Giáo án Ngữ văn 10 Đọc văn- Những lỗi thường gặp trong sử dụng tiếng việt;thực hành sửa lỗi

A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC

Giúp HS :

- Nắm được những yêu cầu về sử dụng tiêng việt về phương diên ngữ âm,chữ viết,dùng từ,đặt câu, cấu tạo văn bản và phong cách ngôn ngữ

- Nhận diện được những lỗi trong thực tiễn sử dụng tiếng Việt ở những phương diện: phân tích được lỗi, chỉ ra nguyên nhân mắc lỗi và có kĩ năng sửa chữa lỗi

-Nâng cao tình cảm yêu mến tiếng Việt, có ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt

B/ PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN

- Tài liệu hướng dẫn

- Thiết kế bài giảng

- Các tài liệu tham khảo

C/ CÁCH THỨC TIẾN HÀNH

- GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp giữa nêu vấn đề và trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi

- tích hợp với các kiến thức môn ngữ văn đã học ở THCS

- D/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. ổn định tổ chức:

2Kiểm tra sĩ số lớp

3. Kiểm tra bài cũ: kết hợp trong giờ dạy

3.Bài mới:

Tiếng Việt là tiếng mẹ đẻ của dân tộc ta.Chúng ta vẫn thường tự hào tiếng Việt giàu và đẹp nhưng trong thực tế hiện nay việc sử dụng tiếng Việt còn rất nhiều bất cập, mốt trong số các vấn đề đó là mắc lỗi khi sử dụng tiếng Việt.Để giúp các em hiểu rõ điều này, chúng ta cung đến với chủ đề “Những lỗi thường gặp trong sử dụng tiếng việt;thực hành sửa lỗi”

 

doc8 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3690 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 Đọc văn- Những lỗi thường gặp trong sử dụng tiếng việt;thực hành sửa lỗi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 20/8/2008 Tiết 1, 2,3,4 Ngày giảng : ..................... Đọc văn Những lỗi thường gặp trong sử dụng tiếng việt;thực hành sửa lỗi A/ Mục tiêu bài học Giúp HS : - Nắm được những yêu cầu về sử dụng tiêng việt về phương diên ngữ âm,chữ viết,dùng từ,đặt câu, cấu tạo văn bản và phong cách ngôn ngữ - Nhận diện được những lỗi trong thực tiễn sử dụng tiếng Việt ở những phương diện: phân tích được lỗi, chỉ ra nguyên nhân mắc lỗi và có kĩ năng sửa chữa lỗi -Nâng cao tình cảm yêu mến tiếng Việt, có ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt B/ Phương tiện thực hiệN - Tài liệu hướng dẫn - Thiết kế bài giảng - Các tài liệu tham khảo C/ Cách thức tiến hành GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp giữa nêu vấn đề và trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi tích hợp với các kiến thức môn ngữ văn đã học ở THCS D/ Tiến trình dạy học 1. ổn định tổ chức: 2kiểm tra sĩ số lớp 3. Kiểm tra bài cũ: kết hợp trong giờ dạy 3.Bài mới: Tiếng Việt là tiếng mẹ đẻ của dân tộc ta.Chúng ta vẫn thường tự hào tiếng Việt giàu và đẹp nhưng trong thực tế hiện nay việc sử dụng tiếng Việt còn rất nhiều bất cập, mốt trong số các vấn đề đó là mắc lỗi khi sử dụng tiếng Việt.Để giúp các em hiểu rõ điều này, chúng ta cung đến với chủ đề “Những lỗi thường gặp trong sử dụng tiếng việt;thực hành sửa lỗi” Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt Tiết 1 Em hãy cho biết trong thực tế ở nước ta tiếng nói giữa các vùng miền có giống nhau không? Ví dụ tiếng người miền bắc có giống tiếng ngươi miền nam không? Học sinh căn cứ vào thực tế trả lời câu hỏi Học sinh lấy các ví dụ thực tế Vậy khi phát âm không đúng, viết sai sẽ có tác hại gì? Học sinh trả lời GV khái quát lại: -nói, viết sai khiến người khác không hiểu ý hoặc hiểu sai->ảnh hưởng đến hiệu quả giao tiếp Vởy trong khi nói,viết phải đảm bảo như thếnào? Phân biệt nghĩa của các từ trong ngữ liệu? Học sinh thảo luận, trả lời câu hỏi Nếu dùng không đúng từ thì sao? Học sinh trả lời câu hỏi Giáo viên nhấn mạnh cho học sinh biết về các phương diện của từ Câu tiếng việt gồm những thành phần cơ bản nào?hoc sinh trả lời Tiết 2: Nhận xét hiệu quả việc sử dụng vần nhịp trong đoạn văn? Học sinh trả lời Tìm biện pháp nghệ thuật trong đoạn thơ trên? Hócinh trả lời Kể tên các biện pháp nghệ thuật,lấy ví dụ? Học sinh làm việc theo nhóm, cử đại diện trình bày kết quả Giáo viên đưa ra các ngữ liệu Tìm các biện pháp nghệ thuật sử dụng trong câu? Học sinh trả lời Học sinh lấy các ví dụ trong thực tế các bài học I, Khái quát về những yêu cầu sử dụng tiếng Việt 1. Sử dụng đúng các phương tiện ngôn ngữ a,Chuẩn mực ngữ âm và chữ viết *Ngữ liệu -thực tế cuộc sống *phân tích(căn cứ vào kết quả làm việc của học sinh) *kết luận: - Phát âm:+ phải phát âm theo đúng hệ thống âm thanh của tiếng Việt +Chuẩn âm thanh liên quan đến cả âm đầu, âm đệm, âm chính, âm cuối và thanh điệu - Chữ viết:+Viết theo phát âm chuẩn của tiêng việt, không theo phát âm địa phương +Viết theo những quy định hiện hành của chữ quốc ngữ: viết hoa, kết hợp âm tiết, từ tiếng nươc ngoài…. b , Chuẩn mực về dùng từ *Ngữ liệu: Phân biệt nghĩa của các từ sau: Bàng quan/ bàng quang Chinh phu/ chinh phụ *phân tích: Bàng quang: bộ phận của cơ thể người Bàng quan: thái độ Chinh phu: ngươi đàn ông ra trận Chinh phụ:người phụ nữ có chồng ra trận *nhận xét: - Từ là đơn vị ngôn ngữ có nhiều phương diện: hình thức âm thanh, ý nghĩađăc điểm ngữ pháp…. -yêu cầu: +dùng đúng hình thức âm thanh và cấu tạo từ, tránh nhầm lẫn giữa các từ gần âm mà nghĩa khác nhau +Dùng đúng nghĩa của từ cả ý nghĩa cơ bản và cả sắc thái biểu cảm.Khi dùng từ với nghĩa chuyển hay chuyển nghĩa cho từ thì nghĩa chuyển của từ cũng phải phù hợp với nội dung định biểu đạt +Dùng đúng đặc điểm ngữ pháp của từ:sự kết hợp với các từ khác C chuẩn mực về đặt câu -Câu cần cấu tạo đúng về mặt kết cấu ngữ pháp của tiếng Việt -Câu cần đúng về nội dung ý nghĩa: phản ánh đúng hiện thực khách quan, quan hệ ý nghĩa hợp logic, mạch lạc, rõ ràng -Câu cần được đánh dấu câu thích hợp D, chuẩn mực cấu tạo văn bản - các câu liên kết chặt chẽ -văn bản được tổ chức mạch lạc E, chuẩn về phong cách ngôn ngữ -Chi phối tới tất cả các phương diện:dùng từ, đặt câu,tổ chức văn bản *Luyện tập: Đặt câu với các từ sau: 1. nhã nhặn 2. chặt chẽ 3. tàn ác 4 nhân nghĩa 5. lãng mạn 2, Sử dụng hay đạt hiệu quả giao tiếp cao aNgữ âm,chữ viết *Ngữ liệu Câu văn “Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nha tranh, giữ đồng lúa chín” *phân tích - nhịp điệu cân xứng, trải rộng ở phần vị ngữ ->tạo âm hưởng hài hòa và lan tỏa cảm xúc - *nhận xét +ngữ âm: sử dụng những biện pháp như: sử dụng âm thanh, vần, nhịp điệu… +chữ viết: Dùng dấu câu,chữ hoa,chữ in với các chữ thông thường một cách có chủ ý sẽ tạo sắc thái biểu cảm tế nhị, có ấn tượng sâu b.