chữ Nôm người Việt - Chữ Nôm ra đời thế kỷ Xii (truyền thuyết văn tế đuổi cá sấu của Nguyễn Thuyên); phát triển mạnh từ thế kỷ XV với Quốc âm thi tập (Nguyễn Trãi) và Hồng Đức quốc âm thi tập (Lê Thánh Tông), phát triển đỉnh cao ở cuối thế kỷ XVIII đầu XIX với NGuyễn Du, Hồ Xuân Hương, bà Huyện Thanh Quan, Nguyễn Khuyến , nhiều truyện nôm khuyết danh: Phạm Công Cúc Hoa, Tống Trân Cúc Hoa.... - Chữ Nôm và VH chữ Nôm phát triển là bằng chứng hùng hồn cho ý chí xây dựng một nền văn học độc lập của dân tộc ta, ảnh hưởng văn học dân gian sâu sắc, gắn liền với sự trưởng thành của những truyền thống yêu nước và nhân đạo và tính hiện thực. Nó thể hiện tinh thần ý thức dân tộc cao 2/. Văn học hiện đại (từ đầu thế kỷ XX đến nay) - Văn học thời kì này chia làm 4 giai đoạn + Từ đầu thế kỷ XX- !930 + !930- CMT8 - 1945 + CMT8 1945 - 1975 + 1975 - hết thế kỷ XX - Mở rộng giao lưu quốc tế tiếp xúc với các nền văn học Âu - Mĩ, VHVN bước vào quá trình hiện đại hóa, chủ yếu nền VH tiếng Việt viết bằng chữ quốc ngữ - XX- 1945: xuất hiện nhiều trường phái, nhiều xu hướng khác nhau phức tập nhưng để lại những thành tựu rực rỡ - 1945 - 1975: văn học phát triển dưới sự lãnh đạo của Đảng, thống nhất về mặt tư tưởng - 1975 -> nay: phản ánh sâu sắc công cuộc xây dựng đất nước. Vể đề tài lịch sử và cuộc sống III/. Con người Việt Nam qua văn học 1/. Con người Việt Nam trong quan hệ với thế giới tự nhiên - Vh dân gian với tư duy huyền thoại đã kể lại quá trình nhận thức, cải tạo, chinh phục của cha ông ta với thế gới tự nhiên hoang dã, xây dựng cuộc sống, tích lũy hiểu biết phong phú về thiên nhiên (thần thoại, truyền thuyết...) - Với con người thiên nhiên người bạn thân thiết (hình ảnh núi, sông, bãi mía, nương dâu, đồng lúa, cánh cò, vầng trăng, dòng suối, gió mây, cây đa, bến nước....) - Trong văn học trung đại thiên nhiên gắn liền với lí tưởng đạo đức thẩm mỹ của nhà nho. H/a từng, cúc, trúc, mai tưọng trưng cho nhân cách cao thượng. Các đề tài ngư, tiều, canh, mục thể hiện lí tưởng thanh cao của những con người mai danh ẩn tích, lánh đục tìm trong, không màng danh lợi. - Tình yêu thiên nhiên đã trở thành nội dung quan trọng của VHVN 2/. Con người Việt Nam trong quan hệ quốc gia, dân tộc - Sớm có ý thức xây dựng quốc gia độc lập, tự chủ - Phải trãi qua nhiều lần đấu tranh với ngoại xâm để giành và giữ vững nền độc lập tự chủ ấy - Vì vậy có một dòng văn học yêu nước nổi bật và xuyên suốt lịch sử văn học VN + Trong VH dân gian: tình yêu lành xóm quê hương và căm ghét mọi thế lực xâm lược giầy xéo quê hương + Trong VH viết: Ý thức sâu sắc về quốc gia dân tộc, truyền thống văn hiến lâu đời...Tinh thần xả thân vì độc lập, tự do của Tổ Quốc (Nam quốc sơn hà; Hịch tướng sĩ; Bình Ngô đại cáo; Tuyên ngôn độc lập) + Tinh thần tiên phong chống đế quốc của VHCM VN thế kỷ XX - Chủ nghĩa yêu nước là nội dung tiêu biểu giá trị quan trọng của VHVN 3/. Con người Việt Nam trong quan hệ xã hội - Nhận thức, phê phán, cãi tạo xã hội - Tố cáo phê phán các thế lực chuyên quyền và bày tỏ sự thông cảm với những người dân bị áp bức. Mơ ước về xã hội công bằng tốt đẹp - Cảm hứng xã hội tiền đề hình thành chủ nghĩa hiện thực và CN nhân đạo trong văn học dân tộc - Phản ánh công cuộc xây dựng xã hội mới, cuộc sống mới sau 1954, 1975 4/. Con người Việt Nam với ý thức bản thân - VHVN ghi lại qua trình lựa chọn, đấu tranh để khẳng định đạo lí làm người của con người Việt Nam trong sự kết hợp hài hòa hai phương diện: + Thân và Tâm + Thể xác và tâm hồn + Bản năng và văn hóa + Tư tưởng vị kỷ và tư tưởng vị tha + Ý thức cá nhân và ý thức cộng đồng - Trong hoàn cảnh đấu tranh chống ngoại xâm, cải tạo thiên nhiên khắc nghiệt, con người VN thường đề cao ý thức cộng đồng mà xem nhẹ ý thức cá nhân, nhân vật trung tâm thường nỗi bật ý thức trách nhiêm xã hội, hi sinh cái tôi cá nhân (văn học chống Pháp, chống Mĩ với cảm hứng sử thi...) - Trong hoàn cảnh khác, cái tôi cá nhân được đề cao (thế kye XVIII, giai đoạn 30 - 45). Con người nghĩ đến quyền sống cá nhân, quyền hưởng tình yêu tự do, hạnh phúc, ý nghĩa cuộc sống trần thế... - Xu hướng chung của văn học nước ta là xây dựng đạo lí làm người với những phẩm chất tốt đẹp: nhân ái, thủy chung, tình nghĩa, vị tha, đức hi sinh và sự nghiệp chính nghĩa, đề cao quyền sống con người cá nhân nhưng không chấp nhân chủ nghĩa cá nhận cực đoan (chỉ nghĩ đến mình, ích kỉ, tầm thường nhỏ nhen...) 4/. Củng cố: - Các bộ phận hợp thành VHVN - Tiến trình lịch sử VHVN - Nội dung chủ yếu VHVH TUẦN I: TIẾT 3 HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮ I/. Mục tiêu bài học: Giúp hs nắm được kiến thức cơ bản về hoạt động giao tiếp nâng cao kỹ năng tạo lập, phân tích lĩnh hội trong giao tiếp II/. Tiến trình dạy học 1/.Kiểm tra bài cũ 2/. Giới thiệu bài mới: Trong cuộc sống hàng ngày, con người giao tiếp với nhau bằng phương tiện vô cùng quan trọng. Đó là ngôn ngữ. Không có ngôn ngữ thì không thể có kết quả cao của bất cứ hoàn cảnh giao tiếp nào. Bởi vì giao tiếp luôn luôn phụ thuộc vào hoàn cảnh và nhân vật giao tiếp. Để thấy điều đó, chúng ta tìm hiểu bài hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ Hoạt động của GV - HS Yêu cầu cần đạt 4/. Củng cố: Các nhân tố trong giao tiếp 5/. Dặn dò: Học bài, chuẩn bị tiết luyện tập I/. Khái niệm hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ - Hoạt động giao tiếp là hoạt động trao đổi thông tin của con người trong xã hội, ở mọi nơi, mọi lúc, chủ yếu bằng phương tiện ngôn ngữ (nõi hoặc viết) nhằm thực hiện những mục đích về nhận thức, tình cảm, hành động... 2/. Quá trình diễn ra hoạt động giao tiếp: gồm hai giai đoạn - Tạo lập văn bản: do người nói người viết thực hiện - Lĩnh hội văn bản: do người nghe người đọc thực hiện 3/. Các nhân tố giao tiếp: bao gồm - Nhân vật giao tiếp: ai nói, ai viết, nói với ai, viết cho ai - Hoàn cảnh giao tiếp: nói viết trong hoàn cảnh nào, ở đâu, khi nào? - Nội dung giao tiếp: Nói, viết về cái gì - Mục đích giao tiếp: nói, viết để làm gì, nhàm mục đích gì? - Phương tiện và cách thức giao tiếp: nói viết như thế nào, bằng phương tiện gì? TUẦN II: TIẾT 4 Văn học sử: KHÁI QUÁT VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM I/. Mục tiêu bài học: - Giúp Hs + Hiểu được khái niệm về văn học dân gian và 3 đặc trưng cơ bản + Định nghĩa và phân biệt sơ bộ các thể koại văn học dân gian + Vai trò VH dân gian với văn học viết và đời sống văn hóa dân tộc II/. Tiến trình dạy học 1/.Kiểm tra bài cũ 2/. Giới thiệu bài mới: Như ta đã biết VHDG là một bộ phận quan trọng cấu thành VHVN, nó là nền tảng vững chắc cho sự phát triển của VHVN, nó thể hiện sự hiểu biết, những kinh nghiệm và tâm tư tình cảm của người xưa. Để hiểu rõ điều đó chúng ta cùng tìm hiểu bài "KQVHDG" "Tôi yêu truyện cổ nước tôi Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa Thương người rồi mới thương ta Yêu nhau cách mấy núi xa cũng tìm Ở hiền thì lại gặp hiền Người ngay lại gặp người tiên độ trì" Hoạt động của GV - HS Yêu cầu cần đạt - Đặc trưng văn học dân gian - Nhận xét các ví dụ "Đi mô cũng nhớ quê mình Nhớ sông Hương gió mát, nhớ non Bình trăng trong" Trời mưa cho chín lúa vàng Cho chành đi gặt cho người đưa cơm I/. Đặc trưng cơ bản của văn học dân gian 1/. Văn học dân gian là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng - Văn học dân gian là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ - Văn học dân gian tồn tại và phát triển nhờ truyền miệng + Truyền miệng là sự ghi nhớ theo kiểu nhập tâm và phổ biến bằng lời nói hoặc trích dẫn cho người khác nghe xem. Vhdg khi phổ biến lại, đã thông qua lăng kính chủ quan của người truyền tụng nên thường có sáng tạo thêm + Có 2 cách truyền miệng: truyền miệng theo không gian là sự di chuyển tác phẩm từ nơi này đến nơi đời khác. Và truyền miệng theo thời gian là sự bảo lưu tác phẩm từ đời này qua đời khác, từ thời đại này qua thời đại khác - Khi chưa có chữ viết, phương thức sáng tác và lưu truyền bằng miệng là duy nhất và tất yếu - Ngay cả khi có chữ viết, vhdg đã được sưu tầm, ghi chép, tính truyền miệng vẫn tiếp tục tồn tại - Quá trình truyền miệng được thực hiện thông qua diễn xướng: nói, hát, kể, ngâm, diễn... 2/. Văn học dân gian là sản phẩm của quá trình sáng tạo tập thể - Nếu văn học viết là sáng tác cá nhân, cụ thể thì vhdg là sản phẩm của quá trình sáng tác tập thể, không rõ tác giả. - Tập thể là nhiều người, một nhóm người, hiểu theo nghĩa rộng là cộng đồng dân cư. Tập thể bao gồm nhiều cá nhân nhưng không phải tất cả các nhân cùng một lúc tham gia sáng tác mỗi cá nhân tham gia ở những thời điểm khác nhau. - Quá trình sáng tác tập thể diễn ra: cá nhân nào đó khởi xướng và tập thể hưởng ứng tham gia, truyền miệng trong dân gian, qua trình truyền miệng lại được tu bổ, sữa chữa, thêm bớt cho hoàn chỉnh. Vì vậy sáng tác dân gian mang đậm tính tập thể - Tp vhdg trở thành tài sản chung, mọi người đều có quyền tham gia, bổ sung, sữa chữa sáng tác dân gian - Nhân dân lao động là lực lượng chính tạo ra vhdg của mỗi dân tộc 3/. Văn học dân gian gắn bó và phục vụ trực tiếp cho các sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng (tính thực hành) - Những sáng tác dân gian phục vụ trực tiếp cho từng ngành từng nghề + Bài ca nghề nghiệp, bài ca lao động, hò chèo thuyền, hát đối đáp...ra đời trong lao động, công việc hằng ngày + Các bài quan họ, các điệu chèo, hát chầu văn...ra đời và phát triển gắn bó với các lễ hội.. + Các bài hát ru em, ru con, ca dao tình cảm ra dời và