Đối với từ ngữ *Ngữ liệu “Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ” *phân tích: Nghệ thuật ẩn dụ “mặt trời”->cảm xúc của nhà thơ về ý nghĩa lớn lao mà cuộc đời, sự nghiệp của chủ tịch Hồ Chí Minh đã mang lại cho dân tộc, đất nước *Nhận xét - sử dụng các biện pháp nghệ thuật: nhân hóa, so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, nói giảm, nói tránhphù hợp với nội dung tư tưởng, tình cảm sẽ góp phần tăng hiệu quả biểu đạt C, Đối với câu *ngữ liệu: “ xiên ngang mặt đất rêu từng đám Đâm toạc chân mây đá mấy hòn” *phân tích _các biện pháp: đảo ngữ, đối ->tăng tính hình tượng, biểu cảm *nhận xét: - Dùng các phép tu từ cú pháp như: đảo trật tự câu, phép đối, phép điệp, liệt kê, chêm xen…-> tạo tính hình tượng, tính biểu cảm cho câu D Đối với toàn văn bản -thay đổi cấu trúc, kết cấu của toàn văn bản, phối hợp nhiều phương thức biểu đạt khác nhau =>cần sáng tạo trong việc sử dụng Tiết 3 Học sinh tiến hành làm các bài tập theo tưng nhóm.Gọi lên bảng làm bài, cho điểm Phát hiện lỗi sai, sửa lại cho đúng. Đặt câu với những từ vừa sửa Học sinh tiến hanh làm bai Giao viên quan sát, nhắc nhở học sinh làm bài nghiêm túc Phát hiện lỗi sai, sửa lại cho đúng Học sinh phát hiện lỗi sai, sửa lại Phát hiện lỗi sai, sửa lại cho đúng Học sinh phát hiện lỗi sai, sửa lại II, các loại lỗi thường mắc khi sử dụng tiếng việt 1. Lỗi về phát âm và chữ viết 1.1 Lỗi do nói, viết theo sự phát âm của phương ngữ hoặc cá nhân phat hiện lỗi sai, sửa lại cho đúng a.lồng làn, lông lổi, chăng chối, xục xôi, dội dàng… b, uống riệu, yêu tiên, gió bỉn, tùi tàn, xiên tạc……. c, bác ngác, tịt thu, mên mông… d, rộng rải, trống trãi, bình tỉnh e, ngắc ngải, chếnh cháng *sửa lại: a sai phụ âm đầu: nồng nàn, nông nổi, trăng trối, sục sôi, vội vàng b, Sai nguyên âm chính: uống rượu, ưu tiên, gió biển, tồi tàn, xuyên tạc c, Sai phụ âm cuối: bát ngát, tịch thu, mênh mông… 1.2 Lỗi do viết không đúng những quy đinh hiện hành Tìm lỗi sai, sửa lại cho đúng a ,nghành nghề, ôm gì, kông tác, ghế ghỗ, hoa quình... b, Quảng ninh, quận cầu Giấy... Sửa lại: a, ngành nghề, ôm ghì, công tác, ghế gỗ, hoa quỳnh... 2. Lỗi về từ: 2.1 a,Trình độ tư di của nó còn yếu lắm. b, Hiện nay việc ôn thi là quan trọng nhất, không thể à uông được c, Những kẻ tàn ác rồi sẽ bị trời chu đất diệt cho mà xem a, Những vấn đề này còn nhiều phương tiện khác nhau b,Chúng ta sẽ ác chiến với quân thù trong trận này c, Khi bị bắt, bị kết án tù, ông không khiếp sợ mà thẳng thừng nhận tội 2.3 a, Tóc mẹ em có nhiều nếp nhăn b, Tỉ lệ mắc bệnh truyền nhiễm không thanh toán được c Huấn Cao không nề hà đến tính mạng mình Sửa lỗi: Tư di-> tư duy à uông-> à uôm trời chu đất diệt-> Trời tru đất diệt phương tiện->phương diện ác chiến-> quyết chiến Thẳng thừng-> khảng khái Nếp nhăn->sợi bạc Thanh toán-> giải quyết Nề hà-> lo lắng 3, Lỗi về câu 1 a, Qua tác phẩm cho thấy tinh thần anh dũng của công nhân mỏ. b, Đọc tác phẩm khiến người đọc suy nghĩ nhiều tới tình tình cảm quê hương sâu nặng c Với tác phẩm chữ người tử tù đã làm cho sự nghiệp của Nguyễn Tuân bay bổng khắp đó đây. 2 a, Mặt biển mênh mông không bờ bến có những con tàu rẽ sóng ra khơi. b, Ngôi nhà này tôi đã ra đời và sống qua những ngà thơ ấu c Hai làng gần nhau đã xảy ra mất đoàn kết nghiêm trọng và đánh chửi nhau kịch liệt. 3,a Trong xã hội phong kiến thối nát trước đây, cái xã hội làm cho con người chỉ biết tuân theo những lễ giáo hủ lậu. b, Những tác phẩm nói về cuộc chiến một mất một còn giữa ta và địch Sửa lại: 1, a Tác phẩm đã cho thấy tinh thần anh dũng của công nhân mỏ. b, Tác phẩm khiến người đọc suy nghĩ nhiều tới tình tình cảm quê hương sâu nặng c, Tác phẩm chữ người tử tù đã làm cho sự nghiệp của Nguyễn Tuân nổi tiếng khắp đó đây. 2 a,Trên mặt biển mênh mông có những con tàu rẽ sóng ra khơi. b, Trong ngôi nhà này tôi đã ra đời và sống qua những ngày thơ ấu

File đính kèm:

  • docgiao an tu chon van 10(1).doc