gắn bó với đời sống gia đình + Các bài đồng dao ra đời với những trò chơi trẻ con + Những sử thi, khan, truyện thơ....ra đời với những nghi lễ thờ cúng tổ tiên, thần linh... - Vhdg gợi cảm hứng cho người trong cuộc dù ở đâu làm gì II/. Hệ thống thể loại văn học dân gian 1/. Thần thoại: kể về các vị thần nhằm giải thích tự nhiên, thể hiện khát vọng chinh phục tự nhiên và phản ánh quá trình sáng tạo văn hóa của con người thời cổ đại - Vd: Thần trụ trời, Con Rồng cháu Tiên, Cóc kiện troìư, Quả bầu mẹ... 2/. Sử thi: Có qui mô lớn, sử dụng ngôn ngữ có vần, nhịp, xây dựng hình tượng nghệ thuật hoành tráng, hào hùng để kể về một hoặc nhiều biến cố lớn diễn ra trong đời sống cộng đồng của cư dân thời cổ đại - Vd: Trường ca Đam San, Đẻ đất đẻ nước 3/. Truyền thuyết: kể về sự kiện và nhân vật lịch sử (hoặc có liên quan đến nhân vật lịch sử) theo xu hướng lí tưởng hóa qua đó thể hiện sự ngưỡng mộ và tôn vinh của nhân dân đối với những người có công với đất nước, dân tộc hoặc cộng đồng dân cư của một vùng - Vd: Thánh Gióng, Mị châu Trọng Thủy, Lê lợi, Hồ gươm 4/. Truyện cổ tích: kể về số phận những con người bình thường trong xã hội thể hiện tinh thần nhân đạo và lạc quan của nhân dân - Vd: Thạch Sanh, Sọ Dừa, Tấm Cám 5/. Tuyện ngụ ngôn: kể về sự viẹc liên quan đến con người, từ đó nêu lên những bài học kinh nghiệm về cuộc sống hoặc triết lí nhân sinh - VD: Ếch ngồi đáy giếng, Thầy bói xem voi, Đẽo cày giữa đường 6/. Truyện cười: kể về những sự việỡgấu trài tự nhiên,...trong cuộc sống có tác dụng gây cười, nhằm mục đích giải trí và phê phán -Vd: Lơn cưới áo mới, Đến chết vẫn hạ tiện 7/. Truyện thơ: Phản ánh số phận và khát vọng của con người khi hạnh phúc lứa đôi và công bằng xã hội bị tước đoạt - Vd: Tiễn dặn người yêu, Vượt biển (dân tộc Thái) 8/. Vè: Phần lớn nói về sự việc, sự kiện thời sự của làng, của nước - Vd: Vè chàng Lía, Vè Thất thủ kinh đô 9/. Tục ngữ: Những câu nói ngắn gọn có vần điệu ghi lại những điều quan sát được về thiên hniên, con người, xã hội, đúc kết kinh nghiện sông những lời khuyên răn về ăn ở xử thế - Vd: Gần mực thì đen gần đền thì sáng 10/. Câu đố: Mô tả vật đố bằng hình ảnh, hình tượng khác lạ để người nghe tìm lời giải, nhằm mục đích giải trí, rèn tư duy và cung cấp những trí trức về đời sống 11/. Ca dao: Lời thơ trữ tình dân gian kết hợp với vần điệu nhạc tính khi diễn xướng (dân ca) phản ánh thế gới tâm hồn tình cảm con người (nhân dân lao dộng) - Vd: Ca dao than thân, yêu thương, tình nghĩa 12/. Chèo (Tuồng Rối): Là sân khấu dân gian, ca ngợi những tấm gương đạo đức và phê phán, đã kích cái xấu trong xã hội (Quan Âm Thị Kính) III/. Những giá trị cơ bản của văn học dân gian Việt Nam 1/. Văn học dân gian là kho trí thức phong phú về dời sống các dân tộc - Vhdg kho trí thức phong phú trong mọi lĩnh vực của đời sống: tự nhiên, xã hội, con người. Vd: tục ngữ, truyện dân gian, ca dao... - Vhdg thể hiện trình độ nhận thức và quan điểm tư tưởng của nhân dân lao động nên thường khác biệt thậm chí đối lập với quan điểm của các giai cấp thống trị cùng thời - Tri thức dân gian phần lớn là tri thức kinh nghiệm đúc kết từ thực tiễn nhiều đời, nhiều nơi,lại thường được trình bày ngắn gọn bằng ngôn ngữ nghệ thuật giản dị, sâu sắc vì thế hấp dẫn và có sức sống lâu bền - Trên đất nước ta có 54 tộc người, mỗitộc người có một kho tàng vhdg riêng vì thế vốn tri thức của toàn dân tộc vo cùng phong phú và da dạng. 2/. Văn học dân gian có giá trị giáo dục sâu sắc về đạo lí làm người - Vhdg giáo dục con người tinh thần nhân đạo: tôn vinh giá trị con người, tình yêu thương con người, đấu tranh không ngừng để bảo vệ và giải phóng con người khỏi bất công, cường quyền và bạo lực (Tấm cám, Chữ Đồng Tử, Trầu cau..) - Vhdg gáio dục tinh thần lạc quan - Hình thành những phẩm chất truyền thống tốt đẹp: tinh thần yêu nước, bất khuất chống ngoại xâm, lòng vị tha, tính cần kiệm, óc thực tiễn, tinh thần đấu tranh chống cái ác cái xấu, cái lạc hậu trong xã hội.... 3/. văn học dân gian có giá trị thẩm mỹ to lớn, góp phần quan trọng tạo nên bản sắc riêng cho nền văn học dân tộc - Vhdg góp phần hình thành tư duy thẩm mĩ, mĩ cảm đúng đắn tiến bộ + cái đẹp hài hòa trong sáng, thanh cao + Chiều sâu cái đẹp là ở cái cốt lõi, phẩm chất bên trong - Nhiều tác phẩm dân gian đã trở thành những mẫu mực nghệ thuật độc đáo đề người đời sau học tập và yêu quí - Đóng vai trò chủ đạo trong giai đoạn lịch sử dân tộc khi chưa có chữ viết - Khi có chữ viết, vhdg trở thành nguồn nuôi dưỡng và cơ sở văn học viết, phát triển song song cùng văn học viết, làm cho văn học viết phong phú đa dạng, đậm đà bản sắc dân tộc - Kho tư liệu vô tận để các nhà thơ nhà văn khai thác, sử dụng (Nguyễn Du, Nguyễn Trãi, Hồ Xuân Hương, Tố Hữu....) TUẦN I: TIẾT 5 - 6 HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮ (Tiếp theo) I/. Mục tiêu bài học - Củng cố các khía niệm về HĐGT và các nhân tố của HDGT - Vận dụng lí thuyết về HĐGT vào việc phân tích các tình huống giao tiếp cụ thể II/. Tiến trình dạy học 1/.Kiểm tra bài cũ 2/. Giới thiệu bài mới: Hoạt động của GV - HS Yêu cầu cần đạt I/. Phân tích các nhân tố giao tiếp trong ca dao a/. Nhân vật giao tiếp: chàng trai và cô gái trong lứa tuổi khao khát tình yêu (18 - 20) b/. đêm trang thanh vắng phù hợp tình cảnh câu chuyện c/. Nói về: "tre non đủ lá", tính chuyện "đan sàng". Ngụ ý: 2người đến tuổi trưởng thành nên tính chuyện kết duyên, chàng trai đang tỏ tình với cô gái d/. Cách noíi của nhân vật anh rất phù hợp với hoàn cảnh vàv mục đích giao tiếp -> Cách nóểnất tế nhị, cách nói làm duyên, có hành ảnh lại chân thành đậm đà tình cảm dễ đi vào lòng 2/. Đọc đoạn đối thoại và trả lời câu hỏi a. Nhân vật giao tiếp: Anh Cổ và ông - Cháu chào ông ạ (chào - A Cổ hả ?(chào đáp lại) - Lớn tướng rồi nhỉ (khen) - Bố cháu có gửi pin đài lên cho ông không? (hỏi) - Thưa ông có ạ! (trả lời) b. Cả 3 câu của ông già chỉ có một câu hỏi, 2 câu kia để chào và khen c. Bộc lộ tình cảm ông cháu, thái độ kính mến của người cháu và tình cảm trìu mến của người ông 3/. Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi a. HXH miêu tả, gt bánh trôi nước với mọi người và mục đích là để người đọc hiểu về thân phận chìm nổi của người con gái đẹp mà bất hạnh, không tự quyết định được số phận của mình, song trong h/c nào họ vẫn giữu được phẩm chất của mình: trong trắng, son sắt - Căn cứ vào cuộc đời HXH, có tài và bất hạnh vẫn giữu được phẩm chất của mình TUẦN I: TIẾT 6 Tiếng việt: VĂN BẢN I/. Mục tiêu bài học - Giúp Hs: + Nắm được khái niệm và đặc diểm của văn bản + Nâng cao năng lực phân tích và tạo lập văn bản II/. Tiến trình dạy học 1/.Kiểm tra bài cũ 2/. Giới thiệu bài mới: Hoạt động của GV - HS Yêu cầu cần đạt I/. Khái niệm, đặc điểm 1/. Văn bản là sản phẩm của hoạt dộng giao tiếp bằng ngôn ngữ, gồm một hay nhiều câu nhiều đoạn 2/. Đặc điểm cơ bản - Mỗi vb tập trung thể hiện một chủ đề và triển khai một cách trọn vẹn - Các câu trong văn bản có sự liên kết chặt chẽ, xđ theo kết cấu mạch lạc - Mỗi vb có dấu hiệu biểu hiện tính hoàn chính về nội dung - Mỗi vb nhằm thực hiện 1 (hoặc 1 số) một gt nhất định 3/. Các loại văn bản 1/. Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ sinh hoạt 2/. Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật 3/. văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ khoa học 4/. Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ hành chính 5/. Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ chính luận 6/. Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ báo chí TUẦN I: TIẾT 7: BÀI VIẾT SỐ 1 I/. Mục tiêu bài học TUẦN III: TIẾT 8-9 Đọc văn: CHIẾN THẮNG MTAO MXÂY (Trích sử thi Đam San) I/. Mục tiêu bài học - Giúp Hs: + Đặc điểm sử thi anh hùng và nghệ thuật xây dựng kiểu nhân vật anh hùng sử thi: nghệ thuật miêu tả và nghệ thuật sử dụng ngôn từ + Giá trị đoạn trích sử thi là ở chỗ mượn việc tả chiến tranh để khẳng định lí tưởng về cuộc sống hòa hợp, hạnh phúc. Lẽ sống cao đẹp của mỗi cá nhân là hi sinh phấn đấu vì danh dự và hạnh phú yên vui của cả cộng đồng II/. Tiến trình dạy học 1/.Kiểm tra bài cũ 2/. Giới thiệu bài mới: Hoạt động của GV - HS Yêu cầu cần đạt Hs đọc mục TD sgk nhắc lại định nghĩa về sử thi Gv khái quát lại I/. Sử thi và sử thi Đăm Săn 1/. Sử thi - Định nghĩa - Phân loại: có hai loại sử thi + Sử thi thần thoại + Sử thi anh hùng 2/. Sử thi Đăm Săn a. Tóm tắt : sgk b/. Nghệ thuật: - Ngôn ngữ trang trọng, giàu hình ảnh - Nghệ thuật phóng đại, trùng điệp II/. Đoạn trích 1/. Vị trí: Đoạn trích thuộc phần giữa tác phẩm, kể chuyện ĐS đánh thắng tù trưởng Mtao Mxây cứu được vợ 2/. Phân tích a/. Cuộc đọ sức và giành chiến thắng của Đam San - ĐS đến tận nhà Mtao Mxây thách đấu -> ngạo nghễ "Ta không.......................cơ mà" lần 2 thái độ ĐS quyết liệt hơn -> buộc Mtao Mxây xuống đấu - Bước vào trận đấu + ĐS: bình tĩnh, thản nhiên-> sức mạnh vượt trội + Mtao Mxây: bộc lộ sự kém cõi, nhưng vẫn huênh hoang, hoảng hốt chạy trốn cầu cứu Hơ Nhị quăng cho miếng trầu + Đs bắt miếng trầu, tăng sức mạnh-> có sự phù trợ của ông trời - Kết thúc Mtao Mxây chết - Ý nghĩa cuộc đấu + Giành lại hạnh phúc gia đình + Làm nổi uy danh cộng đồng + Chỉ tả cảnh ăn mừng chiến thắng -> hướng về cuộc sống ấm no, thịnh vượng, lớn mạnh cộng đồng c/. Ăn mừng chiến thắng, tự hào về người anh hùng của mình - ĐS được mtả hòa với tôi tớ ăn mùng chiến thắng - Quang cảnh nhà ĐS: ăn uống đông vui, đông nghịt khách, tôi tớ.... - Hình ảnh Đam San + Là một dũng sĩ + Một tù trưởng giàu mạnh 3/. Tổng kết: - Nội dung: Mtả cuộc đấu tranh, chiến thắng của người anh hùng sự thống nhất toàn thể cộng đồng -> ý thức dân tộc - Nghệ thuật + Phóng đại -> ấn tượng + Nói tới sử thi Tây Nguyên -> quá khứ anh hùng cộng đồng + Thế giới sử thi là thế giới lí tưởng + Âm điệu hùng tráng TUẦN III: TIẾT 10 Tiếng việt: VĂN BẢN (tiếp theo) I/. Mục tiêu bài học - Giúp Hs: + Nắm được khái niệm và đặc diểm của văn bản + Nâng cao năng lực phân tích và tạo lập văn bản II/. Tiến trình dạy học 1/.Kiểm tra bài cũ 2/. Bài mới: Hoạt động của GV - HS Yêu cầu cần đạt Luyện tập Bài tập 1 a. Đoạn văn có một chủ đề thống nhất, câu chốt đứng ở đầu câu - Câu chốt (câu chủ đề) được làm rõ bằng các câu tiếp theo + Môi trường có ảnh hưởng tới mọi đặc tính của cơ thể + So sánh các lá mọc trong các môi trường khác nhau: đậu Hà Lan, lá cây mây, cây xương rồng, cây lá bỏng (1 luận điểm, 2 luận cứ và 4 luận chứng) b. 2 luận cứ (dchứng) nêu ra, 4 luận chứng (dchứng) làm rõ luận chứng, tất cả làm rõ cho luận điểm c. Nhan đề: Môi trường và cơ thể Bài tập 2: sắp xếp và đặt nhan đề - Sắp xếp: 1,3,5,2,4 - Nhan đề: Bài thơ Việt Bắc Bài tập 3 a. Viết tiếp để tạo văn bản có nội dung thống nhất - Rừng đầu nguồn bị chặt phá, khai thác bữa bãi gây ra đủ mọi thiên tai - Nguồn nước bị ô nhiễm nặng nề do chất thải của các nhà máy xí nghiệp - Các chất thải là bao ni lông vứt bừa bãi ->chưa có qui hoạch - Phân bón thuốc trừ sâu ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người -> Báo động về môi trường sống của loài người b. Tiêu đề: Hãy cứu lấy môi trường sống của chúng ta Bài tập 4: - Viết cho thầy cô, đặc biệt gvcn, người viết là học trò - Xin phép được nghỉ học - Nêu rõ họ tên, lí do, thời gian và lời hứa Hs tập viết một lá đơn 4/. Củng cố: Nội dung bài học: khái niệm đặc điểm và các loại văn bản 5/. Dặn dò: Soạn "Truyện ADV và MCTT" TUẦN 4: TIẾT 11 - 12 Đọc văn: TRUYỆN AN DƯƠNG VƯƠNG VÀ MỊ CHÂU TRỌNG THỦY I/. Mục tiêu bài học - Giúp Hs: + Nắm được đặc trung cơ bản của truyền thuyết qua tìm hiểu một câu chuyện cụ thể: Truyện kể lại sự kiện lịch sử đời trước và giải thích nguyên nhân theo cách nghĩ, cách cảm của người đời sau + Nhận thức được bài học kinh nghiệm giữ nước ẩn sau câu chuyện tình yêu, tinh thần cảnh giác với kẻ thù xâm lược, cách xử lí đúng đắn mối quan hệ giữu cá nhân với cộng đồng, giữa hạnh phúc tình yêu tuổi trẻ với vận mệnh của dân tộc, của đất nước. II/. Tiến trình dạy học 1/.Kiểm tra bài cũ 2/. Bài mới: Lời dẫn: ca dao Hà Nội có câu: "Ai về qua huyện Đông Anh Ghé thăm phong cảnh Loa Thành, Thục Vương" Trải qua bao năm tháng thăng trầm trong lịch sử, vẫn còn đây sừng sững những dấu tích của một triều đại, của một đoạn sử bi hùng (đền Thượng, Am Bà Chúa, Giếng Ngọc, những đoạn thành ốc) gắn liền với những truyền truyết mà mỗi người Việt Nam chúng ta đều thuộc: truyết truyết "ADV và Mị Châu - Trọng Thủy" Hoạt động của GV - HS Yêu cầu cần đạt I/. Tiểu dẫn 1/. Truyền thuyết: - Phản ánh l/s nhưng được hư cấu: những câu chuyện l/s dựng nước, giữu nước của cha ông ta mang màu sắc

File đính kèm:

  • docGiao an 10 ban co ban Tron bo da duoc truong kiem tra.doc